PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1Thời Gian Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 28 - 30)

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát và phân tích mẫu trong 4 tháng từ tháng IV đến tháng VIII năm 2005. Trong suốt thời gian này chúng tôi còn chụp ảnh địa điểm, các ngư cụ khai thác đồng thời điều tra trong ngư dân, người nuôi cá và thu mua cá ở trong vùng.

3.2 Địa Điểm Nghiên Cứu

Điều tra 60 hộ thuộc 5 địa điểm đại diện trong tỉnh Phú Yên gồm sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn và hồ thủy điện Sông Hinh, trong năm 2004.

Khảo sát điều tra và thu mẫu ở các thủy vực, các làng chài như xã An Thạch, xã An Hải, xã An Cư, xã An Ninh Đông thuộc huyện Tuy An; thị trấn La Hai thuộc huyện Đồng Xuân (sông Kỳ Lộ); xã Hòa Thắng, xã Hòa An, đập Đồng Cam thuộc huyện Phú Hòa (sông Ba); xã Hòa Xuân Tây, xã Hòa Xuân Nam thuộc huyện Tuy Hòa (sông Bàn Thạch); xã Sông Hinh thuộc huyện Sông Hinh (hồ Sông Hinh).

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1 Phương pháp xác định thành phần loài

 Ngoài thực địa - Thu mẫu:

Chúng tôi tiến hành thu mẫu cá bằng nhiều cách khác nhau như: trực tiếp đánh bắt cá với ngư dân, thu mẫu ở một số địa điểm thu mua, đặt thu mẫu của những ngư dân làm nghề đánh cá bằng các ngư cụ cổ truyền trên các thủy vực.

Ngoài ra, để thu mẫu đầy đủ hơn chúng tôi còn gửi các thẩu (bình) có pha sẵn formol 7% để định hình nhờ các hộ ngư dân khai thác thủy sản trên sông, đầm thu thập thường xuyên, sưu tập và thu giữ mẫu.

- Xử lý mẫu:

Mẫu có hình thái nguyên vẹn, định hình ngay trên dung dịch formol 7% có kèm theo các phiếu ghi rõ tên Việt Nam, tên địa phương, ngày tháng năm và địa điểm thu mẫu.

- Thu thập và tập hợp tài liệu:

Song song với quá trình thu thập và xử lý mẫu tại thực địa, chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu điều tra trong ngư dân những nội dung liên quan đến đề tài.

 Phương pháp giám định tên khoa học

Việc phân loại cá chình dựa trên các chỉ tiêu về hình thái bên ngoài và một số đặc điểm cấu tạo bên trong (số lượng đốt xương sống, đốt xương ngực, xương tia mang, tia vây ngực), căn cứ vào các tài liệu định loại hình thái cơ bản như: “Định loại cá nước ngọt Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978, 1992), Ngư loại học (Vương Dĩ Khang, 1963). Tên các loài (species) và giống (genus) được tra cứu theo hệ thống Catalog of Fishes của FAO, 1998.

3.3.2 Phương pháp xác định sự phân bố cá chình

Chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp và gián tiếp - Phương pháp điều tra trực tiếp

+ Quan trắc việc đánh bắt và thu mẫu từng cá thể của loài theo từng địa điểm nghiên cứu.

+ Mùa vụ khai thác.

+ Sản lượng khai thác cá chình qua các thời kỳ trong năm. - Phương pháp điều tra gián tiếp

Dựa vào phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal). + Lập phiếu điều tra.

+ Phỏng vấn các hộ ngư dân. + Phỏng vấn các hộ nuôi cá chình.

+ Phỏng vấn các tư nhân chuyên thu mua và bán cá chình.

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 28 - 30)