Có nhiều định nghĩa diễn đạt về Miễn dịch học cụ thể: Miễn dịch học (MDH) là một môn khoa học thuộc khoa học sự sống chuyên nghiên cứu về các quá trình nhận biết các chất lạ đối với cơ thể gọi chung là kháng nguyên (KN) và phản ứng của cơ thể sống với các chất lạ đó gọi chung là đáp ứng miễn dịch thông qua sự tương tác của một phức hệ tế bào có thẩm quyền miễn dịch trong cơ thể người và động vật (hệ này chỉ có ở động vật). Khoa học nghiên cứu về miễn dịch nói chung được gọi là miễn dịch học. Nếu nghiên cứu về cơ chế tác động phân tử và ảnh hưởng của hệ gen lên miễn dịch, thì gọi là miễn dịch học phân tử. Miễn dịch là một khái niệm bảo vệ vô cùng quan trọng và vô cùng phức tạp của cơ thể bao gồm tập hợp các phản ứng nhằm chống lại sự xâm nhập của bất kỳ một virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…hoặc là những chất chứa thông tin di truyền lạ đối với cơ thể như độc tố, enzyme, acid nucleic.. Như vậy, miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể bằng sự thích ứng phòng ngự tự nhiên, cũng có khả năng chủ động của cơ thể chống lại bất kỳ một vật lạ nào xâm nhập vào cơ thể.
PHẦN 1: MIỄN DỊCH HỌC ĐỘNG VẬT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MIỄN DỊCH HỌC ĐỘNG VẬT 1.1. Định nghĩa và lịch sử nghiên cứu của miễn dịch học động vật 1.1.1. Định nghĩa Có nhiều định nghĩa diễn đạt về Miễn dịch học cụ thể: Miễn dịch học (MDH) là một môn khoa học thuộc khoa học sự sống chuyên nghiên cứu về các quá trình nhận biết các chất lạ đối với cơ thể gọi chung là kháng nguyên (KN) và phản ứng của cơ thể sống với các chất lạ đó gọi chung là đáp ứng miễn dịch thông qua sự tương tác của một phức hệ tế bào có thẩm quyền miễn dịch trong cơ thể người và động vật (hệ này chỉ có ở động vật). Khoa học nghiên cứu về miễn dịch nói chung được gọi là miễn dịch học. Nếu nghiên cứu về cơ chế tác động phân tử và ảnh hưởng của hệ gen lên miễn dịch, thì gọi là miễn dịch học phân tử. Miễn dịch là một khái niệm bảo vệ vô cùng quan trọng và vô cùng phức tạp của cơ thể bao gồm tập hợp các phản ứng nhằm chống lại sự xâm nhập của bất kỳ một virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…hoặc là những chất chứa thông tin di truyền lạ đối với cơ thể như độc tố, enzyme, acid nucleic Như vậy, miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể bằng sự thích ứng phòng ngự tự nhiên, cũng có khả năng chủ động của cơ thể chống lại bất kỳ một vật lạ nào xâm nhập vào cơ thể. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu Ngay từ thời cổ đại, 2000 năm trước công nguyên, người Trung Quốc và người Đông Nam Á đã biết dùng vảy đậu mùa khô xát vào người lành hoặc nghiền nhỏ rồi thổi vào mũi người để phòng bệnh đậu mùa – đây chính là những ứng dụng đầu tiên của con người về miễn dịch. Thực sự miễn dịch học được bắt đầu từ khi Edward Jenner (1749-1820) lần đầu tiên dùng mủ trong mụn đậu bò đem chủng cho người vào năm 1796. Mặc dù không biết rõ cơ chế, nhưng phương pháp chủng đậu bò của ông cho người để phòng chống bệnh đậu mùa đã cứu được nhiều người thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Chất của mụn đậu mùa này lấy từ con bò cái bị bệnh dậu (xuất phát từ chũ vacca có nghĩa là con bò cái ) do đó ông gọi chất này là vacxin (vaccine). Đến thời Louis Pasteur (1822-1895) miễn dịch học mới thực sự phát triển theo đúng nghĩa của nó. Ông nghiên cứu sâu về miễn dịch và đặt ra quy luật “dùng độc trị độc” tức là nhiều loại vi sinh vật khi bị làm yếu đi, rồi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại vi sinh vật cường độc cùng loại. Ông tìm ra vacxin nhiệt thán (1863), vacxin tụ huyết trùng gà (1877), vacxin dại (1885)…Ông cũng đã đi sâu nghiên cứu cơ chế miễn dịch và đã có nhiều cống hiễn vĩ đại. Năm 1881, những ý tưởng về khả năng miễn dịch của động vật và người lần đầu tiên được ra cũng bởi Louis Pasteur và Robert Koch, sau đó Metchnikoff (1845-1916) là nhà bác học Nga đã tình cờ tìm ra hiện tượng thực bào (1884) và ông đã dành cả cuộc đời mình để xây dựng học thuyết thực bào, đặt nền móng cho loại hình miễn dịch thực bào. Ông được giải thưởng Nobel năm 1909. Năm 1890: phát hiện ra kháng thể (KT) – một thành phần quan trọng trong đáp ứng miễn dịch và vị trí cụ thể (phần tiếp nhận KN) trên bề mặt màng tế bào. Trong thời gian này một số kỹ thuật miễn dịch được nghiên cứu và đưa ra ứng dụng trong y học bởi Roux, Charriu, Widal, Kraus. Năm 1902: Richet và Porchier đã phát hiện ra hiện tượng phản vệ các hiện tượng dị ứng khác, đặt nền móng nghiên cứu về dị ứng học và miễn dịch bệnh lý. Hai ông được giải thưởng Nobel năm 1913. Landsteiner phát hiện ra KN và hệ nhóm máu ABO ở người, sau đó phát hiện ra các hapten và kháng nguyeen Rheusus và đặt nền móng cho một loại hình miễn dịch: miễn dịch không nhiễm trùng. Ông được giải thưởng Nobel năm 1930; Wright tìm ra hiện tượng opsonin hóa. Nhà hóa sinh học người Đức Ehrlich (1854-1915) đã đề xướng thuyết miễn dịch dịch thể, nghiên cứu sâu về kháng thể dịch thể và nhờ những cống hiến này, ông được giải thưởng Nobel năm 1909 cùng với Metchnikoff. Năm 1920: Heidelberger và Marrack đã xướng lý thuyết về mạng lưới. Ramon và Gleny thực hiện ứng dụng kỹ thuật dùng chất giải độc và phương pháp tiêm chủng phòng ngừa. Năm 1905, Fiesinger phát hiện ra hiện tượng tự miễn là loại hình miễn dịch chống lại chính bản thân. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất I, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra sự loại thải các mảnh ghép trên cơ thể khác mà có nguyên nhân là miễn dịch. Do đó loại hình miễn dịch qua trung gian tế bào ra đời và đã giúp con người có phương pháp chống lại miễn dịch trong việc ghép các cơ quan. Năm 1930: Tiselius tìm ra Gama globuline trong máu. Calmette và Guerin tìm ra vacxin phòng lao. Năm 1940:Snell tìm ra quy luật cấy ghép mô tế bào. Medawar tìm thấy hiện tượng dung nạp miễn dịch. Coombs và cs xây dựng được kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, khuếch tán miễn dịch để áp dụng phát hiện KN, KT… Năm 1943, Landsteiner đã tìm ra hệ thống hóa miễn dịch làm hai loại : miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Năm 1950: Lý thuyết chọn lọc dòng của Burnet giải thích được tính đa dạng của KT, được giải thưởng Nobel năm 1961. Năm 1958, Medawar giải thích hiện tượng miễn dịch dung nạp và được giải thưởng Nobel 1960. Năm 1981: Montagnier phát hiện HIV gây AIDS cho người. Năm 1989: Tìm ra gen p.53 chống ung thư. Năm 1997: Tìm ra PRION gây nhiễm mở đầu cho một quan niệm mới về khả năng gây bệnh ở mức phân tử. Gần đây với sự phát triển của khoa học và sự hỗ trợ của các ngành khoa học khác, miễn dịch học đã có những bước tiến vượt bậc. Đội ngũ những người nghiên cứu miễn dịch ngày càng đông và có nhiều cống hiến to lớn. Họ đã nhận được nhiều giải thưởng Nobel xứng đáng. Khoa học nghiên cứu về miễn dịch còn đang phát triển và hứa hẹn nhiều thành quả mới, đặc biệt trong miễn dịch chống ung thư. 1.2. Những khái niệm cơ bản về miễn dịch học động vật 1.2.1 Miễn dịch học tự nhiên ( còn gọi là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủng loại, miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch có tính chất di truyền). Miễn dịch tự nhiên là đặc tính không mắc phải một hay một số bệnh nào đó của một loài hay một giống sinh vật nhất định hay một lứa tuổi nhất định. Miễn dịch tự nhiên là loại có sẵn của chủng loại mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi sinh ra sinh vật đó đã được thừa hưởng. Có nhiều bệnh truyền nhiễm của động vật và người không mắc. Ví dụ: Người không mắc bệnh dịch tả của vịt hay của lợn. Có nhiều bệnh truyền nhiễm của người mà động vật không mắc. Ví dụ: Động vật không mắc bệnh sởi của người. Có nhiều bệnh loài động vật này mắc, loài kia lại không mắc. Ví dụ: Chim không mắc bệnh nhiệt thán của ngựa. Ngựa không mắc bệnh dịch tả của trâu bò. Có nhiều bệnh lứa tuổi này mắc nhưng lứa tuổi khác lại không mắc. Ví dụ: Trẻ em dễ mắc bệnh bại liệt, người lớn thì không. Trong trường hợp đặc biệt, miễn dịch tự nhiên có thể bị thay đổi, do đó người ta chia ra làm hai loại 1.2.1.1 Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối: Trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, trạng thái miễn dịch này cũng không có khả năng bị phá hoại, thậm chí có thể tiêm vào cơ thể của động vật một số lượng lớn vi sinh vật gây bệnh, nó cũng không có khả năng bị bệnh. Ví dụ: Bất cứ điều kiện nào thì bò không bao giờ mắc bệnh thương hàn của ngựa và dịch tả của lợn, lợn không bao giờ mắc bệnh Care (bệnh sài sốt chó). Loại miễn dịch này gọi là loại miễn dịch của chủng loại động vật. 1.2.1.2.Miễn dịch tự nhiên tương đối: Miễn dịch tự nhiên tương đối là tính miễn dịch có thể thay đổi khi chịu một sự tác động nào đó, trong một điều kiện và thời gian nhất định nào đó, như khi chịu tác dụng của độc lực vi sinh vật, hoặc thay đổi nhiệt độ hay khi sức đề kháng của cơ thể giảm .Ví dụ: Bình thường gà không mắc bệnh nhiệt thán nhưng khi ngâm chân gà vào nước lạnh cho thân nhiệt giảm xuống rồi gây nhiễm vi khuẩn nhiệt thán thì gà bị bệnh. Ếch nhái không mắc bệnh uốn ván nhưng khi nâng nhiệt độ lên như động vật máu nóng rồi gây nhiễm vi khuẩn uốn ván thì cũng bị nhiễm. Đó là chính là miễn dịch tự nhiên có tính chất tương đối. Miễn dịch tự nhiên còn có khả năng phân thành miễn dịch dịch bệnh và miễn dịch vi sinh vật. * Miễn dịch dịch bệnh: Là hiện tượng vi sinh vật gây bệnh có khả năng xâm nhập, sinh trưởng và phát triển trong cơ thể động vật nhưng không phát sinh dịch bệnh. Chẳng hạn như người có khả năng mang virus dịch tả lợn trong cơ thể nhưng không gây nên dịch bệnh, mặc dù loại virus này vẫn tồn tại trong cơ thể và độc lực của nó vẫn bình thường đối với lợn. * Miễn dịch vi sinh vật: Là hiện tượng một số vi sinh vật gây bệnh không có khả năng tiếp tục tồn tại và sống trong cơ thể động vật. 1.2.2. Miễn dịch đặc hiệu (còn gọi là miễn dịch thu được hay miễn dịch chủ động) Là miễn dịch được hình thành trong một thời gian và thời hạn nhất định sau khi bị một tác nhân kích thích, do cơ thể chủ động tạo ra và chỉ phản ứng duy nhất với tác nhân đó nếu nó xâm nhập vào những lần sau. Trong quá trình này cơ thể đã có những biến đổi nhất định để tạo nên miễn dịch mà vai trò chủ yếu là kháng nguyên – kháng thể đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu có thể là miễn dịch dịch thể, có thể là miễn dịch qua trung gian tế bào. Căn cứ vào cơ chế, quá trình đáp ứng miễn dịch và các thành phần tham gia để phân loại miễn dịch thành các loại sau: 1.2.2.1.Loại hình miễn dịch thực bào: Dựa trên hiện tượng thực bào do các tế bào có khả năng thực bào đảm nhận đó là các đại thực bảo và tiểu thực bào. 1.2.2.2.Loại hình miễn dịch dịch thể: Là miễn dịch do các cơ quan và tế bào có thẩm quyền miễn dịch đảm nhận, trong đó vai trò chủ yếu là tế bào lympho B. Sau khi chịu sự kích thích của tác nhân bệnh, chúng biệt hóa để sản xuất kháng thể dịch thể đặc hiệu, chúng tồn tại trong huyết thanh, trong các chất dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể. 1.2.2.3.Loại hình miễn dịch qua trung gian tế bào: Cũng do các cơ quan và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch đảm nhận, vai trò chủ yếu là tế bào lymphoT, kháng thể đặc hiệu được sản xuất ra không phải là dịch thể mà chính là các tế bào lympho T đã mẫn cảm với tác nhân gây bệnh, gọi là các kháng thể tế bào, thường tồn tại trong mô, cơ quan, trong da, trong mô liên kết .chúng cũng kết hợp với tác nhân kích thích nếu gặp lần sau. Ngoài ra còn một số khái niệm thuộc về miễn dịch đặc hiệu đó là: miễn dịch thu được chủ động và miễn dịch thu được bị động. Miễn dịch thu được chủ động : Là miễn dịch thu được sau khi trực tiếp bị vi sinh vật gây bệnh tấn công hoặc bị những sản phẩm độc của vi sinh vật tiết ra trong cơ thể mà qua khỏi bằng chính sức chống đỡ của cơ thể mình hoặc sau khi được tiêm vacxin, đồng thời do sự thích ứng phòng ngự của cơ thể người hay động vật mà sản sinh ra loại miễn dịch này. Có hai loại miễn dịch thu được chủ động: *Miễn dịch thu được chủ động tự nhiên: Là loại miễn dịch mà cơ thể thu được sau khi mắc một số bệnh nhất định trong tự nhiên mà tự khỏi bệnh. Loại miễn dịch này có thể kéo dài rất lâu, nhiều khi tồn tại suốt đời. Chẳng hạn: Nếu sau khi mắc bệnh đậu mùa mà không chết thì không bao giờ mắc bệnh đó nữa. *Miễn dịch thu được chủ động nhân tạo: Là miễn dịch có được của cơ thể sau khi được tiếp nhận những chế phẩm của vi sinh vật như vacxin, giải độc tố (KN) .Lúc này cơ thể đã huy động các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch sản xuất ra các yếu tố (Ig) chống lại mầm bệnh nếu chúng vào lần sau, đó là các kháng thể đặc hiệu. Đây là miễn dịch hình thành với mục đích là cho cơ thể ”tập dượt” trước, để khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể sẽ chủ động loại trừ chúng. Tiêm vacxin chính là tạo miễn dịch thu được chủ động nhân tạo cho cơ thể, đó là loại vacxin tiêm phòng định kỳ. Miễn dịch chủ động là loại miễn dịch tương đối vì loại miễn dịch này vẫn có khả năng bị phá hoại nếu như chúng ta tiêm vào cơ thể một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh. Miễn dịch thu được bị động: Là miễn dịch thu được bằng phương pháp chủ động đưa các yếu tố chữa bệnh từ bên ngoài vào giúp cơ thể chiến thắng với bệnh tật. Trái với miễn dịch thu được chủ động, miễn dịch này không do cơ thể chủ động tạo ra, mà được cung cấp từ nguồn có sẵn từ bên ngoài cơ thể đó. Có hai loại miễn dịch thu được bị động: miễn dịch thu được bị động tự nhiên, miễn dịch thu được bị động nhân tạo. Miễn dịch thu được bị động tự nhiên: Trẻ sơ sinh hoặc gia súc non thu được miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang qua nhau thai hay qua uống sữa non, có chứa các yếu tố miễn dịch đặc hiệu, đó chính là các kháng thể đặc hiệu, giúp con vật hay trẻ sơ sinh thắng được bệnh tật trong giai đoạn đầu của của cuộc sống. Miễn dịch này ngắn, không bền. Ví dụ: trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ít bị bệnh vì nhận được miễn dịch thụ động tự nhiên từ mẹ, còn hơn 6 tháng thì dễ mắc bệnh hơn vì do miễn dịch đã hết. Miễn dịch thu được bị động nhân tao: Là miễn dịch nhận được sau khi con người chủ động đưa vào cơ thể một lượng lớn kháng thể đặc hiệu có sẵn. Kháng thể đặc hiệu này có trong huyết thanh của con vật bị bệnh đã qua khỏi, hay trong huyết thanh của cơ thể đã tiêm phòng vacxin, người ta gọi là kháng huyết thanh. Kháng huyết thanh được dùng để chữa trị được gọi là kháng huyết thanh liệu pháp. Loại miễn dịch này có tác dụng nhanh, nhưng sớm đào thải khỏi cơ thể, nên thời gian miễn dịch ngắn, mục đích chữa bệnh có tính chất nhất thời, nhằm chi viện cho cơ thể chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi sinh vật gây bệnh. 1.2.3. Kháng nguyên 1.2.3.1. Định nghĩa Kháng nguyên (antigen) là tất cả các chất lạ đối với cơ thể (khác về bản chất, về cấu trúc ., đôi khi kể cả thành phần cấu tạo của cơ thể thường là các protein, các peptide lớn .hoặc có khi là các phân tử nhỏ (hapten) .khi xâm nhập vào cơ thể vi sinh vật sẽ gây nên một đáp ứng miễn dịch, tức một quá trình sinh học phức tạp dẫn đến sự tổng hợp những phân tử đặc biệt gọi là kháng thể dịch thể hay kháng thể tế bào và chúng có đặc thù liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đó. 1.2.3.2. Đặc tính của kháng nguyên Có khả năng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch, đặc tính này gọi là tính kích thích miễn dịch của kháng nguyên hay hoạt tính sinh miễn dịch của kháng nguyên. Có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng trong trường hợp đáp ứng miễn dịch dịch thể và có khả năng kết hợp đặc hiệu với các thụ thể bề mặt, các lympho T trong trường hợp miễn dịch tế bào, đặc tính thứ hai này gọi là tính dặc hiệu của kháng nguyên. * Đặc tính sinh miễn dịch của kháng nguyên Người ta còn gọi khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể của kháng nguyên là tính kháng nguyên của kháng nguyên. Tính kháng nguyên của một chất mạnh hay yếu phụ thuộc vào các điều kiện sau: - Tính lạ của kháng nguyên: Những chất càng lạ với cơ thể có tính kháng nguyên càng mạnh, tính kháng nguyên càng mạnh khi các loài càng xa nhau về nguồn gốc tổ tiên. Ví dụ: lấy huyết thanh của bò tiêm cho bò hoặc cho dê thì không kích thích sinh miễn dịch hoặc sinh miễn dịch yếu nhưng nếu lấy huyết thanh của gà tiêm cho bò thì kích thích miễn dịch tốt vì gà và bò khác xa về nguồn gốc. - Cấu trúc phân tử kháng nguyên: Những chất có phân tử lượng càng lớn và cấu trúc càng phức tạp thì tính sinh miễn dịch càng cao, thông thường phải có khối lượng trên 10.000Da, tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ như dextran, gelatin có phân tử lượng lớn nhưng không có tính kháng nguyên, trái lại insulin phân tử lượng chỉ có 6000Da, glucagon phân tử lượng 3800Da lại có tính kháng nguyên cao. - Những chất có bản chất là protein phức tạp hoặc cấu tạo từ polysaccharide thì có tính sinh miễn dịch cao vì dễ bị đại thực bào nuốt và xử lý, còn những chất có bản chất là lipit, axit nucleic thì tính sinh miễn dịch yếu hoặc không có, những chất này muốn trở thành kháng nguyên phải được gắn với một ”protein mang” có chứa các axit amin mạch vòng như tyrozin, triptophan hoặc các axit amin mạch vòng khác. * Tính đặc hiệu của kháng nguyên: Người ta gọi khả năng kết hợp đặc hiệu của kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu tương ứng với tính đặc hiệu của kháng nguyên. - Trong trường hợp đáp ứng miễn dịch dịch thể thì kháng nguyên kết hợp với globuline miễn dịch hay còn gọi là kháng thể dịch thể; còn trong trường hợp đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thì kháng nguyên kết hợp với những receptor xuất hiện ngay trên bề mặt những tế bào lympho T hay gọi là kháng thể tế bào. - Kháng nguyên nào thì kháng thể ấy, kháng nguyên gắn với kháng thể như chìa khóa và ổ khóa, như âm bản với dương bản. - Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ cấu trúc của cả phân tử kháng nguyên quyết định mà do ”nhóm quyết đinh” (epitop) của kháng nguyên quyết định, đó là những đoạn nhỏ hoặc một bộ phận nhỏ nằm trên bề mặt phân tử kháng nguyên quyết định. Nhóm quyết định kháng nguyên không những quyết định tính đặc hiệu sinh kháng thể tương ứng, mà còn là vị trí để kháng thể đó hoặc lympho bào mẫn cảm có thể gắn với kháng nguyên một cách đặc hiệu. - Nếu kháng nguyên chỉ có một nhóm quyết định thì sẽ kích thích cơ thể sinh ra một loại kháng thể tương ứng vào kháng nguyên đó chỉ kết hợp đặc hiệu và duy nhất với loại kháng thể đó mà thôi; còn nếu kháng nguyên có nhiều nhóm quyết dịnh thì sẽ có nhiều kháng thể tương ứng được sinh ra nhưng nhóm quyết định nào thì kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng của nhóm đó. Có bao nhiêu nhóm quyết định kháng nguyên thì có bấy nhiêu loại kháng thể và kết hợp đặc hiệu độc lập với nhau. *Hiện tượng cạnh tranh giữa các kháng nguyên: Hầu hết các loại kháng nguyên có bản chất là protein đều là kháng nguyên đa giá, trên mỗi phân tử thường chứa nhiều nhóm quyết định kháng nguyên, trong đó có những nhóm quyết định trội và nhóm quyết định không trội hoặc lặn. 1.2.4. Kháng thể 1.2.4.1. Khái niệm Kháng thể (KT ) là những phân tử protein thuộc nhóm gama globuline được tổng hợp do tác động của kháng nguyên, có cấu trúc tương hợp với cấu trúc của kháng nguyên như ổ khóa với chìa khóa, nhờ cơ chế kiểm soát cũ của hệ thống mật mã thông tin (ADN, ARN .) KT nhìn một cách tổng quát sẽ bao gồm KT dịch thể và KT tế bào. + KT dịch thể hay KT thể dịch: Là KT bơi tự do trong các dịch của cơ thể (huyết tương, dịch lympho, dịch kẽ tế bào .), trong đó có KT đặc hiệu là các chất dịch thể sinh học hòa tan trong huyết thanh và trong chất dịch của cơ thể khi bị kháng nguyên kích thích và có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra chúng. Sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể có thể xảy ra in vivo hoặc in vitro. Trong huyết thành có nhiều thành phần đó là α, β, γ globuline và albumin. Trong đó KT chủ yếu là γ globuline, vì vậy người ta gọi KT là globuline miễn dịch hay Immunoglobuline, ký hiệu là Ig. + KT tế bào hay gọi một cách chính xác là KT gắn trên tế bào: Là KT có khả năng gắn vào bề mặt tế bào nhưng không làm cho các tế bào ngưng kết với nhau. Khái niệm về KT tế bào: Một nhóm tế bào lympho T mang TCR đặc hiệu trên bề mặt, chính xác là nhóm tế bào lympho T thuộc loại CD 8, có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên và tiêu diệt kháng nguyên đó, được gọi là tế bào T ”độc” ký hiệu là T C (cytotoxic T cells). T C có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào, chúng là thành phần chính của một loại hình kháng thể đặc hiệu gọi là kháng thể tế bào. KT tế bào kết hợp với kháng nguyên một cách đặc hiệu và hậu quả của quá trình này làm giải phóng nhiều hợp chất trung gian gây độc tế bào và cơ thể. 1.2.4.2. Đặc tính chung của KT - Kháng thể là những chất có bản chất là protein, có phân tử lượng lớn 160.000- 1.000.000 Da. - Có tính đặc hiệu với kháng nguyên rất cao, mỗi loại kháng thể chỉ kết hợp đặc hiệu duy nhất với loại kháng nguyên kích thích sinh ra chúng. (Ví dụ: kháng thể chống độc tố uốn ván chỉ kết hợp với độc tố uốn ván, không kết hợp với độc tố bạch hầu). - Kháng thể dịch thể tồn tại một thời gian trong huyết thanh và chất dịch của cơ thể, dài hay ngắn, phụ thuộc vào yếu tố kích thích của kháng nguyên , phụ thuộc vào cơ thể vật chủ và nhiều yếu tố khác. - Do kháng thể có bản chất protein nên khi xâm nhập vào cơ thể khác loài nó có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể và chống lại nó, người ta gọi đó là tính kháng nguyên của kháng thể và huyết thanh chứa kháng thể này được gọi là kháng kháng thể. - Phần đặc hiệu có khả năng liên kết với kháng nguyên được gọi là ”trung tâm hoạt động” của kháng thể. - Kháng thể dịch thể có bản chất là protein nên kháng thể dễ bị cồn, nhiệt độ, hóa chất, axit, kiềm và các loại protease phá hủy. 1.2.5. Bổ thể - Bổ thể (ký hiệu là C): Là hệ thống protein huyết thanh (khoảng trên 40 loại có hoạt tính enzyme, được coi là yếu tố miễn dịch không đặc hiệu bởi vì nó thể hiện tác dụng như nhau đối với mọi kháng nguyên nhưng mặt khác trong nhiều trường hợp sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể xảy ra cần có sự có mặt của bổ thể, do vậy thực chất bổ thể cũng có vai trò nhất định trong cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. - Bổ thể là một phức hợp gồm 9 thành phần, ký hiệu lần lượt từ C 1 đến C 9 . Trong đó thành phần C 1 cũng không thuần nhất, gồm 3 thành phần nhỏ C 1 q, C 1 r, C 1 s. Trong các thành phần của bổ thể thì thành phần quan trọng nhất và có tính bản lề nhất là C 3 . - Bổ thể là một chất kháng khuẩn, tác dung của nó được tăng cường hơn khi nó được kết hợp với kháng thể dịch thể đặc hiệu (các γ globuline) hoặc với hệ thống properdin, hoặc các yếu tố miễn dịch khác, với sự có mặt của ion Mg 2+ . - Bổ thể là một chất không bền, ở nhiệt độ phòng đã mất tác dụng trong vài giờ, ở nhiệt độ 56 0 C bổ thể hoàn toàn bị vô hoạt sau 30 phút. - Bổ thể được sử dụng nhiều trong các phản ứng huyết thành học để nghiên cứu và chuẩn đoán như phản ứng kết hợp bổ thể. - Bổ thể còn có một vai trò quan trọng nữa trong hiện tượng thực bào chống các mầm bệnh, do trên bề mặt của các đại thực bào có một điểm thụ thể (receptor) dành cho thành phần C 3 của bổ thể, nên bổ thể dễ gắn lên đó và làm tăng độ dính của đại thực bào tăng cường khả năng bám vào các kháng nguyên để vây bắt (hiện tượng này được gọi là opsonin hóa). Trong hiện tượng opsonin hóa này, bổ thể cũng thường hoạt động song song với kháng thể. Tóm lại bổ thể là một hệ thống gồm nhiều thành phần hợp thành (gồm nhiều globuline hợp thành), bổ thể có nhiều trong huyết thanh của người và động vật, bổ thể không có tính đặc hiệu, hoạt động đặc trưng của nó là diệt tế bào bằng cách làm tan màng vi khuẩn và tan màng tế bào hồng cầu. 1.2.6. Cytokine Thuật ngữ cytokine dùng để chỉ toàn bộ các phân tử được tiết ra bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch tham gia vào hoạt động tín hiệu giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch. Tất cả các cytokine đều có bản chất là glycoprotein hoặc protein và được phân loại như sau: 1.2.6.1. Các interferon (IFN) có chức năng ngăn ngừa sự lan truyền của một số virus gây bệnh. Dạng đầu tiên gồm IFNα và IFNβ được sản xuất từ các tế bào bị nhiễm virus. Dạng thứ hai của interferon (IFNγ) được tiết ra từ các tế bào T đã hoạt hóa. Các IFN tạo ra sự đối kháng chống lại quá trình nhiễm virus đối với tế bào không bị nhiễm. Ngoài ra, các IFN còn kiểm tra sự tương tác giữa các lympho và các tế bào gây độc đối với các tế bào bị nhiễm. 1.2.6.2. Các interleukin là một nhóm lớn các cytokine (từ IL1 đến IL13) được sản xuất chủ yếu từ các tế bào T, mặc dù một số trong chúng có thể được sản xuất từ các thực bào đơn nhân hoặc từ các tế bào khác. Interleukin được sản xuất từ các tế bào lympho thì gọi là lymphokin. Chúng có nhiều chức năng, chủ yếu là kiểm tra sự biệt hóa và sự sinh sản tế bào. Mỗi một interleukin phản ứng đặc hiệu với các tế bào bộc lộ thụ thể riêng cho nó. 1.2.6.3. Các yếu tố kích thích quần lạc (CFS): Kiểm tra sự phân chia và sinh sản của tế bào nguồn và các tế bào máu sơ khai. Chính sự cân bằng giữa các CFS khác nhau sẽ xác định một phần các tỷ lệ tương đối của các kiểu tế bào khác nhau được sản xuất từ tủy xương. Một số CFS cũng kích thích sự biệt hóa các tế bào bạch cầu bên ngoài tủy xương. Một số các cytokine khác có thể là các yếu tố hoại tử ung thư (IFNα và IFNβ) và các yếu tố biến dạng sinh trưởng β (TGF β) đều có các chức năng khác nhau nhưng chúng đặc biệt quan trọng trong các phản ứng viêm và gây độc tế bào. 1.2.6.4. Các chất truyền dẫn sinh học: Một số lớn phần tử tham gia vào sự phát triển của các đáp ứng miễn dịch ngoài kháng thể, còn có một số phân tử khác có mặt trong huyết thanh. Đó là các protein của giai đoạn đáp ứng miễn dịch cấp tính. Chẳng hạn protein phản ứng C (CRP) có ái lực cao đối với protein C của cầu khuẩn bệnh phổi . Khi CRP liên kết với cầu khuẩn này sẽ tạo điều kiện cho bổ thể cố định vào cầu khuẩn và kích thích thực bào bắt giữ vi khuẩn gây bệnh. 1.2.7. Hiện tượng phản vệ Vào năm 1902, Richet và Portier đã gây miễn dịch cho chó bằng một chất độc pha loãng tách chiết từ con sứa. Khi tiêm lặp lại chất độc này cho chó, các ông nhận thấy phản ứng không dung nạp làm chó chết với liều lượng không gây độc. Phản ứng này được gọi là hiện tượng phản vệ. Các hiện tượng quá mẫn cảm khác nhau đã được mô tả như sau: quá mẫn cảm tức thì được gọi là phản vệ, quá mẫn cảm gây độc do các phức hệ miễn dịch, quá mẫn cảm muộn và quá mẫn cảm kích thích. Hiện tượng phản vệ có vai trò tham gia của kháng thể lớp IgE và cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ. 1.2.8. Sự tiêm chủng Nguyên tắc của sự tiêm chủng là dựa vào hai đặc tính cơ bản của đáp ứng miễn dịch thích ứng. Đó chính là tính đặc hiệu và sự ghi nhớ miễn dịch. Các tế bào ghi nhớ cho phép hệ thống miễn dịch phát triển sự đáp ứng mạnh hơn khi có lần tiếp xúc thứ hai với kháng nguyên. Sự đáp ứng thứ cấp này đồng thời nhanh hơn và có hiệu quả hơn sự đáp ứng ban đầu. Nguyên tắc tiêm chủng là dựa vào sự cải biến các vi sinh vật hoặc độc tố của chúng làm cho chúng trở thành một tác nhân không gây bệnh nhưng không làm mất tính kháng nguyên của chúng. Ví dụ: Vi khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố exotoxin làm phá hủy các tế bào cơ. Độc tố này có thể được cải biến bằng cách xử lý với focmon sẽ mất độc tính nhưng vẫn giữ được các epitop. Chất này được sử dụng như một vacxin. Một nguyên tắc khác của tiêm chủng là sử