Nhận diện các rủi ro trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa và cách phòng tránh Vận chuyển hàng hóa (hay còn gọi là vận chuyển tài sản) là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ. Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển. Theo Điều 530, Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng vận chuyển tài sản (hàng hóa) là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP Môn: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO
VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Họ tên: Ngô Văn Quyết Sinh ngày:
Lớp: Luật K16G
Mã sinh viên:
Hà Nội, tháng 4/2020
Trang 2ĐỀ BÀI
Đề Nhận diện các rủi ro trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng
vận chuyển hàng hóa và cách phòng tránh (lấy ví dụ chứng minh)?
BÀI LÀM
1 Khái niệm
Vận chuyển hàng hóa (hay còn gọi là vận chuyển tài sản) là loại dịch vụ trong đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này tiến hành các công việc cần thiết để chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác theo thỏa thuận với những tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hưởng thù lao dịch vụ
Hoạt động vận chuyển hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên (bên vận chuyển) có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận; còn bên kia (bên thuê vận chuyển) có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển
Theo Điều 530, Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng vận chuyển tài sản (hàng hóa) là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển
2 Những rủi ro trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa và cách phòng tránh
2.1 Rủi ro về hiệu lực của hợp đồng
Theo đó, hợp đồng có thể bị vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức, nội dung, thẩm quyền ký kết hợp đồng,…, cụ thể:
a) Hợp đồng có thể bị vô hiệu về mặt hình thức
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi pháp lý cụ thể
Như vậy, giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể xác lập bằng nhiều hình thức khác nhau: văn bản, lời nói, cử chỉ, hành vi,… Quá trình giao kết hợp đồng, các bên cần chuẩn bị cho mình sẵn những căn cứ chứng minh hợp đồng đã
Trang 3Để bảo vệ quyền lợi cho các bên, nhất là bên yếu thếtrong các giao dịch cũng như đảm bảo tính pháp lý trong các giao dịch có giá trị lớn và thời gian thực hiện kéo dài, các bên nên ưu tiên lập hợp đồng thành văn bản; hoặc sau khi lập thành văn bản nên được công chứng, chứng thực nội dung Đâylà biện pháp tối ưu nhất để phòng tránh và đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu trong quá trình giao kết
b) Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có thể vô hiệu về mặt nội dung
Đây là nội dung rất cần quan tâm trong giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bởi mặc dù hợp đồng đảm bảo về mặt hình thức, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật thì hợp đồng
đó cũng là vô hiệu Ví dụ: hợp đồng vận chuyển chất cấm, hợp đồng vận chuyển động vật hoang dã nằm trong danh mục cấm của Nhà nước,…
Cần lưu ý và cách phòng trách một số trường hợp thường gặp dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu như sau:
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của “luật” thì vô hiệu Đồng nghĩa với nó, các hợp đồng vận chuyển vi phạm điều cấm của luật đều được coi là vô hiệu
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì hàng cấm là những mặt hàng bị cấm kinh doanh, cấm sảm xuất, cấm lưu hành, cấm sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam Quá trình giao kết hợp đồng vận chuyển cần tránh thỏa thuận vận chuyển hàng quá trong danh mục cấm
- Hợp đồng vô hiệu do chủ thể ký kết hợp đồng không có thẩm quyền Quá trình ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa cần lưu ý đảm bảo yêu cầu
về chủ thể Các bên cần kiểm tra kỹ về thẩm quyền ký kết giữa bên yêu cầu vận chuyển và bên nhận vận chuyển Một số rủi ro có thể gặp phải là:
+ Chủ thể ký kết hợp đồng không có thẩm quyền: trong trường hợp này, việc vận chuyển hàng hóa được coi là vi phạm; bên vận chuyển hàng hóa có thể
Trang 4vận chuyển sai hàng hóa cần vận chuyển; bên có hàng hóa vận chuyển có thể xảy xa mất mát tài sản hàng hóa do không xác định rõ về đối tác vận chuyển Cách phòng tránh: khi soạn thảo và rà soát hợp đồng cần tìm hiểu kỹ về năng lực ký kết hợp đồng của đối tác, tránh dẫn đến việc giao kết hợp đồng với chủ thể không có thẩm quyền
+ Chủ thể ký kết hợp đồng vượt quá phạm vi thẩm quyền:
Đối với việc vận chuyển lô hàng lớn, thẩm quyền giao kết hợp đồng vận chuyển rất quan trọng Nếu vi phạm thẩm quyền ký kết, sẽ dẫn tới sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp (i) người được đại diện đồng ý; (ii) người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý và (iii) người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện
Ví dụ: ông A là Phó Tổng giám đốc Công ty M; Tổng giám đốc Công ty M
ủy quyền cho ông A ký kết, giải quyết các thỏa thuận xuất hàng hóa từ 1 tỷ đồng trở xuống Ngày 01/4/2020, Ông A đã thay mặt Công ty M ký hợp đồng cung cấp hàng hóa cho Công ty K với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng; việc giao hàng được thực hiện qua đơn vị vận chuyển là Công ty H (có ký kết hợp đồng vận chuyển) Trong trường hợp này, ông A đã ký hợp đồng vận chuyển vượt quá 500 triệu đồng; các rủi ro pháp lý đối với lô hàng vượt quá 500 triệu đồng này rất khó giải quyết khi xảy ra tranh chấp
2.2 Rủi ro từ việc soạn thảo các điều khoản không chặt chẽ, không rõ ràng
Đây là căn cứ cơ bản dẫn đến hậu quả là quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng, nhiều trường hợp làm giảm tính khả thi của hợp đồng khi thực hiện trên thực tế, thậm chí dẫn đến tranh chấp sau này
Chính vì vậy, nếu các điều khoản hợp đồng không được quy định chặt chẽ,
sẽ dẫn tới rất nhiều bất lợi cho các bên khi có tranh chấp xảy ra
Trang 5Bên cạnh các điều khoản cơ bản của hợp đồng, khi soạn thảo và rà soát hợp đồng vận chuyển hàng hóa, cần lưu ý tới những điều khoản sau đây:
- Nội dung hàng hóa: điều khoản về nội dun hàng hóa quyết định nội dung các điều khoản còn lại của bản hợp đồng
+ Như phân tích ở trên: nguyên tắc đầu tiên trong hợp đồng vận chuyển cần đảm bảo đó là hàng hóa vận chuyển không thuộc danh mục hàng cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển
+ Thể chất hàng hóa: hàng hóa thuộc thể rắn, lỏng, khí, hàng khô hay thực phẩm tươi sống,… Mỗi loại hàng hóa sẽ quy định tính chất, cách thức, yêu cầu vận chuyển khác nhau; đòi hỏi các bên cần làm rõ trước khi giao dịch Ví dụ: thực phẩm tươi sống yêu cầu khi vận chuyển phải có dụng cụ bảo quản, giao hàng trong thời gian ngắn; hàng hóa thể khí, dễ cháy cần có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước,…
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: các bên cần làm rõ, cụ thể thời điểm
có hiệu lực và các vấn đề phát sinh thêm về hiệu lực hợp đồng Trong trường hợp có khả năng phát sinh thêm, thì hợp đồng cần làm rõ hiệu lực về thời gian
do phát sinh thêm
Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đất Việt nhận vận chuyển
100 chiếc xe máy nhãn hiệu Honda cho công ty TNHH Nam Hải từ nhà máy sản xuất về Hà Nội theo hợp đồng số 01/HĐVC ngày 10/8/2016 Việc giao nhận hàng giữa hai bên được thực hiện tại kho của công ty Đất Việt (trong hợp đồng này có cả nội dung thực hiện lưu kho, lưu bãi) Ngày 15/8/2016 theo đúng thỏa thuận công ty Nam Hải cử người đến kiểm tra và thực hiện vận chuyển hàng hóa
về kho của công ty Nhưng vì lý do đến hết ngày 20/8/2016 công ty Nam Hải mới chuyển hết hàng trong kho cho khách hàng vì vậy, Giám đốc công ty Nam Hải là ông Hoàng Nam đã gọi điện thông báo cho ông Nguyễn Hùng (giám đốc công ty Đất Việt) về việc sẽ chậm nhận hàng Đồng thời công ty Nam Hải chấp nhận trả thêm một ngày chậm trễ với giá bằng 2 ngày bình thường theo thỏa thuận (4 triệu VND/1 ngày bình thường)
Trang 6Ngày 20/8/2016 kho của công ty Đất Việt bị cháy, toàn bộ 100 chiếc xe Honda bị thiêu rụi, giá trị thiệt hại là 1.500.000.000 VND Công ty Nam Hải yêu cầu công ty Đất Việt bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng trên Công ty Đất Việt không đồng ý với lý do công ty Nam Hải đến nhận hàng muộn, thỏa thuận của 2
vị giám đốc không có giá trị pháp lý
Trong tình huống này, rõ ràng đã có yếu tố phát sinh ngoài hợp đồng do thời gian giao hàng tới kho bị chậm trễ.Tuy nhiên, do hai bên không có thỏa thuận cụ thể trong văn bản hợp đồng; nên khi xảy ra tranh chấp (cháy xưởng gây thiệt hại), hai bên đổ lỗi cho nhau và dẫn tới khó giải quyết
- Chế tài áp dụng trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng: bao gồm các quy định về vi phạm về giao hàng (thời gian, thời điểm giao hàng, giao không đúng hàng hóa chủng loại,…), vi phạm điều khoản thanh toán, vi phạm quy định bảo mật thông tin (hàng hóa, sản phẩm),…
- Quy định về trường hợp bất khả kháng: thiên tai, dịch họa,…
- Quy định bảo mật thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất, kinh doanh hàng hóa
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh
3 Kết luận
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, cũng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng; chỉ một lỗi nhỏ trong soạn thảo hợp đồng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của các bên sau này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc hợp đồng bị vô hiệu, mất thời gian giải quyết tranh chấp, tốn kém chi phí vào các thủ tục tố tụng, mất uy tín khi tranh chấp bị công khai,… Chính vì vậy, trong đàm phán, soạn thảo và rà soát hợp đồng cần lưu ý đến những rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro và đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho hợp đồng./