V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nguồn Lợi Cá Chình Tự Nhiên của Tỉnh Phú Yên
4.4.3 xuất phương pháp nuôi cá chình
Bên cạnh việc khai thác tự nhiên một cách hợp lý, cần phải tăng cường nghiên cứu, thu thập những kinh nghiệm để mở rộng việc gây nuôi cá chình trên tất cả cá loại hình, các diện tích vực nước có thể và các loại bể nuôi nhân tạo.
Hiện nay, một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,… nghề nuôi cá chình (Anguilla spp) ngày càng phổ biến với những phương pháp và kỹ thuật hiện đại, thu được năng suất và sản lượng cao. Trong khi đó, Việt nam nghề nuôi cá chình chỉ mới bước đầu. Ở một số tỉnh như Bình Định, Tiền Giang, Phú Yên, Tam Đảo, Cà Mau, An Giang,… Chủ yếu nuôi với hình thức thu gom cá chình ở ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng, ao hoặc bể xi-măng; thức ăn nuôi chủ yếu tự chế biến. Hiệu quả nuôi lồng chưa cao.
Qua khảo sát điều tra từ những hộ nuôi cá chình (Anguilla spp), chúng tôi nhận thấy việc nuôi cá chình theo sở thích, tự phát của người dân nên họ chưa nắm được quy trình kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hiểu biết về đặc điểm sinh học cá chình và dịch bệnh của cá ở những ngư dân này còn hạn chế nên hiệu quả nuôi cá chình còn thấp, thậm chí còn bị thua lỗ. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của những cá nhân từng hộ nuôi, họ cho rằng do cá chình ăn thịt, chi phí cho thức ăn và con giống cao, thời gian sinh trưởng kéo dài nên hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá chình chậm và không kinh tế so với các nghề kinh tế khác.
Trên cơ sở đó, để phát triển nghề nuôi cá chình trong những năm tới. Cần thiết phải tăng cường trao đổi, tập huấn kinh nghiệm nuôi cá chình từ những nước phát triển nghề cá chình như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải chú trọng khâu quy hoạch nuôi hợp lý, tránh tình trạng phát triển nuôi ồ ạt mà không chú ý đến những tác động tiêu cực của việc nuôi trồng đến chất lượng nước. Một khi nghề nuôi cá chình có hiệu quả, phong trào nuôi được nhân rộng, không những chỉ cải thiện đời sống kinh tế cho người dân mà điều quan trọng hơn nhiều là giảm được sức ép khai thác cá tự nhiên, bảo vệ tốt nguồn lợi.