1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn, cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học sa văn na khệt tỉnh sa văn na khệt, cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

149 57 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cán bộ và công tác cán bộ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định: Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn, thì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc’’, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011) của Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế xã hội đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 2020, xác định các phương hướng, mục tiêu cơ bản lâu dài, những nhiệm vụ kinh tế xã hội tầm vĩ mô, dài hạn để phát triển đất nước. Đồng thời, cũng xác định phương tiện, biện pháp để thực hiện thành công các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đó nhằm phấn đấu đến năm 2020 xây dựng nước CHDCND Lào trở thành một nước ổn định vững chắc về chính trị, an ninh, an toàn về xã hội, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân gấp ba lần so với hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia giai đoạn 2011 2020 là “Cương lĩnh kinh tế cơ bản” của Đảng. Đây là một thử thách to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Lào đang tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 8 (2016 2020) trên tinh thần bốn “đột phá”. Đó là, đột phá về mặt tư duy; đột phá mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực; đột phá về việc giải quyết hệ thống cơ chế, chế độ, cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; đột phá trong việc xoá nghèo cho nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết đề ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào năm 2020. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất to lớn và vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Những kết quả đạt được trong hơn 20 năm qua đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Cùng với đường lối đúng đắn, Đảng NDCM Lào cũng đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ và năng lực thực tiễn, có tinh thần đổi mới. Trong công tác cán bộ, Đảng đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ... Đảng đã có những bước chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đến nay, đội ngũ cán bộ đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhìn chung đại đa số cán bộ giữ được lập trường tư tưởng cũng như phẩm chất đạo đức, luôn trung thành và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ chưa thật sự ổn định về tư tưởng, tính chuyên nghiệp hoá còn thấp, còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý kinh tế xã hội, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ, khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành… chưa đáp ứng kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển vào năm 2020, còn có nhiều vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ và có các giải pháp giải pháp giải quyết. Trong đó, trình độ lãnh đạo, quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp tỉnh nói chung, cán bộ ở trường Đại học Sa Văn Na Khệt nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Vì vậy, việc triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập chưa đem lại hiệu quả. Sa Văn Na Khệt là một tỉnh nhỏ thuộc khu vực miền Trung của nước CHDCND Lào. Tỉnh có 13 dân tộc anh em, dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với 90,3%. Công tác cán bộ luôn được tỉnh ủy và chính quyền quan tâm thông qua các cuộc phát động phong trào xây dựng cơ sở cũng như qua rèn luyện thử thách trong thực tiễn công tác. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, có một bộ phận không nhỏ cán bộ đang có những hạn chế, bất cập nhất định cả về trình độ, năng lực lãnh đạo lẫn phẩm chất đạo đức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Do đặc điểm xuất thân của cán bộ khác nhau, kẻ địch lại thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, hoàn cảnh trong nước cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động đã và đang có những tác động xấu đến lập trường, tư tưởng của một số cán bộ. Trường Đại học Sa Văn Na Khệt là một trong những Đại học trong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Song với mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thì vẫn còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu bộ môn, chưa đạt triển về trình độ đào tạo. Chất lượng giáo dục từ 20062009 còn thấp so với trường đại học khác. Nhìn đội ngũ giáo viên ở trường Đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt còn bất cập về nhiều mặt so với tiêu chuẩn của giáo viên các đại học và nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của Đại học Sa Văn Na Khệt đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay Từ thực tế đó, trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của trường Đại học Sa Văn Na Khệt cả chiều rộng và chiều sâu, một việc làm cần thiết là phải củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ của trường Đại học Sa Văn Na Khệt. Mà một trong những khâu quan trọng là xác lập một cơ cấu xã hội hợp lý đối với đội ngũ cán bộ nói chung và ở trường Đại học Sa Văn Na Khệt nói riêng. Điều đó đòi hỏi phải vận dụng tri thức Xã hội học để nghiên cứu nhằm nhận diện thực trạng, tìm ra những vấn đề mang tính quy luật về sự vận động, biến đổi của đội ngũ cán bộ này. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm luận văn thạc sỹ. Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trang 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 12

1.1 Một số lý thuyết vận dụng trong luận văn 12

1.2 Một số khái niệm cơ bản 20

1.3 Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về công tác cán bộ 34

Chương 2 : THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SA VĂN NA KHỆT TỈNH SA VĂN NA KHỆT, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 45

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Sa Văn Na Khệt 45

2.2 Thực trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt hiện nay 55

2.3 Ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ về sự phù hợp của cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt 75

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SA VĂN NA KHỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 84

3.1 Phương hướng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt 84

3.2 Một số giải pháp góp phần điều chỉnh cơ cấu xã hội hợp lý của cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt 105

KÊT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 127

Trang 2

Bảng 2.3 Tình trạng hôn nhân và độ tuổi của cán bộ 61

Bảng 2.4 Trình độ học vấn của cán bộ 61

Bảng 2.5 Trình độ chính trị của cán bộ 62

Bảng 2.6a Giới tính và trình độ học vấn (so sánh ngang) 63

Bảng 2.6b Giới tính và trình độ học vấn (so sánh dọc) 64

Bảng 2.7a Giới tính và trình độ lý luận chính trị (so sánh ngang) 64

Bảng 2.7b Giới tính và trình độ lý luận chính trị (so sánh dọc) 65

Bảng 2.8a Độ tuổi và trình độ học vấn (so sánh ngang) 66

Bảng 2.8b Độ tuổi và trình độ học vấn (so sánh đọc) 66

Bảng 2.9a Độ tuổi và trình độ lý luận chính trị (so sánh ngang) 67

Bảng 2.9b Độ tuổi và trình độ lý luận chính trị (so sánh dọc) 68

Bảng 2.10 Cơ cấu dân tộc, tôn giáo của cán bộ 69

Bảng 2.11 Lương mức sống và thâm niên công tác của cán bộ 73

Bảng 2.12 Mức độ phù hợp cơ cấu về độ tuổi, giới tính 76

Bảng 2.13 Mức độ phù hợp cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo 76

Bảng 2.14 Mức độ phù hợp cơ cấu về trình độ được đào tạo 77

Bảng 2.15 Mức độ đánh giá về phẩm chất cán bộ 78

Bảng 2.16 Mức độ quan trọng của các yếu tố trong quy hoạch cán bộ 79

Bảng 2.17 Đánh giá về công tác cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt 81

Bảng 3.1 Những khó khăn trong công tác cán bộ 94

Bảng 3.2 Dự báo xu hướng biến đổi về thành phần xuất thân của cán bộ 98

Bảng 3.3 Dự báo xu hướng biến đổi về trình độ đào tạo của cán bộ 100

Bảng 3.4 Dự báo xu hướng biến đổi về cơ cấu độ tuổi của cán bộ 101

Bảng 3.5 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu giới của cán bộ 102

Bảng 3.6 Xu hướng biến đổi cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo của cán bộ 103

Trang 3

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu về giới của cán bộ 56

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu độ tuổi của cán bộ 58

Biều đồ 2.3 Cơ cấu về tình trạng hôn nhân của cán bộ 60

Biểu đồ 2.4 Nơi sinh của cán bộ 71

Biểu đồ 2.5 Nơi ở nguồn gốc xuất thần của cán bộ 72

Biểu đồ 2.6: Mức sống của cán bộ trường đại học 72

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cán bộ và công tác cán bộ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệthống tổ chức bộ máy, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại củacách mạng Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khẳng định: Trong giai đoạncách mạng hiện nay, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xâydựng Đảng là nhiệm vụ then chốt Khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn,thì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối đó

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọicông việc’’, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2011) của Đảng NDCM Lào đã

đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng Xã hộichủ nghĩa Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ nướcCộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội giai đoạn 2011 - 2020, xác định các phương hướng, mục tiêu cơ bảnlâu dài, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội tầm vĩ mô, dài hạn để phát triển đấtnước Đồng thời, cũng xác định phương tiện, biện pháp để thực hiện thànhcông các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đó nhằm phấn đấu đến năm

2020 xây dựng nước CHDCND Lào trở thành một nước ổn định vững chắc vềchính trị, an ninh, an toàn về xã hội, đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống của nhân dân gấp ba lần so với hiện nay Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 là “Cương lĩnh kinh

tế cơ bản” của Đảng Đây là một thử thách to lớn đối với Đảng, Nhà nước vànhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước thời kỳquá độ lên CNXH Để thực hiện thành công chiến lược phát triển đó, toànĐảng, toàn quân và toàn dân Lào đang tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết

Trang 5

Đại hội lần thứ X của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lầnthứ 8 (2016 - 2020) trên tinh thần bốn “đột phá” Đó là, đột phá về mặt tưduy; đột phá mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực; đột phá về việc giảiquyết hệ thống cơ chế, chế độ, cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; đột phátrong việc xoá nghèo cho nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết đềngày càng nâng cao đời sống của nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi tình trạngnước chậm phát triển vào năm 2020

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnhđạo đã thu được những thành tựu rất to lớn và vô cùng quan trọng trên tất cảcác lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng Những kết quả đạt đượctrong hơn 20 năm qua đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúngđắn, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước Cùng với đường lối đúngđắn, Đảng NDCM Lào cũng đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ vànăng lực thực tiễn, có tinh thần đổi mới

Trong công tác cán bộ, Đảng đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục tìnhtrạng thiếu hụt, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục,vững vàng giữa các thế hệ cán bộ Đảng đã có những bước chuẩn bị từ xa vàtạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cán bộđảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trịvững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn,nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ

về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

Đến nay, đội ngũ cán bộ đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,nhìn chung đại đa số cán bộ giữ được lập trường tư tưởng cũng như phẩm chấtđạo đức, luôn trung thành và tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước do

Trang 6

Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộphận cán bộ chưa thật sự ổn định về tư tưởng, tính chuyên nghiệp hoá còn thấp,còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý kinh tế xã hội, pháp luật, hành chính, kỹnăng thực thi công vụ, khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong công tácquản lý, điều hành… chưa đáp ứng kịp với đòi hỏi của thực tiễn.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, phấn đấu đưa đất nước thoátkhỏi tình trạng chậm phát triển vào năm 2020, còn có nhiều vấn đề mới, phứctạp đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ và có các giải pháp giải pháp giải quyết.Trong đó, trình độ lãnh đạo, quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán

bộ cấp tỉnh nói chung, cán bộ ở trường Đại học Sa Văn Na Khệt nói riêng cònnhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ Vì vậy, việctriển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước còn nhiều bất cập chưa đem lại hiệu quả

Sa Văn Na Khệt là một tỉnh nhỏ thuộc khu vực miền Trung của nướcCHDCND Lào Tỉnh có 13 dân tộc anh em, dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với90,3% Công tác cán bộ luôn được tỉnh ủy và chính quyền quan tâm thông quacác cuộc phát động phong trào xây dựng cơ sở cũng như qua rèn luyện thử tháchtrong thực tiễn công tác Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, có một bộ phận khôngnhỏ cán bộ đang có những hạn chế, bất cập nhất định cả về trình độ, năng lựclãnh đạo lẫn phẩm chất đạo đức Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quảhoạt động của hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Do đặcđiểm xuất thân của cán bộ khác nhau, kẻ địch lại thực hiện âm mưu diễn biếnhòa bình, hoàn cảnh trong nước cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động

đã và đang có những tác động xấu đến lập trường, tư tưởng của một số cán bộ

Trường Đại học Sa Văn Na Khệt là một trong những Đại học trongnước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Song với mục tiêu phát triển giáo dục

và đào tạo thì vẫn còn thiếu về số lượng, chưa hợp lý về cơ cấu bộ môn, chưa

Trang 7

đạt triển về trình độ đào tạo Chất lượng giáo dục từ 2006-2009 còn thấp sovới trường đại học khác Nhìn đội ngũ giáo viên ở trường Đại học Sa Văn NaKhệt tỉnh Sa Văn Na Khệt còn bất cập về nhiều mặt so với tiêu chuẩn củagiáo viên các đại học và nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của Đại học SaVăn Na Khệt đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nướctrong giai đoạn hiện nay

Từ thực tế đó, trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộicủa trường Đại học Sa Văn Na Khệt cả chiều rộng và chiều sâu, một việc làmcần thiết là phải củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ của trường Đại học SaVăn Na Khệt Mà một trong những khâu quan trọng là xác lập một cơ cấu xãhội hợp lý đối với đội ngũ cán bộ nói chung và ở trường Đại học Sa Văn NaKhệt nói riêng Điều đó đòi hỏi phải vận dụng tri thức Xã hội học để nghiêncứu nhằm nhận diện thực trạng, tìm ra những vấn đề mang tính quy luật về sựvận động, biến đổi của đội ngũ cán bộ này Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:

“Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm luận văn thạc

sỹ Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc góp phần xâydựng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cơ cấu xã hội vừa là phương pháp tiếp cận có nhiều ưu điểm trongnghiên cứu khoa học, vừa là chủ đề mà nhiều ngành khoa học xã hội quantâm, trong đó có khoa học Xã hội học Có nhiều công trình khoa học đã tiếpcận dưới giác độ cơ cấu xã hội, có thể kể đến một số công trình, bài viết sau:

* Nhóm nghiên cứu tiếp cận cơ cấu xã hội ở tầm lý thuyết, mang tính khải quát, tổng kết và hệ thống, cụ thể:

“Phân tích cơ cấu xã hội từ giác độ xã hội học”, Tạp chí Xã hội học số

4/1992; “Bàn luận về giai tầng xã hội - cơ cấu giai tầng xã hội”, Tạp chí

Trang 8

KHXH số 9/2007; “Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổimới”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3/2010; “Cơ cấu xã hội và phân

tầng xã hội, một chặng đường 20 năm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng”,

Tạp chí XHH số 3/2010 của GS.TS Nguyễn Đình Tấn Đây là những bài viết

đã khẳng định vai trò của lý thuyết cơ cấu xã hội dưới giác độ tiếp cận xã hộihọc nói riêng và trong các chuyên ngành của khoa học xã hội nói chung ởViệt Nam để lý giải các vấn đề xã hội về mặt cơ cấu

Tác giả Nguyễn Đình Tấn cũng đã xuất bản cuốn sách “Cơ cấu xã hội

và phân tầng xã hội”, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005 Đây làmột công trình nghiên cứu khá công phu, đã trình bày những khái niệm cơbản và cách tiếp cận chủ yếu của xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xãhội; đồng thời, tác giả cũng làm rõ việc vận dụng cách tiếp cận lý luận xã hộihọc vào việc nhận thức và lý giải những vấn đề đang đặt ra trong quá trình đổimới kinh tế - xã hội ở nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Ngoài ra tác giả khái quát những bước của quá trình ứng dụng lýthuyết cơ cấu xã hội vào nghiên cứu các phân hệ cơ cấu trong thời gian qua,đưa ra giải pháp đồng bộ hơn trong xây dựng cũng như đổi mới những môhình cơ cấu xã hội theo hướng tối ưu, năng động và hiệu quả hơn

Đề tài cấp nhà nước KX-07-05: “Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu

xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay” do GS Đỗ Nguyên Phương làm chủ

nhiệm Công trình đã cung cấp một số nội dung lý luận về thực trạng và xuhướng biến đổi CCXH giai cấp, lao động, nghề nghiệp, dân cư, dân tộc ởnước ta Tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ của con người Việt Nam trong điềukiện đổi mới Đề tài đã dự báo những biến động về mặt xã hội thông quanhững biến đổi về cơ cấu xã hội giai cấp, dân số, lao động và nghề nghiệp khiViệt Nam chuyển sang cơ chế thị trường

“Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay” của

GS,TS Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 9

2010 Cuốn sách đã nêu tổng thể về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam tronggiai đoạn đổi mới, thể hiện trên 5 lát cắt quan trọng nhất, đó là cơ cấu xã hội -giai cấp, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội -dân tộc và cơ cấu xã hội - tôn giáo Trên cơ sở phân tích các nhân tố cơ bảntác động đến sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam, công trình đã làm nổi bật

sự biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu xã hội Việt Nam gần 30 năm đổi mới Nhữngbiến đổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đấtnước, cụ thể trên các mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội Đây là cơ sởrất quan trọng cho việc định hướng các chính sách trong quá trình phát triển ởgiai đoạn tiếp theo Đó là việc chủ động tổ chức, quản lý quá trình vận động,biến đổi, hướng tới hình thành một cơ cấu xã hội tối ưu, trên cơ sở chủ độngquản lý quá trình biến đổi của các thành tố, các mối quan hệ của cơ cấu xã hộimột cách hợp lý, đến việc hạn chế thấp nhất những khả năng ảnh hưởng tiêucực, phát huy vai trò tích cực của các thành tố, các mối quan hệ của cơ cấu xãhội đó đối với đời sống xã hội

“Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn2011-2020” của Đỗ Thiên Kính (Chủ biên) Đề tài phản ánh thực trạng biếnđổi của cơ cấu xã hội nước ta được phân tích theo một số chiều cạnh: sự biếnđổi của cơ cấu nghề nghiệp, sự di động xã hội và phân hoá xã hội Đề tài phântích mối quan hệ và các yếu tố tác động đến sự biến đổi của các giai cấp vàtầng lớp xã hội, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội, thái độ của các nhóm xãhội khác nhau về mục tiêu và định hướng phát triển xã hội và quản lý pháttriển xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011-2020

“Những vấn đề cơ cấu xã hội và sự phát triển ở một xã nông thôn Nam bộ” của tác giả Đỗ Thái Đồng, Tạp chí XHH số 3/1989 Bài viết đã vận dụng

lý thuyết cơ cấu xã hội để nghiên cứu xã hội nông thôn Việt Nam; qua đó, tácgiả đã chỉ ra những yếu tố cản trở, bất hợp lý trong lực lượng sản xuất ở nông

Trang 10

thôn Nam bộ thời kỳ bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời đưa ramột số kiến nghị nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.

* Nhóm các nghiên cứu đi sâu tìm hiểu sự biến đổi của từng nhóm xã hội, giai tầng xã hội và đội ngũ cán bộ:

Khăm Phong Chăn Tha Chon (2013), “Năng lực lãnh đạo của đội ngũcán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp Tỉnh ở Tỉnh Sa La Văn, nước(CHDCND) Lào”, luận văn thạc sĩ Chính trị học

“Năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chínhtrị cấp Tỉnh ở Tỉnh Sa La Văn, nước (CHDCND) Lào”, luận văn thạc sĩ củaKhăm Phong Chăn Tha Chon ( Hà Nội, 2013) Qua nghiên cứu tác giả đãkhẳng định trách nhiệm của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trongviệc thực hiện phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực củacán bộ chủ chốt

Môn La Thíp Khủn Vi Hản (2010), “Đánh giá cán bộ diện ban thường

vụ thành uỷ thành phố Viêng Chăn, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làoquản lý trong giai đoạn hiện nay”,luận văn thạc sĩ Chính trị học

Tác giả đã nghiên cứu đến việc đánh giá thực trạng cán bộ diện BanThường vụ thành ủy quản lý và những nhân tố tác động và giải pháp chủ yếunhằm đánh giá đúng cán bộ diện ban thường vụ thành uỷ thành phố Viêng Chăn,Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay

Sivilay SIHALATH (2013), “Cấu trúc xã hội của cán bộ công chứcNgành văn hoá thông tin tỉnh Bò Kẹo hiện nay, thực trạng và xu hướng biếnđổi”, luận văn thạc sĩ Xã hội học

“Cấu trúc xã hội của cán bộ công chức Ngành văn hoá thông tin tỉnh

Bò Kẹo hiện nay, thực trạng và xu hướng biến đổi” Tác giả đã làm rõ thựctrạng, nguyên nhân, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của cán bộ công chứcNgành văn hoá thông tin tỉnh và trình bày khái quát kết cấu giai cấp, thực

Trang 11

trạng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở Lào; từ đó đưa ra kiến nghị vớicông tác quản lý xã hội một cách hài hòa hơn nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Phetsamone BOUDDA ( 2015 ) “ Cơ cấu xã hội cán bộ các ban Đảngcấp tỉnh ở tỉnh Khăm Muộn “ Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh

“Cơ cấu xã hội cán bộ các ban Đảng cấp tỉnh ở tỉnh Khăm Muộn”,cùng tác giả có bài viết “Suy nghĩ về thực trạng cơ cấu xã hội - giai cấp và

phân tầng xã hội ở CHDCND Lào hiện nay” Tác giả đã làm rõ thực trạng,

nguyên nhân, xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của cán bộ các ban Đảng cấptỉnh và trình bày khái quát kết cấu giai cấp, thực trạng phân tầng xã hội, phânhóa giàu nghèo ở Lào; từ đó đưa ra kiến nghị với công tác quản lý xã hội mộtcách hài hòa hơn nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh

Như vậy trong các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đều đã đềcập đến chủ đề cơ cấu xã hội dưới góc độ tiếp cận Xã hội học Tuy nhiên việcnghiên cứu cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh SaVăn Na Khệt là một tỉnh của CHDCND Lào thì chưa có tác giả nào nghiêncứu Do đó, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề nêu trên là không trùng lặp vớicác công trình nghiên cứu trước đây Song trong luận văn, tác giả có kế thừa,tiếp thu những thông tin, nhũng kết quả khoa học đã có và hy vọng bổ sungthêm thông tin, góp phần làm phong phú hơn “bức tranh” về cơ cấu xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nhận diện thực trạng cơ cấu xã hội và phân tích một số yếu tố tác độngđến cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh Sa Văn NaKhệt hiện nay Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng, điều

Trang 12

chỉnh cơ cấu xã hội của cán bộ phù hợp với phương hướng xây dựng cán bộcủa trường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh Sa Văn Na Khệt cũng như của nướcCHDCND Lào trong giai đoạn tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định và làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu cơ cấu xã hội của cán bộtrường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh Sa Văn Na Khệt

- Nhận diện thực trạng cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn

Na Khệt, tỉnh Sa Văn Na Khệt hiện nay

- Phân tích một số yếu tố chủ yếu tác động đến sự biến đổi cơ cấu xãhội của cán bộ các trường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh Sa Văn Na Khệt

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần định hướng, xác lập

cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt, tỉnh Sa Văn NaKhệt hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở trường Đại học SaVăn Na Khệt, tỉnh Sa Văn Na Khệt trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt

- Về nội dung: Luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu cơ cấu xã hộicủa cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt

- Về không gian: Đề tài được thực hiện trường Đại học Sa Văn Na Khệttỉnh Sa Văn Na Khệt giai đoạn 2010 - 2015, định hướng và giải pháp pháttriển đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận

- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

và Đảng NDCM Lào về con người và xã hội; về đường lối, chính sách, phápluật của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của trường Đại học

Sa Văn Na Khệt về cán bộ và công tác cán bộ

Trang 13

- Đề tài sử dụng phương pháp luận xã hội học để nghiên cứu về cơ cấu

xã hội

- Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cậnchức năng luận, phương pháp tiếp cận cơ cấu luận

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: Thu thập và phân tích tài liệu,

số liệu về cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 10 cán bộ lãnh đạotrường Đại học Sa Văn Na Khệt

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng 334 bảng hỏi để trưngcầu ý kiến cán bộ trường Đại học Sa Văn Na Khệt

6 Dự kiến những đóng góp của luận văn

- Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận, phương pháp khoa học trong phântích, đánh giá cơ cấu cán bộ, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũcán bộ ở trường Đại học Sa Văn Na Khệt

- Đề xuất một số giải pháp trên cơ sở khoa học trước xu hướng biến đổi

cơ cấu xã hội của cán bộ trường Đại học nhằm góp phần xây dựng cán bộ củatỉnh Sa Văn Na Khệt ngày càng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảotrong công tác lãnh đạo, quản lý về những vấn đề liên quan đến công tác cán

bộ ở các địa phương khác trong việc hoạch định, phát triển cán bộ

- Kết quả cũng có thể làm tài liệu trong việc học tập và nghiên cứunhững vấn đề liên quan tới cơ cấu xã hội

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược kết cấu thành 3 chương

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường

đại học

Chương 2: Thực trạng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học

Sa Văn Na Khệt tỉnh Sa Văn Na Khệt, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiệnnay

Chương 3:Phương hướng và giải pháp góp phần xây dựng cơ cấu xã

hội của đội ngũ cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt giai đoạn 2015 - 2020

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Một số lý thuyết vận dụng trong luận văn

1.1.1 Lý thuyết cơ cấu xã hội

Lý thuyết xã hội học về cơ cấu xã hội rất đa dạng, phong phú Tiêu biểu

là một số nhà xã hội học đã đưa ra các quan niệm khác nhau về cơ cấu xã hộinhư: J.H Ficher; I Robertson; W.E Thompson - các nhà xã hội học người

Mỹ hay G.V.Oxipop nhà xã hội học người Liên Xô (cũ); V.A.Đôbờrianốp nhà xã hội học người Bugari…

-Trong các tác phẩm của mình, C.Mác, Ph.Ăngghen cũng đã bàn luậnnhiều về cơ cấu xã hội, đưa ra những nội dung cơ bản về cơ cấu xã hội vàcách tiếp cận cơ cấu xã hội Có thể xem xét một số nội dung cơ bản sau:

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội là một nền tảng của bất kỳ xã hội nào;

cơ cấu xã hội do cơ cấu kinh tế quyết định; cơ cấu xã hội đa dạng, nhiều tầnglớp, cơ cấu xã hội luôn biến đổi; phải đi từ con người với hoạt động sống củachính họ để tìm hiểu cơ cấu xã hội; cơ cấu xã hội với điển hình là cơ cấu xãhội giai cấp, với hai giai cấp cơ bản là bóc lột và bị bóc lột, và đấu tranh giaicấp là động lực cho sự phát triển xã hội [33, 263] Trong phân tích cơ cấu xãhội của một hệ thống xã hội, cần phải phân tích các phân hệ xã hội mới chochúng ta thấy toàn cảnh về cơ cấu xã hội của một hệ thống xã hội, đó chính làphương pháp phân tích khoa học

Vì vậy, khi nghiên cứu cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học

Sa Văn Na Khệt phải bắt đầu từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, cơchế chính sách của Đảng và Nhà nước để xem xét, phân tích cơ cấu xã hội của

Trang 16

đội ngũ này Đồng thời, làm rõ tính đa dạng, nhiều chiều, nhiều khía cạnh củacán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt trong sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước và của địa phương hiện nay.

1.1.2 Lý thuyết cơ cấu - chức năng

Thuyết chức năng được khởi xướng từ H.Spencer và E.Durkheim trongbối cảnh của xã hội châu Âu đầu thế kỷ XX Chức năng được hiểu là nhu cầu,lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo

ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống [30, 223]

Luận điểm gốc của thuyết chức năng nhấn mạnh đến tính cân bằng, ổnđịnh và khả năng thích nghi của cấu trúc Thuyết này cho rằng:

Mỗi một yếu tố, một thành phần, một bộ phận cấu thành của xã hội đềuthực hiện những chức năng và thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội Một

xã hội tồn tại và phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt độngnhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc Bất kỳ một

sự thay đổi của thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi của các bộ phận, cácyếu tố, thành phần khác và làm biến đổi cả hệ thống Sự biến đổi của cấu trúc tuântheo quy luật tiến hóa, thích nghi khi môi trường sống thay đổi; sự thay đổi củacấu trúc luôn hướng tới thiết lập lại trạng thái cân bằng ổn định [30, 223]

Các nhà chức năng luận cho rằng: Giống như các bộ phận khác nhautrong cơ thể con người, mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình,trường học đều giữ những chức năng nhất định, song lại luôn có sự liên hệmật thiết với nhau và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong hoạtđộng Đối với cấu trúc xã hội, các đại diện của chủ thuyết này vừa nhấn mạnhtính hệ thống của nó, vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, chuẩn mực xãhội trong việc tạo dựng sự nhất trí, thống nhất ổn định trật tự xã hội [30, 218]

Thuyết chức năng cho rằng, mọi xã hội từ bản chất nội tại của nó luôn có

xu hướng tiến tới sự hài hòa và tự điều chỉnh, tương tự như những cơ thể sinh

Trang 17

học giống như cơ thể con người là một thể thống nhất, mà các bộ phận riêngphải phục tùng những nhu cầu cụ thể của cả hệ thống [30, 226] Xã hội là một hệthống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự bền vững của tổngthể Do đó, để giải thích sự tồn tại của một thiết chế nhất định, chúng ta khôngnên tìm hiểu mục đích của các cá nhân mà phải tìm hiểu hệ thống xã hội nhưmột tổng thể, đòi hỏi những nhu cầu của nó được thỏa mãn như thế nào? Vànhững ứng dụng của xã hội học ở đây trước hết là nhằm tác động để tạo ra sự ổnđịnh xã hội, điều chỉnh xã hội sao cho phù hợp với bản chất bên trong của nó.

Mặc dù không phủ nhận sự khác biệt về mặt giá trị giữa các nhóm xãhội cũng như tính linh hoạt, chủ động của các cá nhân, nhưng những ngườitheo thuyết chức năng vẫn coi con người chỉ là những cái máy hành động theonhững vai trò mà xã hội đã định trước Từ chỗ nhìn nhận con người chỉ như làmột thực thể thụ động, thuyết chức năng chỉ nhấn mạnh đến tính vững chắccủa các thiết chế và các cấu trúc xã hội, nó chỉ quan tâm đến sự phục tùng củacác cá nhân đối với các chuẩn mực, nhu cầu của hệ thống xã hội mà khôngtính đến vai trò làm thay đổi hoàn cảnh của chủ thể

Vận dụng thuyết này trong luận văn để nhận diện và giải thích nhữngyếu tố như phẩm chất chính trị, môi trường công tác, sự lựa chọn nghềnghiệp, các quan hệ xã hội của cán bộ trường đại học có tác động thế nàotới cơ cấu xã hội của họ

1.1.3 Lý thuyết hệ thống

Trong cuốn sách “Hệ thống xã hội”, nhà xã hội học người Mỹ Talcott

Parsons cho rằng: Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố sắpxếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình vừa độc lập vừa liên tụctrao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh [30, 228]

Talcott Parsons xem xét hệ thống trong một trục tọa độ ba chiều: cấutrúc, chức năng, kiểm soát Tức là hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó, hệ

Trang 18

thống luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa trao đổi với môitrường xung quanh, hệ thống có khả năng điều khiển và tự điều khiển Parsons

đã đưa ra sơ đồ nổi tiếng về hệ thống chức năng xã hội, viết tắt là AGIL Trong

đó gồm: (A) thích ứng với môi trường; (G) Hướng đích - huy động các nguồnlực để đạt mục tiêu; (I) Liên kết, phối hợp các hoạt động; (L) Duy trì khuônmẫu để tạo ra sự ổn định trật tự Tương quan và tương tác AGIL sẽ đảm bảotrật tự, ổn định của hệ thống xã hội Tương ứng với sơ đồ trên, trong hệ thống

xã hội, người ta có tiểu hệ thống kinh tế; tiểu hệ thống chính trị; tiểu hệ thốngpháp luật và tiểu hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội được quy chuẩn thôngqua các thiết chế gia đình, nhà trường, văn hóa, tôn giáo…

Nguyên lý về tính chỉnh thể là nguyên lý xuất phát, đồng thời là nguyên

lý trung tâm của lý thuyết hệ thống Nó cho thấy đặc trưng cơ bản nhất của hệthống là tính thống nhất, chỉnh thể Tính thống nhất của hệ thống là sự thốngnhất trong đa dạng hay còn gọi là tính phức thể Hệ thống là một thể phức tạp,

đa cấu trúc, đa chức năng, đa dạng và phức tạp về các loại quan hệ Cấu trúccủa hệ thống đóng khác với hệ thống mở; hệ thống thuần nhất khác với hệthống không thuần nhất; hệ thống điều khiển khác với hệ thống bị điều khiển

Hệ thống có các mối quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài, bên trong là

“tích hợp” và bên ngoài là “thích nghi”

Khi phân tích xã hội như một tổng thể, C.Mác đã đưa ra khái niệm cơ

sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong đó có sự vận động của những quyluật phản ánh mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Sự vận động của các quy luật đó tạonên sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, là “một lịch sử tựnhiên” Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác là lý thuyết hệ thốngkhoa học Nó cho ta phương pháp tiếp cận, đi từ sản xuất vật chất để tìm hiểucấu trúc, chức năng và sự vận hành của các hệ thống xã hội Và hệ lụy của nó,nói như V Doborianop, phải đi từ sản xuất vật chất để tìm hiểu cơ cấu xã hội

Trang 19

Vận dụng lý thuyết này trong luận văn để xem xét trường đại học SaVăn Na Khệt là một yếu tố cấu thành của hệ thống chức năng về mặt giáodục, mà ở đây hệ thống giáo dục tỉnh Sa Văn Na Khệt như là một hệ thống,chỉnh thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố Cụ thể là đặt cơ cấu xã hội của cán

bộ trường đại học trong mối quan hệ với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vàtrong mối tương quan với môi trường xã hội

1.1.4 Phương pháp tiếp cận cơ cấu xã hội

1.1.4.1 Phương pháp luận trong tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội

A Comte đã đưa ra khái niệm “tĩnh học xã hội” (cơ cấu xã hội, đồng tình

xã hội, trật tự xã hội), “động học xã hội” (giai đoạn phát triển khác nhau có quyluật vận động xã hội khác nhau) để xây dựng phương pháp nghiên cứu cơ bảncủa xã hội học: nghiên cứu xã hội trong trạng thái tĩnh và trạng thái động

E.Durkheim đã nêu ra một tuyên ngôn nổi tiếng: nhà xã hội học ngay từbước đi đầu tiên đã đặt chân vào hiện thực và khuyến cáo, nguyên tắc quantrọng đầu tiên của xã hội học là coi xã hội như là sự vật

Tiếp cận cơ cấu xã hội dưới ánh sáng xã hội học Mác-xít đòi hỏi phải

quán triệt và thực hiện nguyên tắc: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển Ở mỗi thời điểm phát triển của hệ thống xã hội bao giờ cũng có

một cấu trúc xã hội tương ứng, và xâu chuỗi cơ cấu xã hội theo chiều lịch sửcủa hệ thống xã hội ta thấy chúng luôn vận động và biến đổi Xem xét cơ cấu

xã hội của xã hội hay một nhóm xã hội đòi hỏi phải tôn trọng sự thật, phải cócái nhìn đa chiều để thấy rõ sự phong phú, phức tạp trong cấu trúc, trong liên

hệ xã hội của hệ thống xã hội; phải luôn chú ý đến những điều kiện lịch sử cụtác động đến sự biến đổi cơ cấu xã hội

Để phản ánh cơ cấu xã hội của một hệ thống xã hội, xã hội học rất coitrọng các số liệu thu được từ điều tra thực tế bằng phương pháp điều tra mẫu;kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu

Trang 20

định tính; kết hợp phân tích các thông tin xã hội thu được từ các phương phápquan sát, phỏng vấn, an két, phân tích tài liệu và số liệu thống kê Điều tra xãhội học về cơ cấu xã hội để mô tả mô hình cơ cấu xã hội hiện thực và phântích tính chỉnh thể trong cơ cấu xã hội của hệ thống xã hội (về thực chất làphát hiện những khuyết tật cấu trúc của hệ thống xã hội).

Sự biến đổi cơ cấu xã hội mặc dù một phần chịu tác động của những yếu

tố chủ quan (đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền), song nó luôn biểuhiện sự biến đổi một cách tự nhiên theo những quy luật khách quan Do vậy,xem xét cơ cấu xã hội phải hết sức khách quan, trung thực, khoa học, tránh địnhkiến chủ quan Cho nên, nghiên cứu cơ cấu xã hội không chỉ dừng lại ở việc mô

tả thực trạng mà phải xem xét chiều hướng biến đổi của cơ cấu xã hội

1.1.4.2 Phương pháp tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội

Khái niệm CCXH là một khái niệm khoa học và là khái niệm công cụ,

có tác dụng khám phá kết cấu bên trong và nhận thức phương diện xã hội của

hệ thống xã hội Vì lẽ, “mọi cố gắng nhằm nắm vững và hiểu biết xã hội như

là một hệ thống đều dựa trên sự hiểu biết cụ thể về cơ cấu của nó Việc phântích cơ cấu cho ta chìa khóa để hiểu hệ thống toàn diện đó[39, 74] Luận điểmtrên đây về CCXH đã đem lại nội dung mới trong quan niệm xã hội học về cơcấu xã hội và là cơ sở lý luận triển khai phương pháp tiếp cận xã hội học về

cơ cấu xã hội Việc phân tích khái niệm cơ cấu xã hội, phương pháp tiếp cận

xã hội học về cơ cấu xã hội thể hiện trên các nội dung sau đây:

Một là, cơ cấu xã hội là kết cấu, hình thức tổ chức bên trong của một hệ

thống xã hội, là sự thống nhất giữa hai mặt, thành phần xã hội và liên hệ xãhội Do vậy dù xã hội phức tạp như thế nào cũng chỉ rõ hai mặt đó và cũng từ

sự nhận diện ban đầu mà đi đến khám phá kết cấu, cách thức tổ chức bêntrong của hệ thống xã hội Đồng thời, chúng ta cần tránh sự phân tích giảnđơn, phiến diện về cơ cấu xã hội

Trang 21

Hai là, nghiên cứu cơ cấu xã hội của bất kỳ hệ thống xã hội nào cũng đi

từ sự phân tích các nhóm xã hội với vai trò, vị thế của nó và các thiết chế Đó

là bộ “khung”, mô hình cho sự phân tích cơ cấu xã hội dưới góc độ xã hộihọc Đồng thời, đặt việc nghiên cứu nhóm xã hội trong nghiên cứu hệ thống

xã hội mà nhóm là thành viên

Ba là, cơ cấu xã hội phải được xem xét ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái

động Nghĩa là xem xét các thành phần xã hội, sự sắp đặt các địa vị xã hội củacác thành phần xã hội đó và sự tương tác giữa các thành phần, địa vị xã hộitạo nên sự biến đổi bên trong của mỗi hệ thống Nghiên cứu cơ cấu xã hộimột mặt chỉ ra được thực trạng, mặt khác chỉ ra được xu hướng vận động vàbiến đổi của nó

Bốn là, nghiên cứu cơ cấu xã hội của hệ thống xã hội phải đồng thờiphân tích cơ cấu và phân tích các yếu tố văn hóa có liên quan, làm rõ giá trị,thang giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành và cả những yếu tố mang tínhmầm mống trong đó

Năm là, phân tích CCXH cần đi sâu phân tích tính cơ động xã hội Tìm

ra xu hướng của quá trình biến đổi, phát triển theo thời gian của cơ cấu xã hội

Sáu là, nghiên cứu cơ cấu xã hội đồng thời phải phân tích phân hóa xãhội và phân tầng xã hội

Bảy là, xã hội là một hệ thống đa cơ cấu tự nhiên, chứa đựng trong đónhiều phân hệ cơ cấu Chỉ có thể làm rõ cơ cấu xã hội khi nghiên cứu đầy đủcác chiều cạnh của nó, các phân hệ cơ cấu của hệ thống xã hội

Các phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội là: cơ cấu xã hội - giai cấp; cơcấu xã hội - lãnh thổ; cơ cấu xã hội - nghề nghiệp; cơ cấu xã hội - dân tộc; cơcấu xã hội - tôn giáo

Các phân hệ cơ cấu xã hội nói lên tính đa dạng, phong phú của cơ cấu xãhội Trong hệ thống xã hội, mỗi phân hệ đều có vị trí, vai trò và giữa chúng có

Trang 22

mối quan hệ, lệ thuộc lẫn nhau Song vị trí, vai trò của các phân hệ cơ cấu khôngngang bằng nhau Trong các phân hệ cơ bản của cơ cấu xã hội thì cơ cấu xã hội -giai cấp là quan trọng nhất, giữ vị trí chủ đạo, then chốt nhất Trong lịch sử xãhội loài người, sự phân hóa xã hội diễn ra sớm nhất nhưng phân chia xã hộithành giai cấp là sự phân chia lớn nhất, chủ yếu nhất và sâu sắc nhất “Chúng taluôn luôn cần phải thấy rõ rằng, sự phân chia xã hội thành giai cấp như thế trongquá trình lịch sử là sự kiện căn bản” [39, 81] Đồng thời, trong khi nhấn mạnh,làm rõ vị trí then chốt của cơ cấu xã hội giai cấp, cũng cần thấy vị trí quan trọngcủa các phân hệ cơ cấu xã hội khác Chỉ có trên cơ sở phân tích tất cả các phân

hệ của cơ cấu xã hội mới cho ta bức tranh toàn cảnh về hệ thống xã hội, làm cơ

sở cho việc xây dựng chính sách xã hội, góp phần ổn định và phát triển xã hội.Quy cơ cấu xã hội chỉ còn là cơ cấu xã hội - giai cấp mà không thấy tính đadạng, phong phú, phức tạp của cơ cấu xã hội, hoặc không thấy vị trí then chốt,

cơ bản của cơ cấu xã hội - giai cấp đều là thái độ và phương pháp phân tíchkhông khoa học trong phân tích cơ cấu xã hội

Tính đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội một mặt thể hiện ở sự phongphú, đa dạng của các phân hệ cơ cấu xã hội, mặt khác mỗi phân hệ lại chính làmột hệ thống, trong đó chứa đựng các yếu tố cấu thành nên nó Có thể hiểunhư là hệ thống trong hệ thống Chẳng hạn như, các giai cấp, tầng lớp trong

xã hội là các yếu tố cấu thành nên cơ cấu xã hội - giai cấp Cụ thể hơn, phân

hệ cơ cấu xã hội - giai cấp bao chứa trong nó các giai cấp, tầng lớp Đến lượt

nó, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại bao gồm những thành viên, những nhóm xãhội nhỏ như nhóm giàu, nhóm nghèo Hầu như, nhóm nghèo và nhóm giàuđều có mặt trong mỗi giai cấp, tầng lớp Như vậy, cơ cấu xã hội không chỉmang tính đa dạng mà còn nhiều cấp độ

Tính “đa chiều”, nhiều “cấp độ” là đặc trưng phân tích cơ cấu xã hộicủa xã hội dưới góc độ xã hội học Trong nghiên cứu cơ cấu xã hội thực

Trang 23

nghiệm cần lập nên những tiêu chí để từ đó mà thu thập đầy đủ các thông tintrong các nhóm xã hội.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Cơ cấu xã hội

Cơ cấu xã hội là khái niệm được nhiều ngành khoa học xã hội nghiêncứu như: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chính trị học, Sử học, Dântộc học, Xã hội học Tùy theo đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phươngpháp nghiên cứu mà mỗi khoa học có quan niệm và cách tiếp cận khác nhau

Trong khoa học xã hội học, cơ cấu xã hội là khái niệm trung tâm, thenchốt; phân tích cơ cấu xã hội là phương pháp tiếp cận đặc thù của xã hội họctrong nghiên cứu về các hệ thống xã hội Vì thế, trong lý thuyết của mình, rấtnhiều nhà xã hội học đã bàn đến khái niệm cơ cấu xã hội

J H Fischer (nhà xã hội học người Mỹ) cho rằng: “Cơ cấu của một xãhội liên hệ đến sự sắp đặt những thành phần hoặc những đơn vị của xã hội đó.Nếu chúng ta nhìn xã hội toàn diện như một hỗn hợp những đoàn thể chủ yếu,chúng ta sẽ nhận thấy những thành phần chính đó đều được đặt trong mộttương quan có thứ tự là lệ thuộc hỗ tương với nhau” [39, 96]

Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội phải xem xét cả “sắc thái tĩnh” và “sắcthái động” của nó, hai sắc thái trên luôn liên kết với nhau “Ngay cả khinghiên cứu về sắc thái gọi là “tĩnh” của những cơ cấu xã hội, chúng ta phảihiểu rằng cơ cấu luôn luôn “chuyển động” đối với thời gian, với chiều hướng

và với những con người trong những cơ cấu ấy” [39, 96]

Theo quan niệm của G.V Oxipov (nhà xã hội học người Nga):

Cơ cấu xã hội là toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa cácyếu tố trong một hệ thống xã hội Những cộng đồng xã hội (các giai cấp, dântộc, tập đoàn chính trị, nghề nghiệp, tập toàn dân cư, tập đoàn theo lãnh thổ,v.v.) là những yếu tố của cơ cấu xã hội, còn các mối liên hệ là các quan hệ xã

Trang 24

hội quy định bởi địa vị và vai trò mỗi cộng đồng xã hội trong hệ thống của tất

cả các quan hệ xã hội Phương diện xã hội của bất cứ yếu tố cơ cấu nào đềutập trung vào các mối liên hệ của nó với những quan hệ sản xuất và quan hệgiai cấp trong xã hội [23, 207]

V Doborianov (nhà xã hội học Bungaria) cho rằng, “Phạm trù cơ cấu

xã hội được diễn đạt theo một mặt cắt ngang của xã hội với tính cách một hệthống hoàn chỉnh Mặt cắt đó cho ta thấy cấu tạo, tức là các bộ phận cấu thànhcủa hệ thống, và cách thức tác động qua lại của các bộ phận đó” [50, 76];

Hoạt động lao động của con người để tạo ra các điều kiện sống cầnthiết và thỏa mãn các nhu cầu của họ, diễn ra trong khuôn khổ một số quan hệ

xã hội nhất định và thông qua một số thiết chế xã hội nhất định Do hoạt độnglao động là điều kiện chung cho sự tồn tại của xã hội, có thể giả định rằng cácphần phân chia cơ bản của các chức năng của lao động là điểm xuất phát đầutiên để rút ra cơ cấu xã hội và do mỗi kiểu hoạt động lại giả định số nhân tốtối thiểu trên đây, kết luận được rút ra sẽ là cơ cấu xã hội không phải là đơntuyến mà là một cơ cấu nhiều chiều và nhiều khía cạnh [50, 77-78]

Khía cạnh thứ nhất của cơ cấu xã hội có liên quan đến số tối thiểu cáchình thức tuyệt đối cần thiết của hoạt động lao động, khiến cho xã hội - bất kể

nó là gì - có thể hoạt động và phát triển được Khía cạnh thứ hai của cơ cấu xãhội xuất phát từ các điều kiện hoặc nhân tố cơ bản cho mỗi kiểu lao động,được thực hiện trong những quan hệ xã hội nhất định và những thiết chế xãhội tương ứng Khía cạnh thứ ba của cơ cấu xã hội phản ánh sự phân biệt cáckiểu hoạt động cơ bản, các quan hệ và thiết chế tương ứng của chúng “Theo

V A.Dobrianov, cơ cấu xã hội theo giác độ phân tích của xã hội học chính là

cơ cấu xã hội nhiều chiều, nhiều khía cạnh, và sự trừu tượng hóa phạm trù cơcấu xã hội là tiêu chuẩn “3 ngôi 1 thể” gồm hoạt động xã hội, quan hệ xã hội

và thiết chế xã hội” [39, 16] Và, “theo quan niệm đó, cơ cấu xã hội là sự tác

Trang 25

động qua lại giữa các lĩnh vực cơ bản của hệ thống xã hội học được hìnhthành trên cơ sở của các kiểu hoạt động cơ bản, thống nhất với các quan hệ vàcác thiết chế tương ứng [39, 16]

Ngoài các quan niệm trên còn có nhiều quan niệm khác của các nhà xãhội học thế giới và Việt Nam về cơ cấu xã hội Song tựu chung lại, khi bànđến cơ cấu xã hội với tính cách là một khái niệm cơ bản của xã hội học, các

nhà xã hội học này thường đề cập đến các nội dung sau đây: Một là, cơ cấu xã hội là kết cấu xã hội (cấu trúc xã hội) của hệ thống xã hội Hai là, cơ cấu xã

hội là sự sắp đặt, thang bậc của các yếu tố, các thành phần xã hội cấu thành hệthống xã hội (về nội dung này, các nhà xã hội học có những quan niệm khácnhau, hoặc là thành phần xã hội, hoặc là yếu tố xã hội, hoặc là nhóm xã

hội, ) Ba là, nói đến cơ cấu xã hội là nói đến cơ chế của các mối liên hệ

tương đối bền vững giữa các yếu tố, các thành phần của hệ thống xã hội; sự

liên hệ ấy tạo nên tính quy luật tích hợp của mỗi hệ thống xã hội Bốn là, cơ

cấu xã hội luôn trong trạng thái vận động, biến đổi

Giáo dục đang trở thành một định chế xã hội phức tạp và cực kỳ đồ sộtrên khắp thế giới Nó chuẩn bị cho các công dân những vai trò khác nhau màcác định chế xã hội khác, như gia đình, chính quyền và nền kinh tế chẳng hạn,đang cần đến Các viễn tượng duy chức năng, duy xung đột và duy tượng tác

đã đưa ra những hướng khác nhau để khảo sát về giáo dục với tư cách mộtđịnh chế xã hội

Như các định chế xã hội khác, giáo dục có những chức năng hiển hiệnlẫn những chức năng ẩn tàng Chức năng hiển hiện cơ bản nhất là truyền đạtkiến thức Trường dạy cho học sinh biết đọc, biết nói ngoại ngữ và sửa chữa

xe Giáo dục có một chức năng hiển hiện quan trọng khác nữa là: ban cấpthân trạng Do nhiều người tin tưởng rằng chức năng đang được thực hiện mộtcách thiếu công bằng, nên nó sẽ được xem xét sau, trong phần nói về cáchnhìn của quan điểm duy xung đột về giáo dục

Trang 26

Công việc chức năng hiển hiện này, nhà trường còn thực hiện một sốchức năng tiềm ẩn: truyền đạt văn hóa, cổ động cho sự tích hợp chính trị và

xã hội, duy trì sự kiểm soát xã hội và phục vụ như thể những tác nhân của sựthay đổi

Với tư cách là một định chế xã hội, giáo dục được thực hiện một chứcnăng khá bảo thủ - truyền đạt văn hóa chủ đạo Việc đi học khiến cho mỗi thế

hệ trẻ được tiếp xúc với các tín điều, giá trị, chuẩn tắc của nên văn hóa mình.Trong xã hội chúng ta, chúng ta học cách quí sử kiểm soát xã hội và tôn trọngcác định chế đã chính thức hóa, như tôn giáo, gia đình và ngôi vị tổng thống

Dĩ nhiên, điều này cũng ý như vậy trong nhiều nền văn hóa khác Trong khicác học sinh Mỹ được nghe về thành tích của George Washington vàAbraham lincoln, thì trẻ em Anh được nghe về những đóng góp xuất sắc của

Nữ hoàng Elizabeth I và Winston Churchill

Ở Anh, việc truyền đạt văn hóa chủ đạo trong nhà trường còn vượt xahơn nữa, chứ không chỉ có mỗi chuyện được học về các vị vua và các vị thủtướng Vào năm 1996, trưởng cố vấn chương trình học của nhà nước - trong sựnhận thấy phải lắp vào chỗ trống do thẩm quyền đang mờ nhạt dần của Giáohội Anh quốc để lại - đã đề nghị rằng các trường học của nước Anh phải xã hộihóa học sinh theo một tập hợp này gồm sự trung thực, tôn trọng người khác,lịch sự, ý thức chơi đẹp, sự tha thứ, tánh đúng giờ, các xử sự phi bạo lực, lòngkiên nhẫn, sự trung thành và kỷ luật tự giác (Charter and Sherman 1996)

Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội về giáo dục có thể được đo lường,đánh giá thông qua một loạt các tiêu chí cơ bản như “biết chữ”, “cơ hội đếntrường”, “trình độ chuyên môn kỹ thuật” mà mỗi một tiêu chí lại được phânthành các chỉ báo như “tỉ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên”, “tỉ lệ biết chữcủa dân số 15 tuổi trở lên”, “tỉ lệ đi học chung”, “tỉ lệ đi học đúng tuổi”, vànhiều chỉ báo chi tiết khác

Trang 27

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rõ Việt Nam đã đạt được kết quả rấtnhiều kết quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, cơ cấu xã hội, phântầng xã hội và phân hóa xã hội về giáo dục vẫn thể hiện rõ sự tác động của cơcấu kinh tế, phân tầng kinh tế và phân hóa giàu nghèo Về mặt này, có thể nóigiáo dục là lĩnh vực xã hội chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế,điều kinh tế của hộ gia đình,vùng và của cả nước Những vùng nghèo có tỉ lệbiết chữ ít hơn vùng giàu, cơ hội đến trường nói chung và cơ hội đi học đúngtuổi nói riêng ít hơn vùng giàu Phân hóa giàu - nghèo về giáo dục thể hiện đặcbiệt rõ ràng và sâu sắc khi so sánh các khía cạnh giáo dục của nhóm giàu vớinhóm nghèo Nhóm giàu có cơ hội đến trường cao hơn nhóm nghèo, do vậy tỉ

lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo cao hơn nhóm nghèo

Trên phạm vi toàn xã hội, trình độ học vấn của người dân đều được cảithiện và nâng cao Tuy nhiên, tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào từngvùng, từng khu vực thành thị, nông thôn và đặc biệt là phụ thuộc vào mức sốngcủa các hộ gia đình Việt Nam đạt được mức độ bình đẳng thuộc loại cao ở tỉ lệdân số biết chữ và ở cấp bậc học thấp, nhưng phân hóa xã hội, bất bình đẳng xãhội tăng lên ở những cấp, bậc giáo dục cao như đại học, sau đại học

Mặt khác, nếu chỉ dừng lại ở quan niệm cơ cấu xã hội - giai cấp thì sẽkhông thể nhìn thấy những biến đội nơi trong mỗi quan hệ giữa giáo dục vớikinh tế và phát triển Các nhóm xã hội rất khác nhau về trình độ học vấn vàtrình độ chuyên môn kỹ thuật và đến lượt nó, trình độ tay nghề có tác động trởlại làm thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp của cá nhân, gia đình nhóm xã hội.Khi xem xét giáo dục trong sự phát triển xã hội có thể nhận thức rõ vai tròkích thích, thúc đẩy, tạo động lực của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế,phát triển xã hội Với cách đặt vấn đề như vậy, giáo dục là nguồn đầu vào củanền kinh tế, là nguồn đầu tư cho sự phát triển toàn thể xã hội Quản lý sự pháttriển xã hội có đối tượng trực tiếp là quản lý sự phát triển giáo dục, đồng thời

Trang 28

cần coi giáo dục là phương thức, yếu tố trực tiếp của sự tăng trưởng kinh tế,phát triển giáo dục và cả của quản lý sự phát triển xã hội Tức là trình độ dântrí có tăng lên, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có được nâng caothì năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh mới tăng về cả chất vàlượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý mới được cải thiện.

Từ những hiểu biết trên, chúng tôi đồng tình với quan niệm của GS.TSNguyễn Đình Tấn, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh về cơ cấu xã hội:

Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệthống xã hội nhất định - biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền vữngcủa các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xãhội, những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội loài người.Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm, vai trò, vị thế xã hội,mạng lưới xã hội và các thiết chế [1, 117]

Quan niệm này đã chỉ ra rằng: Thứ nhất, cơ cấu xã hội là kết cấu và

hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định [1, 117] Nócho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội, giữa cái

bộ phận và cái tổng thể Thứ hai, cơ cấu xã hội là sự thống nhất tương đối bền

vững của các nhân tố, các mối quan hệ, các thành phần cơ bản của một hệthống xã hội nhất định [1, 118] Quan niệm này vừa khắc phục được cáchnhìn phiến diện khi quy cơ cấu xã hội vào các quan hệ xã hội, vừa khắc phục

được cách nhìn tách rời giữa cơ cấu xã hội và các quan hệ xã hội Thứ ba, coi

cơ cấu xã hội là “bộ khung”, “bộ dàn” để xem xét xã hội [1, 119] Việc đưa raquan niệm cơ cấu xã hội là cơ sở cho việc phân tích hệ thống xã hội dưới cái

nhìn xã hội học về cơ cấu xã hội Thứ tư, xác định nhóm xã hội là thành tố cơ

bản, là đơn vị phân tích để hiểu được cơ cấu xã hội Đây là nét riêng biệt và làđiểm khác biệt trong quan niệm xã hội học về cơ cấu xã hội so với các quan

Trang 29

niệm trước đó Bởi vì, theo quan niệm của G.V Oxipov, các yếu tố trong một

hệ thống xã hội là các giai cấp, dân tộc, tập đoàn chính trị, nghề nghiệp, tậpđoàn dân cư, tập đoàn theo lãnh thổ,v.v Đây là cách tiếp cận vĩ mô về cácyếu tố trong một hệ thống xã hội Nó chưa cho thấy tính đa diện, nhiều cấp độtrong cấu trúc của hệ thống xã hội Còn J H Fischer mới dừng lại ở chỗ chorằng các yếu tố trong một hệ thống xã hội là những thành phần hoặc nhữngđơn vị của xã hội đó, mà chưa đưa ra được cái cụ thể Cũng tương tự như vậy,

V Doborianov cho rằng, các yếu tố trong một hệ thống xã hội là các thànhphần cơ bản của hệ thống xã hội và các thành phần cơ bản này hình thànhtrong hoạt động sản xuất của xã hội

1.2.2 Đội ngũ cán bộ

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Đội ngũ” được hiểu; một là, Tổ chứcgồm nhiều người tập hợp lại thành lực lượng; hai là, tập hợp số đông ngườicùng chức năng, nghề nghiệp [9, 659]

Nội hàm “đội ngũ cán bộ” cũng bao hàm nhiều nội dung Xét về mặtcấu trúc, quan niệm đội ngũ cán bộ nội hàm hai bộ phận: thứ nhất, gồm nhữngcán bộ được hình thành, phát triển qua đào tạo tại các trường; thứ hai, gồmnhững cán bộ trưởng thành từ thực tiễn công tác, phấn đấu, được bầu cử hoặc

đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý

Với những nghĩa trên, thuật ngữ “đội ngũ cán bộ” được dùng với nhiềunghĩa khác nhau:

Trong tổ chức Đảng, đoàn thể: Từ “đội ngũ cán bộ” được dùng theo hainghĩa: một là, để chỉ những người được bầu hoặc (bổ nhiệm) vào các cấp lãnhđạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở, để phân biệt cán bộ lãnh đạo có chức

vụ với cán bộ, công chức không có chức vụ và đảng viên thường với đoànviên, hội viên; hai là, để chỉ những người làm công tác chuyên trách, cóhưởng lương trong biên chế các tổ chức Đảng, đoàn thể

Trang 30

Trong hệ thống nhà nước: Từ “đội ngũ cán bộ” dùng để chỉ nhữngngười làm việc trong cơ quan, tổ chức bộ máy nhà nước ở lĩnh vực quản lýhành chính, tư pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội Đồng thời, đội ngũ cán bộ cũngđược hiểu là những người có chức vụ, phụ trách, lãnh đạo một tổ chức, bộphận cụ thể của cơ quan chính quyền các cấp tư Trung ương đến cơ sở.

Trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an): Từ “đội ngũ cán bộ”được hiểu là những người chỉ huy từ cấp trung đội (ở các đơn vị quân đội) vàcấp phòng, ban và tương đương trở lên (ở các cơ quan tham mưu quân đội,công an)

Trong xã hội có giai cấp, đội ngũ cán bộ được hình thành xây dựng,phát triển và phục vụ cho quan điểm, mục đích của giai cấp cầm quyền Xéttrong mối quan hệ giữa cán loại cán bộ, mỗi loại cán bộ có vị trí, vai trò vàtầm quan trọng nhất định trong xã hội, nhưng điều có mục tiêu chung là phục

vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân

1.2.3 Cán bộ trường đại học và cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt

Khái niệm “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước XHCN, bao

gồm các loại nhân sự thuộc khu vực nhà nước và các tổ chức chính trị, chínhtrị - xã hội Thuật ngữ khi đó thường được dùng là “cán bộ, công nhân viênchức”, bao quát tất cả những người làm công hưởng lương từ nhà nước, kể từnhững người đứng đầu một cơ quan tới các nhân viên phục vụ như lái xe, bảo

vệ hay lao động tạp vụ

Cán bộ có hai nghĩa: 1 Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môntrong cơ quan nhà nước 2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan,một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ [26, 109]

Với nghĩa thứ nhất, cán bộ không chỉ là những người làm công tác cóchuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan nhà nước, mà còn trong cả hệ thống

Trang 31

chính trị và cũng chỉ những người có trình độ đã qua đào tạo từ cao đẳng, đạihọc trở lên Những người có trình độ đào tạo thấp hơn gọi là nhân viên Bộphận cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ thường được hình thành thông qua conđường đào tạo từ nhà trường Đây là bộ phận cán bộ đông đảo và ổn địnhnhất Với nghĩa thứ hai, cán bộ là những người có chức vụ trong một cơ quan,một tổ chức; là cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có chức vụ, phân biệtvới người không có chức vụ Bộ phận cán bộ này được hình thành thông quaviệc bầu cử dân chủ hoặc được đề bạt, bổ nhiệm.

Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán

bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích chodân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báocáo cho Đảng, cho Chính phủ rõ, để đặt chính sách cho đúng” [25, 296]

Ngày nay, khái niệm cán bộ dùng để chỉ những người được biên chếvào làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, doanh nghiệp nhànước và sĩ quan trong lực lượng vũ trang Ngoài ra, cán bộ được coi là nhữngngười có chức vụ, vai trò nòng cốt trong một cơ quan, tổ chức, có tác độngảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và liên quan đến vị trí lãnhđạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần quyết định xu hướng phát triển của

cơ quan, tổ chức

Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc giatrên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thườngxuyên trong các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương Nhưng

do tính đặc thù của từng quốc gia nên quan niệm công chức ở các nước khônghoàn toàn đồng nhất Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi nhữngngười tham gia hoạt động quản lý nhà nước [ 26, 16-19]

Trong Nghị định số 82/CP, ngày 19/5/2003 về quy chế cán bộ công chứcnhà nước của CHDCND Lào quy định: “Cán bộ là công dân Lào, được tuyển

Trang 32

dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cấp cụmbản, bản và những người làm việc cho nhà nước Lào và nước ngoài, trong cơquan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; trong cơ quan, đơn vị thuộc công annhân dân và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐảngNDCM Lào, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản

lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [44, 2-4]

Như vậy, khái niệm cán bộ đã được quy định rõ ràng, cụ thể, xác định

rõ nội hàm, đó là những người giữ chức vụ, chức danh và làm việc trong các

cơ quan thuộc hệ thống chính trị, từ trung ương đến cấp huyện và tươngđương Tùy góc độ và mục tiêu xem xét có thể phân biệt cán bộ thành cácnhóm khác nhau:

Xét về loại hình có thể phân thành: cán bộ đảng, đoàn thể; cán bộ nhànước cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế; cán bộ khoa học, kỹ thuật

Theo tính chất và chức năng, nhiệm vụ có thể phân thành: nhóm chínhkhách, nhóm lãnh đạo, quản lý; nhóm chuyên gia; nhóm công chức, viên chứcTrong đó, nhóm công chức, viên chức là nhóm có số lượng đông đảo trongtoàn bộ đội ngũ cán bộ; bao gồm những người được tuyển dụng để trực tiếpthực thi các công việc hàng ngày của cơ quan, tổ chức, được hưởng lươngtheo ngạch bậc, trình độ và chức vụ

Cán bộ trường đại học trong đa số là giảng viên chức danh nghề

nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở trường Đại học, cao đẳng Trênthế giới, nhà giáo đại học, cao đẳng thường gắn với một chức vụ khoa bảnghoặc do các trường đại học, cao đẳng đề bạt hoặc do Chính phủ bổ nhiệm

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.Điều này cho thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả và luôn được xã hội kính

Trang 33

trọng và yêu quý từ ngàn xưa đến nay Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vịtrí, vai trò của người thầy giáo, cô giáo trọng lòng mỗi con người vẫn đượckhẳng định với sự kính yêu và tôn trọng Với mỗi chúng ta, khoảng thời gian

đi học là khoảng thời gian đẹp nhất, với nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng giữgìn trân trọng nhất Trong ký ức đó, bạn bè, trường lớp và thầy cô là hình ảnhkhông bao giờ phai Thầy, cô giáo là những người đã truyền đạt các kiến thức,những kinh nghiệm sống con người từ khi chập chững bước vào đời cho đếnkhi họ trưởng thành, những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể nhiều lĩnh vựckhác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả những kiến thức đểhình thành nhân cách con người, góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp

Người thầy phải luôn là tấm gương cho học trò noi theo, phải có lốisống giản dị, lành mạnh, trong sáng, luôn giữ mỗi quan hệ tốt với cộng đồng,

xã hội, được mọi người tôn trọng và kính nể; để đứng được trên bục giảngngười thầy phải có môn trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, trình độ ấykhông dừng lại ở một điểm nào mà phải luôn được trau dồi, bổ sung, khôngngừng phát triển nó, người học muốn tiếp thu được những điều hay, mới và

bổ ích cho cuộc sống của mình, nếu người thầy không đáp ứng được điều này

sẽ làm cho người học dễ nhàm chán, uy tín của thầy sẽ giảm sút Người thầyphải luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, người có trình độchuyên môn giỏi nhưng nếu không biết kết hợp với phương pháp tốt thì hiệuquả công việc sẽ không cao hoặc không có hiệu quả Và không thể khôngnhắc đến đó là cái tâm huyết với nghề, người thầy phải luôn yêu nghề, phảixem đây là sự nghiệp của mình và nó gắn bó với mình suốt cuộc đời Có nhưvậy ta mới giữ gìn và phát huy, làm cho nghề ngày càng tốt đẹp hơn, xứngđáng với những gì mà xã hội đã dành tặng cho nghề giáo, như câu “khôngthầy đồ làm mày làm nên”

Trang 34

Tại CHDCND Lào, cũng theo quy định của Luật Giáo dục thì Giảngviên đại học, cao đẳng là những viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảngdạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo củatrường đại học hoặc cao đẳng.

Giáo viên là người làm công và người giảng dạy Dẫu họ là người đanggiảng dạy cho các em mẫu giáo hay sinh viên đại học, giáo viên cũng đều lànhững người làm công của các tổ chức chính thức mà có những cấu trúc mangtính quan chế Có một sự xung đột cố hữu trong chuyện phục vụ với tư cáchnhà chuyên môn trong một hệ thống quan chế Tổ chức đi theo các nguyên tắccủa chế độ đẳng trật và mong đợi sự gắn bó với các đặt định của mình, thếnhưng tinh thần chuyên môn thì lại đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của cá nhânngười hành xử Sự xung đột này là rất thực đối với giáo viên, những người đãtrải qua hết thảy các hậu quả tiêu cực lẫn tích cực của chuyện làm trong các

1.2.4 Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt

Cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt là một nhà khoa học chân chínhcho nên phẩm chất trí tuệ là yêu cầu cao nhất đối với giảng viên Từ chất sángtạo đó biểu hiện trong năng lực hoạt động giảng dạy, trong hoạt động nghiêncứu khoa học và trong toàn bộ quá trình sáng tạo để hình thành nên toàn bộcác sáng tạo của một con người sản phẩm cần thiết và tất yếu của quá trình

Trang 35

dạy học Bởi vậy, hơn bất cứ một nghề nghiệp nào khác, nghề giảng dạy đạihọc, cao đẳng đòi hỏi mỗi giảng viên phải phát huy năng lực sáng tạo củamình một cách cao nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định đàotạo ra con người, là điều kiện tiên quyết và then chốt để xây dựng đất nước.Khi mà giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu củađất nước thì vai trò của đội ngũ nhà giáo càng trở nên đặc biệt quan trọng.Nhà giáo trở thành người quyết định tương lai của dân tộc vì sản phẩm mà họđào tạo ra sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước

Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực, tạo ra lực lượng lao động mới,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhucầu của xã hội Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là động lực phát triểncủa xã hội

Vai trò của giáo viên còn được thể hiện ở được góp phần nâng cao dântrí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp tri thức tài năng thông quaviệc truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn mình nhân loại Tất cảnhững tri thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốcgia nên vị thế cao của đất nước trên trường quốc tế

Giảng viên có vai trò góp phần nâng cao tiềm lực khoa học công nghệquốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai Đảmnhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoahọc công nghệ quốc gia

Giảng viên vừa là nhà giáo vừa là khoa học Họ hội tủ đủ cả năng lực,phẩm chất của một nhà giáo lẫn nhà khoa học Họ vừa giảng dạy, vừa thamgia nghiên cứu khoa học

Trang 36

Một đặc điểm nữa là trong thời đại ngày nay, người giảng viên phải làtấm gương sáng về đạo đức và tinh thần tự học, tự vươn lên để hoàn thiệnmình Mỗi giảng viên là một mẫu mực về ý chí học, về tinh thần nhân ái, nhânvăn thương yêu con người và quý trọng con người.

Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học Sa Văn Na Khệt baogồm các nhóm cán bộ với vị trí, vai trò khác nhau, có mối liên hệ mật thiếtvới nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của trường đại học

Các nhóm cán bộ này được xác định theo các dấu hiệu chung của nhóm

xã hội, với những vị trí, vai trò khác nhau trong mỗi ngành, mỗi khoa Sốlượng, trình độ của các thành viên trong các nhóm này được quy định bởi yêucầu nhiệm vụ của từng tổ chức, bộ máy cơ quan

Như vậy, cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học Sa Văn NaKhệt là kết cấu bên trong của hệ thống giáo dục, là yếu tố cấu thành “bộkhung”, là cấu trúc các thành tố hợp thành của bộ máy trường Nó tạo nênhoạt động ăn khớp giữa các bộ phận trong hệ thống

Phân tích cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ này cần bám sát các dấuhiệu như: giới tính; độ tuổi; thâm niên công tác (được xác định theo số nămcông tác); trình độ đào tạo (bao gồm cả trình độ học vấn, trình độ lý luậnchính trị); cơ cấu dân tộc, tôn giáo; cơ cấu vùng miền (được xác định theo khuvực lãnh thổ nơi sinh của cán bộ và chỗ ở hiện nay của họ) Việc phân tích cơcấu thành phần giai cấp xuất thân trong đội ngũ cán bộ này cũng là một phân

hệ rất quan trọng, thành phần xuất thân của những cán bộ này chủ yếu là nôngdân, công nhân, tri thức Mặc dù vậy, tác giả vẫn dự báo xu hướng biến đổicủa phân hệ cơ cấu thành phần xuất thân của cán bộ trường đại học Sa Văn

Na Khệt ở chương ba của luận văn

Phân tích cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ trường đại học Sa Văn NaKhệt tỉnh Sa Văn Na Khệt có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng tổ chức,

Trang 37

bộ máy trường đại học ở địa phương vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng,nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ giáo dục Việc phân tích này cũng có một

ý nghĩa nhất định vì nó liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, nhằm đảm bảochức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, cũng như việc quan hệ phối hợp côngtác giữa các cơ quan với Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể, các

cơ quan thuộc khối chính quyền

1.3 Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào về công tác cán bộ

1.3.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

Tư tưởng của C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin và Hồ Chí Minh về cán

bộ, công tác cán bộ được khái quát trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, cán bộ là gốc của cách mạng, cán bộ tốt thì cách mạng thànhcông, người cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài

C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin xác định, những người cán bộ phải lànhững người cộng sản, những người đi đầu trong cuộc đấu tranh vì nhân dânlao động

Một mặt, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc cácdân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụthuộc vào các dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; mặt khác, trongcác giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, họluôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào [26, 29]

Thường thường, trong phần nhiều các trường hợp, hay ít ra trong nhữngnước văn minh hiện nay thì các giai cấp đều do các chính đảng lãnh đạo; rằngthông thường thì các chính đảng đều nằm dưới quyền lãnh đạo của nhữngnhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh

Trang 38

hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọngyếu nhất và người ta gọi là các lãnh tụ [26, 30].

Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trịnếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chínhtrị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phongtrào [53, 473] Theo Lênin, muốn lật đổ chế độ cũ, giành chính quyền, giai cấp

vô sản cần phải xây dựng được cho mình một đội ngũ những cán bộ “chuyênnghiệp”, “tâm huyết” và phải “thông thạo mọi việc” Vì lẽ, “chính trị là mộtkhoa học và một nghệ thuật không phải từ trên trời rơi xuống, mà đòi hỏi một sự

cố gắng, rằng giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào tạo lấy

“những nhà chính trị giai cấp” thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản vàkhông thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản” [53, 80-81]

Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng

Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của cán bộ cách mạng.Người coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặcthất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Vì vậy, người cán bộ cách mạng phảivừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc Hồ Chí Minh cho rằng: có tài màkhông đức thì có hại cho nước, có đức mà không có tài thì như ông bụt ngồitrong chùa không giúp ích gì cho đời Người cán bộ phải trung thành vớiĐảng, với Tổ quốc, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân vừa là người lãnhđạo, vừa là người “đầy tớ trung thành của nhân dân”, là “công bộc” của dân;

có năng lực tổ chức thực hiện đường lối, biến nghị quyết, chủ trương thànhhiện thực trong cuộc sống; người cán bộ phải có phong cách tốt, “nói đi đôivới làm”, sâu sát thực tế và phải luôn học hỏi (cả trong quần chúng) để khôngngừng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và chức tráchđang công tác

Hai là, coi trọng các khâu trong công tác cán bộ: lựa chọn, đào tạo - bồi

Trang 39

dưỡng, đánh giá, bố trí - sử dụng; công tác cán bộ phải xuất phát từ đường lốichính trị của giai cấp.

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, công tác cán bộtrước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ được xácđịnh xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Lênin từng cho rằng,nguồn cán bộ chỉ có trong phong trào cách mạng, trong hoạt động thực tiễn,trong công tác thực tế, trong phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội; việc lựa chọn cán bộ phải xuất phát từ lợi ích chung của cáchmạng và yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ mà người lãnh đạo sẽ được giao, trên

cơ sở đó mà chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực để gánh váccông việc Lênin viết: “Chúng ta cần phải lựa chọn những cán bộ phụ trách,

và ở đây không thể có vấn đề không tín nhiệm đối với một người nào đó đãkhông được bầu, mà chỉ có vấn đề xem xét việc đó có lợi cho sự nghiệp cáchmạng không và người được lựa chọn có xứng đáng với chức vụ mà người ấy

sẽ đảm nhiệm không” [52, 359]; Trong việc phát hiện, lựa chọn và đào tạocán bộ đòi hỏi phải tiến hành “rộng rãi, có kế hoạch, thường xuyên và côngkhai trên quy mô chung và chuyên môn, địa phương và toàn quốc đồng thời,giao công tác cho họ để bồi dưỡng và thử thách” [52, 335]

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của công tác cán bộ Ngườikhẳng định: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chínhsách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra.Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [25,154] Tưtưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ gồm các nội dung cơ bản sau: xuấtphát từ công việc để đặt người, chứ không phải từ người mà đặt việc, công táccán bộ phải bám sát nhiệm vụ cách mạng; phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ,đánh giá cán bộ phải công minh; phải “khéo dùng cán bộ”, tức là sử dụng cán

bộ đúng người, đúng việc, dùng người như dùng gỗ, thợ khéo thì dù gỗ to,

Trang 40

nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được; kết hợp cán bộ già và cán bộ trẻ,cán bộ tại chỗ và cán bộ trên điều về, chống bè phái, cục bộ địa phương, họhàng trong công tác cán bộ; phải chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, đềbạt cán bộ.

1.3.2 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước Lào

về công tác cán bộ trong giai đoạn đổi mới đất nước

Công tác cán bộ được đề cập đến ngay sau khi thành lập Đảng NDCMLào và nhất là từ khi thành lập ra nước CHDCND Lào Không chỉ tại Đại hộiĐảng lần thứ nhất, thứ II mà Đại hội Đảng Khóa III (1980) cũng vẫn tiếp tụckhẳng định quan điểm của Đảng về công tác cán bộ Đại hội Đảng Khóa IV(1986), Nghị quyết Trung ương 9 khóa V (1991), Đại hội Đảng Khóa VI(1996), Đại hội Đảng Khóa VII (2001), Đại hội Đảng Khóa VIII (2006), Đạihội Đảng Khóa IX (2011) của Đảng NDCM Lào đều rất quan tâm đến côngtác cán bộ

Ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội từ khi phongtrào cách mạng Lào có tổ chức, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng

tư tưởng, nó được dùng làm tên gọi cho người đi làm cách mạng, mà nhândân thường gọi những người đó là cán bộ Lào ít-xa-la và được sử dụng rấtnhiều ở vùng giải phóng của Mặt trận Lào yêu nước Trong bản báo cáo củaTổng bí thư Cay Xỏn Phôm Vi Hản trước Đại hội thành lập Đảng Nhân dânLào (Đảng NDCM Lào hiện nay) ngày 22 tháng 3 năm 1955, từ cán bộ đã ghivào trong chính sách cơ bản và chương trình hành động trước mắt của Đảngnhư sau: “ Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm đếncán bộ là công nhân-nông dân, dân tộc ít người” [10, 07]

Sau ngày giải phóng giành được độc lập hoàn toàn trên cả nước, chínhquyền về tay nhân dân, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vàongày 02 tháng 12 năm 1975, từ đó Đảng trở thành đảng cầm quyền, từ cán bộ

Ngày đăng: 14/10/2020, 17:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. BunThongChít MạNi (1994), “Đổi mới công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác cán bộ”
Tác giả: BunThongChít MạNi
Năm: 1994
8. C. Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
9. Cay Xỏn Phâm Vi Hẳn (1985,1987,1987,2005), Tác phẩm, Tập I, II, III, IV, Nxb Cộng hoá Dân chủ Nhân dân Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm
Nhà XB: Nxb Cộng hoá Dân chủ Nhân dân Lào
11. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xã hội học
Tác giả: Chung Á, Nguyễn Đình Tấn
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1997
12. Dương Thanh Huân (2011), Cơ cấu xã hội của đổi ngũ cán bộ, công chức các ban Đảng cấp tỉnh Bình Phước -Thực trạng và xu hướng biến đổi, Luân văn Thạc sĩ Xã hội học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu xã hội của đổi ngũ cán bộ, côngchức các ban Đảng cấp tỉnh Bình Phước -Thực trạng và xu hướngbiến đổi
Tác giả: Dương Thanh Huân
Năm: 2011
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
15. Đảng NDCM Lào (2003), Quy định của Bộ Chính trị về bổ nhiệm, luân chuyển nhiệm vụ và nơi công tác, số 02/BCT, ngày 14/07/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định của Bộ Chính trị về bổ nhiệm, luân chuyểnnhiệm vụ và nơi công tác
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Năm: 2003
18. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV,V, VI, VII, VIII, IX, Nxb Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IV,V, VI, VII, VIII, IX
Nhà XB: Nxb Quốc gia
19. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2011
20. Đào Thị Bằng (2013), Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị khối Mặt Trận Đoàn thể cấp tỉnh ở Hưng yên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ, công chứctrong hệ thống chính trị khối Mặt Trận Đoàn thể cấp tỉnh ở Hưngyên hiện nay
Tác giả: Đào Thị Bằng
Năm: 2013
22. Đặng Đình Thuận (2009), Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội thanh phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và xu hướng biến đổi, Luận văn Thạc sĩ xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu xã hội của cán bộ, công chức bảohiểm xã hội thanh phố Hà Nội hiện nay - thực trạng và xu hướngbiến đổi
Tác giả: Đặng Đình Thuận
Năm: 2009
23. Đỗ Nguyên Phương và cộng sự (2010), Cơ cấu xã hội Việt Nam và những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu xã hội Việt Nam vànhững vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới
Tác giả: Đỗ Nguyên Phương và cộng sự
Nhà XB: Nxb chínhtrị quốc gia
Năm: 2010
24. Đỗ Thái Đồng (1989), “Những vấn đề cơ cấu xã hội và sự phát triển ở một xã hội nông thôn Nam Bộ”, Tạp chí Xã hội học, 3,tr. 49 - 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ cấu xã hội và sự phát triển ởmột xã hội nông thôn Nam Bộ”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Đỗ Thái Đồng
Năm: 1989
26. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
27. Huỳnh Đức Hiền (2006), Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ Đảng, Chính quyền cấp tỉnh ở An Giang giai đoàn 1996 - 2006, Luận văn thạc sỹ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ Đảng, Chínhquyền cấp tỉnh ở An Giang giai đoàn 1996 - 2006
Tác giả: Huỳnh Đức Hiền
Năm: 2006
30. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học giáo dục
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
31. Lê Ngọc Hùng (2009), “Động thái của cấu trúc xã hội và thuyết cấu trúc hoá của Athony Giddens’’, Tạp chí Xã hội học, 2, tr.82 - 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái của cấu trúc xã hội và thuyết cấu trúchoá của Athony Giddens’’, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Năm: 2009
32. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốcgia
Năm: 2009
33. Lê Ngọc Hùng (2009), Xã hội học kinh tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học kinh tế
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2009
34. Lê Ngọc Hùng (2010), “Từ cơ cấu xã hội đến cấu trúc xã hội: qua phân tích các bài viết trên tạp chí xã hội học 1983 - 2009”, Tạp chí Xã hội học, 2,tr. 85 - 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ cơ cấu xã hội đến cấu trúc xã hội: qua phântích các bài viết trên tạp chí xã hội học 1983 - 2009”, "Tạp chí Xãhội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w