Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINHKHOA THUỶ SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CÁ CHÌNH (Anguilla
spp) TẠI PHÚ YÊN
NGÀNH: THUỶ SẢNKHÓA: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM ANH PHƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTháng 07/2005
Trang 2ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CÁ CHÌNH (Anguilla spp)
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Thực hiện bởi
PHẠM ANH PHƯƠNG
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư thủy sản
Giáo viên hướng dẫn: PHẠM VĂN NHỎ
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2005
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại tỉnh Phú
Yên” được thực hiện từ ngày 1/04/2005 đến ngày 31/08/2005.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu tại một số huyện ở Phú Yên, cùng một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 60 hộ trong đó: có 37 hộ khai thác, 16 hộ nuôi, 7 hộ thu mua cá chình, từ đó định hướng đánh giá nguồn lợi cá chình ở tỉnh Phú Yên Đi sâu tìm hiểu quá trình khai thác, nuôi, thu mua cá chình từ các hộ từ lúc con giống đến con thương phẩm.
Qua sự nghiên cứu khảo sát này, chúng tôi thu thập được một số kết quả như sau:Chúng tôi thu mẫu được 3 loài cá chình có ở 5 thủy vực thuộc tỉnh Phú Yên, đó
là cá chình hoa (A marmorata) chiếm 97,53%, cá chình mun (A bicolor) chiếm 2,38% và cá chình nhọn (A malgumora) chiếm 0,09%
Sản lượng khai thác cá chình (Anguilla spp) của 5 thủy vực trong điều tra đạt
được 9945 kg/năm Trong đó, vào mùa mưa khai thác được 7039,4 kg (chiếm 70,78%), mùa khô khai thác được 2905,6 kg/năm (chiếm 29,22%) Ước tính tổng sản lượng toàn tỉnh khai thác trong năm 2004 khoảng 10 – 13 tấn/năm Ở 5 thủy vực trong vùng nghiên cứu, cá chình được khai thác nhiều nhất vào mùa mưa lũ (IX đến tháng XII)
Đặc biệt, cá chình hoa và cá chình mun được khai thác quanh năm ở các thủy vực, cá chình nhọn khai thác được ở 2 thủy vực chính là sông Kỳ Lộ và sông Ba; còn các thủy vực khác (sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ Sông Hinh) không khai thác được.
Nghề nuôi cá chình (Anguilla spp) hiện tại ở Phú Yên chỉ còn nuôi 8 lồng ở xã
Sông Hinh – huyện Sông Hinh, 2 bể xi-măng (1 bể tại xã An Thạch – huyện Tuy An, 1 bể tại xã Hòa Phong – huyện Tuy Hòa) Nhưng mô hình nuôi bể xi-măng đạt hiệu quả cao hơn mô hình nuôi lồng.
Qua sản lượng điều tra ngư dân cho rằng nguồn lợi cá chình ở Phú Yên ngày
càng giảm sút trầm trọng so với những năm trước Đặc biệt là cá chình mun (A bicolor) và cá chình nhọn (A malgumora) rất hiếm gặp.
ABSTRACTS
Trang 4The study, “Investigating the resource of Anguilla” in Phu Yen province was
carried out from 01/04/2005 to 31/08/2005 To do this research, we collected the data is some districts of Phu Yen province and some related documents.
We directly interviewed 60 families in which 37 ones exploited, 6 ones
reared, 7 collected and bought Anguilla in Phu Yen province From that, we tended to evaluate the resource of Anguilla in Phu Yen province We researched deeply about the process of exploiting rearing, collecting Anguilla buying Anguilla of these families from the Anguilla seed to Anguilla goods.
Through this surveying - study, we got the followed results:
We collected the pattern of three kinds Anguilla at aquatic areas of Phu Yen province: Anguilla marmorate was of 97.53%, Anguilla bicolor was of 2.38% and Anguilla malgulmora was of 0.09 %.
Yield of Anguilla of these five areas attained 9945 kg/year in rainy season
people exploited 7039.4 kg (70.78%) and 2905.6 kg/year (29.22%) in dry season Estimating that whole province exploited about 10-13 ton/year for the sum of
Anguilla yield in 2004.
In these five aquatic areas, Anguilla exploited the most in the torrential rain season (September to November) Especially, Anguilla marmorate and Anguilla bicolor were exploited every year in aquatic areas: Anguilla malgumora was exploited
in 2 main aquatic areas: Ky Lo river, Ba river The others could not be exploited, such as Ban Thach river, Hao Son river and Song Hinh lake.
Now aquaculture of Anguilla Phu Yen remains eight cages culture in Song Hinh district, 2 cisterns culture come in An Thach town, Tuy An district: one in Hoa Phong town, Tuy Hoa district However, the model cistern culture is more effective than the one of cage culture.
Through investigating yield, fisher informed that the resource of Anguilla in Phu Yen reduced more and more heavily than previous years Especially, Anguilla bicolor is rear to meet.
CẢM TẠ
Trang 5Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô trong trường đã tận tình dạy dỗ chúng tôi trong bốn năm học qua.
Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn tất tốt khoá học.
Chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời chúng tôi xin chân thành cảm ơn:Thầy Hoàng Đức Đạt
Các anh, chị sở Thuỷ Sản Phú Yên, phòng Kinh Tế huyện Tuy An, huyện Phú Hoà, huyên Tuy Hoà, huyện Sông Hinh và bà con ngư dân đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên chúng tôi thực hiện đề tài.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn.
MỤC LỤC
Trang 6ĐỀ MỤC TRANG
I.GIỚI THIỆU
2.2 Tình Hình Dân Sinh Kinh Tế và Xã Hội Miền Biển 9
Trang 73.1 Thời Gian Nghiên Cứu 20
4.1.2 Sản lượng khai thác các loài cá chình (Anguilla spp) theo thời gian
và không gian ở các thủy vực thuộc tỉnh Phú Yên 25
4.4 Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nguồn Lợi
V.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ46
Trang 8DANH SÁCH ĐỒ THỊ và HÌNH ẢNH
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ sản lượng của cá chình hoa (A marmorata), cá chình mun
(A bicolor) và cá chình nhọn (A malgumora) ở các thủy vực 27Đồ thị 4.2 Tỷ lệ (%) cá chình hoa khai thác theo mùa ở các thủy vực 28Đồ thị 4.3 Tỷ lệ (%) cá chình mun khai thác theo mùa ở các thủy vực 30Đồ thị 4.4 Tỷ lệ (%) cá chình nhọn khai thác theo mùa ở các thủy vực 31
Đồ thị 4.5 Số lượng các loại ngư cụ phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu 34
HÌNH ẢNH
Trang 9I GIỚI THIỆU
1.1Đặt Vấn Đề
Phú Yên là tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế thủy sản Tuy nhiên, do xuất phát điểm nền kinh tế xã hội thấp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật kém, đời sống ngư dân còn nghèo, thiếu vốn, thiếu việc làm nên có những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế thủy sản nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.
Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản vùng nước ngọt, lợ và mặn đang bị suy giảm ở mức báo động đe dọa đến việc làm và đời sống của hơn hàng ngàn dân ngư nghiệp đang sống bằng nguồn tài nguyên này Những lợi ích kinh tế xã hội đã đạt được, nuôi trồng thủy sản đang gặp nhiều rủi ro về bệnh tật, môi trường suy thoái, thị trường và giá cả tiêu thụ không ổn định, trong đó bệnh dịch là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại nhất cho người nuôi và môi trường sinh thái.
Hệ thống sông ngòi tỉnh Phú Yên rất dày đặc, do đó tài nguyên thủy sảnỏ¬ các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn phong phú Nguồn nước ngọt tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng cũng góp phần vào việc cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị Đặc biệt, cá chình là loài cá giàu đạm thịt ngon nên thị trường rất ưa thích loài cá này.
Hơn nữa, những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
việc khai thác cá chình (Anguilla spp) ở một số địa phương gia tăng cùng với việc sử
dụng nhiều hình thức khai thác mang tính hủy diệt (rà điện, dùng chất độc,…) đang đe dọa nguồn lợi cá chình, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ở tỉnh làm ảnh hưởng đến các quần thể cá chình Chính vì thế, việc bảo vệ và duy trì phát triển
nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) đạt hiệu quả trong sản xuất cũng như trong nuôi
trồng thủy sản trở thành một vấn đề cấp thiết.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra nguồn lợi cá
chình (Anguilla spp) tại tỉnh Phú Yên”
1.2Mục Tiêu của Đề Tài
Khảo sát đánh giá hiện trạng nguồn lợi của các loài cá chình thuộc giống
Anguilla, làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi và phát triển các loài cá này ở
tỉnh Phú Yên.
Trang 10II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1Điều Kiện Tự Nhiên ở Phú Yên2.1.1 Vị trí địa lý
Phú Yên là tỉnh Nam Trung Bộ, trong đất liền diện tích đất tự nhiên khoảng 5.045 km2 Vĩ độ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 13041’28’’ B và 12042’36’’B cách nhau 108 km Kinh độ điểm cực Tây đến cực Đông là 108040’40’’Đ và 109027’47’’Đ cách nhau 85 km Bắc giáp Bình Định, Nam giáp Khánh Hòa, Tây giáp Đắc Lắc và Gia Lai, Đông giáp biển Đông Toàn tỉnh có 8 huyện thị trong đó có 4 huyện thị ven biển
Đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 1A chạy dọc tỉnh từ Bắc xuống Nam qua 4 huyện thị ven biển Quốc lộ 25 nối Tuy Hòa và Gia Lai Một vị trí rất thuận lợi về mặt giao thông để phát triển kinh tế xã hội giữa khu vực Tây Nguyên và miền ven biển.
2.1.2 Địa hình
Vùng đất liền
Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn Đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông Dải đồng bằng hẹp và chia cắt mạnh.
Bờ biển
Bờ biển dài gần 190 km khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn lan ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá Cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông giàu chất dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước lợ ven biển khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm, cá con, chúng là nguồn bổ sung trữ lượng hải sản vùng biển Vùng nước mặn, lợ ven biển rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu.
Cửa sông lạch
Dọc bờ biển Phú Yên có 7 cửa sông, lạch là nơi ra vào trú đậu tàu thuyền đánh cá, là vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ Do đó, từ lâu đời xung quanh vùng cửa sông lạch đã hình thành các cụm cư dân ngư nghiệp Từ Bắc xuống Nam có các cửa sông lạch sau:
+ Cửa đầm Cù Mông+ Cửa vịnh Xuân Đài
+ Cửa Tiên Châu (sông Kỳ Lộ)
Trang 11+ Cửa Tân Quy (đầm Ô Loan)+ Cửa Đà Rằng ( sông Đà Rằng)+ Cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch)+ Cửa vịnh Vũng Rô
Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là những vùng nước rộng, sâu, kín gió thích hợp cho các loại tàu thuyền có trọng tải hơn 1000 tấn ra vào trú đậu Hai cửa Đà Rằng và Tiên Châu có độ sâu trung bình dưới 3 m phù hợp cho các loại tàu thuyền dưới 90 CV ra vào trú đậu trong sông Các cửa lạch còn lại nhỏ hơn 60 CV ra vào khi có triều dâng.
Hệ thống sông ngòi Phú Yên hàng năm đổ ra biển khoảng 12 ÷ 13 tỷ m3 nước, mang theo lượng phù sa, bùn cát gần 2 ÷ 3 triệu tấn và các chất hòa tan khoảng 0,55 triệu tấn Tạo nên vùng sinh thái nước lợ giàu dinh dưỡng cho các loài thủy sinh thực vật phát triển phong phú ở các vùng nước cửa sông lạch ven biển [9].
Thềm lục địa
Bờ biển dốc, càng về phía Nam độ dốc càng tăng Phía Bắc tỉnh độ dốc thềm lục địa từ 0,35% ÷ 0,45%, độ sâu 100 m cách xa bờ khoảng 18 ÷ 19 km Phía Nam tỉnh độ dốc thềm lụa địa từ 1,4% ÷ 2,8%, độ sâu 100 m chỉ cách xa bờ từ 3,5 km (mũi Kê Gà) đến 7 km (cửa Đà Rằng) Thềm lục địa ven biển Phú Yên có nhiều vùng rạn đá, là nơi tập trung nhiều cá sống ven bờ (như cá cơm, cá đục biển, cá căng,…) và các loài cá đáy (như cá hồng, cá hanh vàng, tôm hùm,…).
+ Hòn Dứa diện tích 0,02 km2 ( phía đông Hòa Hiệp Nam - Tuy Hòa)
Quanh các đảo là nơi cư trú của các loài cá (sinh sản, phát triển và tìm thức ăn) và các loài hải sản khác
Trang 12Hình 2.1 Bản đồ hành chính Phú Yên
Trang 132.1.3 Đặc điểm sông ngòi
Sông ngòi Phú Yên phát nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam.
Chỉ có sông Ba thuộc loại sông lớn, còn các sông khác thuộc loại vừa và nhỏ Hướng chính của các sông là Tây Bắc - Đông Nam hoặc gần Tây Đông, nhưng khi đến đồng bằng ven biển có xu hướng hơi lệch về phía Bắc.
Phú Yên có khoảng 50 con sông có chiều dài trên 100 km, trong đó phần lớn là các sông ngắn từ 10-50 km Các sông ngòi đều đổ ra biển Đông, với mật độ trung bình cứ 10 km theo bờ biển có một cửa sông Mật độ sông ngòi tương đối dày 0,3-1,3 km/km2, trung bình là 0,5 km/km2 xấp xỉ mật độ mạng lưới sông của nuớc ta (0,5-1 km/km2).
Hệ thống sông ngòi ở Phú Yên có các sông chính sau: Sông Ba
Sông Ba còn gọi là Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu, đây là con sông lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực là 13.220 km2, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, phần diện tích ở Phú Yên chỉ có 2.420 km2 chiếm 18,3% Toàn sông dài 360 km, phần trong tỉnh dài 90 km chiếm 25%.
Sông Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1500 m, thuộc địa phần tỉnh Kon Tum Từ thượng nguồn tới gần An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sông chính và sông nhánh chảy qua địa hình núi non hiểm trở, chia cắt mạnh lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh, độ dốc dòng sông lớn 20%.
Từ An Khê đến Cheo Reo (Hậu Bồn) lòng sông mở rộng dần, khi đến thung lũng Cheo Reo, lòng sông hạ thấp, nhận thêm nước ở phụ lưu lớn AynPa đổ vào bờ bên phải sông chính tại Cheo Reo.
Từ Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam được nhận thêm nước ở các phụ lưu chính: sông Cơrông Hơnâng, diện tích 1.750 km2, dài 130 km đổ vào bên phải sông Ba tại biên giới Gia Lai – Phú Yên, sông Hinh diện tích 996 km2, dài 85 km phát nguồn từ vùng núi cao Chư Mu 2051 m, đổ vào phía phải sông Ba tại Đức Bình – Sơn Hòa Vùng thượng nguồn sông Hinh là tâm mưa lớn nhất so với các sông khác, nên có lượng nước bổ sung rất phong phú cho sông Ba (1,58 tỉ m3) Ngoài ra còn có các sông nhánh nhỏ khác như: sông Cà Lúi, sông Tha bên phải sông Ba.
Trang 14Đoạn cuối cùng sông chảy theo hướng gần như Tây – Đông, nhưng từ Đồng Bò ra đến biển Đông thì sông chuyển hướng hơi lệch về phía Bắc và đổ nước ra cửa Đà Giang cạnh thị xã Tuy Hòa về phía Nam Đoạn sông này còn nhận thêm nước của các sông nhỏ như sông Con, sông Cát bên trái, sông Con, sông Đồng Bò bên phải Lòng sông chính khá rộng, độ dốc nhỏ khoảng 1‰, dọc theo sông là các dãy bồi rộng lớn, hai bên sông là cánh đồng lúa phì nhiêu nhất miền Trung.
Sông Bàn Thạch
Sông Bàn Thạch còn gọi là sông Bánh Lái ở đoạn phía trên và sông Đà Nông ở phía gần biển.
Diện tích lưu vực sông Bàn Thạch là 590 km2, chiều dài sông chính là 68 km, đứng thứ ba trong tỉnh, sau sông Ba và sông Kỳ Lộ Sông gồm ba nhánh hợp thành là suối Đá Đen, sông Trong (suối Thoại) và sông Mới.
Sông bắt nguồn từ dãy núi cao án ngữ phía Nam tỉnh phần thượng nguồn chảy theo hường Nam, Bắc, gần như vuông góc với dãy núi Hòn Giữ – Đèo Cả Sau đó chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc, đến Đông Mỹ lại chuyển hướng theo Tây Bắc – Đông Nam, đổ xuống cửa Đà Nông ra biển trong mùa lũ, nhưng trong mùa cạn dòng chảy chuyển hướng theo Đông Nam – Tây Bắc đổ nước ra biển ở Phú Hiệp Hướng chảy của sông này khá đặc biệt so với sông khác.
Độ dốc ở thượng nguồn rất lớn 75‰, sau đó chảy ra vùng đồng bằng độ dốc chỉ còn khoảng 2‰.
Sông Bánh Lái có diện tích lưu vực không lớn, nhưng vùng thượng nguồn cũng là vùng mưa nhiều nhất trong tỉnh, nên gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho vùng Nam Tuy Hòa.
Trên sông đã có các công trình thủy lợi Trạm bơm Nam Bình, đập Phú Hữu, đập An Sang, hồ Đồng Khôn, hồ Hòn Dinh và các vị trí qui hoạch khác như đập Nước Nóng, đập Đá Đen, hồ Mỹ Lâm, hồ Phước Giang.
Sông Kỳ Lộ
Sông Kỳ Lộ còn gọi là sông La Hiêng ở thượng nguồn và sông Cái ở hạ lưu, đây là sông lớn thứ hai trong tỉnh Diện tích toàn lưu vực 1950 km2, phần trong tỉnh 1560 km2, chiều dài sông 102 km, phần trong tỉnh là 76 km.
Sông bắt nguồn từ dãy núi cao trên 1000 m ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam tỉnh Bình Định.
Trang 15Đoạn ngoài tỉnh sông chảy theo hướng gần Bắc – Nam qua vùng núi cao hiểm trở, lòng sông hẹp, độ dốc lớn hơn 30‰.
Từ biên giới tới Xuân Quang sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lòng sông còn hẹp, độ dốc khoảng 10‰ Ở đoạn này sông nhận thêm nước của các nhánh chính: Tiouan, Cà Tôn ở bên phải và nước Khe Cách, sông Gâm ở Bên Trái.
Từ Xuân Quang đến biển, sông chảy theo hướng gần Tây – Đông, song cũng có các đoạn ngắn chuyển hướng khác nhau: từ Hà Bằng đến Mỹ Long chuyển hướng về Đông - Nam, từ quốc lộ I, lòng sông lại chuyển hướng về Đông – Bắc, đổ nước ra cửa biển Bình Ba Trong đoạn này sông nhận thêm nước của các nhánh: suối Trà Bươn, suối Cay, suối Đông Sa (Tà Hôn) bên phải, suối Hải Tim bên trái Lòng sông mở rộng, độ dốc giảm nhỏ chỉ còn 1‰ Trên sông đã có các công trình thủy lợi: hệ thống Tam Giang, đập Hòn Cao, đập Triêm Đức, đập Cây Vừng, hồ Phú Hòa và theo qui hoạch nhiều vị trí khác có thể xây dựng các công trình thủy lợi.
2.1.4 Khí hậu thủy văn đất liền
Đặc điểm khí hậu thuỷ văn Phú Yên được phân làm 3 vùng chính: Vùng khí hậu thủy văn phía Bắc (I)
Đây là vùng núi cao 50 m đến trên 1000 m thuộc Bắc huyện Sông Cầu và Tây Bắc huyện Đồng Xuân Vùng này có các đặc trưng sau:
+ Lượng mưa năm tương đối lớn từ 1700 ÷ 2000 mm Số ngày mưa trong năm trên 100 ngày Lượng mưa mùa khô chiếm 25% cả năm.
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm < 250C Tổng nhiệt độ năm dưới 91000C.+ Độ ẩm tương đối trung bình 83% ÷ 85%.
+ Lượng bốc hơi thực tế 950 mm/năm.
+ Lượng dòng chảy năm lớn trên 920 m3 Hệ số dòng chảy α ≈ 0,5 [9]. Vùng khí hậu thủy văn ở giữa (II)
Phạm vi vùng (II) khá rộng từ biên giới phía tây sang phía đông giáp biển, bao gồm thung lũng sông Ba và phần lớn các vùng trũng thấp hạ lưu các sông chính của tỉnh Do điều kiện khí hậu vùng này có khác biệt tương đối giữa phía đông và tây nên chia vùng (II) thành hai á vùng là (II1) và (II2) với các đặc trưng sau:
+ Vùng (II1): là vùng đồi núi phía Tây
- Nhiệt độ thấp hơn á vùng (II2), nhiệt độ trung bình năm 25,50C Tổng nhiệt độ năm 93100C.
Trang 16- Lượng mưa trung bình năm thấp nhất trong tỉnh 1460 mm Lượng dòng chảy thấp 560 m3 Hệ số dòng chảy α < 0,4.
- Lượng bốc hơi thực tế cao 900 mm/năm.- Độ ẩm tương đối trung bình 82% ÷ 84%.
- Số ngày gió Tây khô nóng cao nhất tỉnh Vùng Sơn Hòa là 83 ngày/năm.+ Vùng (II2): bao gồm vùng đất phía Đông có ít đồi thấp, phần lớn là đồng bằng và các cửa sông ven biển Có các đặc trưng sau:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất tỉnh 26,20C Tổng nhiệt độ năm 95600C.- Lượng mưa trung bình năm thấp 1640 mm Lượng dòng chảy 704 m3, hệ số dòng chảy α > 0,4 đều cao hơn á vùng (II1).
- Lượng bốc hơi thực tế cao 936 mm/năm.- Độ ẩm tương đối trung bình 80%.
- Số ngày gió Tây khô nóng 34 ÷ 56 ngày/năm Đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt nhất trong tỉnh [9].
Vùng khí hậu thủy văn phía Nam tỉnh (III)
Đây là vùng núi cao từ 500 ÷ 1400 m, từ Tây Nam đến Vũng Rô chạy dọc biên giới Phú Yên - Khánh Hòa Có các đặc trưng khí hậu thủy văn như sau:
+ Lượng mưa trung bình năm rất lớn, cao nhất tỉnh 2060 mm Lượng mưa mùa khô chiếm 29% ÷ 30% lượng mưa năm Có số ngày mưa cao trong năm 130 ngày.
+ Lượng dòng chảy dồi dào, trung bình 1510 m3 Hệ số dòng chảy α > 0,7.+ Nhiệt độ trung bình năm thấp < 250C.
+ Lượng bốc hơi thực tế thấp chỉ có 550 mm/năm Do những đặc điểm trên thường gây ra lũ lụt lớn ở hạ lưu các sông phía Nam tỉnh, nhất là sông Bàn Thạch nên các đầm nuôi tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch thường bị ngập lụt, sạt lỡ vào mùa lũ, nên thường chỉ nuôi tôm được một vụ trong năm [9].
2.1.5 Một số nét thủy văn vùng biển
Trang 17Phú Yên, cùng với dòng hải lưu mùa hè mang dòng nước ấm từ phía Nam lên tạo thành vùng tập trung cá nổi rộng lớn [10].
Thủy triều, độ mặn và nhiệt độ nước biển
+ Thủy triều vùng biển Phú Yên thuộc chế độ nhật triều không đều Hàng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều Biên độ thủy triều kỳ nước cường từ 1,2 ÷ 2,2 m, kỳ nước kém từ 0,5 ÷ 1 m Biên độ triều bị tiết giảm mạnh khi truyền vào trong sông, đầm Tuỳ theo địa hình lòng sông và vị trí cách cửa biển, biên độ triều còn khoảng 0,2 ÷ 0,5 m.
+ Nồng độ muối ngoài khơi ổn định cao từ 33,6‰ ÷ 34‰, vùng ven bờ khoảng 31‰ ÷ 32‰ Càng vào xa cửa sông, cửa đầm nồng độ muối càng giảm Tuỳ địa hình, độ dốc và thủy văn dòng sông độ mặn 1‰ có thể xâm nhập sâu vào cách cửa biển khoảng 10 ÷ 15 km.
+ Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa hè khoảng 28 ÷ 290C, vào mùa đông khoảng 24,2 ÷ 25,50C.
Vùng nước lợ trong cửa sông và đầm phá là nơi tranh chấp thủy động học giữa sông và biển Chúng biến động rõ rệt theo mùa, mùa mưa vùng tranh chấp đẩy ra gần cửa sông và ngược lại Do đó, vùng nước xa cửa biển biên độ thủy triều nhỏ, khả năng thay nước tự chảy kém, độ mặn thấp cần chú ý bơm bổ sung nước, cải tạo môi trường cho đầm tôm [10].
2.2Tình Hình Dân Sinh Kinh Tế và Xã Hội Miền Biển2.2.1 Tình hình dân sinh kinh tế
Sản xuất thủy sản phát triển, nhiều vùng ven biển đã giàu lên nhờ nuôi trồng thủy sản, khai thác xa bờ, song bên cạnh đó cũng có những hộ nghèo không đủ điều kiện để đầu tư ao nuôi tôm, cá, thuyền lớn đánh bắt xa bờ Chẳng hạn: đầm Ô Loan có 50% ao nuôi tôm không phải của dân sống quanh đầm So với năm 1998 thu nhập bình quân của đầu người năm 2004 tăng 4,7%, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ nghèo do thiếu việc làm, do nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm trong khi dân số và cường độ khai thác tăng cao.
2.2.2 Tình hình xã hội miền biển
Đến năm 2004 chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư vùng biển từng bước được cải thiện, bộ mặt xã hội ven biển không ngừng đổi mới, an ninh trật tự ổn định Trong đó có 26 (100%) xã, phường ven biển của tỉnh đã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện chiếm trên 80%.
Trang 18Hệ thống giáo dục phát triển nhanh cả về số lượng, qui mô, đa dạng hoá các loại hình trường lớp: công lập, bán công, dân lập tư thục mẫu giáo; đến nay 100% xã, phường ven biển của tỉnh đã có trường cấp I, nhà trẻ, lớp mẫu giáo.
Y tế xã là tuyến cơ sở có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chữa trị cho nhân dân, qua điều tra 01/01/2001 100% xã phường ven biển đã có trạm xá xã, bình quân có 0,007 bác sĩ/100dân; 0,036 y sĩ/100dân; 0,021 y tá/100dân Trong những năm qua mạng lưới y tế xã đã làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa kết hợp thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em Tuy nhiên, số bác sĩ, y sĩ bình quân trên 100 dân còn quá thấp, trang thiết bị y tế còn nghèo nàn.
Mạng lưới bưu điện ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Hầu hết các xã đã có bưu điện văn hoá xã, góp phần tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi thông tin, mở rộng kiến thức văn hoá, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh…
Ngư dân vùng biển trong những năm qua đã tham gia thực hiện tốt các chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và hương ước làng xã Trật tự an ninh vùng biển ổn định.
Nhìn chung vấn đề dân trí, an ninh trật tự, văn hóa miền biển đã được nâng lên từng bước trong những năm qua, song vẫn còn nhiều bất cập… Do đó, muốn giảm được sự cách biệt đời sống giữa thành thị và nông thôn thì các giải pháp tăng thu nhập phải đi đôi với giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng ngư dân vùng biển đảo tỉnh nhà [10].
2.3Thực Trạng Tình Hình Khai Thác các Vùng Nước2.3.1 Vùng nước ngọt
Với trên 2600 km sông dốc, hẹp và khoảng 10.000 ha mặt nước, trong đó 7.874 ha của 53 hồ chứa, vào mùa mưa lũ thường bị ngập lụt, vào mùa khô thường cạn Trong những năm từ 1991 - 1998 do việc khai thác bừa bãi (dùng chất nổ, rà điện, chất độc,…) làm cho nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, chưa được tái tạo nên sản lượng khai thác hàng năm ngày càng thấp Bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2002 do tỉnh chú trọng hơn trong việc tái tạo nguồn lợi, nhất là từ khi có dự án thủy điện hồ Sông Hinh kèm theo việc thả cá giống xuống lòng hồ làm cho nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây ngày càng phong phú, sản lượng khai thác cá ngày càng tăng Cụ thể năm 1999 sản lượng khai thác được 80 tấn/năm chiếm 0,30% tổng sản lượng khai thác; nhưng đến năm 2002 sản lượng khai thác được 420 tấn/năm chiếm 1,38% tổng sản lượng, tăng bình quân 74%/năm Hơn nữa, xây dựng hồ thủy điện Sông Hinh (huyện Sông Hinh); đập Đồng Cam (huyện Phú Hòa), đập ngăn mặn Tam Giang, Hà Yến (huyện Tuy An) đã ảnh hưởng đến quá trình di cư của quần thể cá chình [10].
Trang 192.3.2 Vùng nước lợ
Gồm các đầm, vịnh, cửa sông ven biển với diện tích gần 21.000 ha mặt nước, là vùng sinh thái đặc thù, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với nhiều đối tượng thủy đặc sản
Trong những năm 1998 do lượng tàu thuyền nhỏ phát triển mạnh, khai thác ở vùng nước lợ là chủ yếu kết hợp với việc khai thác mang tính hủy diệt môi trường như: khai thác các rạn san hô, khai thác bằng chất nổ, rà điện, chất độc,… làm cho nguồn lợi thủy sản gần bờ bị suy giảm, nên sản lượng khai thác hàng năm thấp cụ thể năm 1998 sản lượng khai thác chỉ đạt 150 tấn chiếm 0,61% so với tổng sản lượng, với năng suất bình quân 0,11 tấn/LĐ.
Trong giai đoạn từ năm 1999 - 2002 ngành thủy sản địa phương đã chú trọng hơn trong việc tái tạo nguồn lợi bằng cách tuyên truyền cho ngư dân hiểu các chủ trương của nhà nước về việc cấm khai thác các rạn san hô, rà điện, chất nổ, chất độc,… Đồng thời chú trọng tới việc thả tôm tái tạo nguồn lợi Mặt khác, một số ngư dân mạnh dạn đóng tàu khai thác xa bờ, nhờ đó giảm cường độ khai thác ven bờ làm cho nguồn lợi gần bờ ngày càng được phục hồi Vì vậy, sản lượng khai thác trong những năm gần đây tăng mạnh Cụ thể năm 2002 sản lượng khai thác được 402 tấn chiếm 1,32% so với tổng sản lượng và năng suất bình quân đạt 0,26 tấn/LĐ [10].
2.3.3 Vùng biển
Tàu thuyền Phú Yên khai thác tập trung ở vùng biển có diện tích 6.900 km2 Diện tích vùng ven bờ (độ sâu < 50 m) chiếm 11,75% Tổng trữ lượng hải sản có khả năng khai thác khoảng 32.000 tấn/năm (gồm tôm, mực, cá, thủy sản khác).
Năm 1998 do lực lượng tàu thuyền có công suất lớn còn ít, trang thiết bị còn lạc hậu (số lượng tàu thuyền có máy tầm ngư, định vị, bộ đàm không đáng kể), một số nghề còn mới nên thiếu kinh nghiệm đánh bắt, sản lượng khai thác được trong năm 1998 đạt 24.292 tấn chiếm 99,31% tổng sản lượng trong đó năng suất bình quân đạt 0,42 tấn/CV và 1,45 tấn/ LĐ.
Nhìn chung từ năm 1999 - 2002 tình hình khai thác thủy sản Phú Yên đang có những chuyển biến tích cực, chuyển đổi từ nghề lộng sang nghề khơi, tăng quy mô công suất tàu thuyền để di chuyển ngư trường ngoài tỉnh và ra xa bờ, làm cho sản lượng khai thác trong giai đoạn này tăng nhanh cụ thể năm 2002 sản lượng khai thác được 29.549 tấn chiếm 97,29% tổng sản lượng, năng suất bình quân đạt 0,34 tấn/CV và 1,3 tấn/LĐ Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến năm 2002 là 4%/năm Tuy năng suất bình quân trên CV và trên 1 lao động giảm hơn so với năm 1998, nhưng do việc đánh bắt xa bờ nên sản phẩm thu hoạch được có giá trị lớn hơn rất nhiều so với sảm phẩm
Trang 20khai thác được trong năm 1998 Do đó, giá trị sản phẩm thu hoạch được cũng lớn hơn nhiều, làm cho đời sống của ngư dân ngày càng được cải thiện [10].
2.4Năng Lực Khai Thác Hải Sản2.4.1 Tàu thuyền
Tổng số tàu thuyền máy năm 2002 là 3.801 chiếc với tổng công suất 88.150 CV Bình quân công suất tàu thuyền 23,19 CV/chiếc, so với bình quân công suất năm 1999 tăng 4,16 CV/chiếc Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002 về số lượng tàu thuyền là 3%, về công suất là: 10%
Cơ cấu tàu thuyền máy năm 2002 có tỷ lệ như sau:
+ Loại nhỏ hơn 10 có: 928 chiếc, chiếm 24,41%; giảm bình quân 2,2%/năm Đây là xu thế phù hợp với chủ trương đánh bắt hải sản.
+ Loại 10 CV – 29 CV có: 1.609 chiếc, chiếm 42,33%; tăng bình quân 1,3%/năm Chứng tỏ ngư dân vẫn còn đầu tư nghề khai thác ven bờ, nhà nước không khuyến khích phát triển nghề này.
+ Loại 46 CV – 59 CV có: 245 chiếc, chiếm 6,45%; tăng bình quân 5,46%/năm.+ Loại 60 CV < 90 CV có: 110 chiếc, chiếm 2,89%; giảm bình quân 0,9%/năm.+ Loại > 90 CV có: 199 chiếc, chiếm 5,24%; tăng bình quân 57,4%/năm.
Qua cơ cấu tàu thuyền ta thấy đối với tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 10 CV ngày càng giảm mạnh, còn tàu thuyền có công suất trong dãy 60 CV đến < 90 CV thì giảm do một số tàu trong dãy công suất này đủ điều kiện cải hoán thay đổi máy công suất lớn hơn để có hướng vươn ra khơi xa Chính vì vậy, tàu thuyền trong dãy công suất > 90 CV tăng rất nhanh.
Đối với tàu thuyền thủ công năm 2002 có 2.030 chiếc, trong đó các tàu thuyền này khai thác chủ yếu ở vùng nước lợ (1.433 chiếc), vùng nước ngọt (254 chiếc) và vùng ven biển (343 chiếc) [10].
2.4.2 Nghề nghiệp khai thác hải sản
Phú Yên có trên 20 nghề khai thác thủy sản, tên gọi địa phương khác nhau theo đối tượng khai thác, hình thức ngư cụ, đặc điểm khai thác,…
Tuy nhiên, chúng được phân thành 6 nhóm nghề chính Cơ cấu nghề khai thác năm 2002 như sau:
+ Họ lưới kéo: 695 chiếc, chiếm 11,92%.+ Họ lưới vây: 167 chiếc, chiếm 2,86%.+ Họ lưới vó: 1.870 chiếc, chiếm 32,07%.
Trang 21+ Họ lưới rê: 2.252 chiếc, chiếm 38,62%.+ Họ lưới câu: 416 chiếc, chiếm 7,13%.+ Họ lưới khác: 431 chiếc, chiếm 7,39%.
Sự chuyển đổi nghề nghiệp đang diễn ra theo xu thế giảm cơ cấu các nghề khai thác thủy sản ven bờ tăng các nghề khai thác khơi Giảm các nghề khai thác ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như nghề lưới kéo, tăng các nghề khuyến khích phát triển như nghề: câu khơi, vây khơi, rê khơi [10].
2.5Lao Động Khai Thác Thủy Sản
Tổng số lao động khai thác thủy sản toàn tỉnh năm 2002 là: 24.702 người/10.730 hộ tăng 13% về số lao động và 20% về số hộ so với năm 1999; tốc độ tăng bình quân năm là: 4,2% về số lao động và 6,3% về số hộ Trong đó lao động vùng biển 22.699 người; lao động vùng nước lợ 1.576 người/1.433 hộ, chiếm 6,4% về số lao động và 13,4% về số hộ; lao động vùng nước ngọt 457 người/254 hộ, chiếm 1,9% về số lao động và 2,3% về số hộ.
Tình hình phân bố lao động trong năm 2004 tại các huyện, thị như sau:
+ Huyện Sông Cầu: số lao động khai thác 8.890 người trên 3.682 hộ, chiếm 36% về số lao động và 34,3% về số hộ.
+ Huyện Tuy An: số lao động khai thác 8.247 người trên 3.196 hộ, chiếm 33,4% về số lao động và 28,9% về số hộ.
+ Thị Xã Tuy Hòa: số lao động khai thác 2.912 người trên 1.160 hộ, chiếm 11,8% về số lao động và 10,8% về số hộ.
+ Huyện Tuy Hòa: số lao động khai thác 4.448 người trên 2.528 hộ, chiếm 18% về số lao động và 23,6% về số hộ.
Trình độ nghề nghiệp khai thác thủy sản nhìn chung đã nâng cao, tích luỹ kinh nghiệm nhiều về khai thác xa bờ, cụ thể số lượng tàu dùng trang thiết bị hiện đại như: tầm ngư, định vị, bộ đàm ngày càng nhiều, số lượng ngư dân có bằng thuyền trưởng, máy trưởng ngày càng tăng [10].
Trang 222.6Một Số Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chình2.6.1 Đặc điểm hình thái
Thân cá chình dài, phần trước hình ống, phần sau hơi dẹp Đầu dài và nhọn, mắt bé, miệng rộng và ở phía trước Hàm dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành hình đai Lổ mang nhỏ ở phía dưới gốc vây ngực Vảy rất bé xếp như hình chiếc chiếu và dấu dưới da.
Có vây ngực và vây lưng, vây hậu môn dài và nối liền với vây đuôi Trên thân không có hoa văn, lưng có màu nâu sẫm, bụng màu trắng.
Cá chình có 2 lỗ mũi, lỗ trước ở phía trước miệng, lỗ sau ở phía trước mắt, khi cá chui xuống bùn thì mũi đóng lại để bùn không chui vào Do đời sống ở hang hốc dưới đáy sông hồ nên mắt nhỏ, cơ quan đường bên đều phát triển.
Da gồm có biểu bì, bài tiết làm giảm bớt lực cản trong nước, tăng tốc độ bơi lội và giảm ma sát khi chui vào hang, niêm dịch cá tiết ra còn có tác dụng bảo vệ thân cá khi gặp môi trường không thích hợp [8].
2.6.2 Đặc điểm sinh thái2.6.2.1 Tính ăn
Cá chình là loài cá ăn thịt Ở giai đoạn cá giống chủ yếu ăn luân trùng, giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, cũng ăn các loại ốc, hến,… mảnh vụn hữu cơ Khi cá nặng khoảng 5 g cá mới bắt đầu đuổi bắt mồi ăn cá con, tôm con, xác các động vật chết, lúc thiếu thức ăn chúng tranh cướp thức ăn lẫn nhau.
Khi nhiệt độ nước trên 120C bắt đầu bắt mồi, nhiệt độ 24 ÷ 300C ăn khoẻ và ăn nhiều Lượng thức ăn chiếm 10 ÷ 15% trọng lượng thân.
Nuôi nhân tạo cho thức ăn tổng hợp gồm các thành phần: bột ngô, cám, khô dầu, bột cá, các chất vô cơ, vitamine,… ngoài ra còn ăn thức ăn cá tươi [8].
2.6.2.2 Sinh trưởng
Ngoài tự nhiên, nguồn thức ăn không ổn định và đầy đủ nên cá lớn chậm Mùa xuân năm thứ nhất dài 6 cm, nặng 0,1 g; năm thứ hai dài 15 cm, nặng 5 g; năm thứ ba dài 25 cm, nặng 15 g; năm thứ tư mới đạt cở thương phẩm.
Nuôi ở ao năm thứ nhất nuôi từ 0,1 g đến 20 g Nuôi trong ao nước ấm có dòng chảy cá lớn nhanh, trọng lượng cở 0,1 g sau 10 - 12 tháng đạt 150 g [8].
Trang 232.6.2.3 Sinh sản
Cá chình sống ở nước ngọt, di cư ra biển để sinh sản Sống ở nước ngọt, tuyến sinh dục của nó không thể thành thục, hàng năm đến mùa thu cá bố mẹ kết đàn từ sông hồ ra biển Trong hành trình di chuyển tuyến sinh dục chín dần, cuối cùng đến bãi đẻ ở ngoài biển sâu đẻ trứng Trứng nở ra ấu trùng hình lá rồi chuyển sang ấu trùng dạng Kính Leptocephalus và sau đó là dạng chình (17 – 75 mm) Càng lớn màu sắc của cá chình con càng đậm lên theo màu sắc của cá chình trưởng thành Hàng năm cuối đông đầu xuân cá con tập trung ở vùng cửa sông di cư vào vùng nước ngọt và sinh trưởng ở đó (Đặng Trung Thuận, 2000).
Ở đầm Châu Trúc (Bình Định) cá chình nhọn (Anguilla malgumora) di cư trước, sau đó đến cá chình mun (A bicolor Schmidt, 1928) cuối cùng là cá chình hoa (A marmorata) Thời gian di cư của các loài trên ứng với mùa mưa, vào những đêm tối
trời có gió mùa Đông - Bắc với cấp gió 5 - 6 trở lên từng đàn cá chình rời bỏ nơi cư trú tìm đường ra biển đẻ (Nguyễn Hữu Dực - Nguyễn Văn Hảo, 1996).
Cá chình sinh trưởng trong nước ngọt, bình thường cá sống ở sông, hồ và cửa sông,… Khi tuyến sinh dục thành thục nó di cư ra biển để đẻ, đẻ xong cá mẹ chết.
Có người cho rằng cá đực thành thục vào năm 3 - 4 tuổi, cá cái 4 - 5 tuổi; sống ở nước ngọt 6 - 7 năm có nơi nuôi được 37 năm, thậm chí cá chình có thể sống 50 năm Ở Nhật Bản bắt được con cá dài 129,7 cm, nặng 5,1 kg.
Cá bố mẹ thành thục khi thấy vây ngực, vây lưng, vây hậu môn có màu đen ánh bạc, có con phía bụng có màu đỏ hồng nhạt, gốc vây ngực có màu vàng kim tức là màu “áo cưới”.
Nhìn chung, con cái lớn đến 2 - 3 kg, con đực 1 kg Tuyến sinh dục phát triển nhất là vào tháng 10 - 11 Mổ bụng lật ruột và bong bóng sẽ thấy tuyến sinh dục nằm hai bên cột sống từ vây ngực cho đến hậu môn Hàng năm cá bố mẹ thành thục từ tháng 9 - 12 ở sông ngòi, sẽ di cư ra biển sau khi xuống biển lúc này tuyến sinh dục mới phát dục chín.
Cá chình hoạt động ban đêm sợ ánh sáng, di cư nhanh ban ngày núp trong các khe đá, hang hốc hay nằm im dưới đáy, những đêm trăng sáng không di cư, chỉ có những đêm tối trời, đặc biệt là lúc mưa to cá tập trung thành đàn từ cửa sông đi ra biển, đã đi là không trở lại nữa
Mỗi ngày cá đi được 8 - 32 hải lý (1 hải lý bằng 1852 m) nếu môi trường thích hợp có thể đi 30 - 60 hải lý đó là năng lực thích ứng để bảo tồn nòi giống.
Trang 24Nhìn chung, trong thời gian đi đẻ cá không bắt mồi hay giảm lượng bắt mồi rất lớn, lúc này ống tiêu hóa của cá thoái hoá, gan nhỏ lại, hàm lượng mỡ trong thịt giảm thấp những chất dinh dưỡng tích luỹ trong gan, mỡ,… cung cấp hết cho sự thành thục của tuyến sinh dục.
Hàng năm từ tháng 2 - 7 ở bãi đẻ xuất hiện ấu trùng hình lá rất bé mà mùa khác không thấy, bởi vậy suy ra mùa đẻ của nó từ đầu xuân cho đến giữa hè (khoảng tháng 5) Một con cá mẹ có thể đẻ 700 vạn đến 1300 vạn trứng.
Đường kính trứng khoảng 1 mm, nhờ có hạt mỡ trong trứng nên trứng nổi lơ lửng theo dòng nước cá nở tự nhiên Trong 10 ngày sau khi nở sống bằng noãn hoàng, cá dài 6 mm.
Cá con nở ra bơi dần lên mặt nước, cá dài 7 - 13 mm ở độ sâu 100 - 300 m, cá lớn dần bơi lên tầng trên khoảng 30 m, có hiện tượng phân bố thẳng đứng ngày đêm, ban ngày ở tầng nước 30 m, ban đêm lên tầng mặt.
Cá bột có hình dáng giống chiếc lá gọi là ấu trùng lá liễu, sức đề kháng yếu, hình dẹp có thể uốn cong được nên giảm được ma sát xung quanh Vì vậy, dễ bị nước cuốn đi trôi dạt vào các cửa sông.
Khi ấu trùng dạt vào ven bờ, do kích thích của môi trường mới bắt đầu biến thái thành ấu trùng trong suốt, vì vậy gọi là cá bột “bạch tử “ (cá bột trắng) và từ chỗ bị động di cư chuyển dần thành chủ động, sau đó cá bột trắng xuất hiện các sắc tố đen, gọi là cá bột “hắc tử “ (cá bột đen).
Sau khi cá biến thái thành cá bột trắng, bắt đầu di cư vào các cửa sông và ngược lên các sông Thời gian di cư vào sông thường vào mùa đông đến mùa xuân Nếu mùa đông nhiệt độ nước dưới 80C thì cá bột nằm lại ở cửa sông ven biển chui trong các khe đá hay đáy sông, chờ đến khi điều kiện thích hợp mới ngược sông Do mùa Đông nhiệt độ nước sông thấp hơn nhiệt độ nước biển ven bờ cho nên khi nước sông lên cao gần với nước biển thì cá bột ngược sông lên sống ở sông, hồ [8].
2.6.3 Đặc điểm sinh thái sinh lý2.6.3.1 Tính thích ứng với ánh sáng
Cá chình không thích ánh sáng mạnh, cá bột vào sông vào ban đêm, ban ngày nằm dưới đáy, ban đêm ngoi lên, cá phân bố theo chiều thẳng đứng Ở ngoài thiên nhiên ban ngày núp nơi tối, ban đêm bơi ra kiếm ăn, nuôi ở trong ao cá cũng thích ở nơi tối, bởi vậy khi nuôi cá chình nơi cho ăn phải che đậy tránh ánh sáng.
Trang 25Cá bột trắng tuy không thích ánh sáng mạnh nhưng ánh sáng yếu nó lại có tính hướng quang, tuỳ theo sự lớn lên của nó có tính hướng quang cũng giảm dần và mất đi Vì vậy, khi vớt cá bột hay thuần dưỡng dùng ánh sáng mờ dụ cá lại một chỗ có thể nâng cao sản lượng đánh bắt [8].
2.6.3.2 Tính thích ứng với nhiệt độ
Cá chình thuộc loài cá ôn nhiệt Nhiệt độ thân cá bằng với nhiệt độ môi trường, ở 380C là giới hạn cao thích hợp Khi nhiệt độ tầng mặt vượt ngưỡng trên thì cá bơi về chỗ nước sâu hay chui vào bùn nơi có nhiệt độ thấp hơn.
Khi nhiệt độ dưới 50C năng lực bơi lội giảm đi và ở trạng thái ngủ đông Ở 25 - 300C là nhiệt độ thích hợp nhất, cá lớn nhanh Khi quá 300C cá bắt mồi ổn định, lượng thức ăn giảm.
Khả năng thích ứng nhiệt độ ởù cá bột kém nên khi vận chuyển cũng như thả cá nhiệt độ không được chênh nhau quá 40C.
2.6.3.3 Sự thích ứng với nước chảy
Đời cá chình liên quan mật thiết với dòng nước chảy, cá bố mẹ khi đến tuổi thành thục xuôi dòng di cư ra biển để đẻ trứng Cá bột sau khi biến thái thành ấu trùng hình lá trôi theo dòng hải lưu và thủy triều, sau khi biến thái thành cá bột trắng mới di cư vào nước ngọt, ngược lên thượng lưu, cần một ít nước chảy là vượt qua đồng ruộng hay bãi cỏ thậm chí có vách đứng cá bột cũng có thể vượt qua Ở giai đoạn cá con cá thích ngược dòng nước, ở gần cống có dòng nước ngọt chảy cá tập trung nhiều thích hợp cho đánh bắt Trong các ao nuôi khi có dòng nước mới cả đàn cá ngược dòng nước bơi đến, thậm chí ở vách đứng ở ao có dòng nước chảy vào cả đàn cá nhao nhao đến Vì vậy, khi nuôi cá phải hết sức lưu ý đến nước chảy vào Khi cá lớn dần thì tập tính trên cũng giảm đi [8].
2.6.3.4 Tính thích ứng với độ muối
Trong đời sống cá chình phần lớn thời gian sống ở nước ngọt nhưng khi cá bố mẹ ra biển đẻ thì lại thích ứng với nước biển có nồng độ muối cao 35‰.
Khi nồng độ muối thay đổi mạnh, cá có khả năng điều tiết áp lực thẩm thấu của cơ thể Khi cá bột trắng từ nước biển ngược dòng vào sông, nơi nào có dòng nước ngọt chảy mạnh thì cá bột tập trung để ngược dòng sông nhiều [8].
Trang 262.6.3.5 Khứu giác và vị giác
Ban đêm cá bơi ra kiếm mồi, trong nước đục cá cũng ngửi thấy mùi thức ăn Trong ao nuôi đến lúc cho ăn, khi tiếp cận thức ăn thì dùng thị giác để phân biệt.
Cá chình ở trạng thái hưng phấn thì lượng tiêu hao oxy tăng lên gấp 2 - 5 lần so với trạng thái yên tĩnh, vì vậy cần vận chuyển theo phương pháp hạ nhiệt
Cá sau khi ăn no do hoạt động tiêu hóa nên lượng oxy tiêu hao tăng gấp đôi Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước giảm 2 mg/l thì cá chình nổi đầu Trong nước có nồng độ khí (H2S) cao, mặc dù hàm lượng oxy cao cũng làm cá nổi đầu.
Nhờ cơ quan khứu giác và vị giác rất nhạy cảm, điều này có lợi cho việc chế biến thức ăn thích hợp cho cá [8].
Khi nhiệt độ dưới 150C cá hô hấp bằng da để duy trì sự sống Đối với cá chình
Châu Âu (Anguilla anguilla) khi ở 80C thì lượng oxy mà cá hô hấp bằng da là 61%, khi các ao nuôi thiếu oxy mà không có cách nào thêm nước vào có thể đem ván, tre, nứa thả vào ao; hay tháo nước ao để cho cá chình bò lên ván, tre, nứa hay lên bờ thở bằng da có thể tránh được cá nổi đầu vì thiếu oxy mà chết Lợi dụng đặc điểm này để chuyển cá sống đi chỉ cần giữ ướt da cá mà không cần nước.
Cá càng lớn thì lượng oxy tiêu hao càng nhiều Ở nhiệt độ 250C trạng thái yên tĩnh, lượng tiêu hao theo kích cỡ cá Ở nhiệt độ 10 - 300C thì sự tiêu hao oxy tăng theo nhiệt độ tăng, dưới 100C lượng tiêu hao oxy giảm Trên 300C lượng tiêu hao oxy có xu hướng giảm
Bảng 2.1 Lượng tiêu hao oxy tùy thuộc vào nhiệt độ nước
Lượng tiêu hao oxy
Trang 27Mỗi một phút cá chình thở 19 - 92 lần, khi nhiệt độ cao số lần nhiều, khi nhiệt độ thấp số lần ít Ở 200C mỗi lần cá thở 50 lần, khi quá 300C mặc dù số lần tăng nhưng lượng oxy tiêu hao giảm, điều đó có thể là khả năng tiếp nhận oxy của máu bị giảm Vì vậy, nhiệt độ quá cao nuôi cá không thích hợp [8].
2.6.3.7 Hệ thống tiêu hoá và thức ăn
Dạ dày của cá chình lớn có hình túi kín hình chữ Y, thành dạ dày rất dày co dãn nhiều, ruột ngắn chỉ bằng 0,7 lần chiều dài thân Thân dài là điển hình của loài cá ăn thịt, đoạn ruột cuối gần như đường thẳng hơi cong Gan to nặng bằng 1,5% cơ thể, bong bóng chỉ có một ngăn tương đối nhỏ.
Tính ăn của nó là: cá con, tôm con, côn trùng,… Thức ăn chủ yếu là động vật, giun ít tơ, ốc, hến,… Khi thiếu thức ăn cá lớn có thể ăn cá bé [8].
Trang 28III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1Thời Gian Nghiên Cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích mẫu trong 4 tháng từ tháng IV đến tháng VIII năm 2005 Trong suốt thời gian này chúng tôi còn chụp ảnh địa điểm, các ngư cụ khai thác đồng thời điều tra trong ngư dân, người nuôi cá và thu mua cá ở trong vùng
3.2Địa Điểm Nghiên Cứu
Điều tra 60 hộ thuộc 5 địa điểm đại diện trong tỉnh Phú Yên gồm sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn và hồ thủy điện Sông Hinh, trong năm 2004.
Khảo sát điều tra và thu mẫu ở các thủy vực, các làng chài như xã An Thạch, xã An Hải, xã An Cư, xã An Ninh Đông thuộc huyện Tuy An; thị trấn La Hai thuộc huyện Đồng Xuân (sông Kỳ Lộ); xã Hòa Thắng, xã Hòa An, đập Đồng Cam thuộc huyện Phú Hòa (sông Ba); xã Hòa Xuân Tây, xã Hòa Xuân Nam thuộc huyện Tuy Hòa (sông Bàn Thạch); xã Sông Hinh thuộc huyện Sông Hinh (hồ Sông Hinh).
3.3Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Phương pháp xác định thành phần loài
Ngoài thực địa- Thu mẫu:
Chúng tôi tiến hành thu mẫu cá bằng nhiều cách khác nhau như: trực tiếp đánh bắt cá với ngư dân, thu mẫu ở một số địa điểm thu mua, đặt thu mẫu của những ngư dân làm nghề đánh cá bằng các ngư cụ cổ truyền trên các thủy vực.
Ngoài ra, để thu mẫu đầy đủ hơn chúng tôi còn gửi các thẩu (bình) có pha sẵn formol 7% để định hình nhờ các hộ ngư dân khai thác thủy sản trên sông, đầm thu thập thường xuyên, sưu tập và thu giữ mẫu.
- Xử lý mẫu:
Mẫu có hình thái nguyên vẹn, định hình ngay trên dung dịch formol 7% có kèm theo các phiếu ghi rõ tên Việt Nam, tên địa phương, ngày tháng năm và địa điểm thu mẫu.
Trang 29- Thu thập và tập hợp tài liệu:
Song song với quá trình thu thập và xử lý mẫu tại thực địa, chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu điều tra trong ngư dân những nội dung liên quan đến đề tài.
Phương pháp giám định tên khoa học
Việc phân loại cá chình dựa trên các chỉ tiêu về hình thái bên ngoài và một số đặc điểm cấu tạo bên trong (số lượng đốt xương sống, đốt xương ngực, xương tia mang, tia vây ngực), căn cứ vào các tài liệu định loại hình thái cơ bản như: “Định loại cá nước ngọt Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978, 1992), Ngư loại học (Vương Dĩ Khang, 1963) Tên các loài (species) và giống (genus) được tra cứu theo hệ thống Catalog of Fishes của FAO, 1998.
3.3.2 Phương pháp xác định sự phân bố cá chình
Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp và gián tiếp- Phương pháp điều tra trực tiếp
+ Quan trắc việc đánh bắt và thu mẫu từng cá thể của loài theo từng địa điểm nghiên cứu.
+ Mùa vụ khai thác.
+ Sản lượng khai thác cá chình qua các thời kỳ trong năm.- Phương pháp điều tra gián tiếp
Dựa vào phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal).+ Lập phiếu điều tra.
+ Phỏng vấn các hộ ngư dân.+ Phỏng vấn các hộ nuôi cá chình.
+ Phỏng vấn các tư nhân chuyên thu mua và bán cá chình.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu và vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel.
Trang 30V KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1Nguồn Lợi Cá Chình Tự Nhiên của Tỉnh Phú Yên4.1.1 Thành phần loài cá chình có ở tỉnh Phú Yên
Trên thế giới thành phần loài cá chình (Anguilla spp) đã xác định được 16 loài
và 3 loài phụ Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được 3 loài cá chình
(Anguilla spp) phân bố ở các thủy vực nội địa Phú Yên Đó là cá chình hoa (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824), cá chình mun (Anguilla bicolor Schmidt, 1928) và cá chình nhọn (Anguilla malgumora Kaup, 1856), trong đó cá chình hoa là loài phổ
4.1.1.1 Cá chình hoa Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824
Bộ: AnguilliformesHọ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: A marmorata Quoy & Gaimard, 1824
Tên phổ thông: cá chình hoa (cá chình bông, cá chình cẩm thạch).
Hình 4.1 Cá chình hoa (A marmorata)
Cá có màu xám tro ở mặt lưng, vàng nhạt ở mặt bụng, vây lưng màu sẫm, không có vân chấm hoa Rìa vây lưng, vây hậu môn cùng với vây đuôi có màu đen.
Đốt xương sống: 106, xương tia mang: 10, tia vây ngực: 16 – 20;