KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 54 - 58)

5.1 Kết Luận

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã xác định được 3 loài cá chình thuộc giống

(Anguilla) có mặt ở các thủy vực nội địa tỉnh Phú Yên. Đó là loài cá chình hoa (A.

marmorata), cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora).

Sự phân bố của 3 loài cá chình ở các thủy vực Phú Yên khác nhau. Trong đó, 2 loài phân bố khá rộng ở các thủy vực nước ngọt và đầm phá Phú Yên là cá chình hoa

(A. marmorata) và cá chình mun (A. bicolor). Chúng được khai thác thường xuyên vào

các tháng trong năm. Ngoài ra, cá chình nhọn (A. malgumora) chỉ khai thác được ở 2 sông chính là sông Kỳ Lộ và sông Ba. Các thủy vực như: sông Bàn Thạch, biển hồ Hảo Sơn, hồ thủy điện Sông Hinh không khai thác được loài cá này.

Sản lượng khai thác cá chình (Anguilla spp) của 5 thủy vực trong điều tra đạt được 9945 kg/năm. Trong đó, vào mùa mưa khai thác được 7039,4 kg (chiếm 70,78%), mùa khô khai thác được 2905,6 kg/năm (chiếm 29,22%). Ước tính tổng sản lượng toàn tỉnh khai thác khoảng 10 – 13 tấn/năm. Ở 5 thủy vực trong vùng nghiên cứu, cá chình được khai thác nhiều nhất vào mùa mưa lũ (IX đến tháng XII).

Nghề nuôi cá chình ở Phú Yên hiện tại chỉ còn 8 lồng nuôi tại xã Sông Hinh – Huyện Sông Hinh, 2 bể xi-măng (1 bể ở xã An Thạch – Huyện Tuy An, 1 bể ở xã Hòa Phong – Huyện Tuy Hòa). Nhưng mô hình nuôi bể xi-măng đạt hiệu quả cao hơn mô hình nuôi lồng.

5.2 Đề Nghị

Hiện nay, nguồn lợi cá chình (Anguilla) ở các thủy vực nội địa Phú Yên đang bị suy giảm, kéo theo năng suất khai thác thấp. Cần phải có những quy định về việc khai thác cá chình hợp lý, những pháp lệnh khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản. Kiểm soát việc buôn bán cá chình mun (A. bicolor) và cá chình nhọn (A. malgumora). Ngăn cấm đánh bắt bằng các nghề truyền thống, lạc hậu, có tính tận thu, tận diệt (rà điện, chất nổ, chất độc hại,…) làm hủy hoại nguồn thủy sản và gây ô nhiễm môi trường thủy sinh.

Cần xây dựng và phát triển các mô hình nuôi cá chình trong ao đất, nuôi trong bể xi-măng ở địa phương như An Thạch, Hòa Phong nhằm tăng nguồn thực phẩm giàu đạm, giảm sức ép khai thác tự nhiên và bảo vệ nguồn lợi thủy sản này.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Việt

1. AKIMUSKIN I (1979), Động Vật Di Cư, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 2. AQUACULTURE IN TAIWAN, LO-CHAI-CHEN (1990), Tin Tham Khảo Chuyên

Đề Lươn và Cá Chình, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. (Nguyễn Mạnh

Hùng, dịch).

3. Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường (2000), Sách Đỏ Việt Nam (Phần Động Vật), NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

4. Bộ Thuỷ Sản (1996), Nguồn Lợi Thuỷ Sản Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 5. ĐẶNG TRUNG THUẬN, NGUYỄN CAO HUẦN, TRƯƠNG QUANG HẢI, VŨ

TRUNG TẠNG (2000), Nghiên Cứu Vùng Đất Ngập Nước Đầm Trà Ổ Nhằm

Khôi Phục Nguồn Lợi Thuỷ Sản và Phát Triển Bền Vững Vùng Ven Đầm, NXB

Nông Nghiệp.

6. MAI ĐÌNH YÊN (1992), Định Loại Cá Nước Ngọt Nam Bộ, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

7. MAI ĐÌNH YÊN và NGUYỄN HỮU DỰC (1991), Thành Phần Loài Cá và Sự Phân

Bố ở các Tỉnh Nam Trung Bộ, Tạp chí khoa học Trường Đại Học Tổng Hợp Hà

Nội, trang 21 – 24.

8. NGÔ TRỌNG LƯ (1998), Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình, Chạch Đồng, Bóng Bốp, Ba Ba,

Rùa Vàng, Cầu Gai, tập I và II, NXB Nông Nghiệp, TPHCM.

9. Sở Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường Phú Yên (1995), Đặc Điểm Khí Hậu Thủy

Văn Phú Yên, NXB Nông Nghiệp, TPHCM.

10. Sở Thủy Sản (2004), Hiệu Chỉnh Qui Hoạch Tổng Thể Phát Triển Ngành Thủy Sản

Phú Yên Thời Kỳ 1999-2010 và Định Hướng Đến Năm 2020, Trung tâm nghiên

cứu và tư vấn phát triển Phú Yên.

11. VŨ TRUNG TẠNG (1994), Các Hệ Sinh Thái Cửa Sông Việt Nam, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

12. VƯƠNG DĨ KHANG (1963), Ngư Loại, Phân Loại Học, NXB Nông Thôn, Hà Nội. (Nguyễn Bá Mão, dịch).

Tài liệu tiếng Anh

12. FAO (1998), Catalog of Fishes, Vol 1&3 California Academy of Scienes.

13. RAINBOTH, W. J (1996), Fishes of the Cambodian Mekong, FAO Species Indenification Field Guide For Fishery Purposes.

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra nông hộ

NGUỒN LỢI CÁ CHÌNH (Anguilla spp) TẠI TỈNH PHÚ YÊN

PHẦN 1: THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ NÔNG HỘ Tên chủ hộ:

Địa chỉ:

Số người trong hộ:

Số người trong hộ tham gia:

Khai thác: (người) Nuôi: (người) Thu mua: (người)

PHẦN 2: KẾT QUẢ KHAI THÁC, NUÔI VÀ THU MUA NĂM 2004 A. KHAI THÁC

1. Loại cá thường khai thác là cá loại gì?

a/ Tên phổ thông (tên thường gọi): Tỷ lệ theo loài: (%) b/ Kích cở khai thác được bao nhiêu?

Con lớn nhất có: Trọng lượng: (kg) Dài: (cm)

Con nhỏ nhất: Trọng lượng: (kg) Dài: (cm)

c/ Vùng thường xuyên khai thác: 2. Mùa vụ khai thác vào mùa nào?

Mùa chính: (tháng) Sản lượng: (kg/ngày)

Mùa phụ: (tháng) Sản lượng: (kg/ngày)

3. Ngư cụ sử dụng trong khai thác:

Lưới: (vàng) Hoạt động: (lần/năm) Thời điểm: Sản lượng: (kg/ngày) Câu: (lưỡi) Hoạt động: (lần/năm) Thời điểm: Sản lượng: (kg/ngày) Châm điện: (cái) Hoạt động: (lần/năm) Thời điểm: Sản lượng: (kg/ngày) Ngư cụ khác: Hoạt động: (lần/năm) Thời điểm: Sản lượng: (kg/ngày) 4. Mục đích sử dụng cá con để làm gì?

a/ Ương: (loài)

b/ Bán: (loài)

c/ Nuôi: (loài)

B. NUÔI

1. Tình hình chung của hoạt động nuôi cá.

b/ Lồng: Số lồng: (cái) Cao: (m) Dài: (m) Rộng: (m)

c/ Mật độ: (con/m2)

d/ Thả giống và thu hoạch bao nhiêu lần trong 1 vụ: e/ Thời gian nuôi trên 1 vụ: (tháng)

C. THU MUA

1. Sản lượng thu mua được bao nhiêu?

Mùa chính: (kg/ngày) Đơn giá theo loài: (1000đ)

Mùa phụ: (kg/ngày) Đơn giá theo loài: (1000đ)

2. Thị trường tiêu thụ

Trong tỉnh: Sản lượng: (kg/ngày)

Ngoài tỉnh: Sản lượng: (kg/ngày)

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn lợi cá chình (Anguilla spp) tại Phú Yên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w