- Phân loại rủi ro tài chính:
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH RỦI RO VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.3 ỨNG DỤNG CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT
Trong phần này ta sẽ sử dụng phần mềm Metastock để vẽ các chỉ báo kỹ thuật.
Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt đi xem xét từng chỉ báo theo chiều xắp xếp của các cửa sổ
Chỉ báo MACD:
Đường MACD trong hình là đường nét liền và đường tín hiệu là nét đứt. Ta thấy rằng cứ khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên trên thì xu hướng thị trường trong thời gian tới là tăng giá. Đặc biệt, sau khi cắt 2 đường này càng tách xa nhau thì dấu hiệu càng được khẳng định. Ngược lại khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống dưới và hai đường càng tách xa nhau thì dấu hiệu thị trường có xu hướng giảm giá trong thời gian tới càng được khẳng định. Tuy nhiên dấu hiệu này thường trễ hơn một vài phiên so với thị trường nên nó thường được sử dụng cho dài hạn.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo này cho ta biết mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Hai đường chỉ báo kỹ thuật ở đây là 30 và 70. Khi đường RSI cắt từ dưới lên trên đường 70 chứng tỏ nhà đầu tư đang rất quan tâm đến thị trường và thị trường đang có xu hướng “nóng lên”. Ngược lại, khi đường RSI cắt đường giới hạn 30 từ trên xuống dưới chứng tỏ nhà đầu tư ít quan tâm đến thị trường và thị trường có xu hướng đóng băng. Điều này ta có thể thấy trên đồ thị, khi RSI đi xuống dưới đường 30 thì cũng tương ứng với giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2003, chỉ số chứng khoán hầu như không thay đổi và nhiều nhà đầu tư tỏ ra chán nản sau một đợt điều chỉnh giảm sâu.
Chỉ báo đường trung bình trượt
Chúng ta sẽ sử dụng đường trung bình trượt ngắn hạn MA(10) (đường nét đứt dài) và đường trung bình trượt dài hạn MA(25) (đường nét đứt ngắn), còn đường giá là đường nét liền.
Qua đồ thị và thực tế cho thấy sự giao nhau giữa đường giá và đường trung bình trượt ngắn hạn cho ta nhiều tín hiệu khá chính xác. Khi đường giá cắt đường ngắn hạn từ dưới lên trên đó là dấu hiệu thị trường lên giá và dấu hiệu này càng được khẳng định khi đường giá cắt tiếp đường trung bình trượt dài hạn cũng với hướng đó. Ngược lại khi đường giá cắt đường ngắn hạn từ trên xuống dưới thì đó là dấu hiệu của đợt xuống giá, dấu hiệu này càng được khẳng định khi đường giá cắt tiếp đường trung bình trượt dài hạn.
Chỉ báo dòng tiền đầu tư (MFI)
Chỉ báo này cho biết lượng tiền đổ vào thị trường ở mức nào, nhiều hay ít. Hai đường giới hạn ở đây là 20 và 80. Khi MFI vượt qua đường 80 từ dưới lên chứng tỏ lượng tiền đổ vào thị trường quá nhiều hay giá đang quá cao cần điều
chỉnh giảm và khi MFI xuống qua đường 20 chứng tỏ lượng tiền đầu tư quá ít hay giá đang quá thấp cần điều chỉnh tăng.
Tổng hợp các chỉ báo này với nhau sẽ cho ta nhiều tín hiệu hữu ích. Nó giúp cho nhà đầu tư quản lý được rủi ro tốt hơn khi tham gia vào thị trường chứng khoán và nhận định được xu hướng của thị trường trong tương lai.
Tóm lại, ta có thể tổng kết lại các chỉ tiêu đã tính toán trong bảng sau:
Các chỉ tiêu Kết luận rút ra
Tính toán và ước lượng
phương sai Đánh giá rủi ro của thị trường.
Dự báo chỉ số thị
trường bằng mô hình Nhận định thị trường thời gian tới
MACD Xu hướng biến động của chỉ số thị trường
RSI Mức độ quan tâm tới thị trường của các nhà đầu tư
MA Xác nhận xu hướng giá
MFI Mức độ tiền đầu tư vào thị trường
Bollinger Band Xu hướng biến động giá
KẾT LUẬN
Sau gần 7 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam dần khẳng định rõ vai trò của mình trong nền kinh tế. Nó đã trở thành một kênh dẫn vốn, đúng hơn, một kênh kích thích tạo vốn và phân phối vốn dài hạn
“nguyên chất thị trường”. Đối với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng còn nghèo của nước ta, sự hiện diện này là rất cần thiết.
Về bản chất, TTCK là một thị trường bậc cao, đòi hỏi tính minh bạch, công khai và sự năng động. Việc nhanh chóng định hình nó đóng vai trò là yếu tố thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế bên trong, góp phần làm cho nền kinh tế tiến nhanh hơn đến sự minh bạch, công khai, công bằng và linh hoạt hơn. Theo nghĩa đó, việc định vị TTCK không chỉ có nghĩa là thêm vào nền kinh tế đang chuyển đổi của chúng ta một thể chế thị trường mới, mà còn làm thay đổi chất lượng của toàn bộ cấu trúc thể chế kinh tế thị trường hiện có theo hướng đồng bộ hoá và nâng cấp chất lượng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đánh giá thật nghiêm túc và cụ thể thực trạng TTCK Việt Nam, một thị trường đang chứa đựng sự “phấn khích” cao độ. Nhìn tổng thể có thể nhận diện TTCK Việt Nam còn non yếu, trình độ thấp, chưa vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Sự tăng giá đột biến thường xuyên chứa đựng trong đó yếu tố “ảo”, dẫn tới sự đánh giá không chính xác thực lực thị trường.
Bước sang năm 2007, TTCK Việt Nam đang đứng trước cả thời cơ và thách thức. Có đủ cơ sở để dự báo rằng trong năm nay, TTCK nước ta tiếp tục tăng trưởng mạnh. Đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia tốc phát triển TTCK đang rất cao, sự bùng nổ của khu vực doanh nghiệp nhìn từ góc độ phát triển TTCK, bao gồm việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tăng gia tốc “lên sàn” của các công ty cổ phần, sự tăng trưởng nhanh của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sức hấp dẫn ngày càng tăng các nhà đầu tư quốc tế … là những yếu tố đảm bảo cho một triển vọng phát triển tiếp tục rất sáng sủa của TTCK nước ta.
Trên những cơ sở đó, với sự thận trọng, vẫn có đủ tự tin để dự báo một tốc độ tăng trưởng cao xét theo chỉ số vốn hoá thị trường và số lượng nhà đầu tư. Nhưng khi cơ hội mở ra càng lớn thì những yếu kém cũng bộc lộ càng rõ do đó cần phải có sự quản lý, giám sát rủi ro một cách đồng bộ và hiệu quả đặc biệt đối với những thị trường mới nổi như nước ta.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tôi đã đặt nghiệp vụ quản lý rủi ro là đối tượng trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này. Những nội dung cơ bản mang tính lý thuyết về hoạt động quản lý rủi ro cùng các công cụ toán tài chính đã được đưa ra trong đề tài này.
Do nội dung nghiên cứu trong đề tài là những vấn đề rất phức tạp, bị hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế của tôi về lĩnh vực này còn hạn hẹp dường như chưa có cho nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi xin kính nhận các ý kiến đóng góp, phê bình cùng những chỉ dẫn cụ thể của các thầy cô, cũng như của các bạn cùng lớp.