1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hợp đồng thương mại và kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng thương mại (9đ)

7 514 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 34,16 KB

Nội dung

Nội Dung I: Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại: 1: Khái niệm : Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về hợp đồng nhượng quyền thương mại, có nhiều quan đi

Trang 1

Mở Đầu

Hiện nay, nhượng quyền thương mại ( NQTM ) đang là phương thức kinh doanh phổ biến và rộng khắp trên toàn thế giới Ở Việt Nam cũng vậy, hoạt động NQTM cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, do phương thức kinh doanh này mới chỉ phát triển ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, do vậy, pháp luật về NQTM của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện Thông qua việc thực hiện đề tài

“Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại”, chúng

ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về HĐ NQTM, một phần của pháp luật về NQTM, nội dung quan trọng của pháp luật thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay

Nội Dung

I: Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại:

1: Khái niệm :

Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về hợp đồng nhượng quyền thương mại, có nhiều quan điểm cho rằng “HĐ NQTM là những thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này” hoặc theo Hiệp ước EEC đưa ra khái niệm về HĐ NQTM: “HĐ NQTM là một thỏa thuận trong đó, một bên là bên nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một “quyền thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định.” đồng thời mỗi quốc gia khác nhau lại có cách đưa ra khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau

Ở Việt Nam, hoạt động NQTM và HĐ NQTM được quy định tại Luật thương mại 2005 ( từ điều 284 đến điều 291 ), tuy nhiên, LTM 2005 chỉ đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại, mà chưa đưa ra khái niệm cụ thể về “Hợp đồng nhượng quyền thương mại” mà chỉ đưa ra các quy định về hình thức hợp đồng tại Điều 285 LTM 2005 và quy định về các dạng đặc biệt của hợp đồng NQTM như :

HĐ phát triển QTM ; HĐ NQTM thứ cấp ( tại Nghị định số 35/2006/NĐ – CP ngày 31/3/2006) Ngoài ra hoạt động NQTM được hướng dẫn chi tiết trong Nghị định 35/2006/NĐ – CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư 09/2006/TT – BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trang 2

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa HĐ NQTM như sau : HĐ NQTM là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ NQTM làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; và bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

2: Đặc điểm :

Thứ nhất, chủ thể của HĐ NQTM : trong quan hệ NQTM, tồn tại hai chủ thể

quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền Tuy nhiên, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm một bên nhân quyền thứ hai Bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều phải là thương nhân

Điều kiện trở thành chủ thể bên nhượng quyền : là hình thức doanh nghiệp tham gia

ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với tư cách là bên nhượng quyền thương mại; thời gian hoạt động của bên nhượng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ nhượng quyền là khoảng thời gian luật định

Điểu kiện trở thành bên nhận quyền : bên nhạn quyền phải tồn tại dưới tên thương mại riêng, xác định tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên nhượng quyền, mặc

dù để bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ tới người tiêu dùng, bên nhận quyền phải

sử dụng các dấu hiệu tập hợp khách hàng, nhận biết thương nhân, trong đó bao gồm

cả tên thương mại của bên nhượng quyền; bên nhận quyền phải tồn tại dưới hình thức pháp lý nhất định

Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể của HĐ NQTM được quy định cụ thể tại LTM 2005 ( Từ Điều 286 đến Điều 290 )

Thứ hai, về nội dung của HĐ NQTM : Nội dung của HĐ NQTM thực chất là sự

cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền dựa trên các thỏa thuận đã đạt được giữa các bên và theo quy định của pháp luật Như vậy, điểm đặc trưng nhất trong nội dung của hợp đồng này là đối tượng của hợp đồng, theo đó, đối tượng của HĐ NQTM là “quyền thương mại” Có thể hiểu đơn giản “quyền thương mại” ở đây là quyền được tiến hành công việc kinh doanh do cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định

Trang 3

Ngoài các điều khoản về đối tượng của hợp đồng, hợp đồng nhượng quyền thương mại thường có một số điều khoản tập trung vào các vấn đề như : thời hạn chuyển nhượng; lãnh thổ chuyển nhượng; phí chuyển nhượng và phương thức thanh toán; điều kiện chuyển nhượng; các điều khoản liên quan đến cấm cạnh tranh trong cùng

hệ thống; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm đối với bên thứ ba… Tất cả những điều khoản này gắn liền với việc chuyển giao, khai thác, sử dụng và bảo hộ quyền thương mại

Thứ ba, về hình thức của HĐ NQTM : Với tính chất phức tạp của quan hệ

NQTM, khả năng phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng loại này rất lớn, chính vì vậy, những thỏa thuận HĐ NQ giữa các bên thể hiện bằng hợp đồng cũng chính là căn cứ rõ ràng nhất để giúp cho quá trình thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp trở nên thuận lợi hơn Xuất phát từ nhận định này, HĐ NQ luôn phải được thể hiện dưới những hình thức bảo đảm rõ ràng nhất Luật pháp các nước hầu hết quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải bằng văn bản – hình thức tồn tại minh bạch nhất thể hiện thỏa thuận giữa các bên

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 285 LTM 2005 thì hình thức của HĐ NQTM bắt buộc phải là hình thức văn bản

II: Thực trạng :

Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền kinh doanh đang phát triển rất nhanh Khởi đầu từ những năm 1990 với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hoạt động đó đã có doanh số 1,5 triệu USD vào năm 1996, trên 4 triệu USD vào năm 1998 và từ đó đến nay liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng dự báo 15-20%/năm Các hệ thống nhượng quyền kinh danh toàn cầu như : Kentucky, Burger Khan, Five Star Chicken, Kentucky Fried Chicken… đã đầu tư vào Việt Nam sau khi thành công ở hàng loạt các thị trường lân cận Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển như : Cà phê Trung Nguyên, Qualitea, Foci, Kinh Đô bakery, Phở 24… Có thể nói hoạt động nhượng quyền thương mại mới bước đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam

Tuy nhiên, do pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định chi tiết về HĐ NQTM nên đã dẫn đến nhiều hạn chế như : pháp luật Viêt Nam mới chỉ liệt kê nhưng chưa có quy định làm rõ tính gắn kết giữa các yếu tố về đối tượng của hợp đồng, điển hình cho hạn chế này là vụ kiện của bên nhượng quyền phở 24 ở miền bắc về rau và gia vị ăn kèm của hàng phở 24 ở miện Nam hoặc hoạt động nhượng quyền kinh doanh của cà phê Trung Nguyên ( không đồng nhất về giá cả, chất lượng

Trang 4

cà phê và cung cách phục vụ…); do pháp luật VN chưa có các quy định và chế tài

cụ thể nên sự vi phạm bản quyền trong kinh doanh NQTM ở Việt Nam xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng, tiêu biểu nhất là trường hợp Phở 24 Phở 24 được xây dựng năm 2003, được đăg ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tại VN và nhiều nước trên thế giới, cuối năm 2006 phở 24 cũng được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng phở 24 Tuy nhiên năm

2006, trên thị trường xuất hiện Phở 5 sao với cách bài trí nội thất có nhiều đặc điểm giống của phở 24, tuy nhiên giá cả lại rẻ hơn; Ngoài ra, còn một điểm hạn chế nữa cần kể đến đó là khi hoạt động kinh doanh phát triển mạnh, đem lại lợi nhuận cao, bên nhận quyền rất dễ phá vỡ HĐ NQTM và trở thành đối thủ cạnh tranh đối với bên nhượng quyền hoặc bên nhượng quyền lợi dụng ưu thế của mình để áp đặt, o ép các bên nhận quyền, khiến bên nhận quyền phải chịu những nguyên tắc hoàn toàn phi lý và cuối cùng dẫn đến toàn bộ hệ thống bị đổ bể…

Những hạn chế này phần nào đó sẽ làm chậm sự phát triển của hoạt động NQTM này tại Việt Nam, vì thế chúng ta cần có các biện pháp nhằm sớm khắc phục những hạn chế này

IV: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại :

Thứ nhất, cần bổ sung và sửa đổi một số quy định của pháp luật NQTM , cụ thể :

- Luật hóa khái niệm HĐ NQTM nhằm chính thức công nhân hoạt động này và đồng

thời làm cơ sở pháp lý xác định áp dụng pháp luật điều chỉnh HĐ NQTM

- Cần bổ sung quy định về điều kiện chủ thể tham gia quan hệ NQTM như :

+ Hình thức doanh nghiệp tham gia ký kết HĐ NQTM với tư cách là bên nhượng quyền Pháp luật Việt Nam hiện nay yêu cầu bên nhượng quyền phải là thương nhân Có nghĩa là, các đối tượng thuộc diện được trở thành bên nhượng quyền trong

HĐ NQTM không giới hạn ở hình thức tồn tại của thương nhân, mà chỉ cần có dấu hiệu của một loại chủ thể đặc biệt được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại LTM

2005 và các văn bản hướng dẫn không có quy định nào đặt ra các điều kiện về mặt hình thức tồn tại của thương nhân đối với bên NQTM

+ Cần bổ sung quy định về điều kiện đối với chủ thể nhận quyền ( về khả năng quản lý, điều hành, quản trị, khả năng tài chính …) nhằm đảm bảo sự thành công của hoạt động NQTM

- Cần quy định thời hạn tối thiểu của HĐ NQTM phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo được quyền lợi của các bên Hiện nay quy định thời hạn tối thiểu của Việt Nam là 1 năm không còn phù hợp, với tốc độ tăng trưởng và tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay thì thời hạn 3 năm là rất phù hợp Đây là khoảng thời gian đủ

Trang 5

để cho doanh nghiệp nhận quyền xem xét có nên tiếp tục kinh doanh theo hình thức NQTM nữa hay không và bên nhượng quyền cũng có đủ thời gian xem xét có nên tiếp tục hợp tác hay không, hoặc cần thiết phải sửa đổi các nội dung trong HĐ NQTM

- Cần có các quy định giải quyết hậu quả pháp lý đối với HĐ NQTM chấm dứt trước thời hạn trong từng trường hợp cụ thể để các bên tham gia HĐ có thể ứng xử phù hợp với pháp luật và cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh sau hợp đồng

Ngoài ra cũng cần quy định rõ các trường hợp HĐ NQTM chấm dứt do bên nhượng quyền bị phá sản hoặc giải thể và các hậu quả pháp lý khi HĐ chấm dứt để lại

- Cần bổ sung các quy định về cung cấp thông tin Việc cung cấp một lượng thông tin cơ bản đầy đủ, cần thiết trong một phạm vi nhất định sẽ giúp các bên có được sự lựa chọn đúng đắn nhất

- Cần bổ sung các quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động NQTM đối với trường hợp NQTM từ khu vực hải quan riêng, khu chế xuất ra nước ngoài và ngược lại Điều này vừa góp phần tạo điều kiện thuân lợi trong việc đăng ký hoạt động NQTM của doanh nghiệp cũng như việc quản lý sau này của các cơ quan Nhà nước

- Cần xây dựng các quy định về cách thức, tiêu chí, cơ sở tính phí nhượng quyền cũng như phương thức thanh toán làm căn cứ áp dụng cho các bên tham gia hoạt động NQTM, đồng thời tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với khoản thu nhập của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh này

- Cần quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp HĐ NQTM không có điều khoản này, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể về hành vi vi phạm HĐ NQTM sẽ phải chịu các chế tài tương ứng với tính chất, mức

độ của hành vi vi phạm

Thứ hai, cần giải quyết mối quan hệ giữa NQTM và các quy phạm pháp luật khác:

Có thể thấy, quan hệ NQTM có mối liên quan chặt chẽ tới Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ

- Luật Cạnh tranh và quan hệ nhượng NQTM : pháp luật NQTM không cấm việc các bên trong hợp đồng ký kết điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM, tuy nhiên, điều khoản này có thể bị coi là một trong các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Luật Cạnh tranh Như vậy, để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật này, cần có các quy định pháp luật thống nhất, giải thích rõ ràng trong việc đưa ra giới hạn của các hành vi có dấu hiệu hạn chế

Trang 6

cạnh tranh nhưng không vi phạm pháp luật cạnh tranh trong hoạt động NQTM, thực hiện tốt điều này sẽ tạo ra sự an tâm cho các bên nhượng quyền, khuyến khích hoạt động NQTM mà vẫn đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh

- Luật Sở hữu trí tuệ và quan hệ NQTM : cần áp dụng một cách triệt để các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm bản quyền trong hoạt động NQTM

- Luật Chuyển giao công nghệ và quan hệ NQTM : cần có các quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước về hoạt động NQTM khi nhượng quyền trong việc chuyển giao công nghệ đồng thời giúp cho các chủ thể trong trường hợp này không bị lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật

Thứ ba, lưu ý lựa chọn pháp luật áp dụng đối với HĐ NQTM có yếu tố nước ngoài:

Hoạt động NQTM thông thường vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, một trong các nguyên nhân chính là do chủ thể tham gia hoạt động NQTM chưa nắm vững quy định của pháp luật về vấn đề này Vậy nên lựa chọn pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động NQTM có yếu tố nước ngoài ngày càng được quan tâm hơn Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa tranh chấp về

HĐ NQTM vào diện thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam, do vậy tranh chấp về HĐ NQTM có thể được giải quyết bởi các cơ quan trọng tài, tòa án nước ngoài Do vậy, để tạo thuận lợi cho các bên thương nhân Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp phát sinh từ HĐ NQTM, thiết nghĩ cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này

Kết Luận.

Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số nội dung

cơ bản của HĐ NQTM, đồng thời có thể đưa ra các quan điểm, ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐ NQTM, từ đó góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật thương mại nói riêng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của hoạt động NQTM, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo

Trang 7

1 Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đam phán, soạn thảo Trường Đại học Luật Hà Nội Nxb Công an nhân dân Năm 2012

2 Sách chuyên khảo Kiến thức pháp lý và kĩ năng cơ bản trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Nxb Chính trị - Hành chính Năm 2012

3 Nguyễn Thị Như Nguyệt Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại - thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn thạc sĩ luật học Năm 2012

4 Nguyễn Hồng Hạnh Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam Khóa luận tốt nghiệp Năm 2007

Ngày đăng: 27/03/2019, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w