Những thành công đã đạt được của thị trường

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31 - 37)

Với gần bảy năm hình thành và phát triển, tuy đây chưa phải là quãng thời gian dài nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã kinh qua nhiều sóng gió, thăng trầm. So với các thị trường chứng khoán phát triển thì thời gian 7 năm hoạt động là quá ngắn, chưa thể đánh giá hết những đóng góp của TTCK Việt Nam khi so với TTCK các nước trên thế giới đã có hàng chục, hàng trăm năm. Tuy nhiên, có thể khẳng định với những kết quả đã đạt được, sự cố gắng vượt bậc của cơ quan quản lý và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường đã tạo dựng lên một bức tranh hiện thực, sinh động cho TTCK Việt Nam. Điều đó góp phần vào quá trình phát triển chung của nền kinh tế thị trường theo định hướng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Kể từ ngày khai trương thị trường năm 2000 với 1 trung tâm giao dịch duy nhất là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM, được vận hành theo

quy luật cung cầu thông qua hệ thống giao dịch tập trung đến tháng 3/2005 TTCK có thêm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động theo cơ chế thỏa thuận, năm 2006 chứng kiến sự “bùng nổ” của thị trường chứng khoán Việt Nam cả về chất và lượng. Minh chứng cụ thể là các kỷ lục về chỉ số chứng khoán cũng như giá trị giao dịch đã liên tục được phá vỡ trong các kỳ giao dịch của năm.

Đồ thị 1.11: Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu thị trường niêm yết

(Đơn vị: tỷ đồng) 92.35 1034.72 1082.2 2991 19887.15 26887.96 37564.8 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nguồn: TTGDCK Tp. HCM

Đến cuối năm 2006, tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường đã tăng lên khoảng 8 lần so với thời điểm cuối năm 2005. Sự tăng trưởng ngoài mong đợi đó là hệ quả của việc gia tăng số lượng cũng như quy mô công ty niêm yết/đăng ký giao dịch tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Tp.HCM và Hà Nội, đặc biệt là việc niêm yết của các công ty lớn và phát hành

thêm để mở rộng quy mô của các công ty niêm yết. Việc Bộ Tài chính công bố quyết định huỷ bỏ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 1/1/2007 đã tạo động lực mạnh thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp sớm lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các TTGDCK khiến cung chứng khoán tăng vọt vào hai tháng cuối năm 2006. Thành quả này một lần nữa cho thấy việc dùng đòn bẩy ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tham gia niêm yết tại TTCK đã có một tác dụng cực lớn mà kết quả của nó bằng, thậm chí là hơn cả những nỗ lực trong việc tạo hàng, thuyết phục doanh nghiệp của Bộ Tài chính, uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) và hai TTGDCK trong 6 năm qua.

Bảng 1.1 : Diễn biến niêm yết cổ phiếu qua các năm

Năm TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh TTGDCK Hà Nội Số loại cổ phiếu Khối lượng niêm yết (cổ phiếu) Tăng/giảm Số loại cổ phiếu Khối lượng niêm yết (cổ phiếu) Tăng/giảm 2000 5 32.117.840 - - - - 2001 5 16.243.880 -49,4% - - - 2002 10 51.601.620 217,7% - - - 2003 2 12.037.740 -76,7% - - - 2004 4 21.585.311 79,3% - - - 2005 6 58.163.824 169,5% 9 150.062.740 - 2006 74 1.274.409.553 2091,1% 78 970.098.596 546,46% Tổng 106 1.466.159.768 - 87 11.201.161.336 - (Nguồn: TTGDCK Tp. HCM và TTGDCK Hà Nội)

Nếu như năm 2005, TTGDCK Tp.HCM tăng thêm 7 công ty niêm yết, thì năm 2006 đã có thêm 74 công ty, nâng số công ty niêm yết tại sàn này lên

con số 106 doanh nghiệp, gấp hơn 3 lần so với năm 2005. Tại TTGDCK Hà Nội, sự tăng trưởng còn ngoạn mục hơn, khi cuối năm 2005 tại đây mới chỉ có 9 công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu, nhưng đến cuối năm 2006 con số này đã được nâng lên là 87 công ty, tăng gấp gần 10 lần. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã nhận ra lợi ích to lớn của việc niêm yết trên TTCK.

Bảng 1.2: Quy mô niêm yết cổ phiếu đến hết 31/12/2006

Số loại cổ phiếu

Tổng khối lượng niêm yết

Tổng mệnh giá

niêm yết Vốn hoá thị trường

(VND) (USD) (VND) (USD)

193 12.667.321.104 cổ phiếu 126.673,2 tỷ 7.917 triệu 221.156 tỷ 13.822,2 triệu

Tỷ trọng ~ 13% GDP ~ 22,7% GDP

(Nguồn: TTGDCK Tp. HCM và TTGDCK Hà Nội)

Như vậy, tính đến thời điểm 31/12/2006, tại hai TTGDCK đã có 193 công ty niêm yết, đạt tổng giá trị vốn hoá thị trường 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ đô la Mỹ), chiếm 22,7% GDP năm 2006. Năm 2006 cũng chứng kiến sự đổ bộ lên sàn của những ngân hàng, tổ chức tài chính như: Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), ngân hàng Á châu (ACB), công ty chứng khoán như SSI, BVSC, HPSC, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh.

Nhân tố quan trọng giúp tăng cung cho TTCK chính là sự thành công của chương trình cổ phần hoá (CPH) gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai, minh bạch tại các TTGDCK. Năm 2006, các TTGDCK đã tổ chức được 188 phiên đấu giá, cung cấp hơn 645 triệu cổ phiếu cho thị trường, đạt 84% tổng số lượng chào bán, thu hơn 12.880 tỷ đồng. Giá đấu bình quân tăng hơn 2 lần so với giá khởi điểm. Trước sự thành công của các đợt đấu giá cổ phiếu trên TTCK và sự tăng trưởng vượt bậc của các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch nhiều doanh

nghiệp đã lựa chọn TTCK như là một kênh huy động vốn hiệu quả, thay thế cho kênh truyền thống là vay vốn ngân hàng. Cả hai xu thế này tạo ra một lượng cung - cầu dồi dào cho thị trường.

Bên cạnh đó thị trường trái phiếu cũng khá sôi động với gần 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006. Đặc biệt, mặt hàng chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán không còn một mình VF1 (với tổng khối lượng niêm yết là 50 triệu chứng chỉ, tương đương giá trị 500 tỷ đồng tính theo mệnh giá 10.000 đồng), mà có thêm chứng chỉ quỹ đầu tư Prudential – BF1 niêm yết cũng với khối lượng tương đương.

Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiến cầu chứng khoán tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của các cổ phiếu niêm yết với mức tăng 2,5 lần. Tại TTGDCK Tp.HCM, chỉ số VN-Index tăng từ 305,28 (31/12/2005) điểm lên 751 điểm (31/12/2006). Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng từ 91,3 điểm (31/12/2005) lên 242,89 điểm (31/12/2006). Riêng trong tháng 12/2006, khối lượng giao dịch tại 2 TTGDCK đã gia tăng đột biến, mỗi ngày trung bình đạt 6-7 trăm tỷ đồng tại TTGDCK Tp. HCM và 100 tỷ đồng tại TTGDCK Hà Nội.

Đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của đại đa số người dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốn khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 để huy động vốn thành công qua TTCK với chi phí rẻ nhất. 27 doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua TTCK (vốn cổ phần và trái phiếu) với giá trị trên 1.300 tỷ đồng. 15 công ty cổ phần đăng ký với UBCKNN phát hành 250 tỷ đồng vốn cổ phần ra công chúng. Vietcombank và BIDV góp 3.350 tỷ đồng trái phiếu tăng

vốn cho thị trường, Tổng công ty điện lực (EVN) phát hành 2.600 tỷ đồng; công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.

Bên cạnh cuộc đua lên sàn của các công ty cổ phần thì trong năm 2006 cũng chứng kiến một cuộc đua thành lập công ty chứng khoán. Theo ghi nhận, đến 31/12/2006, TTCK Việt Nam đã có 55 công ty chứng khoán đang hoạt động hoặc đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4.025 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2006 số công ty được cấp phép lên tới 41 công ty. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26% so với năm 2005. Nhiều công ty chứng khoán đã nâng quy mô vốn lên rất nhanh, cá biệt SSI tăng từ 9 tỷ lên 500 tỷ đồng. Có 18 công ty quản lý quỹ (cuối năm 2005 có 6 công ty); 6 ngân hàng lưu ký (2 ngân hàng trong nước và 4 ngân hàng nước ngoài) đã được cấp phép hoạt động. Nhiều công ty chứng khoán nước ngoài đang thực hiện thủ tục xin thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để chuẩn bị tham gia TTCK.

Sự tăng trưởng của TTCK còn phải kể đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với một TTCK còn non trẻ như Việt Nam, tính chuyên nghiệp của thị trường chưa cao do nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chiếm đa số (khoảng 99%), thông thường đối tượng này trình độ hiểu biết về chứng khoán còn hạn chế. Tính đến cuối tháng 12/2006 số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư là gần 100.000 (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong đó nhà đầu tư tổ chức là 502. Hiện nay có khoảng 1.700 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và 23 quỹ đầu tư nước ngoài với quy mô vốn ước đạt 2,3 tỷ USD, gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc uỷ thác vốn đầu tư trên TTCK Việt Nam. Sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư định chế, nhà đầu tư nước ngoài với những tên tuổi như JP Morgan, Merill Lynch và

Citi Group hình thành một làn sóng đầu tư chứng khoán của các tổ chức tài chính lớn trên thị trường Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của TTCK Việt Nam năm 2006 xuất phát từ các sự kiện kinh tế chính trị quan trọng. Trong đó nguyên nhân có tác động sâu sắc và lâu dài là sự kiện Việt Nam chính thức được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như sự kiện tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC. Cả hai sự kiện này đã và đang tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đó là tín hiệu cho những làn sóng đầu tư trực tiếp và cả gián tiếp hứa hẹn sẽ đổ vào Việt Nam. Việc Việt Nam vừa được xếp trong Top những nước có môi trường đầu tư tốt nhất năm 2006 đã tạo cơ sở ban đầu thuận lợi, củng cố niềm tin cho các đối tác nước ngoài đã, đang và sẽ chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp mới và Luật Đầu tư có hiệu lực. Tháng 6/2006, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ tháng 1/1/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thông tin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trường có quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31 - 37)