Tình Hình Buôn Bán Tiêu Thụ Cá Chình trong Tỉnh

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 50 - 51)

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nguồn Lợi Cá Chình Tự Nhiên của Tỉnh Phú Yên

4.3 Tình Hình Buôn Bán Tiêu Thụ Cá Chình trong Tỉnh

Cá chình là loài có giá trị thương phẩm rất cao, vì thế chúng được khai thác một cách triệt để và trở thành hiếm. Cả ba loài cá chình hoa, cá chình mun, cá chình nhọn đều được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Tình hình sử dụng cũng như buôn bán, tiêu thụ cá chình diễn ra rất phức tạp, có nhiều đường dây buôn bán. Đa số cá bán buôn qua những đường nhỏ lẻ. Những cá thể có kích thước lớn (> 500 g) được khai thác ở các vùng phụ cận đều được gom vào một chỗ thu mua chính ở nhà ông Đức (xã Hòa Xuân Tây – huyện Tuy Hòa). Qua đó, chủ thu mua chính gom lại vận chuyển vào Sài Gòn (Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức) để bán cho nhà hàng, khách sạn. Những cá thể có kích thước nhỏ (50 – 200 g) thì một phần làm giống bán cho các người dân nuôi cá chình trong vùng (Sông Hinh, An Thạch), một phần vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh bán giống cho các tỉnh miền Tây (Tiền Giang, An Giang, Cà Mau…). Cá chình là mặt hàng thị trường tiêu thụ rất nhanh, “cung” không bao giờ đáp ứng đủ “cầu”. Do đó, cá chình là loài đặc sản xem như là quí.

Qua số liệu điều tra tại một số hộ thu mua cá chình chúng tôi tổng hợp được trữ lượng trung bình của các hộ thu mua cá chình trong tỉnh (Bảng 4.18).

Bảng 4.6 Bảng trữ lượng trung bình thu mua cá chình theo mùa ở các vùng năm 2004 STT Địa điểm thu mua

Mùa vụ Trữ lượng

mùa mưa (kg/ngày) mùa khô (kg/ngày)Trữ lượng

1 Huyện Tuy An 8,72 4,04

2 Huyện Đồng Xuân 3,91 1,61

3 TX. Tuy Hòa 1,96 0,81

4 Huyện Tuy Hòa 21,47 7,86

Tổng cộng 36,06 14,14

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2004 Qua Bảng 4.6 chúng tôi thấy rằng, nhà ông Thông (An Thạch – huyện Tuy An) thu mua vào mùa mưa 8,72 kg/ngày, mùa khô 4,04 kg/ngày; nhà ông Quang (thị trấn La Hai – huyện Đồng Xuân) thu mua vào mùa mưa 3,91 kg/ngày, mùa khô 1,61 kg/ngày, nhà ông Hổ (Thị Xã Tuy Hòa) thu mua vào mùa mưa 1,96 kg/ngày, vào mùa khô 0,81 kg/ngày; nhà ông Đức (Hòa Xuân Tây – huyện Tuy Hòa) thu mua vào mùa mưa 21,47 kg/ngày, mùa khô 7,68 kg/ngày. Trong đó, trữ lượng thu mua nhà ông Hổ thấp nhất (1,96 kg/ngày vào mùa mưa), có lẽ do hộ thu mua này ép giá, mua với giá thấp cho nên bà con ngư dân ít đem tới bán. Hơn nữa, nhà ông mới làm thương lái (khoảng 3 - 4 năm) nên chưa có kinh nghiệm trong việc thu mua. Còn nhà ông Đức (huyện Tuy Hòa) trữ lượng thu mua mùa mưa (21,47 kg/ngày), mùa khô (7,68 kg/ngày). Do ông Đức là chủ thu mua chính, mua với giá cao hơn ông Hổ nên bà con

ngư dân đem tới bán nhiều. Vả lại ông Đức đã thu mua kinh nghiệm 10 năm nên có nhiều bạn hàng.

Tổng số trữ lượng thu mua được điều tra ở tỉnh vào mùa mưa 36,06 kg/ngày (mùa mưa có 120 ngày), mùa khô 14,14 kg/ngày (mùa khô có 240 ngày). Do đó, tổng trữ lượng thu mua cả năm được điều tra ở tỉnh là 7720,8 kg/năm. Qua đó, ta thấy rằng nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) ở Phú Yên rất cao, nhưng do tập trung khai thác với những loại ngư cụ có tính tận thu, tận diệt làm suy thoái môi trường như rà điện, chất nổ,…) đã làm suy giảm nguồn lợi một cách trầm trọng. Vì thế, chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ nguồn lợi tối ưu, khôi phục lại nguồn lợi, làm cho nguồn lợi dồi dào hơn để phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản.

4.4 Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nguồn Lợi Cá Chình

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 50 - 51)