- Phân loại rủi ro tài chính:
r t= µ t+ Ut U t=σtεt
2.2.3 Chỉ số sức mạnh tương đối – Relative Strength Index (RSI)
(RSI)
2.2.3.1 Ý nghĩa chỉ số
RSI là một chỉ số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán nhất định hoặc của cả thị trường. Nó được đo theo thang độ từ 0 đến 100 và lấy 2 đường 30 và 70 làm 2 đường chỉ báo kỹ thuật.
RSI là công cụ dùng để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ của nó. Nó không dùng để so sánh với các công cụ khác.
2.2.3.2 Công thức tính
RSI = 100- [100/(1+RS)]
a. Thuật toán cơ bản:
Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày RS = ___________________________________________________________
Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó
Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14 ngày, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày.
b. Sử dụng trung bình trượt:
Trung bình của giá đóng cửa lên trong n ngày RS = ___________________________________________________________________
Trung bình của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó
2.2.3.3 Ứng dụng thực tế
Với việc biến động của chỉ số từ 0 – 100 sẽ tạo ra một đồ thị mô phỏng các biến động giá của cổ phiếu trên thị trường. Để sử dụng vào việc phân tích chỉ số này, người ta sử dụng 2 đường thẳng gọi là đường chặn trên và đường chặn dưới phản ánh mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu. Tuỳ từng xu hướng thị trường đang lên hay đang xuống và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm phân tích của từng thị trường, người phân tích có thể lựa chọn 2 đường chặn này ở mức 80 và 20 hoặc 60 và 40. Đối với thị trường Việt Nam, chúng ta sẽ lấy 2 đường chặn này ở mức 30 và 70.
Điểm mua quá mức, điểm bán quá mức (overbought/oversold condition): Nếu RSI đạt đến mức 70/80 ta nói chứng khoán này đã đạt đến mức mua quá mức. Tại mức này, nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt lệnh mua. Nếu RSI rơi
xuống dưới mức 30/20 thì chứng khoán được coi là ở mức bán quá mức. Tại thời điểm này nhà đầu tư cần có những quyết định thận trọng khi đặt lệnh bán.
Đỉnh/đáy (top/bottom): RSI ở mức 80/70 được coi là đỉnh điểm và giá của chứng khoán sẽ giảm sau khi đạt được mức đỉnh này. Ngược lại, 20/30 được coi là điểm đáy RSI, sau điểm này thì giá chứng khoán sẽ hồi phục trở lại. Cần lưu ý rằng, việc phân tích chỉ số RSI chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ mức đỉnh hoặc mức đáy, cần kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác.
Các dấu hiệu nhận biết (pattern) xu hướng điển hình như đầu-vai, đỉnh- đáy, pennants được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ RSI hơn là biểu đồ giá.
Sự khác biệt (divergence) giữa RSI và biến động giá chứng khoán thường được xem như một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sắp có một sự biến động đảo chiều của chứng khoán.