Những biến động tài chính và vai trò của nghiệp vụ quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 41 - 47)

- Phân loại rủi ro tài chính:

1.2.2Những biến động tài chính và vai trò của nghiệp vụ quản lý rủi ro

quản lý rủi ro

Bắt đầu từ những năm 70, đặc biệt là những năm 80 và 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, hoạt động đầu tư – kinh doanh của các tổ chức tài chính gặp nhiều rủi ro do những nguyên nhân khác nhau.

Thứ nhất, hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tổ chức tài chính không còn bị giới hạn trong phạm vi quốc gia mà là đa ngành và toàn cầu. Đây là kết quả của quá trình hội nhập kinh tế theo khu vực và xu thế toàn cầu hoá.

Thứ hai, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính diễn ra quyết liệt hơn do các quy chế tài chính và các ràng buộc pháp lý được nới lỏng. Các tổ chức tài chính có nhiều quyền chủ động hơn trong kinh doanh, do đó hoạt động đầu tư tài chính vào các dự án rủi ro cũng tăng thêm.

Thứ ba, sự hình thành và phát triển của các công cụ tài chính (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán) cùng với tiến bộ về kỹ thuật và thông tin đã làm tăng khối lượng giao dịch tài chính trên toàn thế giới. Điều này làm cho các tổ chức tài chính phải đối phó với nhiều nguồn phát sinh rủi ro.

Cuối cùng, sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô (thu nhập, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái) cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro.

Dưới đây là một vài tổn thất tài chính đáng chú ý:

- Ngày 19/10/1987 được gọi là ngày thứ hai đen tối chứng kiến sự đổ bể của thị trường chứng khoán Mỹ, các thị trường tài chính trên thế giới đều có sự chao đảo: Chỉ số chứng khoán Down Jone rớt xuống đến mức kỷ lục là 508 điểm (tương ứng 23%). Chỉ sau 3 ngày chỉ số FTSE giảm 30%, NYSE giảm liên tục và đến cuối năm chỉ số này đã thấp hơn chỉ số đầu năm. Chỉ số HANSE ngày 19/10/1987 giảm 10% sau đó buộc phải đóng cửa, 1 tuần mở cửa trở lại giảm 33%. Thiệt hại của cuộc khủng hoảng này ước tính trên 1000 tỷ đô la tiền vốn.

- Năm 1989, hiện tượng bong bóng đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu vỡ, chỉ số chứng khoán Nikkei bắt đầu giảm từ 39.000 điểm

xuống còn 17.000 điểm trong vòng 3 năm. Điều này dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Nhật Bản gây thiệt hại trên 2,7 ngàn tỷ đô la tiền vốn.

- Năm 1994, sau hơn 3 năm duy trì mức lãi suất thấp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 6 lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất làm thiệt hại 1,5 ngàn tỷ đô la tiền vốn trên thị trường thế giới.

- Vụ phá sản của ngân hàng Baring: ngày 26/02/1995, ngân hàng Baring (ngân hàng lâu đời của Anh) đã phá sản sau 233 năm tồn tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vụ đổ bể này là do Nicholass Leeson, 28 tuổi, phụ trách kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng tại Singapore đã cố tình che dấu sự thật và theo đuổi chiến lược kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Với vụ phá sản này các cổ đông của Ngân hàng là người chịu tổn thất toàn bộ, các chủ nợ ngân hàng được trả 5 cent cho một đô la tiền vay. Tổn thất ước tính trên 1 tỷ đô la Mỹ.

- Tổn thất của Ngân hàng Daiwa: đây là Ngân hàng lớn thứ 12 của Nhật. Ngày 26 tháng 9 năm 1995, Ngân hàng đã thông báo Toshihide Igushu, 44 tuổi, phụ trách kinh doanh của ngân hàng tại NewYork đã gây tổn thất 1,1 tỷ đô la Mỹ, trị giá bằng 1/7 tổng số vốn của Ngân hàng. Sau tổn thất này chi nhánh của Ngân hàng tại NewYork đã bị đóng cửa với lời cảnh báo về hoạt động Ngân hàng không an toàn, không lành mạnh và vi phạm luật.

- Khủng hoảng tài chính Đông Á (tiếng Anh: East Asian financial crisis): là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi lan đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn ở vài nước Châu Á. Trong số các quốc gia bị ảnh hưởng đó có nhiều quốc gia được coi như là “những con Hổ Đông Á”.

Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là “khủng hoảng tiền tệ Đông Á”, hoặc cục bộ. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

Do những sự lo âu đang diễn ra ở những nền kinh tế Châu Á, ngày 27 tháng 10 năm 1997, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 554 điểm hay 7,2%. Sở giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE) phải tạm cho nghỉ hoạt động buôn bán giao dịch nhằm làm giảm hiệu ứng lan truyền. Cuộc khủng hoảng này dẫn tới giảm tiêu dùng và hạn chế chi tiêu.

Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi vì nó là nền kinh tế lớn trong vùng, khoảng 40% xuất khẩu của Nhật Bản là vào các nước Châu Á do đó cuộc khủng hoảng này đã làm tăng trưởng thực tế GDP của Nhật chậm lại đáng kể vào năm 1997 (từ 5% xuống còn 1,6%) và thậm chí âm vào năm 1998. Khủng hoảng tài chính Châu Á cũng dẫn tới nhiều sự phá sản hơn ở Nhật Bản.

Tại Thái lan, cuộc khủng hoảng này gây tổn thất tương đương 25 tỷ USD (chiếm 32% thu nhập quốc dân) và 36 tỷ USD tại Malayxia (chiếm 35% thu nhập quốc dân).

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khủng hoảng tài chính xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn.

BẢNG 1.3 : Tổn thất tài chính tại một số nước trên thế giới Nước/ Năm Phạm vi Tổn thất (% GDP) Tổn thất (Tỷ đô la Mỹ) Nhật Bản, 1990 Nợ xấu, bất động sản 14 550 Trung Quốc,

1990 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất 47 498

Mỹ, 1984 - 1991 1400 tổ chức tiết kiệm tín dụng,

1300 ngân hàng đổ bể tài chính 2,7 150

Hàn Quốc, 1998 Cơ cấu lại Ngân hàng 28 90

Mexico, 1995 20 Ngân hàng tái cơ cấu vốn 17 72

Achentina,

1980 -1982 Đóng cửa 70 tổ chức tài chính 55 46

Thái Lan 1997 Hệ thống ngân hàng 32 36

Malayxia 1997 Hệ thống ngân hàng 35 25

Thuỵ Điển,

1991 - 1994 Cứu cánh 5 ngân hàng 4 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp 1994 - 1995 Ngân hàng Credit Lyonnaire 0,7 10

Israel,1977 - 1983 Toàn bộ hệ thống ngân hàng 30 8

Phần Lan

1991 - 1993 Ngân hàng tiết kiệm 8 7

Úc 1989 - 1992 Cơ cấu vốn 2 ngân hàng lớn 2 6

(Nguồn: Số liệu trích từ tác giả Philipper Jorion (2001), Value at Risk)

Những tổn thất xảy ra lớn nhất và có tính hệ thống trong nhiều ngân hàng gây thiệt hại tương đương 55% thu nhập quốc dân ở Achentina, 47% thu

nhập quốc dân ở Trung Quốc. Thực trạng này phản ánh công tác quản lý rủi ro trong các tổ chức tài chính còn yếu. Mặt khác, vai trò quản lý của Chính Phủ tại các nước này cũng góp phần làm tăng rủi ro tài chính vì hệ thống quản lý và kiểm soát yếu kém, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định.

Những tổn thất trên cho thấy quản lý rủi ro có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý điều hành cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Nó không đơn thuần vì mục đích phòng ngừa, càng không thể triệt tiêu rủi ro mà là chủ động kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Ta có thể thấy, tăng trưởng của bất kỳ định chế tài chính nào đều phải gắn liền với cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn, ổn định và bền vững trong mọi mặt hoạt động. Không có hoạt động kinh doanh nào mà không hàm chứa rủi ro; không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới. Tính hai mặt đó đặt ra cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa một bên là lợi nhuận và bên kia là rủi ro thất thoát tài chính.

Kiểm soát rủi ro là vấn đề phức tạp, quản lý rủi ro có hiệu quả càng phức tạp hơn, chính vì thế việc phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp như định mức tín nhiệm, quản lý rủi ro… cũng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi chúng là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng và duy trì một thị trường vốn ổn định.

Một phần của tài liệu Áp dụng các công cụ toán tài chính vào quản lý rủi ro và ứng dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 41 - 47)