Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nền kinh tế Việt Nam đang khởisắc, vững bước đi lên sánh vai cùng các nước, cùng hoà vào xu thế hội nhậpchung của thế giới Hơn 20 năm mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế đấtnước tuy là quãng đường không dài nhưng nó đánh dấu bước ngoặt trọng đại,những biến chuyển, đổi thay sắc nét Mục tiêu phát triển kinh tế của chúng ta làtốc độ cao và ổn định Để làm được điều này cần phải có một lượng vốn tươngđối lớn đảm bảo cho quá trình trên được thực hiện một cách thông suốt, chínhvì lẽ đó mà thị trường chứng khoán ra đời như một tất yếu khách quan Xâydựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu đã được Đảng và chínhphủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 - thế kỷ 20 nhằm huyđộng một kênh dẫn vốn mới cho đầu tư và phát triển, tạo ra một bước phát triểnmới cho thị trường tài chính Việt Nam nói chung và nền kinh tế Việt Nam nóiriêng.
Việc khai trương đưa Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HồChí Minh đi vào hoạt động (từ tháng 7/2000) và Trung tâm giao dịch chứngkhoán Hà Nội (tháng 3 năm 2005) đã đánh dấu một bước tiến trong quá trìnhcải cách kinh tế ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế thị trườngcủa Đảng và Chính phủ trong tiến trình đổi mới Sau 7 năm đưa thị trườngchứng khoán Việt Nam vào hoạt động, với mục tiêu ban đầu là đưa vào vậnhành một trung tâm chứng khoán tập trung với qui mô thích hợp, phát triển từthấp đến cao và không gây mất ổn định kinh tế xã hội, thị trường chứng khoánViệt Nam đã bắt đầu thể hiện vai trò của mình.
Trang 2Trong quản trị tài chính hiện đại, nghiệp vụ quản lý rủi ro giữ một vị trítrung tâm, nó là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động đầu tư tại các tổ chứctài chính Tuy vậy, lĩnh vực này chỉ mới thực sự phát triển từ thập kỷ 90 trở lạiđây nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ - kỹ thuật, đặc biệt là sự xuấthiện của các công cụ tính toán với tốc độ cao đã cho phép giải quyết các bàitoán đầu tư và tính toán rủi ro phức tạp Cùng với xu thế toàn cầu hoá, cơ hộiđầu tư được mở rộng song rủi ro và thách thức đi kèm cũng không nhỏ Đã cókhông ít vụ đổ bể tài chính của các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế lớn diễn ratại nhiều quốc gia trên thế giới từ các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ,Nhật, Anh, Đức… đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Hànquốc Thực trạng này đã khiến các nhà hoạch định chính sách quốc gia và cáctổ chức tài chính quan tâm đặc biệt đến quản lý rủi ro Trong quản lý rủi ro tàichính hiện đại nếu chỉ đơn thuần dựa vào các chính sách định tính thì chưa đủmà quan trọng hơn là phải hình thành và phát triển một hệ thống các phươngpháp khoa học nhằm lượng hoá mức độ rủi ro và tổn thất tài chính có thể xảy ratrong những điều kiện nhất định của thị trường và của nền kinh tế để từ đó đưara các giải pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.
Lý thuyết và thực tiễn của nghiệp vụ quản lý rủi ro đã được đúc kết quanhiều năm phát triển của thị trường chứng khoán tại nhiều nước Việc nghiêncứu, khai thác những kiến thức này nhằm áp dụng có chọn lọc vào thị trườngchứng khoán non trẻ của Việt Nam sẽ bước đầu giúp ích cho việc đẩy mạnhphát triển loại nghiệp vụ này, góp phần vào sự phát triển một thị trường chứngkhoán Việt Nam ổn định và hiệu quả Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài:
“Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thịtrường chứng khoán Việt Nam”
Trang 3Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và nghiệp vụ quản lýrủi ro.
Chương này giới thiệu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến thịtrường chứng khoán và nghiệp vụ quản lý rủi ro, những khái quát chung về tìnhhình thị trường chứng khoán Việt Nam và một số động thái của chỉ số Vn-Index thời gian qua.
Chương 2: Một số mô hình toán và chỉ báo kỹ thuật ứng dụng trongnghiệp vụ quản lý rủi ro cho thị trường chứng khoán.
Nội dung chương này đưa ra một số dạng của mô hình Garch và các chỉbáo kỹ thuật giúp cho nhà quản lý, người đầu tư có được những công cụ đểnhận định chính xác hơn mức độ rủi ro của thị trường
Chương 3: Áp dụng mô hình phân tích rủi ro vào thị trường chứngkhoán Việt Nam.
Chương 2 đã trình bày các công cụ toán về mặt lý thuyết còn trongchương này sẽ tập trung vào ứng dụng các công cụ đó cho thị trường chứngkhoán Việt Nam.
Trang 4CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1 VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Những lý luận chung
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tàichính là một tất yếu khách quan Thông qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tàichính có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trongnền kinh tế, trên cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinhtế Thị trường tài chính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những người có vốnvà những người cần vốn Hoạt động trên thị trường tài chính có những tác động,hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân, của các doanh nghiệp, ảnhhưởng tới hành vi của người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nềnkinh tế.
Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứngkhoán (TTCK) được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các giao dịch muabán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủthể tham gia Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấnđịnh trước.
Hình thức sơ khai của thị trường này đã xuất hiện cách đây hàng trămnăm Vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nướcphương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tạicác quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá Đặc điểm của hoạtđộng này là các thương gia chỉ trao đổi với nhau bằng lời nói về các hợp đồng
Trang 5mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá hay giấy tờ nào Đếncuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyênvới những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng Những quy ước nàydần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia.
Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1531tại thành phố Anvers (thuộc nước Bỉ) Toà nhà của Sở giao dịch Anvers có ghi
dòng chữ rất ấn tượng “Phục vụ khách hàng thuộc mọi dân tộc và tiếng nói
khác nhau” Có thể coi đó là lời tuyên ngôn đầu tiên của sự ra đời và phát triển
của TTCK trên thế giới với nội dung hàm chứa như sau: mọi người đều có thểtham gia vào TTCK với những cách thức, toan tính khác nhau và thị trường nàyhoạt động không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà có tính chất quốc tế.
Từ thời điểm lịch sử đó, TTCK lần lượt được thiết lập ở các nước ChâuÂu như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp và mãi đến thế kỷ 19 thị trường chứng khoánmới ra đời ở Mỹ với sự khai trương của Sở giao dịch chứng khoán NewYork (Sởgiao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay với chỉ số Dow – Jone nổitiếng) Đến nay, TTCK đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thịtrường và có thể nói sự phát triển của TTCK gắn liền với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường Không có một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không cósự hoạt động của TTCK Thị trường này được xem là đặc trưng cơ bản, là biểutượng của nền kinh tế hiện đại Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triểnkinh tế qua diễn biến trên TTCK Ngày nay, vai trò của thị trường này ngày càngthể hiện rõ nét trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Hiện nay tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán,tuy nhiên quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung củaTTCK hiện nay, đó là:
Trang 6“Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổicác loại chứng khoán”.
Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá và có khả năng chuyểnnhượng hay bút toán ghi sổ, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư) Nó cho phépchủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặcquyền sở hữu trong một thời hạn nào đó Các quyền yêu cầu này có sự khác nhaugiữa các loại chứng khoán và tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng Các giao dịchmua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (PrimaryMarket) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (StockExchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over – The CounterMarket), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (FutureMarket) Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứngkhoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyểntừ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh
Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thôngthường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặcbiệt, là quyền sở hữu về tư bản Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử
dụng Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường
thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứngkhoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư Thị trườngchứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hànghoá.
Các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán cũng rất đa dạng như: cổphiếu, trái phiếu (trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ), các loại chứngkhoán phái sinh.
Trang 7- Cổ phiếu:
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứngchỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tàisản hoặc vốn của một công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạnthanh toán là vô hạn.
Với tư cách là người sở hữu một phần công ty, cổ đông được hưởng cácquyền đối với công ty với mức độ tương ứng tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ, đồng thờikhi công ty làm ăn thất bại cổ đông cũng phải gánh chịu thiệt hại với một tỷ lệtương ứng Cổ đông có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng các cổ phiếu trênthị trường thứ cấp theo quy định của pháp luật.
Cổ phiếu là loại tài sản được đầu tư phổ biến nhất cho các nhà đầu tư, tổchức trên thế giới Tuy nhiên do biến động cao về thu nhập và giá nên rủi ro củađầu tư cổ phiếu cũng cao.
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có
hai loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
+ Cổ phiếu thường (hay cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu thông thường):
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, thu nhập doviệc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi là cổ tức (hay lợi tức cổ phần) Cổ tức biếnđộng tuỳ theo sự biến động lợi nhuận và chính sách phân phối lợi nhuận củacông ty Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trường, không chỉphụ thuộc vào lợi nhuận công ty mà còn rất nhiều nhân tố khác như: môi trườngkinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác tuân theo quy luật cung cầu
Khi công ty bị phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản, cổ đông nắmgiữ cổ phiếu thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trải
Trang 8xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi Tuy nhiên, cổ phiếuthường được hưởng quyền mua cổ phiếu mới và quyền bỏ phiếu.
Lợi ích của đầu tư cổ phiếu thông thường bao gồm: Thanh khoản cao,tăng trưởng dài hạn, lợi ích về thuế Rủi ro bao gồm: biến động giá, không ổnđịnh về thu nhập cổ tức, rủi ro phá sản và rủi ro kinh tế khác, các rủi ro ngoại hốivà thanh toán khác nếu cổ phiếu là bằng ngoại tệ.
+ Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi được phân thành cổ phiếu ưu đãi
biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi tài chính.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là các cổ phiếu dành cho các cổ đông sáng
lập, tuỳ theo công ty có thể quy định 1 cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có quyền biểuquyết bằng bao nhiêu lần một cổ phiếu thường trong Đại hội cổ đông hay quyếtđịnh những vấn đề quan trọng của công ty Tuy nhiên cổ đông có cổ phiếu ưu đãibiểu quyết phải nắm giữ cổ phiếu này trong một thời gian nhất định, không đượcchuyển nhượng, trao đổi.
Cổ phiếu ưu đãi tài chính tương tự như cổ phiếu thường nhưng có một số
hạn chế như cổ đông sở hữu cổ phiếu này không được tham gia bầu cử, ứng cửvào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty Nhưng bù lại, họ được hưởngưu đãi về tài chính theo một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm,được ưu tiên chia cổ tức và được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty saukhi thanh lý, giải thể trước cổ phiếu thường.
Thị giá của cổ phiếu ưu đãi phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếukho bạc và tình hình tài chính của công ty.
Việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận được cổ tức màquan trọng hơn chính là chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường (lãi vốn) Khi cổ
Trang 9phiếu của công ty được nhiều người mua chứng tỏ thị trường tin tưởng vào hiệntại và khả năng phát triển của công ty trong tương lai và ngược lại.
- Trái phiếu:
Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hànhphải trả cho người nắm giữ chứng khoán đó một khoản tiền xác định, vào nhữngthời hạn cụ thể và theo những điều kiện nhất định Trái phiếu là chứng khoán nợ,người mua trái phiếu là trái chủ, là chủ nợ của các tổ chức phát hành, có quyềnđòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không cóquyền tham gia vào hoạt động của tổ chức phát hành Trái phiếu có thể pháthành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ.
Trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và các loại chứng khoán Chínhphủ.
- Các loại chứng khoán phái sinh (derivatives):
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc Các chứng khoán pháisinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán Nó pháttriển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Có thể phânloại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau: Quyền mua trước, chứng khế,hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiệnkinh tế - chính trị, xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơsở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoántrên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêngbiệt Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hànhTrung tâm Giao dịch Chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) ngày
Trang 1020/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Nămnăm sau đó sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) cũng đi vào hoạt độngđánh dấu bước phát triển mới của TTCK Việt Nam.
1.1.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Khi nói đến thị trường chứng khoán chúng ta không thế không nhắc đếnLý thuyết thị trường hiệu quả bởi đây là lý thuyết cốt lõi của thị trường này Giảthiết giá chứng khoán phản ánh các triển vọng của công ty thì những biến độngcó chu kỳ của nền kinh tế sẽ có thể được thể hiện trong các biến động của giá cảchứng khoán đó Nhận định này đã được Maurice Kendall kiểm tra trong năm1953 Ông đã phát hiện một điều ngạc nhiên là không thể dự đoán được biếnđộng của giá chứng khoán Giá cả thay đổi ngẫu nhiên, giá cả có thể lên xuốngbất kỳ trong bất kỳ ngày giao dịch nào Sau nhiều tranh cãi về sự diễn giải kếtquả nghiên cứu này trên thị trường chứng khoán, người ta thấy rằng sự biến độngngẫu nhiên của giá chứng khoán chính là bằng chứng của một thị trường hoạtđộng tốt, hiệu quả, chứ không phải là hiện tượng bất thường của chứng khoán
Giá chứng khoán biến động dựa vào các thông tin mới (không dự đoánđược) cũng biến động theo chiều hướng không dự đoán được Đây chính là cốtlõi của lập luận rằng giá chứng khoán là một chuỗi ngẫu nhiên không thể dựđoán trước Nếu giá chứng khoán có thể được dự đoán, đó là bằng chứng củamột thị trường không hiệu quả, vì khả năng dự đoán cho thấy rằng không phải tấtcả các thông tin trên thị trường đã được phản ánh trong giá chứng khoán Trêncơ sở này, nhận định giá chứng khoán đã phản ánh toàn bộ thông tin trên thịtrường gọi là Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis –EMH).
Trang 11Thông thường, dựa trên sự khác nhau của khái niệm “tất cả thông tin”trên thị trường được phản ánh vào giá chứng khoán, người ta phân ra ba cấp độcủa EMH.
EMH cấp thấp: giả định giá cả chứng khoán đã phản ánh các thông tin
có thể thu thập thông qua nghiên cứu số liệu giao dịch như biến động giá, khốilượng, lãi suất trong quá khứ EMH cấp độ này cho thấy việc phân tích xu hướnglà không có giá trị gì Số liệu chứng khoán trong quá khứ được công bố rộng rãivà không mất tiền mua Nếu những số liệu này có thể đưa ra các dấu hiệu tin cậyvề xu thế giá chứng khoán trong tương lai thì tất cả các nhà đầu tư đã sử dụngdấu hiệu này Cuối cùng, các dấu hiệu này sẽ mất giá trị vì chúng đã được phổbiến trên toàn thị trường.
EMH cấp trung: tất cả các thông tin công khai trên thị trường liên quan
đến triển vọng của một công ty luôn được phản ánh trong giá chứng khoán.Những thông tin này bao gồm: các thông tin trong quá khứ, các số liệu cơ bảncủa dây chuyền sản xuất của công ty, chất lượng quản lý, cơ cấu bảng tổng kếttài sản, các bằng sở hữu sáng chế, dự đoán thu nhập và các phương thức kế toán.Nếu nhà đầu tư có thể có các thông tin này từ nguồn công cộng thì thông tin đóđã được phản ánh trong giá chứng khoán.
EMH cấp cao: Giá chứng khoán của công ty luôn phản ánh mọi thông
tin liên quan đến công ty, thậm chí ngay cả các thông tin chỉ có người nội bộcông ty được biết Cấp độ này của EMH tương đối cực đoan Nhiều học giả chorằng các quan chức của công ty được tiếp cận các thông tin quan trọng, có đủthời gian để kiếm lời từ việc mua bán theo các thông tin đó Những người nội bộcông ty, họ hàng, người thân hay bạn bè của họ nếu giao dịch dựa trên các thôngtin nội bộ đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Trang 12Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động đượcgần 7 năm, Đảng và Chính Phủ ta đang tích cực xây dựng một thị trường chứngkhoán trong sạch và lành mạnh Tuy nhiên thị trường của chúng ta vẫn còn đangtrong quá trình hoàn thiện nên hiện chỉ được đánh giá là thị trường hiệu quả cấpthấp tức là tất cả những thông tin trong quá khứ đều được phản ánh vào giáchứng khoán.
1.1.3 Động thái chỉ số giá Vn – Index
Mỗi một thị trường đều có một chỉ số chung đại diện, ở Việt Nam chỉ sốđó là chỉ số thị trường Vn-Index Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét 9 giaiđoạn phát triển chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần 7 nămthông qua những biến động của chỉ số giá chứng khoán chung.
Đồ thị 1.1: Chỉ số Vn-Index gần 7 năm hoạt động
1117 233 349 465 581 697 813 929 1045 1161 1277 1393 1509
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Trang 131.1.3.1 Giai đoạn 1: Thời kỳ từ 28/07/2000 đến 25/06/2001 (từ 100điểm lên 571.04 điểm)
Đồ thị 1.2: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 1
113 2537 4961 7385 97 109 121 133
(Nguồn TTGDCK Tp.HCM)
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển thị trường chứng khoán ởViệt Nam Trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếugiao dịch là REE (công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (công ty cổ phần Cápvà Vật liệu viễn thông) Đến phiên giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại cổ phiếu mớiđược niêm yết là công ty cổ phần giấy Hải Phòng – HAPACO (HAP), (công tycổ phần kho vận giao nhận ngoại thương Sài Gòn – Transimex (TMS) và công tycổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF).
Trong giai đoạn này có một số đặc điểm chính sau:
- Biên độ dao động giá được điều chỉnh: Ở phiên thứ nhất là 5%, đếnphiên thứ 2 được điều chỉnh còn 2%, và đến ngày 13/06/2001 lại là7%
- Lượng hàng hoá trên thị trường Niêm yết còn quá ít.
Trang 14- Nhà đầu tư trên thị trường chưa có những hiểu biết đầy đủ, đúng đắnvề chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Thông tin của các công ty niêm yết nói riêng và của thị trường chứngkhoán nói chung còn thiếu tính minh bạch, chính xác và kịp thời.- Ngày 02/04/2001 (phiên giao dịch thứ 102) giới đầu tư nước ngoài
chính thức gia nhập TTCK Việt Nam.
Việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước liên tục điều chỉnh biên độ daođộng giá (2 lần trong vòng chưa đầy 1 năm) đã có những tác động rất khác nhauđến xu hướng biến động của thị trường Lần đầu tiên từ 5% xuống còn 2% Vớibiên độ nhỏ như vậy, nhà đầu tư biết chắc rằng mình sẽ không bị lỗ tối đa 2% lạicộng với lượng hàng hoá ít ỏi trên thị trường đã làm cho giá liên tục tăng trần.Chỉ số giá Vn-Index tăng liên tục và đạt 145.83 điểm tại phiên giao dịch ngày04/11/2000 Đến 13/06/2001, lần điều chỉnh biên độ dao động giá thứ 2 từ 2%lên 7% Đây là lần mở rộng biên độ dao động giá đầu tiên trong lịch sử chứngkhoán Việt Nam, việc mở rộng biên độ lần này dựa trên tình hình thực tế của thịtrường Khi biên độ mở rộng, các nhà đầu tư sẽ phải thận trọng và cân nhắc kỹhơn đến mức giá khi ra quyết định đầu tư Điều này có ảnh hưởng mạnh tới diễnbiến giao dịch trên TTCK.
Trong giai đoạn này TTCK Việt Nam chỉ có vỏn vẹn 5 cổ phiếu, điềunày cho thấy mất cân bằng về cung – cầu một cách nghiêm trọng Minh chứng rõràng nhất là các phiên giao dịch “khối lượng chào bán với giá thấp nhất nhỏ hơnrất nhiều so với khối lượng chào mua với giá cao nhất” Các nhà đầu tư phảitranh nhau mới có thể mua được chứng khoán Thời kỳ này ai có tiền đầu tư vàochứng khoán thì chắc chắn có lãi.
Trang 15Tuy nhiên, đầu tư trên TTCK lúc này hầu hết dựa vào tin đồn Các giaodịch diễn ra chủ yếu theo “hiệu ứng đám đông” hay còn gọi là “hiệu ứng bầycừu” Những thông tin trên thị trường còn thiếu tính minh bạch, trung thực vàkịp thời Các nhà đầu tư còn ít hiểu biết về thị trường do đó những thông tin vềlợi nhuận, chi phí, chiến lược phát triển của công ty trong tương lai, các chỉ sốtài chính như: EPS, P/E … ít được quan tâm.
Ngày 2/4/2001 ghi nhận một sự kiện đặc biệt đó là một nhà đầu tư nướcngoài mang quốc tịch Anh đã mua được 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000đ/cpthông qua công ty chứng khoán ngân hàng Á Châu Dù ít ỏi nhưng đã chứng tỏTTCK Việt Nam bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nướcngoài.
1.1.3.2 Giai đoạn 2: Thời kỳ từ 25/06/2001 đến 11/03/2002 (từ 571.04đến 180.73)
Đồ thị 1.3: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 2
0100200300400500600
110 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Trang 16Ngày 25/06/2001 đánh dấu mức kỷ lục của chỉ số Vn-Index từ khi thịtrường chứng khoán Việt Nam ra đời Sau đó là sự xuống dốc không phanh củachỉ số giá Vn-Index ở giai đoạn tiếp theo.
Sự sụt giảm giá mạnh này có thể do các nguyên nhân sau:
- Sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của UBCKNN, Ủy ban cóthông báo “mỗi nhà đầu tư được mua tối đa 10.000 cổ phiếu/phiên”,trên mỗi cổ phiếu nhà đầu tư chỉ được đặt một lệnh mua với số lượngtối đa là 2.000 đơn vị.
- Thông tin về việc nhà đầu tư mua chứng khoán thì phải nắm giữchứng khoán đó trong vòng ít nhất 6 tháng mới được phép bán.
- Thị trường vàng, bất động sản, ngoại hối tăng giá đã thu hút đầu tưvào lĩnh vực này trong khi TTCK kém hấp dẫn hơn.
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ daođộng giá từ 7% về 2%(ngày 10/10/2001)
- Nhà đầu tư chưa có hiểu biết sâu về chứng khoán và TTCK.
Sau khi UBCKNN không thành công trong việc “xì hơi quả bóng giáchứng khoán” bằng công cụ biên độ dao động giá (từ 2% lên 7%) có lẽ công cụkhống chế lượng mua cổ phiếu là phương thức “làm dịu” cơn sốt cổ phiếu này.Thông báo có hiệu lực từ ngày 22/06/2001
Bên cạnh việc giới hạn số lượng được phép mua thì trên thị trường còncó thông tin về việc phải nắm giữ chứng khoán ít nhất 6 tháng mới được phépgiao dịch Điều này như một “gáo nước lạnh” dội vào một thị trường đang“nóng” Nó tác động rất lớn đến nhà đầu tư và tính thanh khoản của các cổ phiếutrên thị trường Lúc này, nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lựa chọn loại cổ
Trang 17phiếu nào để đầu tư khi biên độ dao động giá là 7% mà còn phải cân nhắc đếnrủi ro nắm giữ cổ phiếu đó trong vòng 6 tháng
Trước những thông tin trên, ngày 27/06/2001 cả 5 loại cổ phiếu giao dịchtại sàn Tp.HCM đều giảm giá mạnh Sự kiện này làm cho chỉ số Vn-Index lầnđầu tiên giảm tới mức 7% trong 1 phiên giao dịch Lượng lệnh đặt bán được ghinhận cao gấp 10 lần lượng lệnh đặt mua chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụtgiảm giá một cách ồ ạt như trên.
Trong khi đó thị trường vàng, bất động sản, ngoại hối tăng giá thu hútđầu tư Thêm vào đó là sự hạn chế trong hiểu biết về chứng khoán và TTCK củacác nhà đầu tư, tâm lý hoang mang lo sợ bị mất vốn đã khiến cho các cổ phiếuđược chào bán ồ ạt Chỉ số Vn-Index liên tục giảm qua các phiên Đây là phảnứng tất yếu của thị trường đối với những can thiệp trên của UBCKNN.
Đến ngày 5/10/2001 chỉ số giá Vn-Index là 203.12 điểm Tại đây đã cósự tăng giá trở lại của các cổ phiếu niêm yết, điều này làm cho chỉ số giá Vn-Index có xu hướng đổi chiều Sở dĩ có điều này do UBCKNN bắt đầu lo lắng vềtình trạng giá cổ phiếu liên tục chạm sàn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư,ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động bình thường của các công ty Niêm yết,công ty chứng khoán Ủy ban quyết định rút ngắn biên độ dao động giá về 2%thay vì 7% Ngoài ra trong nội dung sửa đổi Nghị định 48/CP, Uỷ ban Chứngkhoán nhà nước đã lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và các cơ quan liênquan về việc cho phép cán bộ, công nhân viên của công ty chứng khoán đượcphép tham gia mua bán chứng khoán Các thông tin trên như một cú hích vào thịtrường “Bear Market” này.
Trang 181.1.3.3 Giai đoạn 3: Thời kỳ từ 11/3/2002 đến 24/10/2003 (từ 180.73điểm xuống 130.9 điểm)
Đồ thị 1.4: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 3
050100150200250
Trang 19- Bộ Tài chính vừa ra quy định, nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nướcngoài bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam bằng 5% sốthu nhập từ TTCK Việt Nam.
Giai đoạn này của TTCK Việt Nam được giới phân tích gọi là “Thịtrường ngủ gật” Thật vậy, sau một chuỗi các can thiệp của UBCKNN nhằm kìmhãm giá chứng khoán thì dư âm của những tác động đó vẫn còn kéo dài đến thờikỳ này.
Sự “chờ đợi và cầm chừng” bao trùm toàn bộ thị trường Nhà đầu tư chờđợi sự điều chỉnh, sửa đổi của Nghị định 48/NĐ-CP đang ở khâu cuối cùng, chờđợi biên độ dao động giá sẽ là 5% hay vẫn giữ 2% như trước đây Các nhà đầu tưViệt Nam chờ đợi động thái từ những nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi TTCK đang “ngủ gật” thì các ngân hàng thương mại quốcdoanh cũng như cổ phần lại điều chỉnh tăng lãi suất nhằm thu hút các nguồn tiềnnhàn rỗi trong dân chúng Sự biến động của thị trường vàng trong nước và trênphạm vi quốc tế theo chiều hướng tăng nhanh và khá đều cũng tạo nên xu hướngđầu tư mới Thị trường bất động sản mặc dù đã có những biện pháp để “hạ sốt”nhưng vẫn là môi trường đầu tư hấp dẫn đối với những nhà đầu tư có vốn lớn.
Đây là thời kỳ đen tối của TTCK Việt Nam, các cổ phiếu liên tục rớt giá,nhiều cổ phiếu giảm đến 70% giá trị Sau khi giảm giá thì các cổ phiếu bị “đóngbăng”, nhiều cổ phiếu không giao dịch trong nhiều phiên Vào ngày 24/10/2003(phiên 244) chỉ số giá Vn-Index tụt xuống chỉ còn 130.9 điểm.
Trang 201.1.3.4 Giai đoạn 4: Thời kỳ 24/10/2003 đến 1/4/2004 (từ 130.9 điểmlên 279.71 điểm)
Đồ thị 1.5: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 4
050100150200250300
- Biên độ dao động giá là 5%
- Cuối tháng 1/2004 Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Ủy banchứng khoán nhà nước (SSC) về Bộ Tài chính.
- Công bố chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010
- Tình hình giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhất làsau khi có Quyết định 146 của Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ nắm
Trang 21giữ của người nước ngoài tại một tổ chức niêm yết từ 20% lên 30%.Đến nay, tất cả các cổ phiếu trên sàn đều có sự tham gia sở hữu củacác nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ lệ nắm giữ cao nhất là 30% và thấpnhất là 0,31%.
- Sự ra đời Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tiên là Công ty quản lýquỹ đầu tư chứng khoán VFM Đây là liên doanh giữa Công tyDragon Capital (chiếm 30% vốn) và ngân hàng Sacombank (chiếm70% vốn) Theo kế hoạch, trong đợt đầu VFM sẽ huy động tối thiểutừ 100 tỷ lên 150 tỷ đồng để thành lập quỹ VietFund 1 (VF1) Tiềnmà các quỹ huy động được sẽ được đầu tư vào thị trường chứngkhoán tối đa 60%
- Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (VASB) đã chính thức được thànhlập trong tháng 12/2003 Việc ra đời hiệp hội này được xem là cầnthiết trong bối cảnh lúc đó, giúp tạo thêm cầu nối cho các công tychứng khoán cũng như các doanh nghiệp có được tiếng nói chung, tạothêm sức mạnh cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và niềm tincho công chúng đầu tư.
- Tổ chức tuần lễ chứng khoán, đây được xem là sự kiện có quy mô tổchức lớn nhất và dài ngày nhất kể từ khi TTCK mở cửa và đi vào vậnhành, đồng thời cũng là nỗ lực kích cầu của cơ quan quản lý.
Có thể nói, đây là thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK sau giai đoạn“ngủ gật” trước đó Với hàng loạt các biện pháp của Chính phủ, của Bộ Tàichính, của Ủy ban chứng khoán nhà nước đã giúp các nhà đầu tư có niềm tin vàoTTCK Việt Nam Thêm vào đó là sự làm ăn có hiệu quả của các công ty niêmyết, chỉ số P/E của thị trường chứng khoán còn thấp so với các TTCK trong khu
Trang 22vực và trên thế giới Sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK ViệtNam của Nhà nước (nới lỏng quyền sở hữu từ 20% lên 30% và được quyền đầutư vào tất cả 22 cổ phiếu đang niêm yết) đã đem lại bộ mặt hoàn toàn mới choTTCK Việt Nam trong giai đoạn này.
1.1.3.5 Giai đoạn 5: Thời kỳ từ 1/4/2004 đến 26/8/2005 (từ 279.71 điểmxuống 249.74 điểm)
Đồ thị 1.6: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 5
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Nhìn chung thời kỳ này TTCK không có những đột biến, mọi hoạt độngđều diễn ra cầm chừng Ở giai đoạn này có một vài đặc điểm đáng chú ý:
- Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ hấp dẫn người dân.
- Lãi suất ngân hàng xấp xỉ 8,4% trong khi cổ tức trả trung bình của cáccông ty niêm yết là 5-6%.
- Thị trường chứng khoán đang bị thao túng bởi bàn tay của các nhàđầu cơ cổ phiếu Họ là những nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm và khảnăng tài chính dồi dào nên dễ dàng giữ giá để mua vào.
Trang 23- Thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự khuyến khích các nhà đầutư nước ngoài Ủy ban chứng khoán nhà nước và Bộ Tài chính chưamuốn mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài.Đến giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua hết tỷ lệ 30%của mình Việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoàikhông những thu hút được thêm luồng vốn đầu tư gián tiếp vào ViệtNam, mà còn tác động tích cực đến thái độ của nhà đầu tư trong nướcđến TTCK.
- Cổ phiếu các công ty cổ phần chưa tham gia niêm yết trên sàn giàutiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư như Vinamilk, Bảo Minh…
- Giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao, ngành xăng dầu trong nướccũng đã có những điều chỉnh nhất định Điều này tác động không nhỏđến chi phí sản xuất kinh doanh của các công ty hoạt động trong cáclĩnh vực liên quan đến xăng dầu.
- Hàng hoá trên thị trường còn hạn chế và kém chất lượng Các công tycổ phần còn e dè trong việc quyết định niêm yết cổ phiếu trên sàngiao dịch.
- Thông tin về hoạt động của các công ty niêm yết còn chưa minh bạch,chưa đầy đủ Còn nhiều công ty báo cáo chậm và bưng bít thông tin.Các thông tin đến với nhà đầu tư chủ yếu là tin đồn, thiếu tính chínhxác.
Trang 241.1.3.6 Giai đoạn 6: Thời kỳ từ 26/8/2005 đến 25/4/2006 (từ 249.74điểm lên 632.69 điểm)
Đồ thị 1.7: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 6
115 29 43 57 71 85 99 113 127 141 155
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Bước sang thời kỳ mới, TTCK Việt Nam từ một thị trường trầm lắng đãcó những chuyển biến tích cực và lập được kỷ lục mới đáng ghi nhận Trong giaiđoạn này có những diến biến chính sau:
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 của các công tyniêm yết thực sự thuyết phục giới đầu tư.
- Sau hơn một năm chờ đợi cuối cùng ngày 29/9/2005 Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định 238/2005/QĐ-TTg cho phép nhà đầu tưnước ngoài được nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết/đăng ký giaodịch và chứng chỉ quỹ từ 30% lên 49% Thông tin này đã kích thíchcác nhà đầu tư trên thị trường.
Trang 25- Một loạt các doanh nghiệp lớn chào bán chứng khoán ra công chúng.Đáng kể là cuộc chào bán cổ phần của các doanh nghiệp ngành điện(Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Nhiệt điện Phả Lại, Thuỷ điện Thác Bà…),doanh nghiệp ngành dầu khí, viễn thông….bất ngờ là hầu hết lượngchào bán đều được người mua đón nhận.
- Ngày 19/1/2006 Công ty cổ phần sữa Việt Nam chính thức tham giagiao dịch trên TTCK Việt Nam Đây là một công ty có tổng số vốnlên đến 1.590 tỷ đồng Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, cổ phiếuVNM được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá rất cao Vớitỷ trọng gần bằng nửa TTCK Việt Nam, cổ phiếu VNM có tầm ảnhhưởng lớn gần như quyết định đến xu thế của thị trường Thật khôngquá khi nói rằng VNM đang “bơm sữa vào TTCK Việt Nam” Từ khigiao dịch lần đầu ngày 19/1/2006 giá cổ phiếu VNM là 53.000đ/cổphiếu hiện nay đã là 102.000đ/cổ phiếu Cùng với sự tăng trưởng này,VNM đóng vai trò như một đầu tàu kéo chỉ số giá Vn-Index đi lên.- Trong thông báo ngày 2/2/2006, các nhà phân tích của Merrill Lynch
đã xếp cổ phiếu của Việt Nam trong nhóm “cổ phiếu nên mua trong10 năm” Ngay sau thông báo này của công ty Merrill Lynch vềTTCK Việt Nam, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đã gia tăngnhanh chóng.
- Tài khoản chứng khoán tăng gấp đôi Hiện toàn quốc có khoảng52.000 tài khoản đầu tư chứng khoán đã được mở, dự kiến đến cuốinăm nay con số này có thể tăng 3 lần.
Trang 26- Dư âm của đợt phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu Chínhphủ trên thị trường NewYork cũng một phần tác động tích cực đếnTTCK Việt Nam.
- Chỉ số giá chứng khoán lập kỷ lục mới từ khi TTCK Việt Nam hìnhthành cho đến nay, ngày 25/4/2006 chỉ số giá Vn-Index đạt 632.69điểm.
- Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng giá quá cao, thịtrường ngoại hối không còn thực sự hấp dẫn Điều này đã tạo ra mộtcơn lốc xoáy hút vốn vào TTCK, tạo ra động lực cho thị trường pháttriển.
1.1.3.7 Giai đoạn 7: Thời kỳ từ 25/4/2006 đến 2/8/2006 (từ 632.69 điểmxuống 399.8 điểm)
Đồ thị 1.8: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 7
(Nguồn: TTGDCK Tp HCM)
Trong giai đoạn này chỉ số giá chứng khoán Vn-Index liên tục giảm vàbước vào chu kỳ điều chỉnh Ở giai đoạn này có một số điểm chính sau;
Trang 27- Xu hướng chính trên thị trường lúc này là bán ra nhiều hơn mua vào,cầu chứng khoán nhỏ hơn rất nhiều so với cung chứng khoán Một sốngười hào hứng với việc bán được giá cao, một số khác do tâm lý sợnắm giữ phải những cổ phiếu có giá cao “ngất ngưởng” đã liên tụcchào bán giá sàn càng làm cho thị trường liên tục giảm điểm
- Trong thời gian này Bộ Tài chính và UBCKNN lại tiếp tục tạo “hàng”nhằm tăng quy mô cho TTCK như cấp phép Niêm yết cổ phiếu chongân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - vốn điều lệ1.899 tỷ đồng), Công ty cổ phần thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh(vốn điều lệ 1.250 tỷ đồng)… Việc này đã bổ sung một lượng cungđáng kể cho thị trường càng làm cho cung cầu chênh lệch.
- Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư và tăng tính thanhkhoản cho các chứng khoán đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội,UBCKNN đã quyết định từ ngày 1/6/2006 TTGDCK Hà Nội sẽ tăngphiên giao dịch từ 3 phiên lên 5 phiên một tuần Điều này đã kíchthích nhà đầu tư chuyển hướng sang sàn Hà Nội.
- Dự án luật chứng khoán được Quốc hội (kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá11) thảo luận và thông qua, đồng thời UBCKNN cũng đang hoànchỉnh dự thảo các văn bản hướng dẫn luật chứng khoán Theo nhậnđịnh, việc xây dựng luật chứng khoán sẽ tạo cơ sở cho TTCK pháttriển nhanh và ổn định, tạo sự yên tâm cho các tổ chức, cá nhân thamgia kinh doanh, đầu tư vào thị trường và đảm bảo lợi ích hợp pháp củanhà đầu tư.
Trang 281.1.3.8 Giai đoạn 8: Thời kỳ từ 2/8/2006 đến 12/3/2007 (từ 399.8 điểm
lên 1170.67 điểm)
Đồ thị 1.9: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 8
11529 43 5771 85 99 113 127 141
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Ngày 2/8/2006 chỉ số Vn-Index trên TTCK Việt Nam tụt xuống mứcthấp nhất 399.8 điểm, giảm 232.89 điểm kể từ mức đỉnh đã từng đạt được trongnăm là 632.69 điểm Tuy nhiên thị trường đã kết thúc giai đoạn suy giảm kéo dàisuốt 3 tháng 5, 6, 7 và sang tháng 8 trở thành điểm khởi đầu của một chu kỳ mới.Giai đoạn này có một số điểm chính sau:
- Cán cân cung cầu đã có sự cân bằng do nguồn cung được điều chỉnhtừ cả phía UBCKNN và cả phía các tổ chức phát hành Nguồn cungtrên thị trường được bổ sung mạnh mẽ bởi những cổ phiếu có chấtlượng cao từ các tổ chức phát hành là một số tổng công ty, ngân hàngthương mại cổ phần, doanh nghiệp có quy mô vốn lớn và kinh doanhphát đạt Sức cầu đã được phục hồi cả từ phía các nhà đầu tư trongnước và nước ngoài Trong thời kỳ này các quỹ đầu tư nước ngoài
Trang 29liên tục bơm một lượng lớn tiền vào thị trường để gom mua các cổphiếu Bên cạnh đó, việc tìm hiểu TTCK Việt Nam của các tổ chức tàichính quốc tế như Merrill Lynch, Citygroup, JP Morgan… là nhữngtín hiệu tốt cho thị trường về 1 sức cầu tiềm năng Những nhận địnhkhả quan của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới về thị trườngchứng khoán Việt Nam đã kích thích giới đầu tư mua vào làm giá cổphiếu tăng liên tục.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan của các công tyNiêm yết, những phân tích đánh giá về các chỉ tiêu thị trường cũngnhư nhận định về khả năng phát triển từ những cơ sở hiện thực của cơquan quản lý thị trường và các chuyên gia kinh tế đã trấn an được tâmlý nhà đầu tư.
- Độ nhạy bén thông tin của thị trường đã thể hiện rõ qua từng phiêngiao dịch, từng bước khẳng định sức mạnh, tầm quan trọng và vai tròđịnh hướng xã hội của thông tin, góp phần điều chỉnh những biến tháimang màu sắc cảm tính của thị trường.
- Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chứcthành công hội nghị APEC 14 đã làm thay đổi rõ rệt vị trí của ViệtNam trên trường quốc tế Trong “Báo cáo triển vọng phát triển ChâuÁ 2006” của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam đượcđánh giá cao vị trí cũng như vai trò đối với khu vực Theo ADB mặcdù còn khá non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanhchóng đứng vào hàng ngũ các TTCK năng động nhất Châu Á với tốcđộ tăng trưởng hơn 70% trong năm 2006.
Trang 30Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên sự bùng nổ cho thị trường chứngkhoán Việt Nam vào giai đoạn cuối năm 2006 đầu 2007.
1.1.3.9 Giai đoạn 9: Thời kỳ từ 12/3/2007 đến 25/4/2007 (từ 1170.67điểm xuống 923.89 điểm)
Đồ thị 1.10: Chỉ số Vn-Index giai đoạn 9
13579 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33
(Nguồn: TTGDCK Tp.HCM)
Sau một thời gian dài tăng điểm không biết mệt mỏi, thị trường đã có dấuhiệu đảo chiều vào ngày 13/3/2007 và liên tục giảm 4 phiên sau đó Ở giai đoạnnày có một số đặc điểm sau:
- Thị trường đã bắt đầu hạ nhiệt sau những cảnh báo của một số chuyêngia trên thế giới (trong đó có Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF) về mức độ tăng trưởngnóng của thị trường Các nhà phân tích dự báo sẽ có một đợt điều chỉnh giảm sâutới 30% của TTCK Việt Nam và kéo chỉ số Vn-Index trở về vị trí dưới 900 điểm.Điều đó đã tác động rất lớn đến tâm lý của nhà đầu tư nên thời kỳ này xu thế chủđạo là bán ra nhiều hơn mua vào.
Trang 31- Do tâm lý đầu tư không ổn định, không có sự chọn lọc trước nhữngluồng thông tin đa chiều, những toan tính, hành vi đầu tư đều dựa trên cơ sởphân tích thông tin dựa nhiều vào cảm tính Hiện tượng tranh mua khi giá cổphiếu tăng và ồ ạt bán khi giá cổ phiếu giảm của các nhà đầu tư mới tham gia thịtrường đã đẩy giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá nhanh để rồi sau đó lại độtngột tụt dốc một cách khó đoán định Mặc dù trước những thông tin hấp dẫn nhưnhiều công ty Niêm yết trên thị trường tăng vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếucũng chỉ giúp tốc độ tăng của thị trường trong một số phiên nhất định Nhiều nhàđầu tư đã tỏ ra lo lắng, liên tưởng đến một kịch bản cũ diễn ra vào các tháng 4, 5,6, 7 năm 2006.
1.1.4 Đánh giá chung về hoạt động của TTCK Việt Namtrong thời gian qua
1.1.4.1 Những thành công đã đạt được của thị trường
Với gần bảy năm hình thành và phát triển, tuy đây chưa phải là quãngthời gian dài nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã kinh qua nhiềusóng gió, thăng trầm So với các thị trường chứng khoán phát triển thì thời gian 7năm hoạt động là quá ngắn, chưa thể đánh giá hết những đóng góp của TTCKViệt Nam khi so với TTCK các nước trên thế giới đã có hàng chục, hàng trămnăm Tuy nhiên, có thể khẳng định với những kết quả đã đạt được, sự cố gắngvượt bậc của cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường đã tạodựng lên một bức tranh hiện thực, sinh động cho TTCK Việt Nam Điều đó gópphần vào quá trình phát triển chung của nền kinh tế thị trường theo định hướngmà Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Kể từ ngày khai trương thị trường năm 2000 với 1 trung tâm giao dịchduy nhất là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM, được vận hành theo
Trang 32quy luật cung cầu thông qua hệ thống giao dịch tập trung đến tháng 3/2005TTCK có thêm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động theocơ chế thỏa thuận, năm 2006 chứng kiến sự “bùng nổ” của thị trường chứngkhoán Việt Nam cả về chất và lượng Minh chứng cụ thể là các kỷ lục về chỉ sốchứng khoán cũng như giá trị giao dịch đã liên tục được phá vỡ trong các kỳ giaodịch của năm.
Đồ thị 1.11: Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu thị trường niêm yết
Nguồn: TTGDCK Tp HCM
Đến cuối năm 2006, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường đãtăng lên khoảng 8 lần so với thời điểm cuối năm 2005 Sự tăng trưởng ngoàimong đợi đó là hệ quả của việc gia tăng số lượng cũng như quy mô công ty niêmyết/đăng ký giao dịch tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK)Tp.HCM và Hà Nội, đặc biệt là việc niêm yết của các công ty lớn và phát hành
Trang 33thêm để mở rộng quy mô của các công ty niêm yết Việc Bộ Tài chính công bốquyết định huỷ bỏ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày1/1/2007 đã tạo động lực mạnh thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp sớm lên niêmyết hoặc đăng ký giao dịch tại các TTGDCK khiến cung chứng khoán tăng vọtvào hai tháng cuối năm 2006 Thành quả này một lần nữa cho thấy việc dùngđòn bẩy ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tham gia niêm yết tại TTCK đã cómột tác dụng cực lớn mà kết quả của nó bằng, thậm chí là hơn cả những nỗ lựctrong việc tạo hàng, thuyết phục doanh nghiệp của Bộ Tài chính, uỷ ban chứngkhoán nhà nước (UBCKNN) và hai TTGDCK trong 6 năm qua.
Bảng 1.1 : Diễn biến niêm yết cổ phiếu qua các năm
Năm
Số loại cổ phiếu
Khối lượng niêm yết
Số loại cổ phiếu
Khối lượng niêm yết
Trang 34con số 106 doanh nghiệp, gấp hơn 3 lần so với năm 2005 Tại TTGDCK Hà Nội,sự tăng trưởng còn ngoạn mục hơn, khi cuối năm 2005 tại đây mới chỉ có 9 côngty đăng ký giao dịch cổ phiếu, nhưng đến cuối năm 2006 con số này đã đượcnâng lên là 87 công ty, tăng gấp gần 10 lần Điều này chứng tỏ các doanh nghiệpđã nhận ra lợi ích to lớn của việc niêm yết trên TTCK.
Bảng 1.2: Quy mô niêm yết cổ phiếu đến hết 31/12/2006
Số loại cổphiếu
Tổng khối lượng niêm yết
Nhân tố quan trọng giúp tăng cung cho TTCK chính là sự thành công củachương trình cổ phần hoá (CPH) gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai,minh bạch tại các TTGDCK Năm 2006, các TTGDCK đã tổ chức được 188phiên đấu giá, cung cấp hơn 645 triệu cổ phiếu cho thị trường, đạt 84% tổng sốlượng chào bán, thu hơn 12.880 tỷ đồng Giá đấu bình quân tăng hơn 2 lần so vớigiá khởi điểm Trước sự thành công của các đợt đấu giá cổ phiếu trên TTCK vàsự tăng trưởng vượt bậc của các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch nhiều doanh
Trang 35nghiệp đã lựa chọn TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả, thay thế chokênh truyền thống là vay vốn ngân hàng Cả hai xu thế này tạo ra một lượngcung - cầu dồi dào cho thị trường.
Bên cạnh đó thị trường trái phiếu cũng khá sôi động với gần 400 loại tráiphiếu Chính Phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giátrị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006 Đặc biệt, mặt hàng chứng chỉquỹ đầu tư chứng khoán không còn một mình VF1 (với tổng khối lượng niêm yếtlà 50 triệu chứng chỉ, tương đương giá trị 500 tỷ đồng tính theo mệnh giá 10.000đồng), mà có thêm chứng chỉ quỹ đầu tư Prudential – BF1 niêm yết cũng vớikhối lượng tương đương.
Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiếncầu chứng khoán tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của các cổ phiếu niêm yết vớimức tăng 2,5 lần Tại TTGDCK Tp.HCM, chỉ số VN-Index tăng từ 305,28(31/12/2005) điểm lên 751 điểm (31/12/2006) Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ sốHASTC-Index tăng từ 91,3 điểm (31/12/2005) lên 242,89 điểm (31/12/2006).Riêng trong tháng 12/2006, khối lượng giao dịch tại 2 TTGDCK đã gia tăng độtbiến, mỗi ngày trung bình đạt 6-7 trăm tỷ đồng tại TTGDCK Tp HCM và 100 tỷđồng tại TTGDCK Hà Nội.
Đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của đại đa sốngười dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốnkhá hiệu quả Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 đểhuy động vốn thành công qua TTCK với chi phí rẻ nhất 27 doanh nghiệp niêmyết huy động vốn qua TTCK (vốn cổ phần và trái phiếu) với giá trị trên 1.300 tỷđồng 15 công ty cổ phần đăng ký với UBCKNN phát hành 250 tỷ đồng vốn cổphần ra công chúng Vietcombank và BIDV góp 3.350 tỷ đồng trái phiếu tăng
Trang 36vốn cho thị trường, Tổng công ty điện lực (EVN) phát hành 2.600 tỷ đồng; côngty chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Bên cạnh cuộc đua lên sàn của các công ty cổ phần thì trong năm 2006cũng chứng kiến một cuộc đua thành lập công ty chứng khoán Theo ghi nhận,đến 31/12/2006, TTCK Việt Nam đã có 55 công ty chứng khoán đang hoạt độnghoặc đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4.025 tỷ đồng, trongđó riêng năm 2006 số công ty được cấp phép lên tới 41 công ty Vốn điều lệ bìnhquân đạt trên 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26% so với năm 2005 Nhiều công tychứng khoán đã nâng quy mô vốn lên rất nhanh, cá biệt SSI tăng từ 9 tỷ lên 500tỷ đồng Có 18 công ty quản lý quỹ (cuối năm 2005 có 6 công ty); 6 ngân hànglưu ký (2 ngân hàng trong nước và 4 ngân hàng nước ngoài) đã được cấp phéphoạt động Nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đang thực hiện thủ tục xinthành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.
Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các nhà đầu tư Tuy nhiên, đốivới một TTCK còn non trẻ như Việt Nam, tính chuyên nghiệp của thị trườngchưa cao do nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng 99%),thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế Tínhđến cuối tháng 12/2006 số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư là gần 100.000(tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thịtrường), trong đó nhà đầu tư tổ chức là 502 Hiện nay có khoảng 1.700 tài khoảngiao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và 23 quỹ đầu tư nước ngoài với quy môvốn ước đạt 2,3 tỷ USD, gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc uỷthác vốn đầu tư trên TTCK Việt Nam Sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư địnhchế, nhà đầu tư nước ngoài với những tên tuổi như JP Morgan, Merill Lynch và
Trang 37Citi Group hình thành một làn sóng đầu tư chứng khoán của các tổ chức tàichính lớn trên thị trường Việt Nam.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng Trong đó nguyên nhâncó tác động sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghịcấp cao APEC Cả hai sự kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đốivới các nhà đầu tư nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trựctiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam Việc Việt Nam vừa được xếptrong Top những nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở banđầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩnbị đầu tư vào Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp mới và Luật Đầu tư có hiệulực Tháng 6/2006, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ tháng1/1/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thôngtin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trườngcó quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư.
1.1.4.2 Những mặt còn hạn chế
Tại buổi tổng kết TTCK năm 2006, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng đã thừanhận rằng, quy mô thị trường có quản lý vẫn khá nhỏ so với mức bình quân 30-40% GDP của các nước trong khu vực Tuy đạt mức 24,4% GDP năm 2006nhưng thực tế mức độ giao dịch thấp (chỉ khoảng 14%) do Nhà nước còn nắmgiữ cổ phần khá lớn trong các công ty niêm yết và số cổ phiếu này không đượcgiao dịch trên thị trường Ngoại trừ một số công ty lớn, kinh doanh và tăngtrưởng tương đối ổn định, phần lớn các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chưa
Trang 38phải là những công ty tiêu biểu cho các ngành kinh tế, đóng góp lớn vào GDPcủa Việt Nam Đáng chú ý là sự tăng trưởng thị trường vẫn mang những yếu tốchưa tích cực, việc đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư cá nhân khá phổbiến, đặc biệt việc đầu tư không trên cơ sở thông tin chính thức là một nguy cơđối với sự bền vững của TTCK và lợi ích của nhà đầu tư Số lượng tài khoản đầutư gia tăng nhanh nhưng chủ yếu là nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ngắn hạn, bị chiphối bởi các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài Tham gia của các tổ chứcđầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư) còn hạn chế, hiện chỉchiếm khoảng 20% thị phần.
Đối với hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường hạn chế vềnăng lực tài chính, quản trị công ty và chất lượng dịch vụ, chỉ có 12/55 công tychứng khoán có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên Mạng lưới các công ty chứngkhoán mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, hạn chế cung cấp dịch vụ cho nhàđầu tư rộng khắp trong toàn quốc Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, đội ngũnhân viên hành nghề hạn chế về số lượng và chất lượng, kiểm soát nội bộ, quảntrị công ty còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao, mới chú trọng đầu tư ngắn hạntìm kiếm lợi nhuận Khi thị trường mở rộng nhanh thì quy mô các công ty chứngkhoán chưa đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng, gây phản ứng chocác nhà đầu tư.
Hoạt động TTCK tự do còn ở phạm vi rộng, ước tính gấp đôi thị trườngcó tổ chức, thiếu tính công khai, minh bạch, không được quản lý và giám sát,khả năng xẩy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả, lừađảo… ) gây bất ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính Trong khi đóviệc quản lý giám sát các hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK còn nhiềubất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các công ty chứng
Trang 39khoán, tuân thủ quy chế giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) Các QuỹĐTNN mở các văn phòng đại diện (trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) cóhoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát,không có chế độ báo cáo thông tin Các tổ chức ĐTNN ủy thác cho cá nhân đầutư mà không phải thực hiện chế độ đăng ký và báo cáo Tình trạng trên dẫn đếnkhó kiểm soát được luồng vốn, rửa tiền, thao túng thị trường đồng thời gây sứcép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều rút vốn gây khủng hoảng thị trường Hệthống và bộ máy giám sát của UBCKNN và các TTGDCK còn hạn chế về nănglực, hiệu quả.
Từ những bất cập đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp đểquản lý thị trường như: nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, phát triển cungcầu chứng khoán, nâng cao năng lực của các định chế trung gian thị trường, táicấu trúc thể chế, tăng cường cơ sở hạ tầng thị trường, tiếp tục tuyên truyền đàotạo kiến thức về chứng khoán… Điều này là cần thiết để phát triển một thịtrường chứng khoán lành mạnh, đặc biệt đối với những thị trường mới nổi nhưViệt Nam nhằm tránh những rủi ro, khủng hoảng có thể xảy ra đối với hệ thốngtài chính.
Rủi ro được phân thành các loại: rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngoàikinh doanh và rủi ro tài chính.
Trang 40Rủi ro tài chính được quan niệm là sự thay đổi, sự biến động khônglường trước được của giá trị tài sản hoặc của giá trị các khoản nợ do sự biếnđộng trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính gây ra như: rủi ro về lãisuất, tỷ giá, rủi ro về biến động giá các loại chứng khoán, rủi ro tín dụng, rủi rothanh khoản Ngoại trừ rủi ro ngoài kinh doanh là bất khả kháng, rủi ro về tàichính thường được kiểm soát chặt chẽ để doanh nghiệp tập trung vào việc quảnlý rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh do chính doanh nghiệp chủ độngtạo ra.
- Phân loại rủi ro tài chính:
Rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanhkhoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.
+ Rủi ro thị trường (Market risk): là rủi ro phát sinh do sự biến động vềgiá trên thị trường tài chính Rủi ro thị trường có thể được xem xét dưới haidạng: rủi ro tuyệt đối – tính bằng giá trị tuyệt đối của tiền tệ và rủi ro tương đối –khi so sánh mức rủi ro của doanh nghiệp với mức rủi ro trung bình củangành/nghề so sánh Việc ngăn ngừa rủi ro thị trường thường được thực hiệnbằng cách định ra các chuẩn mực trong kinh doanh và hạn mức rủi ro.
+ Rủi ro tín dụng (Credit risk): là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bêntham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại.Biến động về giá trên thị trường tài chính cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng Rủi ro tín dụng được kiểm soát thông qua các chính sách về hạn mức tíndụng, tài sản thế chấp và đánh giá rủi ro tiềm ẩn của khách hàng.
+ Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk): rủi ro phát sinh do tính thanhkhoản của các tài sản không được thực hiện Có hai loại, rủi ro về tài sản và rủi