1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học hải phòng”

90 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Chính vì vậy, tìm hiểu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhấttrường đại học Hải Phòng là một vấn đề quan trọng nhằm đo lường mức độ thích ứngtâm lý – xã hội của chính các bạ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hải Phòng nói riêng có vai trò rấtquan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Sinh viên lànhững trí thức tương lai của đất nước, họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốttrong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên đó chính là thực hiệnnhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhàtrường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lốisống Để làm tốt nhiệm vụ trên, sinh viên cần phải có sự thích ứng tốt tâm lý – xã hội

ở môi trường đại học Đây là vấn đề được đặt ra với sinh viên năm nhất bởi lẽ việcchuyển môi trường học từ bậc trung học phổ thông lên đại học có nhiều thay đổi vềchương trình, phương pháp học tập dẫn tới có nhiều bạn sinh viên năm nhất chưa thíchứng được với môi trường học tập, có điểm thấp, chán nản việc học, trở nên thu mình,không thích tiếp xúc với ai Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên phải sống xa gia đìnhkhông thích ứng được với những mối quan hệ bạn bè, thầy cô, cuộc sống mới dẫn tớinhững hệ lụy như chưa biết chăm sóc bản thân, dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào những

tệ nạn xấu như cờ bạc, nghiệm game, nghiện hút dẫn tới bỏ học giữa chừng

Trường Đại học Hải Phòng là một trong những trường đại học lớn của thành phốHải Phòng nói riêng và cả nước nói chung Mỗi năm số lượng sinh viên năm nhất làkhoảng 3000 sinh viên Do đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường nóichung, sinh viên năm nhất của trường cần có sự thích ứng tốt về tâm lý – xã hội để cóthể hòa nhập với môi trường học mới, đáp ứng được những yêu cầu về kiến thức họctập cũng như các mối quan hệ xã hội

Chính vì vậy, tìm hiểu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhấttrường đại học Hải Phòng là một vấn đề quan trọng nhằm đo lường mức độ thích ứngtâm lý – xã hội của chính các bạn sinh viên thể hiện trong điều chỉnh cảm xúc bảnthân, hoạt động học tập, mối quan hệ bạn bè, thầy cô từ đó làm nổi bật những vấn đềcác em chưa thích ứng tốt, những khó khăn mà các em đang gặp phải trong việc hòanhập với môi trường mới từ đó đưa ra những biện pháp giúp các bạn sinh viên nămnhất trường đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt nhất về tâm lý – xã hội đối với môitrường học tập mới

Trang 2

Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thích ứng ở sinh viên như thích ứng vớihoạt động học tập, thích ứng với phương thức đào tạo tín chỉ, thích ứng với nghềnghiệp của sinh viên, nghiên cứu khó khăn tâm lý của sinh viên năm nhất Tuy nhiên,nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất của một trường đạihọc lớn vẫn luôn là đề tài được quan tâm bởi lẽ môi trường đại học luôn thay đổi theo

sự phát triển chung của xã hội Do đó, ý nghĩa của kết quả cùng với phương phápnghiên cứu sẽ góp phần bổ sung hơn về mặt lý thuyết cũng như kết quả thích ứng chocác nghiên cứu sau này

Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học Hải Phòng” nhằm đo mức

độ thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất từ đo đưa ra những khuyến nghị

để giúp các em có sự thích ứng tốt nhất với môi trường đại học

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có mục đích tìm hiểu mức độ thích ứng tâm lý – xã hội củasinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng

từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giúp các em có sự thích ứng tốt hơn

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viênnăm nhất trường Đại học Hải Phòng

3.2 Khách thể nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 277 sinh viên năm nhất hệ chính quy trường Đại học HảiPhòng và 52 thầy/ cô giáo giảng dạy và cán bộ trong trường

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận

- Hệ thống hóa các nghiên cứu về thích ứng của sinh viên

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội của sinhviên

- Xác định, thao tác hóa các khái niệm cơ bản về thích ứng tâm lý – xã hội, sinhviên năm nhất, thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất

- Lựa chọn cách tiếp cận chỉ dẫn cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu đểtiến hành nghiên cứu thực tiễn

Trang 3

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

- Đo mức độ thích ứng về mặt tâm lý của sinh viên khi học tập tại trường Đại họcHải Phòng

- Đo mức độ thích ứng về mặt xã hội thể hiện qua mối quan hệ bạn bè, thầy cô

- Đo mức độ thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập thể hiện 4 mặt: nộidung, phương pháp, phương tiện, môi trường học tập mới

- Phân tích mối tương quan giữa mức độ thích ứng về tâm lý, thích ứng xã hội vàthích ứng với hoạt động học tập

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên nămnhất

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các em sinh viên năm nhất có sự thích ứngtốt về tâm lý – xã hội

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu thích ứng tâm lý bao gồm: cảm xúc cân bằng, thoải mái, tự tin, có sởthích cá nhân, vui vẻ, yêu cuộc sống, có khả năng đương đầu với sự thay đổi của môitrường xung quanh

Thích ứng xã hội: có thái độ tích cực với các mối quan hệ xã hội (thầy cô, bạn bè) Thích ứng với hoạt động học tập: có cảm xúc tích cực với nội dung học tập;cóphương pháp học tập phù hợp;sử dụng tốt thiết bị học tập; không vi phạm các nội quy,quy định trường học

5.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Hải Phòng

Nghiên cứu sinh viên năm nhất hệ chính quy

6 Giả thuyết khoa học

- Đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt về tâm

lý, các mối quan hệ xã hội; chưa có sự thích ứng tốt với học tập

- Có mối tương quan giữa 3 mặt của sự thích ứng : tâm lý – xã hội – học tập ởsinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

- Có sự khác biệt về mức độ thích ứng của sinh viên năm nhất theo: biến số thuộc

về sinh viên, biến số những người liên quan; biến số thuộc về môi trường vật chất

Trang 4

- Yếu tốsự hỗ trợ từ thầy cô giáo và hỗ trợ phương tiện học tập, học tập do bảnthân yêu thích là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến sự thích ứng tốt haykhông tốt của sinh viên.

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Những phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp nghiên cứu văn bản

7.2 Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 5

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu thích ứng của học sinh, sinh viên

1.1.1 Ở nước ngoài

Vấn đề “thích ứng” là một trong những vấn đề được nhiều nhà tâm lý học quantâm nghiên cứu Một trong những nhà tâm lý tiên phong trong nghiên cứu này đóchính là Jean Piaget (1986- 1983) Theo ông, sự thích ứng chính là sự cân bằng vàđược thực hiện bởi hai cơ chế đó là sự đồng hóa và điều ứng Quan điểm của ông chorằng, sự thích ứng sinh học là sự cân bằng giữa đồng hóa môi trường và cơ thể với môitrường, còn sự thích ứng tâm lý- xã hội được ông giải thích là sự thích ứng với mộtthực tế riêng biệt khi nó đã đạt tới sự đồng hóa thực tế đó vào những hoàn cảnh mới dothực tế đặt ra [4, tr.17] Sự thích ứng đòi hỏi sự tác động qua lại giữa chủ thế và kháchthể (giữa con người và môi trường), sao cho chủ thể có thể nhập vào khác thể mà vẫntính đến những đặc điểm của mình Theo cách đó, có thể hiểu thích ứng tâm lý- xã hội

đó là quá trình cá nhân vừa tiếp nhận những yếu tố từ môi trường, xã hội xung quanh,vừa điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với môi trường đó Và trong quá trình thíchứng của cá nhân thì sự thích ứng tâm lý- xã hội là chủ yếu

Trong những năm gần đây, nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội trong sinh viêntrên thế giới vẫn đang là một trong những vấn đề nghiên cứu quan trọng và nổi lên làmột số nghiên cứu dưới đây:

K Oberg,nhà nhân chủng học người Mỹ, đưa ra khái niệm “sốc văn hóa” Theo

ông, con người gia nhập vào một nền văn hóa mới kèm theo những vấn đề về sức khỏetinh thần, những cảm xúc tiêu cực: cảm giác đánh mất bạn bè, địa vị, không thoải mái,

sự khó khăn trong định hướng giá trị và mâu thuẫn nội tâm Vấn đề sốc văn hóa sau đóđược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: P.S Adler, E.H Jacobson,A.C Garza – Guerrero và mặc dù, mỗi tác giả đưa ra những giai đoạn khác nhau củasốc văn hóa nhưng họ đều cho rằng triệu chứng của sốc văn hóa rất đa dạng: từ sự bất

an thường xuyên về chất lượng thực phẩm, nước uống, điều kiện vệ sinh, sợ tiếp xúcvới người khác, mất ngủ, thiếu tự tin Dựa theo lý thuyết sốc văn hóa của các tác giả

đi trước, tác giả Yuefang Zhou và cộng sự (2008) đã nghiên cứu “Lý thuyết hiện đại của sốc văn hóa và thích ứng trong sinh viên quốc tế trong giáo dục đại học” và chỉ ra

rằng:Các khái niệm về cú sốc văn hóa và sự thích ứng được xét lại, và áp dụng đối với

sự thích ứng sư phạm của những sinh viên tạm trú trong một nền văn hóa lạ Lịch sử

Trang 6

phát triển của các học thuyết “truyền thống” về cú sốc văn hóa dẫn tới sự cấp thiết phải có những cách tiếp cận lý thuyết tạm thời, như là “học văn hóa”, “stress và cách ứng phó” và “hòa nhập xã hội” Những cách tiếp cận này có thể phù hợp trong một

khuôn khổ lý thuyết rộng dựa trên các khía cạnh tình cảm, hành vi và nhận thức của cú

sốc và sự thích nghi Khuôn khổ “sức mạnh văn hóa tổng hợp” này cung cấp một hiểu

biết toàn diện hơn về các quá trình liên quan, tạo tiền đề cho các nghiên cứu, chínhsách và tập quán sau này

Theo tác giả Camille Brisset (2010) trong nghiên cứu “thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên quốc tế tại Pháp – nghiên cứu trường hợp sinh viên Việt Nam” cho rằng:

Việc chuyển từ môi trường học tập này đến một một môi trường học tập khác và táiđịnh cư tại một quốc gia mới để học tập đang diễn ra ngày càng phổ biến Song songvới việc làm đa dạng bản sắc văn hóa và tri thức thì điều này cũng cho thấy nhiều khókhăn và thách thức Với số lượng ngày càng tăng của sinh viên quốc tế tại Pháp, sựhiểu biết về các yếu tố tâm lý giúp cho sự thích nghi dễ dàng hơn đang trở nên quantrọng hơn bao giờ hết Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét các yếu tố tạo thuậnlợi hoặc cản trở sự thích nghi của sinh viên Việt tại Pháp Hai mẫu sinh viên được đưa

ra so sánh: 112 sinh viên Việt tại Pháp và 101 sinh viên Pháp, tất cả các sinh viên đềulần đầu tiên bước vào môi trường đại học Các biến như trạng thái lo âu, gắn bó mậtthiết, căng thẳng tâm lý, sự hài lòng với sự hỗ trợ xã hội, và (trong số các mẫu Việt)tính gắn kết cộng đồng đã được xem xét Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: sự gắn kếtcộng đồng và trạng thái lo lắng được tạo ra bởi căng thẳng tâm lý có liên quan đếnquá trình thích ứng cho cả hai mẫu Sự đồng nhất lãnh thổ cũng có liên quan đến sựthích ứng của mẫu sinh viên Việt Mặc dù các giả thuyết khác cũng được xem xét,nhưng nhìn chung, các vấn đề về sự gắn kết (attachment) đối với sinh viên Việt có ýnghĩa lớn hơn so với các sinh viên người Pháp.(Nguồn: Sự thích ứng về mặt tâm lý vàvăn hóa xã hội của sinh viên đại học ở Pháp: Trường hợp của các sinh viên quốc tếViệt, Camille Brisset)

Theo kết quả nghiên cứu “Đối phó với stress và thích ứng tâm lý ở sinh viên quốc tế” của tác giả Laura Sapranaviciute (2012) cho thấy: Sinh viên quốc tế khắp thế

giới đều phải đối mặt với stress do sự khác biệt về môi trường học tập, bối cảnh vănhóa, rào cản ngôn ngữ và các khó khăn cho việc thích ứng khác Có rất ít bằng chứnggiải thích các chiến lược ứng phó với stress được các sinh viên đó sử dụng là gì và

Trang 7

chúng có liên hệ như thế nào đối với sự thích ứng tâm lý Vì vậy mục đích của nghiêncứu này là nhằm đánh giá mối quan hệ giữa sự thích ứng tâm lý và các chiến lược đốiphó với stress của sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước Nghiên cứu tuyển chọn

356 sinh viên: 258 trong nước và 98 quốc tế Các chiến lược ứng phó với stress được

đo bằng bộ câu hỏi “Coping Orientation of Problem Experience” Thang Tự đánh giá

mức độ trầm cảm của Zung được sử dụng để đo các triệu chứng trầm cảm Nhữngstress liên quan đến sức khỏe được đo bởi một thang đo riêng bởi những tác giả củanghiên cứu này Nghiên cứu đã chứng minh được rằng trong những tình huống stress,các sinh viên quốc tế có cách ứng phó khác với các sinh viên trong nước Hơn nữa,chiến lược ứng phó với stress được sử dụng bởi các sinh viên quốc tế và trong nước làkhác nhau trong mối quan hệ với kết quả sức khỏe

Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy những khía cạnh khác nhau của đời sống tâm

lý sinh viên khi chuyển sang một môi trường văn hóa mới với những chuẩn mực mới vàviệc không thích ứng với nó sẽ dần đến những hậu quả tiêu cực trong đời sống và hoạtđộng của sinh viên như việc ứng phó với stress, việc hòa nhập cộng đồng Môi trườngvăn hóa xã hội thay đổi, phát triển qua từng thời kỳ và ngày càng mang tính chất giao thoagiữa các nền văn hóa khác nhau Vì vậy, nghiên cứu thích ứng tâm lý – xã hội trong sinhviên quốc tế có vai trò quan trọng trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay, hơn nữa vấn

đề nghiên cứu này luôn là một đề tài mở đối với các nhà nghiên cứu

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam nghiên cứu thích ứng về sinh viên được các tác giả nghiên cứu trênnhiều khía cạnh như thích ứng với với học tập, với tâm lý – xã hội, nghề nghiệp

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày khái lược các hướng nghiên cứu chính

Tác giả Lê Thị Hương (1998) với đề tài: “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa” đã cho thấy

sinh viên thích ứng với các mối quan hệ mới nhanh hơn là sự thích ứng với hoạt độnghọc tập [5]

Năm 2000, tại trường ĐHSP Hà Nội, tác giả Phan Quốc Lâm đã bảo vệ thành

công luận án tiến sỹ với đề tài “ Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1” Bằng hai phương pháp chủ yếu là quan sát và điều tra viết, tác giả của luận án tiến

hành nghiên cứu thực trạng sự thích ứng với hoạt động học tập trên mẫu 168 học sinhlớp 1 và 117 giáo viên tiểu học Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 10% học sinh

Trang 8

thích ứng ở mức tốt, 75% ở mức trung bình khá, và có đến 15% học sinh cho đến cuốinăm lớp 1 vẫn chưa thể thích ứng với hoạt động học tập Kết quả nghiên cứu của luận

án cũng chỉ ra nhưng yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thích ứng của hoạt động học tậpcủa học sinh lớp 1, đó là hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ phát triển trí tuệ củahọc sinh, sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học tập Trên cơ sở đó, nhằm nângcao mức độ thích ứng của học sinh, tác giả luận án đã thử nghiệm tác động đến họcsinh thông qua 6 biện pháp: nâng cao hiểu biết của giáo viên về thích ứng, hình thànhnhững hành vi phù hợp ngay từ đầu khi trẻ mới tới trường, tăng cường tính xác địnhcủa tình huống học tập, có thái độ ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, cábiệt hóa trong dạy học và phối hợp với gia đình học sinh

Trong 2 năm học 2002 – 2003 và 2003 – 2004 nhằm mục đích định hướng chohoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên tại trường ĐH sư phạm Hà Nội,

tác giả Nguyễn Xuân Thức đã tiến hành nghiên cứu “Sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên ĐH sư phạm Hà Nội” trên ba mặt: Nhận thức

về các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm và hành vi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Kết quả nghiên cứu đưa tác giả đếnkết luận rằng, nhìn chung tất cả các sinh viên đều thích ứng với hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm nhưng mức độ thích ứng không cao, chỉ ở mức trung bình và khá;hơn nữa sự thích ứng của sinh viên là không đồng đều trên các mặt được nghiên cứu.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quancản trở sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên

Lĩnh vực thích ứng lao động, thích ứng nghề cũng được một số nhà tâm lý quantâm Một số tác giả như Đào Thị Oanh, Trần Trọng Thủy tiến hành nghiên cứu về mặt

lý luận nhằm phục vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên, học viên cao học

có chuyên ngành liên quan Còn tác giả Lê Hương lại đề cập trên thực tiễn vấn đề rấtmang tính thời sự của nền kinh tế thị trường non trẻ nước ta, đó là mối liên hệ giữa thái

độ đối với công việc và năng lực thích ứng, cạnh tranh của người lao động hiện nay.Như vậy, vấn đề thích ứng mà trước hết là các loại thích ứng xã hội như thíchứng học tập, thích ứng văn hóa, thích ứng lao động, thích ứng nghề đã bước đầu đượcquan tâm nghiên cứu ở nước ta Trong các công trình nghiên cứu đã được tiến hành,các tác giả vừa tập trung vào làm rõ vấn đề thích ứng về mặt lí luận, vừa cố gắng tìmhiểu thực trạng vấn đề trên những mẫu nghiên cứu cụ thể, chỉ ra đặc trưng và những

Trang 9

yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng Đặc biệt, cần ghi nhận sự nỗ lực của một số tác giảtrong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào hoạt động thực tiễn thôngqua các thực nghiêm tác động đến khách thể nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quảcủa quá trình thích ứng.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2000) với đề tài: “Sự thích nghi của trẻ em có bố mẹ li hôn” đã tìm hiểu sự thích nghi tâm lý của trẻ đối với sự thiếu

hụt vai trò của bố (mẹ) hoặc cả hai, đặc điểm thích nghi của trẻ với các mối quan hệ vàtrong hoạt động học tập [3]

Trong nghiên cứu “Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại đại học Huế” của tác giả Trần Thị Tú Anh (2010) đã cho thấy sinh viên phải

đứng trước rất nhiều khó khăn về tài chính, thích ứng, học tập Tác giả cho rằng, thíchứng với mối quan hệ thầy cô, bạn bè, thích ứng với điều kiện và phương pháp học tập

là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải

Tóm lại, các nghiên cứu đã xem xét sự thích ứng trên từng nhóm khách thể, thíchứng học tập, nghề nghiệp, môi trường, xã hội, các tiêu chí biểu hiện sự thích ứng làkhông như nhau Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tham khảo khi

đề ra các tiêu chí thích ứng tâm lý- xã hội của sinh viên năm nhất trường đại học HảiPhòng

1.2 Khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm thích ứng

Thích ứng là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều trongtâm lý học hiện đại Một khái niệm thường được dùng chung với thích ứng là thíchnghi Thuật ngữ “Thích ứng” hay “thích nghi” theo tiếng pháp là adapter, tiếng La tinh

là adaptare được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù hợp” Ban đầu, thế kỷ XV, kháiniệm thích nghi được dùng phổ biến trong ngành sinh vật học để chỉ quá trình liên tụcbiến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật để duy trì sự cân bằng trướcnhững tác động của môi trường xung quanh “Thích ứng” là khái niệm của tâm lý họcdùng để chỉ quá trình mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể hoạt động thâm nhập vào điềukiện mới một cách thành thục Đó là quá trình con người chủ động, tích cực thu nhậnnhững tri thức mới, những kỹ năng mới, kỹ xảo mới để hoạt động có hiệu quả

Trong cuốn “Tâm lý học lý thuyết và ứng dụng” do tập thể khoa Tâm lý họctrường đại học Tổng hợp Leningrat xuất bản năm 1969, tác giả Ermoleava đã định

Trang 10

nghĩa: Thích ứng là một quá trình thích nghi của con người với lao động với đặc điểm

và điều kiện lao động trong tập thể nhất định

Như vậy, ở đây tác giả đã coi thích ứng hoàn toàn là một quá trình thích nghinhưng Leonchiep đã khẳng định: Sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghitheo đúng nghĩ của nó và các quá trình tiếp thu lĩnh hội đó là quá trình thích nghi sinhvật, là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thế và hành vi của

loài cá thể” Vì thế,ta thấy nếu chỉ coi “thích ứng” là một “quá trình thích nghi” đơn

thuần thì chưa phản ánh được tính chất chủ thể tích cực của con người

Năm 1979, A.E Golomstooc đã định nghĩa: “ sự thích nghi nghề nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động nghề nghiệp có hiệu quả Đồng thời thể hiện tính chất thỏa mãn với công việc của mình” Tác giả này cũng cho

rằng: sự thích ứng là tổng hòa những đặc điểm cá thể bền vững, có nguồn gốc tự nhiêncủa nhân cách, đảm bảo cho lao động của con người được thổi phồng một cách quámức, còn cơ sở xã hội thì hầu như không có ý nghĩa gì cả Tác giả đã xem thích ứng làmột quá trình nhật thức và điều này dựa trên nguyên tắc của lý thuyết hoạt động, sựphù hợp giữa đặc điểm tâm sinh lý của con người với yêu cầu nghề nghiệp được hìnhthành, và đó chính là thể hiện sự thích nghi nghề nghiệp

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Mac - xit thì “sự thích ứng” được coi là

sự kết hợp động cơ các thuộc tính cá nhân, mà sự kết hợp đó được hình thành trong

quá trình hoạt động, cơ sở đó chính là “tất cả mọi thuộc tính tâm lý của con người đều được hình thành trong hoạt động” Như vậy, sự thích ứng của con người với hoạt

động được xem như là một trong những thuộc tính chung của nhân cách Các nhà tâm

lý học Liên Xô đều nhấn mạnh hiện tượng “thích ứng” hoàn toàn khác về chất so với

hiện tượng thích nghi có tính chất thụ động và máy móc trong sinh giới

Theo nhà tâm lý học người Pháp Zazzo thì sự thích ứng không chỉ là một trạngthái, là một từ mang ý nghĩa khẳng định mà đối lập với nó là từ mang ý nghĩa phủ định

“không thích ứng” Theo bà “từ thích ứng” được dùng theo nghĩa hoạt động, như là

một quá trình với tất cả mọi kiểu cách và mức độ nhằm điều hoàn giữa con người vànhững gì đang có hoặc đang diễn ra trong môi trường xung quanh con người

Theo Selye- Nhà tâm lý học Pháp cho rằng “sự thích ứng” gồm hai quá trình

“đồng hóa” và “điều ứng” Đây cũng là quan điểm của nhà tâm lý học người Thụy

Sĩ-Jean Piaget Đồng hóa là quá tình con người hòa nhập vào những cơ cấu sẵn có, điều

Trang 11

ứng là điều chỉnh hành vi để thích ứng với sinh vật Hai quá trình này kết hợp vớinhau, đi từ cảm giác vận động đến tư duy, trừu tượng Khi thất bại điều ứng là chủyếu.

Trong từ điển Tâm lý học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên 1994, khái niệm

“thích ứng” và “thích nghi” để chung một mục Theo tác giả, một sinh vật sống trong

một môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân, hoặctìm cách thay đổi môi trường Bước đầu là điều chỉnh phản ứng sinh lý (thích nghi vớinhiệt độ cao, thấp; môi trường khô hay ẩm…) Sau này là thay đổi các ứng xử, đây làthích nghi tâm lý

Theo tác giả Vũ Dũng, thích nghi xã hội là: 1/quá trình thích nghi tích cực của cánhân với những điều kiện của môi trường xã hội mới.2/ Kết quả của quá trình thíchnghi xã hội [1, tr.805- 806]

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức: thích ứng là quá trình hòa nhập tích cực vớihoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội

Hòa nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và sự cải tạo hoàn cảnh

trong sự hài hài hòa nhất định Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinhnghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh thay đổi phù hợp vớibản thân

Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh

nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huyđộng tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng

Sự trưởng thành về mặt tâm lý- xã hội: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá

nhân, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội

Như vậy, trong tâm lý học, thích ứng được coi là quá trình cá nhân tham gia vàomôi trường xã hội, đòi hỏi cá nhân phải định hướng trong môi trường đó, nhận thứcnhững vấn đề nảy sinh và tính cách giải quyết chúng

1.2.2 Khái niệm thích ứng tâm lý- xã hội

Triết học duy vật biện chứng cho rằng, mọi hệ thống vật chất trong quá trình tồn tạicủa nó luôn duy trì một trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh, đó là quy luật phổbiến Tuy nhiên, sự cân bằng này có nội dung hình thức và trình độ khác nhau và cũng tùythuộc vào mối quan hệ của hệ thống này (cơ thể) với môi trường mà người ta có thể chia ralàm 3 hình thức là thích nghi sinh học, thích ứng tâm lý và thích ứng tâm lý- xã hội

Trang 12

- Thích nghi sinh học: Đây là kiểu thích nghi có ở mọi loài và cá thể sinh học, sựthích nghi sinh học có tính vật chất, cơ thể tác động qua lại với môi trường một cáchtrưc tiếp Kiểu thích nghi này là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trườngbằng các cơ chế di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên Sự thích nghi tuần túy sinhhọc, tính vật chất ở mọi loài và cá thể sinh vật Các cơ chế thích nghi này đảm bảo cho

sự tồn tại của cơ thể sinh vật trong những điều kiện tương đối ổn đinh, ít biến động.Như vậy, chúng ta thấy rằng, thích nghi sinh học là quá trình mà cá thể có sựthay đổi về cấu trúc, chức năng để phù hợp với môi trường tự nhiên để có thể tồn tại

và phát triển

Thích ứng tâm lý: Đây là hình thức thích nghi cao hơn thích nghi sinh học Thích ứng

tâm lý có cả ở người và động vật Ở động vật đó là quá trình cơ thể xác lập sự cân bằng vớimôi trường thường xuyên thay đổi, biến động, bằng cơ chế phản xạ có điều kiện của hệ thầnkinh Sự thích ứng này có khi hệ thần kinh phát triển cho phép cơ thể sinh vật có khả năngđáp ứng với những kích thích gián tiếp hoặc đón trước, hoặc tái tạo gần kề Nhờ đó mà cơthể động vật có thể đảm bảo tồn tại và phát triển tốt hơn trước môi trường đầy biến động.Theo Nguyễn Thị Minh Hằng: Thích ứng tâm lý là một hình thức thích ứng bêntrong mà kết quả của nó là một trạng thái cân bằng tâm lý của mỗi một cá nhân Biểuhiện của trạng thái cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi vàtràn đầy năng lượng cho hoạt động

Thích ứng tâm lý- xã hội: Đây là hình thức thích ứng cao nhất của con người,

Con người sống trong xã hội, xã hội ấy có nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc đòi hỏi mỗingười đều phải tuân theo Như vậy để tồn tại trong xã hội, con người không những cầnphải thích ứng với các điều kiện của môi trường tự nhiên mà còn phải có sự thay đổibản thân sao cho phù hợp với các yêu cầu xã hội đặt ra Đó chính là sự thích ứng tâmlý- xã hội và là loại thích ứng duy nhất chỉ có ở con người

Theo tác giả Tremblay thì thích ứng tâm lý- xã hội là tìm kiếm sự cân bằng giữacác xung năng, những ham muốn của bản thân với những đòi hỏi, mong đợi từ phíamôi trường bên ngoài

Tác giả Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng: thích ứng tâm lý- xã hội là khả năngmột các nhân tiếp cận các giá trị của một xã hội, hòa nhập được vào xã hội ấy Nghĩa

là sự thích ứng xã hội được đồng nhất với kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân.Không thích ứng được biểu hiện qua những hành vi trái ngược

Trang 13

Trong đề tài nghiên cứu “Sự thích nghi của trẻ em có bố mẹ li hôn” của tác giả

(Nguyễn Thị Minh Hằng, 2002)

- Sự thích nghi tâm lý- xã hội là hình thức thích nghi đặc thù của con người, mộtquá trình liên tục, tích cực và có ý thức, trong đó cá nhân kiểm soát, điều chỉnh thái độ,hành vi tình cảm của môi trường xã hội mà anh ta đang sống để tồn tại và phát triển

- Sự thích nghi tâm lý- xã hội của con người là một quá trình bị quy định bởi haimặt: bên trong và bên ngoài Bên trong bao gồm các yếu tố như: nhu cầu, động cơ, thái

độ, năng lực, kinh nghiệm….bên ngoài là các yêu cầu, điều kiện của hoàn cảnh sống,

cụ thể của xã hội nói chung

- Kết quả của quá trình thích nghi tâm lý- xã hội của một cá nhân được xác địnhbởi hai tiêu chí Thứ nhất: Đó là sự hình thành, phát triển và hoàn thiện tâm lý, ý thức,nhân cách của chính bản thân; Thứ hai đó là thái độ, cách cư xử và sự biểu hiện cảmxúc đặc trưng cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh, với các chuẩn mực và giá trịcủa nhóm, đảm bảo cho cá nhân thực hiện tốt vai trò của mình

- Một hành vi thích ứng là một hành vi vừa thỏa mãn tâm lý cá nhân vừa mangmột ý nghĩa xã hội

Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Thích ứng tâm lý- xã hội chính là việc cá nhân có khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc bên trong của bản thân để đạt được sự cân bằng mà biểu hiện của trạng thái cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi và tràn đầy năng lượng cho mọi hoạt động của mình Mặt khác, thích ứng tâm lý – xã hội là quá trình mỗi cá nhân hòa nhập vào trong các mối quan hệ xã hội, thể hiện ở việc cá nhân ứng xử một cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc của xã hội để có thể tồn tại và phát triển.

1.2.3 Khái niệm sinh viên

Theo hai cuốn: Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý) và Từ điển Tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được hiểu là “Người đang học ở bậc đại học”, [31],[23]Sinh viên là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ trithức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Họ sẽ là nguồn dự trữ chủyếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc củatầng lớp tri thức xã hội

Sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó Có nhiều loại sinh viên: Họđến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm

Trang 14

khác là đến trường vì thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không cótương lai nếu không học Kamila (CH Séc) [10]

Một sinh viên đã, đang và sẽ luôn luôn là người học hỏi về cuộc sống, hành viứng xử, nhu cầu, hy vọng, thành công và thất bại của con người từ bắt đầu của lịch sử

đến thời điểm hiện tại, như một câu nói: "Hãy nghĩ về nguồn gốc của bạn, bạn không được tạo ra để sống chỉ như một động vật, mà là để theo đuổi những phẩm chất và kiến thức" Đó cũng là vận mệnh của con người: học và học mãi, cố không lặp lại sai

lầm và để trở thành những người xây dựng một thế giới mới - trong đó mọi người đềusống trong hoà bình và hạnh phúc Massimo Lanza (ltalia) [9]

Một sinh viên hiện đại phải là người mà ngoài chuyên môn của mình, phải học đểbiết cả những chuyên ngành khác, bất kỳ một chuyên ngành nào mà mình thích là học.Một sinh viên hiện đại phải định hướng lại để đáp ứng những nhu cầu của chính xã hội

ở nước mình chứ không phải nhu cầu của bản thân hay của một nước phát triểnhơn Camelia (SV khoa Tâm lý học, Rumani).[9]

Sinh viên là tất cả những người cần học cái gì đó và không bao giờ ngại bỏ côngsức để theo đuổi tri thức Manuel Benito (Tây Ban Nha) [9]

Còn ở Việt Nam, như tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã viết: Đối với mỗi ngườiViệt Nam chúng ta, hai tiếng Sinh viên luôn gợi lên một cái gì trong sáng, tốt đẹp Đó

là thế hệ còn quá sớm để được coi là từng trải, dày dạn, nhưng cũng quá muộn để bịcoi là non nớt, thơ ấu Thế hệ sinh viên đứng giữa hai cái đó: Họ nhìn đời một cáchnghiêm trang mà không mất vẻ trẻ trung, hồn nhiên, họ là thế hệ của học hỏi, rènluyện, ước mơ Họ là tuổi đẹp của một con người, thế hệ đẹp của một thời đại

Như vậy, sinh viên là lực lượng những người theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để học tập, tiếp thu những kiến thức, nâng cao trình độ học vấn,

kỹ năng chuyên môn nhằm chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường Sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng là những người theo học năm đầu tiên tại trường đại học Hải Phòng, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn tại trường để chuẩn bị hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

1.2.4 Khái niệm thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất

Theo mục đích của đề tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: thích ứng tâm lý- xã hội của sinh viên năm nhất chính là việc mỗi sinh viên có khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc bên trong của bản thân để đạt được sự cân bằng mà biểu hiện của trạng thái

Trang 15

cân bằng này là cá nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, thảnh thơi và tràn đầy năng lượng cho mọi hoạt động của mình Mặt khác, thích ứng tâm lý – xã hội là quá trình mỗi sinh viên hòa nhập vào các điều kiện, phương pháp, nội dung học tập mới để đạt kết quả tốt nhất và hòa nhập vào trong các mối quan hệ xã hội, thể hiện ở việc cá nhân ứng xử một cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, quy tắc của xã hội để có thể tồn tại và phát triển

1.3 Một số đặc điểm tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất

Như chúng ta đã biết, có nhiều sự khác biệt giữa môi trường trung học phổthông và môi trường đại học từ phương pháp học tập, kiểm tra đến nội dung, phươngtiện học tập Vai trò của người học thay đổi Người học trở thành trung tâm của việchọc bởi việc học tại trường đại học buộc sinh viên phải chủ động xây dựng kế hoạchhọc tập, tìm tòi kiến thức, thầy cô chỉ là người hỗ trợ Ngược lại, tại các bậc học dưới,kiến thức phần lớn do thầy cô cung cấp Bên cạnh đó, các hình thức kiểm tra như sinhvấn đáp hay thuyết trình báo cáo khoa học người học phải tham gia Cùng với sự tiến

bộ của khoa học kỹ thuật, việc học tập tại trường Đại học hiệu quả khi sinh viên có thể

sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc học như phòng đọc, thưviện điện tử, máy tính, máy chiếu Bên cạnh đó, ngoài sự thay đổi môi trường họctập, nhiều học sinh khi trở thành sinh viên có sự thay đổi về môi trường sống đó làsống xa gia đình, cần phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ mới như bạn bè, thầycô Chính vì vậy,việc thay đổi môi trường học tập bao gồm phương pháp học tập, nộidung, điều kiện, phương tiện, môi trường học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè,thầy cô là những điều kiện mới đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải có sự thích ứng đặc biệtđối với sinh viên năm nhất khi môi trường học tập, môi trường sống là hoàn toàn mớimẻ

Từ đó có thể thấy, việc thay đổi môi trường học tập của sinh viên năm nhất từtrung học phổ thông lên đại học dẫn tới nhiều thay đổi về đặc điểm tâm lý – xã hội củasinh viên năm nhất Để thích ứng với môi trường Đại học mới này, sinh viên năm nhấtcũng có rất nhiều những đặc điểm tâm lý – xã hội thuận lợi nhưng cũng tồn tại không

ít những khó khăn

Thứ nhất, về những đặc điểm tâm lý thuận lợi của sinh viên năm nhất, các bạnđều là những người trẻ, đầy sự năng lượng nhiệt huyết cho học tập cũng như cho cuộcsống Thi đỗ Đại học là bước đệm cho việc thực hiện ước mơ của các bạn, vì vậy, các

Trang 16

bạn chắc chắn sẽ có những nỗ lực thay đổi cách học để đạt kết quả cao và biến ước mơthành hiện thực Mặt khác, tâm lý thích cái mới, khám phá cái mới sẽ giúp các bạn cóđược những mối quan hệ mới dễ dàng hơn

Thứ hai, bên cạnh những đặc điểm tâm lý thuận lợi cũng có không ít những khókhăn tâm lý mà các bạn sinh viên năm nhất gặp phải Đó là sự mâu thuẫn về mặt cảmxúc Bên cạnh niềm vui, sự hứng khởi với những điều mới mẻ, nhiều sinh viên nămnhất có tâm trạng buồn bã vì phải xa gia đình, xa bạn bè, thầy cô giáo cũ và tâm lý nàykéo dài ảnh hưởng đến quá trình thích ứng của sinh viên với môi trường Đại học Vìvậy, chấp nhận môi trường mới và cố gắng để môi trường mới chấp nhận là 2 bài toáncủa những tân sinh viên Chân ướt chân ráo bước vào môi trường mới không có sựkèm cặp quen thuộc, các em thấy mọi thứ đều lạ lẫm từ những người bạn cùng lớp,thầy cô, những người mà hằng ngày các em tiếp xúc Nhiều em luôn cố gắng để hòanhập vào môi trường mới bằng những nỗ lực như năng nổ làm quen, chia sẻ, tích cựctham gia các nhóm, hội để học cách sống hòa đồng Nhưng cũng không ít em ngại làmquen, ngại giao tiếp, ngại nói chuyện, kể cả đối với những người ngày ngày mình tiếpxúc, kể cả những người bạn cùng lớp, cùng chỗ ở Các em ngày càng tách mình ra đểtrở thành một người không có nhiều kết nối, ít bạn bè Bên cạnh đó, nhiều em khôngquen sống xa gia đình nên có tâm lý buồn chán, không quen lối sống tự tập nên gặpphải những vấn đề như tài chính, sức khỏe

Mặt khác, nhiều sinh viên có suy nghĩ như lên Đại học để “xả hơi” vì vừa trải

qua kì thi căng thẳng dẫn đến chưa thích ứng được với việc học, dẫn tới kết quả họctập chưa tốt

Đó chính là những đặc điểm tâm lý – xã hội nổi bật của sinh viên năm nhất baogồm cả những thuận lợi cũng như những khó khăn gây cản trở đến sự thích ứng tâm lý– xã hội của sinh viên năm nhất tại môi trường Đại học đầy mới mẻ Vì vậy, sinh viênnăm nhất cần có sự thay đổi phù hợp, phát huy những điểm mạnh để có sự thích ứngtốt, đó cũng chính là nền tảng cho sự thành công sau này ở mỗi bạn sinh viên

1.4 Tiêu chí xác định sự thích ứng tâm lý- xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

Thích ứng là một khái niệm mà đề cập đến sự thay đổi hành vi để mọi người cóthể đáp ứng nhu cầu của môi trường (Rathus và Nevid 1986) Môi trường đại học làmột môi trường mới dẫn tới những phản ứng khác nhau giữa các sinh viên năm đầu

Trang 17

tiên Như vậy, cuộc sống ở trường đại học cho sinh viên năm đầu tiên đầy thú vị cũngnhư đầy thử thách (Habibah và cộng sự 2010) Một mặt, các sinh viên năm nhất sẽthấy tự do hơn.Bên cạnh đó, các trường đại học đưa ra những cơ hội để các em có thểtrưởng thành hơn Ngoài ra, các bậc cha mẹ bắt đầu buông lỏng sự kiểm soát đối vớicon họ, từ đó các em sẽ tìm thấy được sự tự do mới mẻ (O'Neill 2007) Mặt khác, cácsinh viên phải xây dựng lại các mối quan hệ cá nhân trong một môi trường mới và điềunày có thể gây ra những căng thẳng tinh thần và hoặc ảnh hưởng đến thể chất của sinh

viên năm nhất (Tao và cộng sự 2000) Thích ứng tâm lý kém với môi trường đại học

có thể buộc các sinh viên phải rời khỏi trường (Roland 2006) Môi trường đại học sẽ

có nhiều điều mới mẻ thể hiện ở điều kiện học tập, các mối quan hệ liên cá nhân, cácnội quy trường học Vì vậy, sinh viên cần phải thích ứng tốt với các thách thức trên,

đó cũng chính là những cơ hội để sinh viên khẳng định bản thân mình (Abdullah vàcộng sự 2009)

Theo tác giả Aurel Ion Clinciu trong nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nămnhất diễn ra tại trường đại học Zimbabwe tập trung nghiên cứu những vấn đề cần phảithích ứng trong môi trường đại học của sinh viên năm nhất, những khó khăn trong quátrình thích ứng mà sinh viên gặp phải và cuối cùng là đề nghị chiến lược để giảmnhững khó khăn trong quá trình thích ứng

Một nghiên cứu được tiến hành với sinh viên Malaysia thấy rằng sinh viên nămđầu tiên thường gặp phải các vấn đề sức khỏe, tài chính và học tập (Ahmad và cộng sự2002) Tuy nhiên, Petersen và cộng sự (2009) cho rằng yếu tố tâm lý của sinh viênnăm nhất là yếu tố quan trọng nhất cần có sự thích ứng và yếu tố này quan trọng hơnviệc thích ứng học tập

Một vấn đề được đặt ra đó chính là việc tốt nghiệp trung học phổ thông không đủđiều kiện đảm bảo để học sinh có thể thích ứng tại môi trường đại học Việc thích ứngvới môi trường đại học của sinh viên năm nhất được dự báo cho kết quả học tập củasinh viên tại các trường đại (Petersen cộng sự 2009) Các học sinh sẽ có những cáchthích ứng khác nhau trong các môi trường đại học, một số thích ứng tốt và ngược lại sốhọc sinh còn lại không thể thích ứng được Có hai hướng thích ứng chính trong môitrường đại học ở mỗi sinh viên đó là thích ứng xã hội và học tập

Khi vào một trường đại học, sinh viên năm thứ nhất phải đối mặt với nhữngthách thức cá nhân bao gồm sự thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển các kỹ năng

Trang 18

xã hội mới và thay đổi các mối quan hệ hiện có với cha mẹ và gia đình của họ (Parker

và cộng sự 2004, Tinto 1996).Pascarella và Terenzini (1991) quan sát thấy rằng nhữngsinh viên duy trì các mối quan hệ phù hợp với gia đình có nhiều khả năng thích ứng tốthơn với môi trường đại học Tương tự như vậy, Winter và Yaffe's (2000) nghiên cứuthấy rằng mối quan hệ tốt với cha mẹ giúp cả nam và nữ sinh viên thích ứng tốt trongtrường đại học Tuy nhiên, sự thích ứng của sinh viên nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơntrong mối quan hệ với gia đình so với sinh viên nam Do đó, sinh viên năm đầu tiêncần phải duy trì các mối quan hệ hiện có với cha mẹ và gia đình của họ để điều chỉnhtốt đối với môi trường đại học

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những học sinh nhận được sự hỗ trợ xã hội

sẽ có sự thích ứng tốt hơn Ngoài ra, hỗ trợ từ bạn bè cũng đóng vai trò quan trọngtrong thích ứng với môi trường đại học (Tao và cộng sự 2000)

Ở Nam Phi, Cherian và Cherian (1998) báo cáo rằng 33-85% sinh viên năm thứnhất của Đại học Nam Phi đã có kinh nghiệm thích ứng trong môi trường mới Mộtnghiên cứu gần đây cho thấy một số lượng đáng kể của sinh viên đại học Nam Phi phảiđối mặt với vấn đề tài chính khi họ sống dưới mức nghèo khổ (Lloyd và Turale 2011).Như vậy,việc độc lập về tình cảm và tài chính có thể là quá sức đối với sinh viên mới(Smith và Renk 2007) Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng tôn giáo giúp cho sinh viên

có khả năng thích ứng các vấn đề tốt hơn(McCullough và Willoughby 2009) Tôn giáothúc đẩy sự tương giao với những người khác Vì vậy, đây cũng là một yếu tố quantrọng trong nghiên cứu thích ứng của sinh viên năm nhất tại môi trường đại học

Một nghiên cứu của Doyle và Walker (2002) cho thấy rằng sinh viên đại học gặpphải vô số thách thức Đó chính là việc đi học đầy đủ, cảm giác lo lắng trước kỳ thi và

sự tăng trách nhiệm cá nhân Burgess và cộng sự (2009) cho rằng sự thất bại trong việcđáp ứng những thách thức mà học sinh phải đối mặt có chiều hướng tăng lên theo suốtquá trình chuyển đổi từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học

Sinh viên năm nhất thích ứng về học tập, tâm lý – xã hội ngoài ra còn phải thíchứng về ngôn ngữ Ở Nam Phi, hạn chế trong sử dụng tiếng Anh đã được cho là nguyênnhân dẫn đến việc kém thích ứng của sinh viên da đen, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đếnviệc học của họ (Ngwenya 2004)

Thích ứng tốt trong năm đầu tiên tại trường đại học của sinh viên vô cùng quantrọng cho sự thành công của sinh viên ở môi trường đại học và cả cuộc sống sau này

Trang 19

(Friedlander và cộng sự 2007) Sinh viên năm đầu tiên cần phải thích ứng trong việcquản lý thời gian, kỹ năng học tập hiệu quả, năng lực hoàn thành khóa học và khảnăng đương đầu với mọi thay đổi trong cuộc sống như một quá trình tất yếu (Birnie-Lefcovitch 2000) Các sinh viên cần phải cân bằng mọi nhu cầu của bản thân để cótrách nhiệm với học Mặt khác, sinh viên cần có sự thích ứng với những thay đổi trongthói quen hàng ngày, nỗi nhớ nhà và sự thiếu thốn tình cảm cũng như vật chất trongcuộc sống của họ (Pascarella và Terenzini 1991) Theo nghiên cứu, văn học giúp sinhviên năm đầu ở các nước phát triển thích ứng tốt hơn nhưng ít được chú ý ở Châu Phi(Cherian và Cherian 1998) Ngoài ra, nếu học sinh không thích ứng tốt với môi trườngđại học chính là nguyên nhân gây thất bại việc học tập của (Abdullah và cộng sự2009).

Như vậy, các nghiên cứu nước ngoài về sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinhviên năm nhất đều nhấn mạnh sự quan trọng trong việc thích ứng tâm lý (sự điều chỉnhcảm xúc bên trong) và sự thích ứng xã hội (điều chỉnh các mối quan hệ bên ngoài) làyếu tố tiên quyết cho thành công hay thất bại của sinh viên tại môi trường học tập cũngnhư cuộc sống sau này

Xét về điều kiện sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hải Phòng nói riêng,chúng tôi nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường đạihọc Hải Phòng biểu hiện qua cảm xúc và hành vi ở các mặt sau:

1.4.1.Sự thích ứng tâm lý

Sự thích ứng tâm lý của sinh viên thể hiện ở việc sinh viên năm nhất có haykhông khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc bên trong của bản thân để có các cảm xúctích cực và không bị cảm xúc tiêu cực; yêu đời, yêu cuộc sống; cảm thấy tràn đầy nănglượng trong các hoạt động

Có nhiều cách phân loại yếu tố cảm xúc Tuy nhiên, trong đề tài, chúng tôi dựatrên 10 yếu tố cảm xúc cơ bản của tác giả Carroll Izard, chúng tôi chia thành:

+ Cảm xúc tích cực bao gồm: vui vẻ, hạnh phúc, an toàn, tin tưởng, tự tin, cânbằng,

+ Cảm xúc tiêu cực bao gồm: sợ hãi, cô đơn, bất an, khó chịu, căm ghét, tức giận

1.4.2 Sự thích ứng xã hội

Theo nghiên cứu cứu Mô hình mạng lưới bạn hữu của Bochner về sự thích ứng

xã hội và hành vi (Bochner, McLeod, and Lin 1977; Ward, Bochner, and Furnham

Trang 20

2001) vẫn có ảnh hưởng nhiều tới các nghiên cứu về sự thích ứng xã hội - văn hóa củacác du học sinh Bochner cho rằng những sinh viên này có xu hướng thuộc về 3 mạng lưới xã hội riêng biệt, và mỗi mạng lưới có một chức năng tâm lý cụ thể:

Mạng lưới đầu tiên đó là sự kết nối với những người bạn đồng hương tại đất nước đang học tập Mặt khác, việc giao tiếp này ngày càng thuận tiện hơn nên họ có thể giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của mình

Mạng lưới thứ hai đó là những sinh viên, giáo viên, tư vấn viên bản địa Thôngqua đó, họ có thể học hỏi được nhiều kỹ năng cần thiết để học tập tốt

Mạng lưới thứ ba đó là kết bạn với những du học sinh khác Từ đó, họ giúp đỡlẫn nhau

Ba mạng lưới này được phân loại tương ứng thành: mạng lưới bạn hữu đơn, song và đavăn hóa (Furham 2004) Du học sinh có thể hưởng lợi từ việc tương tác với người dân bản địatrên khía cạnh xã hội, tâm lý và học thuật Ví dụ, càng tương tác nhiều với dân bản địa thì các

du học sinh càng ít gặp phải các vấn đề học thuật (Pruitt 1978), các khó khăn trong xã hội(Ward and Kennedy 1993b), năng lực giao tiếp được cải thiện và thích nghi tốt hơn với cuộcsống ở nước ngoài(Zimmerman 1995) Những du học sinh tham gia vào các chương trình kếtbạn (Westwood and Barker 1990; Abe, Talbot, and Geelhoed 1998),và dành nhiều thời gianvui chơi với bạn bè bản địa (Pruitt 1978) cho thấy có sự thích nghi với xã hội tốt hơn so vớinhững người không tham gia Thêm vào đó, việc liên lạc và kết bạn với những sinh viên bảnđịa còn đem lại nhiều lợi ích về tinh thần như giảm bớt cảm giác xa lạ (Rohrlich and Martin1991) và mức độ căng thẳng được giảm xuống (Redmond and Bunyi 1993), và họ được dựđoán là sẽ thích ứng về mặt tâm lý tốt hơn (Searle and Ward 1990) Bất chấp những lợi íchcủa việc tương tác giữa du học sinh với người bản địa, mức độ của sự tương tác này thường

có giới hạn (Nowack and Weiland 1998) Các du học sinh thường báo cáo rằng bạn tốt nhấtcủa họ là người có cùng nền văn hóa (eg Bochner, McLeod, and Lin 1977)

Từ đó, có thể thấy rằng, yếu tố bạn bè, thầy cô giáo là những yếu tố quan trọngtrong việc thích ứng xã hội đối với sinh viên Theo quan điểm của chúng tôi, đối vớisinh viên năm nhất, sự thích ứng xã hội được xác định bởi ba tiêu chí: Mức độ hòanhập của học sinh vào các mối quan hệ xã hội: thầy cô, bạn bè

* Mối quan hệ với thầy cô: Sinh viên năm nhất thích ứng tốt mới mối quan hệ

với thầy cô sẽ:

- Có thái độ tích cực với các thầy/cô giáo (tôn trọng, yêu quý, không cảm thấy xa lạ, )

Trang 21

- Chủ động bày tỏ các quan điểm cá nhân của mình với thầy cô giáo.

- Chủ động giao tiếp hay chia sẻ các vấn đề, khó khăn của bản thân với thầy cô

* Mối quan hệ bạn bè: Sinh viên năm nhất có sự thích ứng tốt với bạn bè sẽ:

- Có thái độ tích cực với bạn bè ( yêu quý, tôn trọng bạn bè )

- Có bạn/ nhóm bạn chơi thân

- Chia sẻ khó khăn với bạn bè

- Chủ động giao tiếp với bạn bè

Sự thích ứng với hoạt động học tập phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tích cựchoạt động của mỗi chủ thể, do đó, kết quả học tập và chất lượng học tập cao hay thấpphụ thuộc rất lớn vào việc người học có thực sự tích cực hay không tích cực trong họctập của mình

Pascarella và Terenzini (1991) tranh luận rằng đối với hầu hết sinh viên, việcchuyển đổi sang lớp học đại học đòi hỏi một sự điều chỉnh những thói quen học tập.Sinh viên năm đầu tiên không khó nhận ra sự khác lạ tại môi trường đại học so với bậcphổ thông Tại trường đại học, sinh viên phải cạnh tranh gay gắt hơn để dành vị trí xếphạng do các lớp học có nhiều sinh viên hơn, giảng viên sử dụng phong cách giảng dạykhác nhau, số lượng và tần số làm việc bằng văn bản cao hơn và cũng đòi hỏi nhữngtiêu chuẩn khắt khe hơn Chính điều này bắt buộc các sinh viên mới phải đáp ứng sựthay đổi trong học tập, thay đổi thói quen học tập của họ và sắp xếp lại các vấn đề các

ưu tiên hơn (Ngwenya 2004; Pascarella và Terenzini 1991)

Theo nghiên cứu của Beder (1997) thấy rằng sinh viên năm đầu tiên gặp khókhăn khi điều chỉnh với các phong cách khác nhau của việc giảng dạy so với trườnghọc Điều này phù hợp với khẳng định của Adler và cộng sự (2008) rằng thích ứng

Trang 22

với môi trường đại học là rất quan trọng cho sự thành công trong học tập Các nhànghiên cứu cho rằng thích ứng không tốt tương quan với kết quả học tập kém, tỷ lệ tốtnghiệp thấp và khả năng thành công thấp sau này Bên cạnh đó, hầu hết những họcsinh tốt nghiệp phổ thông nếu có khó khăn trong học tập và các mối quan hệ xã hộitrước đó thì cũng kém thích ứng với môi trường đại học mới Ngoài ra, những học sinhhọc đại học gần gia đình và những học sinh sống tại các đô thị sẽ có sự thích ứng tốthơn Bên cạnh đó, khi sinh viên năm nhất tham gia đầy đủ vào các hoạt động địnhhướng kỹ năng, học tập tại các trường đại học giúp sinh viên có kết quả học tập tốthơn Hơn nữa, nghiên cứu của Enochs và Roland 2006 cho thấy rằng nam sinh viênthích nghi với môi trường đại học mới tốt hơn hơn nữ.

Theo Hoàng Trần Doãn, “Thích ứng học tập là một quá trình thích nghi đặc biệt của cá nhân đối với điều kiện mới, là sự thâm nhập của cá nhân vào điều kiện mới một cách thuần thục và chính trong quá trình đó, con người không thụ động mà được bộc lộ trong quá trình hoạt động có đối tượng như một chủ thể động” [3]

Trong bài viết: Giáo dục gia đình – nhân tố quyết định hình thành nhân cách trẻ

em, có viết: “Thích nghi với hoạt động học tập là quá trình làm quen, thâm nhập liên tục chủ động tích cực của người học vào môi trường hoạt động mới nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử được tích luỹ trong học tập, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các quy tắc chuẩn mực của lối sống, hành vi, Nhờ đó, chủ thể tồn tại, phát triển như một nhân cách có ý thức của xã hội”.[10]

Như vậy, các tác giả trên đã nhấn mạnh vào tính tích cực và chủ động của ngườihọc Đây cũng là yêu cầu hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp học tậphiện nay

Theo chúng tôi, Thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên là một quá trình người sinh viên tích cực, chủ động, hoà nhập vào các điều kiện học tập, nội dung và phương pháp học tập và các mối quan hệ mới (khác về chất) so với hoạt động học tập

ở phổ thông nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

Qua phân tích cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và đưa ra cách hiểu về “Thích ứng với hoạt động học tập” của sinh viên trong đề tài này, có thể thao tác hoá khái

niệm đó để dễ dàng cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt để đánh giá thực

Trang 23

trạng thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hiện nay Theo chúng tôi, việcthích ứng với hoạt động học tập của sinh viên sẽ được đánh giá theo các chỉ số sauđây:

- Tích cực hoà nhập để lĩnh hội nội dung học tập mới

- Chủ động tìm ra phương pháp học tập mới, hiệu quả

- Thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập

- Thích ứng với môi trường học tập

Một cách cụ thể, đó là:

Nội dung học tập:Sinh viên năm nhất thích ứng được với nội dung học tập thể

hiện qua:

+ Hứng thú với các môn học

+ Hiểu được nội dung bài học

+ Giải quyết được các bài tập của các môn học

Phương pháp học tập mới: là những phương thức chiếm lĩnh tri thức và những

cách học mới cao hơn ở mỗi người Sự thích ứng với phương pháp học tập của sinhviên được biểu hiện qua:

+ Biết cách lập kế hoạch học tập, tổ chức công việc học tập của bản thân

+ Đăng ký môn học phù hợp với chương trình học

+ Học trên lớp: Ghi chép bài hiệu quả; biết cách học bài sao cho nhanh hiểu, ghinhớ tốt; biết khái quát vấn đề đã học; chủ động phát biểu quan điểm cá nhân; biết cách

tổ chức thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao, phát huy được tinh thần làm việc của tất cảcác thành viên, thông qua đó có thể hợp tác và học hỏi lẫn nhau

+ Ở nhà: đọc và học bài hàng ngày trước khi đến lớp; tìm hiểu các vấn đề liênquan đến bài học ở nhà;

Các điều kiện, phương tiện học tập mới: được biểu hiện qua:

+ Biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho việc học tập(biết dùng phòng nghe để luyện phát âm cho các môn ngoại ngữ, sử dụng tốt máy vitính khi học tin học, khi thuyết trình bài thảo luận, )

+ Biết sử dụng hợp lý các cơ sở vật chất đã có của trường phục vụ cho việc họctập (biết tận dụng các loại sách tham khảo, phòng đọc sách ở thư viện nhà trường)

Môi trường học tập: Sinh viên năm nhất thích ứng với môi trường học đại học

thể hiện qua:

Trang 24

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

+ Không vi phạm nội quy, quy định của trường học

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất Đại học Hải Phòng

Theo tác giả Aurel Ion Clinciu trong nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên nămnhất diễn ra tại trường đại học Zimbabwe các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng củasinh viên bao gồm kinh nghiệm học tập và xã hội, sống gần hay xa gia đình, bạn bèphổ thông, tài chính, trang phục, thức ăn, tự trọng cao hay thấp, nỗi sợ thất bại nhiềuhay ít, phương pháp giảng dạy của giáo viên

Một nghiên cứu của Redmond và Bunyi (1993) cho rằng trợ cấp xã hội cũng cótác động tới mặt tình cảm, làm cho sinh viên sống thoải mái hơn và giảm bớt nỗi nhớnhà Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, mối quan hệ giữa thích ứng tâm lý và xã hộikhông thực sự rõ ràng, bên cạnh đó cũng chưa thể khẳng định rằng thích ứng tốt vềtâm lý – xã hội sẽ giúp sinh viên thành công trong học tập

Grant-Vallone và Ensher(2000) cho rằng hỗ trợ từ bạn bè sẽ giúp sinh viên thíchứng tâm lý-xã hội ở một mức độ cao so với những nguồn hỗ trợ khác Trong nghiêncứu: Thích ứng xã hội của sinh viên tốt nghiệp quốc tế của Georgette P Wilson(2011) cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng xã hội của sinh viên baogồm giới tính, sự hỗ trợ của cố vấn học tập và quan trọng nhất là bạn bè

Trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên Đại học Văn Hiến” của tác giải Lê Sĩ Hải, tác giả chỉ ra rằng: đặc điểm môi trường

sống (sống ở trọ hay sống cùng gia đình); môi trường học tập bao gồm chương trìnhđào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo, phương pháp giảng dạy – học tập, phương phápkiểm tra đánh giá và định hướng lựa chọn nghề nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đếnhọc tập của sinh viên cũng như quá trình thích ứng để sinh viên có thể thành công saunày Tác giả nhấn mạnh đế tính thích nghi nhanh hay chậm của từng sinh viên, đồngthời khẳng định vai trò của nhà trường và giảng viên cũng rất quan trọng giúp sinhviên năm nhất từ các tỉnh khác bắt nhịp và hòa nhập thành công.(14)

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học của sinh viên trường Đại hoc Trà Vinh” của tác giả Phạm Văn Tuân chỉ ra rằng: có nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến tính tích cực tự học của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh Trong đó, các yếu tố

Trang 25

chủ quan như hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhiềunhất đến tính tích cực tự học của sinh viên (15)

Dựa trên đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tại Hải Phòng nói riêng và Việt Namnói chung, chúng tôi xem xét một số yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng tâm lý – xã hộicủa sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng đó là:

Các biến số thuộc về sinh viên:

- Điều kiện sống: Gần/ xa gia đình

- Quê quán: Hải Phòng, tỉnh/ thành phố khác

- Khu vực sống trước đây: Nông thôn/ thành thị

- Giới tính (nam hay nữ)

- Đặc điểm tính cách: hướng nội/ hướng ngoại

- Ngành học

- Động cơ, mục đích học tập; độ mạnh của động cơ, mục đích học

Các biến số thuộc về môi trường, vật chất:

- Trợ cấp xã hội: Có học bổng/ hỗ trợ xã hội khác hoặc không có

- Hỗ trợ về học liệu học tập

- Hỗ trợ về nhà ở

- Hỗ trợ về phương tiện học tập mới

Các biến số thuộc về những người liên quan:

- Có bạn thân; không có bạn thân, nhóm bạn thân

- Có bạn trai/ bạn gái

- Mức độ nhận được sự giúp đỡ từ cố vấn học tập

- Mức độ nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô giáo

- Mức độ nhận được sự hỗ trợ từ những cán bộ phòng ban chức năng

- Có anh/ chị đang là sinh viên

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội có quan hệvới kết quả học tập học kì 1 của sinh viên năm nhất trường đại học Hải Phòng

Trang 26

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Hải Phòng (tiếng Anh: Hai Phong University, mã trường

là THP) là trường đại học đa ngành, được thành lập tạiHải Phòng năm 1968 với tên cũ

là Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng Năm 2000, Trường Đại học Tạichức Hải Phòng sát nhập với một số cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác của Hải Phòngthành Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng Ngày 9 tháng 4 năm 2004, Thủ tướngchính phủ đã ký quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên Trường Đại học Sư phạm HảiPhòng thành Trường Đại học Hải Phòng

Sứ mạng của Trường được bổ sung và khẳng định: Trường Đại học Hải Phòng làmột trong những trung tâm đào tạo đại học đa ngành và lĩnh vực; là cơ sở nghiên cứukhoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thànhphố Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc bộ và cả nước.rường Đại học Hải Phòng gồm có 4

cơ sở, cơ sở trung tâm đặt tại quận Kiến An, 3 cơ sở khác đặt tại quận Ngô Quyền

Trường Đại học Hải Phòng có tổng diện tích phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoahọc và hội họp là hơn 30 vạn m² Trường có hơn 150 giảng đường, phòng học, hộitrường lớn và hệ thống phòng hội thảo; gần 20 phòng thí nghiệm và phòng thực hành.Các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ bộ môn giáo dục thể chất và phong trào thể thaocủa sinh viên đầy đủ và hiện đại với 1 sân bóng, 1 nhà thi đấu đa năng, Trường cómột khu ký túc xá với 150 phòng, đủ khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng trên 1500sinh viên, và 1 trung tâm y tế

Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại là Đội ngũ cán bộ bao gồm 712 cán bộ Trong

số đó có 439 cán bộ giảng dạy, 273 cán bộ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học,

4 người là Nhà giáo Nhân dân và Nhà giáo Ưu tú, 1 giáo sư và 4 phó giáo sư, 15 tiến

sỹ, 212 thạc sỹ Giảng viên trường đại học Hải Phòng với những tiêu chuẩn như môphạm, sáng tạo; đoàn kết – kỷ cương; tâm huyết – tình thương; công bằng trách nhiệm

đã đào tạo những sinh viên năng động – sáng tạo; khát vọng – hoài bão; thực học thựcnghiệp; lập thân – lập nghiệp để cho ra nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao vềchất lượng Chính vì vậy, học tập tại trường Đại học Hải Phòng là ước mơ của rấtnhiều các thế hệ học sinh

Trang 27

2.1.2 Một vài nét về khách thể nghiên cứu

2.1.2.1 Đặc điểm sinh viên năm nhất

Mỗi năm, trường Đại học Hải Phòng tiếp nhận hơn 2 nghìn sinh viên năm nhấttrong đó chia thành sinh viên với 14 khoa thuộc khối sư phạm và khối cử nhân Sinhviên năm nhất trường Đại học Hải Phòng trong cuộc khảo sát là những sinh viên nhậphọc tại trường vào tháng 9/2015 Tính đến thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát, sốsinh viên năm nhất đã hoàn thành kì học đầu tiên tại trường

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 277 sinh viên năm nhất trường Đại học HảiPhòng

Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu như sau:Có 29.2% sinh viên nam; 70.8%sinh viên nữ Các sinh viên gồm 2 nhóm: sinh viên khối sư phạm (51.3% ) bao gồm:giáo dục mầm non, tiểu học, sư phạm ngữ văn – địa lí, sư phạm toán; khối cử nhân(48.7%) bao gồm: du lịch học, toán, công tác xã hội, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh).Sinh viên năm nhất Đại học Hải Phòng trong cuộc khảo sát có 87.4% sinh viên có quêquán là Hải Phòng, còn lại ở các tỉnh thành khác; có 48.4% sinh viên sống cùng giađình, số còn lại sống xa gia đình; có 63.9% khu vực sống trước đây là nông thôn, sốcòn lại trước đây sống tại thành thị Đó là những đặc điểm cơ bản của nhóm sinh viênnăm nhất tại trường Đại học Hải Phòng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong đề tàicủa mình

2.1.2.2 Đặc điểm cán bộ, giảng viên trong nghiên cứu

Với mục đích, kiểm tra đánh giá của cán bộ, giảng viên của trường Đại học HảiPhòng nhằm đảm bảo tính khách cho nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 52 cán

bộ giảng viên trực tiếp làm việc với sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng tại cáckhoa mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên sinh viên Đặc điểm cụ thể như sau:

Các thầy cô có thâm niên công tác từ 1 đến 30 năm; có 57.7% số giảng viêntrong nghiên cứu là cố vấn học tập, có 36.5% số giảng viên trong nghiên cứu là cán bộđoàn, 5.8% là cán bộ hành chính; 13.5% là trợ lý đào tạo; 9.6% là tổ phó, cán bộchuyên môn Với đặc điểm nhóm khách thể đa dạng trên sẽ góp phần làm rõ hơn sựthích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

2.2 Tiến trình nghiên cứu

Từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2015: Chúng tôi tiến hành tìm kiếm, đọc các tàiliệu tham khảo từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế bảng hỏi cho đề tài nghiên cứu

Trang 28

Từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2016: Hoàn thành cơ sở lý luận, nội dung bảnghỏi của đề tài sau đó tiến hành khảo sát thử.

Tháng 3/2016: Từ kết quả thu được sau khảo sát thử, chúng tôi đã tiến hànhđiều tra chính thức sau Từ kết quả thu được sau điều tra chính thức, chúng tôi viết báocáo nghiên cứu và hoàn tất đề tài nghiên cứu của mình

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sưu tầm, đọc, phân tích và khái quát các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó xác định phương pháp luận địnhhướng cho đề tài

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket)

Phương pháp này được chúng tôi tiến hành theo 3 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi và các thang đo:

- Mục đích:xây dựng nội dung bảng hỏi để nghiên cứu “ Thích ứng tâm lý – xã

hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng”

-Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế gồm hai phần:

*Sự thích ứng tâm lý: Câu 1 bao gồm từ item 1 đến item 18.

* Sự thích ứng xã hội:Câu 2

-Thích ứng trong quan hệ bạn bè bao gồm item 1 đến item 9.

-Thích ứng trong quan hệ với thầy cô bao gồm item 10 đến item 18

* Sự thích ứng với học tập: Câu 3

- Thích ứng với nội dung học tập mới: item 1 đến item 6

- Thích ứng với phương pháp học tập mới: item 7 đến item 23

- Thích ứng với điều kiện học tập, phương tiện học tập mới: item 24 đến item 26

- Thích ứng với môi trường học tập mới: item 27 đến item 35

Các thang đo được cho điểm theo quy ước sau:

Đối với những item thể hiện sự thích ứng tích cực của sinh viên năm nhất sẽđược cho điểm theo quy ước sau:

Thường xuyên/ Hoàn toàn đồng ý: 4 điểm

Khá thường xuyên/ Đồng ý: 3 điểm

Thỉnh thoảng/ Đồng ý một phần: 2 điểm

Không bao giờ/ Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm

Trang 29

Đối với những item thể hiện sự thích ứng tiêu cực của sinh viên năm nhất sẽđược cho điểm theo quy ước ngược lại:

Thường xuyên/ Hoàn toàn đồng ý: 1 điểm

Khá thường xuyên/ Đồng ý: 2 điểm

Thỉnh thoảng/ Đồng ý một phần: 3 điểm

Không bao giờ/ Hoàn toàn không đồng ý: 4 điểm

Bảng hỏi bao gồm từ câu 4 đến câu 13 nhằm thu thập các thông tin cá nhân củasinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên nămnhất Trường Đại học Hải Phòng

Giai đoạn 2: Khảo sát thử

- Mục đích: Kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi, nội dung item có phù hợp với

khách thể nghiên cứu không, có sát với mục đích nghiên cứu của đề tài không? Từ đóđưa ra bảng hỏi cuối cùng có độ tin cậy cao cho nhóm khách thể nghiên cứu

Để điều tra thử, chúng tôi phát phiếu điều tra cho 50 học sinh, thu về 49 Sốphiếu không hợp lệ là 2

- Kết quả: Chúng tôi đánh giá độ tin cậy của thang đo

+Thang đo thích ứng tâm lý xã hội:

-Điểm Alpha Cronbach của toàn thang là 0.73

-Điểm Alpha Cronbach của thích ứng tâm lý là 0.68

-Điểm Alpha Cronbach thích ứng xã hội là 0.65

- Điểm Alpha Cronbach thích ứng học tập là 0.87

Từ kết quả điều tra thử, thang đo thích ứng tâm lý- xã hội mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn đủ độ tin cậy để điều tra chính thức

Giai đoạn 3: Điều tra chính thức

-Bảng hỏi sau khi đã kiểm tra được đưa vào điều tra chính thức Số phiếu phát ra

là 320 phiếu, số phiếu thu được là 300 phiếu, trong đó 277 phiếu đạt yêu cầu

* Kết quả xử lý số liệu cho thấy:

+Thang đo thích ứng tâm lý -xã hội:

-Điểm Alpha Cronbach của toàn thang là 0.81

-Điểm Alpha Cronbach của thích ứng tâm lý là 0.75

-Điểm Alpha Cronbach thích ứng xã hội là 0.68

- Điểm Alpha Cronbach thích ứng học tập là 0.91

Trang 30

Chúng tôi đã thu được bảng quy ước chuẩn như sau:

Bảng: Điểm trung bình các thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung bình của các biến

Thang đo Điểm trung bình/

Độ lệch chuẩn

Mức xếp hạng giá trị trung bình các biến

Mức không tốt

Mức chuẩn Mức tốt

Thích ứng tâm lý 2.92/0.36 1– 2.55 2.56 – 3.28 3.29 – 4 Thích ứng xã hội 2.99/0.38 1 – 2.60 2.61 – 3.37 3.38 – 4 Thích ứng học tập 2.83/0.28 1– 2.54 2.55 – 3.11 3.12 – 4 Thích ứng tâm lý – xã hội

+Hoàn cảnh gia đình

+Quá trình sinh sống và học tập

+ Đặc điểm thích ứng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng tâm lý –

xã hội của sinh viên và đưa ra các khuyến nghị

Trang 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Khái quát sự thích ứng tâm lý – xã hội ở sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

Nghiên cứu sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại họcHải Phòng bao gồm nghiên cứu sự thích ứng với đời sống tâm lý, sự thích ứng với cácmối quan hệ xã hội mới, với nội dung, phương pháp, điều kiện môi trường học tậpmới Nhìn một cách khái quát nhất, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 1: Khái quát sự thích ứng tâm lý – xã hội của sinh viên năm nhất trường

Đại học Hải Phòng(%).(N=277)

TBC=2.91;SD=0.28

Qua bảng số liệu, ta thấy, đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có

sự thích ứng tâm lý – xã hội đạt mức chuẩn (70.5%), có 14.9% sinh viên năm nhấttrong cuộc điều tra thích ứng tốt Bên cạnh đó, có một lượng sinh viên năm nhất khôngnhỏ (14.6% ) thích ứng tâm lý – xã hội chưa tốt Chúng tôi sẽ làm rõ từng mặt thíchứng tâm lý – xã hội ở những phần dưới đây

3.2.Thực trạng thích ứng tâm lý ở sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

Thích ứng tâm lý là một mặt vô cùng quan trọng đối với sinh viên Trong nhiềunghiên cứu và đặc biệt là nghiên cứu của Petersen và cộng sự (2009) cho rằng yếu tốtâm lý của sinh viên năm nhất là yếu tố quan trọng nhất cần có sự thích ứng và yếu tốnày quan trọng hơn việc thích ứng học tập

Để tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng,chúng tôi đã tìm hiểu trên các khía cạnh khác nhau của đời sống tâm lý của sinh viên.Kết quả được thể hiện như sau:

Trang 32

Biểu đồ 2: Thực trạng thích ứng tâm lý của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải

Phòng (%) (N=277)

TBC=2.92; SD= 0.36

Theo kết quả nghiên cứu, ở trường Đại học Hải Phòng không có sinh viên nàothích ứng tâm lý không tốt Có 72.9% tổng sinh viên năm nhất trong cuộc điều trathích ứng ở mức chuẩn Sinh viên năm nhất thích ứng không tốt có 13.4% và thích ứngrất tốt có 13.7% sinh viên Như vậy, có thể kết luận rằng, đa số sinh viên năm nhấttrường đại học Hải Phòng có sự thích ứng tâm lý ở mức chuẩn đến mức tốt, còn một

bộ phận không nhỏ sinh viên năm nhất thích ứng tâm lý không tốt Mặt khác, có sựkhác biệt về sự thích ứng được thể hiện rõ nét qua từng nhận định cảm xúc tích cựchay tiêu cực mà chúng tôi đưa ra

Bảng 1: Thực trạng thích ứng tâm lý thể hiện qua các cảm xúc tích cực ở sinh viên

năm nhất trường Đại học Hải Phòng (N=277)

xuyên

Khá thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Điểm trung bình

SD

1 1 Tôi có cảm giác an toàn 33.9 40.8 21.3 4 3.05 0.84

2 2 Tôi cảm thấy hạnh phúc 24.2 36.5 36.5 2.9 2.82 0.83

4 Tôi tin tưởng mọi người xung

quanh

5 Tôi luôn ở trạng thái cân bằng 20.2 39.7 35 5.1 2.75 0.83

7 Tôi luôn yêu thích hoạt động học

tập, vui chơi

10 Tôi cảm thấy luôn tràn đầy năng

lượng trong các hoạt động trong

cuộc sống

TBC=2.83

Trang 33

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cảm xúc “yêu cuộc sống” là cảm xúc sinh viên

năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt (ĐTB=3.3) Tiếp theo sau là

các cảm xúc như yêu thích hoạt động học tập, vui chơi; cảm thấy vui vẻ; cảm thấy an toàn các bạn sinh viên năm nhất thích ứng ở mức chuẩn.

Ở những nhận định cảm xúc sinh viên năm nhất chưa có sự thích ứng không tốt,

nổi lên là nhận định “tôi cảm thấy tự tin”(ĐTB=2.53) Có 55.6% tổng số sinh viên

trong cuộc điều tra trả lời rằng các bạn cảm thấy tự tin ở mức độ không bao giờ vàthỉnh thoảng Khi chia sẻ cùng một số bạn sinh viên năm nhất, chúng tôi thu được một

số ý kiến tại sao các bạn lại không cảm thấy tự tin Các bạn sinh viên năm nhất chorằng, môi trường đại học xa lạ, các bạn cũng không quen biết ai, các bạn sợ rằng cáchmình ăn mặc, nói chuyện, giao tiếp có thể làm cho mọi người trong trường chê cười

Đó là một phần lý do các bạn thấy không tự tin Một bạn tâm sự rằng: “Bước chân vàotrường đại học Hải Phòng em thấy mình thật nhỏ bé Trường nhiều sinh viên, khuônviên của trường rất rộng Trường cấp 3 em học chỉ bằng một phần nhỏ của trường Đạihọc thôi” Có thể lần đầu các bạn được sống trong môi trường nhiều sinh viên, nhiềuthầy cô trong khi các em lại ít quen biết mọi người, điều đó làm cho các bạn sinh viênnăm nhất kém tự tin

Bên cạnh cảm xúc chưa tự tin, các bạn sinh viên năm nhất trường đại học HảiPhòng còn có sự thích ứng về mặt cảm xúc tích cực như các bạn chưa được cân bằng

và tin tưởng mọi người xung quanh, tràn đây năng lượng cho cuộc sống, hạnh phúc.Điều này cũng dễ cảm thông cho các bạn khi bước chân vào môi trường hoàn toàn mớivới nhiều điều mới mẻ từ thầy cô, bạn bè, phương pháp học tập và có nhiều bạn bắtđầu cuộc sống xa gia đình

Đáng quan tâm nhất là cảm xúc “Tôi cảm thấy yêu bản thân mình”(ĐTB=1.99) mà chúng tôi đưa ra Có tới 86.3% sinh viên năm nhất yêu bản

thân ở mức độ không bao giờ (18.5%) và thỉnh thoảng (67.8%) Một câu hỏi đặt ravới nhà nghiên cứu: Khi không yêu bản thân mình thì các bạn sinh viên năm nhấtsống cho ai, sống vì điều gì hay có quá nhiều điều các bạn chưa hài lòng với bảnthân nên không yêu quý chính mình? Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc trò chuyệnngắn để giải đáp thắc mắc trên Lý do nhiều bạn sinh viên chưa yêu bản thân mình

là do có quá nhiều điều làm các bạn tự ti, không hài lòng về bản thân Các bạnmong ước tiến tới một con người hoàn mỹ hơn Nhiều ý kiến lý giải vì sao chưa

Trang 34

yêu bản thân từ các bạn sinh viên năm nhất xuất phát từ: học kém hơn bạn khác,điểm thi đại học thấp hơn, thân hình quá béo hoặc không đẹp, gia đình không giàucó và còn nhiều lý do giải thích cho việc không yêu bản thân Tuy nhiên, khi

chúng tôi đưa ra cảm xúc tương phản “ tôi cảm thấy căm ghét bản thân mình” thì

có tới 63.2% sinh viên năm nhất cho rằng không bao giờ cảm thấy căm ghét bảnthân mình Điều này là một minh chứng cho sự mâu thuẫn nội tâm của các bạnsinh viên năm nhất nói chung mà cũng là ở hầu hết mọi cá nhân khác nhau đóchính là cảm xúc vừa yêu vừa ghét bản thân mình Nếu ở các bạn sinh viên yêuquý bản thân mình nhiều hơn mặt chưa hài lòng thì đó chính là điều tích cực đểcác bạn cố gắng hoàn thiện bản thân mình nhưng ở các bạn sinh viên căm ghétbản thân mình nhiều hơn sự yêu quý bản thân thì có thể là một yếu tố làm hạn chế

đi những cố gắng của sinh viên trong cuộc sống, trong học tập

Để làm rõ hơn đặc điểm thích ứng tâm lý của sinh viên năm nhất trường Đạihọc Hải Phòng, chúng tôi đưa ra các nhận định cảm xúc tiêu cực và kết thu đượcnhư sau:

Biểu đồ 3: Thực trạng thích ứng tâm lý biểu hiện qua các cảm xúc tiêu cực ở sinh

viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng (%) (N=277)

Trang 35

Biểu đồ 4: Điểm trung bình thích ứng tâm lý biểu hiện qua các cảm xúc tiêu cực ở

sinh viên năm nhất trường đại học Hải Phòng (N=277)

TBC= 3.03

Theo kết quả thu được, ta thấy, đa số sinh viên năm nhất Đạt học Hải Phòng có

sự thích ứng chuẩn ở các cảm xúc tiêu cực Tuy nhiên, có tới 83.4% tổng số sinh viên

năm nhất trong cuộc điều tra có cảm xúc “tức giận vô cớ” ở mức độ thường xuyên và

rất thường xuyên Sinh viên năm nhất chưa có sự kiểm soát tốt cảm xúc tức giận ở bảnthân Khi làm rõ sự tức giận vô cớ này nhiều bạn nói rằng bản thân tự thấy khó chịutrong người, dễ bực bội cáu gắt mà không kiểm soát được và những lý do chủ yếuđược đề cập tới chủ yếu là nhiều bạn có suy nghĩ rằng sau khi trải qua kỳ thi đại học,việc học sẽ trở lên đơn giản hơn tại trường đại học Tuy nhiên, trái ngược với nhữngmong muốn của các bạn, học đại học khó hơn, các bạn phải làm quen với điều kiện vàmôi trường học tập Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các

bạn sinh viên năm nhất có nhiều áp lực và sự“tức giận vô cớ” Khi hỏi về cách giải tỏa

sự tức giận này, các bạn cũng chưa biết tìm ra cách nào để giải tỏa sự “tức giận vô cớ”

của mình Bên cạnh đó, trên 20% sinh viên năm nhất xuất hiện những cảm xúc “cô đơn”, “mệt mỏi khi làm bất cứ việc gì” Nhiều em sinh viên sống xa nhà có cảm giác

cô đơn hoặc không tìm được nhóm bạn học phùtiêu cực như hợp với bản thân lànhững lý do khiến các bạn sinh viên năm nhất có cảm xúc tiêu cực trên.Ở các cảm xúc

như “cảm thấy mệt mỏi”, “lo lắng khi tiếp xúc với người khác” cũng có trên 70%

sinh viên có những cảm xúc trên ở mức độ thỉnh thoảng.Như vậy đối với các cảm xúctiêu cực ở sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng, làm chủ những cơn tức giận

vô cớ và giảm bớt những cảm xúc như cảm thấy cô đơn, mệt mỏi là những vấn đề sinhviên năm nhất gặp phải

Trang 36

Tiểu kết: Tóm lại, đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự

thích ứng tâm lý ở mức chuẩn ( 72.9%) Tuy nhiên, ở những cảm xúc như tự tin, yêubản thân mình, có những cảm xúc tiêu cực như tức giận vô cớ, cô đơn, mệt mỏi khilàm bất cứ việc gì sinh viên thích ứng không tốt Chính vì vậy, sinh viên năm nhất HảiPhòng cần được hỗ trợ thêm về mặt tâm lý để có thể thích ứng tốt hơn với những cảmxúc tiêu cực

3.3 Thực trạng thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

3.3.1 Thực trạng thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng

Thích ứng xã hội là mặt thích ứng quan trọng của sinh viên Thích ứng xã hội thểhiện qua các mối quan hệ của sinh viên năm nhất với bạn bè, thầy cô tại trường Đạihọc Kết quả nghiên cứu tổng thể thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất được thểhiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 5: Thực trạng thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải

(TBC=2.99; SD=0.38)

Qua bảng số liệu, ta thấy, đa số sinh viên năm nhất thích ứng với các mốiquan hệ xã hộiở mức chuẩn (72.5%) Tuy nhiên, còn một số lượng không nhỏ sinhviên thích ứng xã hội không tốt (13.6%) Trong mối quan hệ xã hội, chúng tôi chiathành thích ứng với các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè Như vậy, có sự khácbiệt nào giữa thích ứng trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô không? Chúng tôi sẽ làm

rõ sau đây

Trang 37

3.3.2 Thực trạng thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng thể hiện qua mối quan hệ với bạn bè

Mối quan hệ bạn bè là mối quan hệ không thể thiếu ở mỗi sinh viên Sinh viênnăm nhất tại bất kỳ trường Đại học nào cũng buộc phải có những mối quan hệ bạn bèmới do sự thay đổi môi trường học tập Theo nghiên cứu một số nghiên cứu, những duhọc sinh tham gia vào các chương trình kết bạn (Westwood and Barker 1990; Abe,Talbot, and Geelhoed 1998),và dành nhiều thời gian vui chơi với bạn bè bản địa (Pruitt1978) cho thấy có sự thích nghi với xã hội tốt hơn so với những người không tham gia.Chính vì vậy, nghiên cứu sự thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại họcHải Phòng, chúng tôi đã tìm hiểu sự thích ứng với các mối quan hệ bạn bè của sinhviên Để làm rõ hơn sự thích ứng của sinh viên năm nhất với mối quan hệ bạn bè,chúng tôi đưa ra các nhận định làm rõ hành vi của các bạn sinh viên trong mối quan hệvới bạn bè của mình Kết quả như sau:

Bảng 2: Sự thích ứng của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng thể hiện

trong mối quan hệ bạn bè (%) (N=277) T

T

xuyên

Khá thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

ĐT B

SD

1 Tôi giúp đỡ bạn bè trong học tập

cũng như trong cuộc sống

4 Tôi chia sẻ khó khăn của mình với

bạn bè

5 Tôi chủ động giao tiếp với bạn bè 27.2 38 30.4 4.3 2.88 0.86

6 Tôi thờ ơ trước những khó khăn

Qua bảng số liệu, ta thấy nhận định “tôi chia sẻ khó khăn của mình với bạn bè”

là hành vi sinh viên năm nhất chưa có sự thích ứng tốt (ĐTB=2.58).Các bạn sinh viên

năm nhất chia sẻ rằng, các bạn đều có nhóm bạn/ bạn thân ở trường Đại học chỉ saumột học kỳ Tuy nhiên, để chia sẻ những khó khăn của mình với nhóm bạn thì các bạn

Trang 38

sinh viên năm nhất có tâm lý chung là “ngại”, “chưa được tin tưởng”, “ngay cả các bạn thân học từ nhỏ đến cấp 3, chúng em chơi cùng nhau nhưng để chia sẻ những khó khăn hay một số vấn đề khác thì chúng em đều rất ngại, cũng không hiểu sao rất khó

để nói ra”

Nhìn bảng hành vi thích ứng của sinh viên năm nhất trường Đại học HảiPhòng thể hiện trong mối quan hệ bạn bè ta thấy, điểm trung bình của hành vi

“chủ động giao tiếp, giúp đỡ bạn bè” là những hành vi sinh viên thích ứng ở mức

chuẩn (ĐTB từ 2.88 đến 2.91) Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có sựchủ động giao tiếp với người khác đặc biệt trong môi trường nhiều bạn bè mới,không phải ở sinh viên nào cũng có sự chủ động giao tiếp với bạn bởi xuất phát từ

tâm lý “sợ sự khác biệt”, “sợ bị đánh giá”, “chưa thực sự tin tưởng” Bên cạnh

đó, nhiều sinh viên hiểu rằng, sự giúp đỡ bạn bè phải là sự giúp đỡ tài chính nên

“Bản thân em cũng chưa có nhiều tiền thì làm sao có thể giúp bạn được ạ” (Sinh

viên Khoa du lịch) Tuy nhiên, sự giúp đỡ giữa sinh viên với sinh viên không phảinhất thiết là sự giúp đỡ về mặt tài chính mà còn là sự giúp đỡ về tinh thần, sự chia

sẻ, động viên nhau những lúc khó khăn

Những hành vi mà sinh viên năm nhất thích ứng tốt đó là“tôn trọng” (ĐTB=3.71), “yêu quý” (ĐTB=3.63), “hòa đồng với bạn” (ĐTB=3.44) Đây là những

đặc điểm sinh viên cần được phát huy nhiều hơn nữa

Nhìn chung, đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thích

ứng tốt trong mối quan hệ bạn bè Tuy nhiên, “chia sẻ khó khăn” hay “chủ động giao tiếp, giúp đỡ” với bạn bè vẫn là những hành vi chưa được thích ứng tốt ở

nhiều sinh viên Đây cũng là một vấn đề được đặt ra bởi lẽ sự chủ động, sự bộc lộkhó khăn hay biết cách chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ vẫn là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhưng còn thiếu ở không chỉ sinh viên năm nhất trường Đại họcHải Phòng mà còn ở hầu hết mọi sinh viên Việt Nam nói chung Vì vậy, học cáchbộc lộ bản thân, học cách chủ động trong mọi tình huống là những vấn đề sinhviên được hỗ trợ nhiều hơn

Trang 39

3.3.3 Thực trạng thích ứng xã hội của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng thể hiện qua mối quan hệ với thầy cô

Một trong những mối quan hệ quan trọng của sinh viên tại trường Đại học đóchính là mối quan hệ với thầy cô giáo Sinh viên có thái độ tích cực với thầy cô giáo,chủ động giao tiếp, chủ động bày tỏ các quan điểm của bản thân với thầy cô sẽ đượcđánh giá có sự thích ứng tốt với mối quan hệ này Để làm rõ hơn mối quan hệ với thầy

cô, chúng tôi đã đưa ra những hành vi phù hợp và chưa phù hợp trong mối quan hệ.Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Sự thích ứng của sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng thể hiện

trong mối quan hệ với thầy cô (%) (N=277)

xuyên

Khá thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

ĐT B

SD

1 Tôi chủ động hỏi thầy cô giáo

những điều mình chưa biết

2 Tôi bày tỏ quan điểm của bản thân

với thầy cô

3 Tôi chia sẻ khó khăn của mình với

thầy cô

4 Tôi chủ động giao tiếp với thầy cô 13.4 15.9 52 18.8 2.24 0.90

7 Tôi không thấy xa lạ với thầy cô 29.2 28.9 33.9 7.9 2.79 0.95

8 Tôi tránh mặt khi gặp thầy cô giáo 3.2 1.1 36.1 59.6 3.52 0.68

9 Tôi ngại ngùng khi giao tiếp cùng

thầy cô

TBC=2.7

Qua bảng số liệu, “tôi chia sẻ khó khăn của mình với thầy cô” (ĐTB=1.74)

là hành vi sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng kém thích ứng nhất

trong mối quan hệ với thầy cô Tiếp theo là các hành vi như “chủ động giao tiếp”, “chủ động bày tỏ quan điểm của bản thân”, “chủ động hỏi thầy cô những điều mình chưa biết” là những vấn đề học sinh thích ứng không tốt (ĐTB <

2.61) Các bạn sinh viên cho biết, các không có thói quen chủ động trò chuyện,hay chia sẻ khó khăn, quan điểm của bản thân với thầy cô bởi lẽ, từ khi học dưới

cấp dưới các bạn đã không có thói quen này Mặt khác, “ngại tiếp xúc”, “sợ bị

Trang 40

đánh giá” là những rào cản lớn của các bạn không chỉ với bạn bè cùng trang lứa

mà còn với cả thầy cô dạy chính mình Điều này phản ánh phần nào tình trạng

giáo dục của nước ta khi mà ngay từ nhỏ, học sinh đã không có thói quen “chủ động” trong giao tiếp với thầy cô Mọi cấp học dường như người thầy vẫn là

“trung tâm”, trong khi đó, người học hoàn toàn bị động với những kiến thức đưa

ra Mặt khác, nếu học sinh bày tỏ quan điểm, sự thiếu hiểu biết của mình khi đưa

ra các câu hỏi có thể bị đánh giá như “không hiểu biết gì hay quá tự tin”, “hiếu thắng”, “không coi thầy cô ra gì” như một bạn sinh viên chia sẻ: “Khi em học lớp 11, cô giáo dạy Sinh học có nêu ví dụ bất hợp lý, em đã đứng lên hỏi lại Sau đó, cô không hài lòng với việc hỏi đó của em nên từ đó, em không bao giờ hỏi hay có ý kiến gì với các thầy cô” (Nam sinh khoa Toán) Bên cạnh đó, mối

quan hệ thầy cô cũng chưa thực sự gần gũi, có sự tin tưởng với học sinh Thầy

cô lên lớp trọng tâm với việc dạy học chứ chưa chú ý nhiều đến vấn đề chia sẻ,quan tâm thực sinh đến học sinh – sinh viên Vấn đề chú trọng tới kiến thức thay

vì nhân cách con người không phải là quá mới đối với nền giáo dục Vì vậy,muốn thay đổi tích cực không chỉ ở sinh viên năm nhất, chúng ta cũng cần sựthay đổi hợp lý từ hệ thống giáo dục nước nhà

Mặt khác, sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thích ứng tốt

thể hiện qua “yêu quý”, “kính trọng” thầy cô (ĐTB >3.37) Qua đây, có thể thấy sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng luôn truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Điều này, cần được giữ gìn và phát huy ở mỗi sinh viên.

Tóm lại, đa số sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng có sự thíchứng ở mức độ khá tốt với mối quan hệ với thầy cô giáo Tuy nhiên, nổi lên sự

kém thích ứng ở sinh viên năm nhất trường Đại học Hải Phòng đó chính là : sự chủ động giao tiếp, chia sẻ khó khăn, bày tỏ quan điểm bản thân Đây như một

vấn đề hết sức quan trọng đối với nền giáo dục hội nhập hiện nay, do đó, đòi hỏi

sự thay đổi vai trò, vị trí của người học trong việc dạy và học Học sinh, sinhviên trở thành trung tâm thay vì sự bị động như đang tồn tại Chỉ như vậy, việchọc của sinh viên mới trở nên đơn giản, hiệu quả, môi trường học dù phổ thônghay đại học mới là hữu ích với mọi tầng lớp học sinh, sinh viên

Ngày đăng: 26/05/2016, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w