PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG MIỀN TÂY.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ DOANH THU 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1.1.1 Về góc độ lý thuyết Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, cạnh tranh thị trường sẽ gia tăng mạnh đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng nhanh và phức tạp. Do vậy, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đòi hỏi mỗi doạnh nghiệp cần phải thường xuyên nắm bắt và phân tích được thông tin về các chỉ tiêu kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp. Một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh không thể thiếu của doanh nghiệp đó là chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Đối với xã hội, doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế của mình và phân tích thống kê doanh thu là một nội dung rất quan trọng. Phân tích thống kê doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp 1 trong kỳ kinh doanh. Đồng thời, qua kết quả phân tích thống kê doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch doanh thu, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch doanh thu trong kỳ tiếp theo. 1.1.2 Về góc độ thực tế doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây – WESTERN TELECOM là một trong những công ty phân phối hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam với sứ mệnh “Không ngừng sáng tạo và cải tiến để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn”.Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước đi lên với dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 chưa hết thì các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty nói riêng cũng đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại sau tết Nguyên Đán 2011. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn để đảm bảo và tăng trưởng doanh thu trên con đường thực hiện sứ mệnh của mình. Mặt khác, qua các kết quả điều tra phỏng vấn thưc tế tại công ty, hầu hết các ý kiến đều cho rằng tốc độ phát triển doanh thu bán của công ty trong những năm gần đây có xu hướng không ổn định và còn chưa xứng với tiềm năng của công ty. Việc thực hiện công tác phân tích thống kê doanh thu của công ty trong những năm vừa qua còn chưa được chú trọng. Vì vậy, để khắc phục những vấn đề còn tồn tại mang tính quyết định này, công ty cần đi sâu phân tích thống kê các chỉ tiêu trọng điểm đặc biệt là chỉ tiêu doanh thu tạo điều kiện cho các nhà quản trị nắm bắt kịp thời những biến động để đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của công ty. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích thống kê doanh thu nhằm tìm ra các biện pháp để không ngừng tăng doanh thu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, kết hợp nghiên cứu thực tế qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển viễn thông Miền tây, cùng với những kiến thức 2 của bản thân đã được trang bị trong trường đại học, em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích thống kê doanh thu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Chuyên đề đi sâu nghiên cứu 3 nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và phân tích thống kê doanh thu. Thứ hai: Khảo sát và phân tích thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây, qua đó đánh giá được những kết quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba: Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc phân tích thống kê doanh thu, đề ra những giải pháp nhằm giúp công ty tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về doanh thu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây. Không gian nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây. Thời gian nghiên cứu: Số liệu về doanh thu từ năm 2006 đến năm 2010 1.5 Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và phân tích thống kê doanh thu. 1.5.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu 1.5.1.1 Một số khái niệm về doanh thu - Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ 3 Tài chính) thì doanh thu được hiểu như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” - Theo chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.” - Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính, NXB Tài chính, 2004 thì “ Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền).” 1.5.1.2 Nguồn hình thành doanh thu Doanh thu bao gồm: Doanh thu hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. Trong đó, doanh thu hoạt động kinh doanh bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).” 4 - Theo giáo trình “Phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại” của Trường Đại học Thương Mại do PGS.TS Trần Thế Dũng làm chủ biên, xuất bản năm 2006: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.” - Doanh thu bán hàng thuần là toàn bộ số tiền thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán thành phẩm, hàng hóa sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiếu khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu. - Tổng doanh thu là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng, đó có thể là tổng giá thanh toán (đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc tổng giá thanh toán không có thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ). - Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trình bán hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế. Bao gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. + Giá trị hàng bán trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. (Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác). • Doanh thu hoạt động tài chính • Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lơi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. 5 Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa dịch vụ…; cổ tức và lợi nhuận được chia; thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; lãi tỷ giá hối đoái; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. (Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). • Thu nhập khác Theo chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); 6 - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. 1.5.2 Nội dung phân tích thống kê doanh thu tại công ty 1.5.2.1 Mục đích, ý nghĩa của phân tích thống kê doanh thu Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bắng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ thay đổi, nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thông kê là tư liệu và lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống. Trong thống kê có nhiều phương pháp phân tích, ta có thể sử dụng tổng hợp một số phương pháp để phân tích một sự vật hiện tượng hay một quá trình nào đó. Phân tích thống kê doanh thu nhằm góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức kinh doanh nào đó; nghiên cứu xu hướng phát triển, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan đến chủ thể nghiên cứu. Thông qua việc phân tích thống kê doanh thu, doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu tại doanh nghiệp mình, qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đúng đắn, đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 1.5.2.2 Nội dung phân tích thống kê doanh thu. 7 • Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu để đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch của kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch, xem doanh nghiệp có hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình hay không. Từ đó tìm ra nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch và đề ra giải pháp khắc phục. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, để tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm tăng doanh thu trong mỗi trường hợp cụ thể. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bằng phương pháp so sánh. • Phân tích tình hình biến động của doanh thu Phân tích tình hình biến động của doanh thu để thấy được sự biến động tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ, thấy được xu hướng vận động và quy luật phát triển của chỉ tiêu doanh thu. Từ đó đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Phân tích tình hình biến động của doanh thu bằng phương pháp dãy số thời gian. • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu để từ đó tìm ra những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm doanh thu, và từ đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm giải pháp khắc phục nhằm tăng doanh thu của công ty. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu nhưng có 3 nhóm nhân tố chính đó là: - Do giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ - Do năng suất lao động bình quân và tổng số lao động - Do số lần chu chuyển hàng hóa bình quân và tổng mức dự trữ 8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu ta sử dụng phương pháp chỉ số. • Dự báo doanh thu. Dự báo doanh thu của công ty trong những năm tiếp theo giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng vận động và phát triển của doanh nghiệp mình, từ đó có các biệp pháp thích hợp để tăng doanh thu. Đồng thời, dự báo doanh thu hợp lý, sát với thực tế sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra các quyết định về việc sử dụng nguồn vốn, kiểm soát chi phí, phát triển các kế hoạch tài chính cũng như kinh doanh trong tương lai một cách đúng đắn. Để dự báo doanh thu ta có thể sử dụng một số phương pháp dự báo thống kê ngắn hạn sau: - Dự báo dựa vào phương trình hồi quy ( hàm xu thế). - Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân. - Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG MIỀN TÂY. 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích thống kê doanh thu tại công ty. 9 2.1.1 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp. Thu thập dữ liệu sơ cấp là bước đầu tiên, không thể thiếu ở bất kỳ cuộc điều tra, nghiên cứu nào. Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình, em đã sử dụng một số phương pháp sau: 2.1.1.1 Phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra là phương pháp được tiến hành thông qua việc điều tra chọn mẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập dữ liệu. Phương pháp này sử dụng mẫu phiếu điều tra có sẵn thông tin cần thu thập, khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích doanh thu của công ty, hạn chế tính chủ quan của người tiến hành nghiên cứu. Các bước thực hiện: • Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra: Lập và thiết kế phiếu điều tra với nội dung bao gồm các câu hỏi được trình bày theo trình tự hợp lý để khai thác triệt để những thông tin cần thiết liên quan đến doanh thu và phân tích thống kê doanh thu tại công ty. • Bước 2: Phát phiếu điều tra: Cần xác định đối tượng đối tượng phát phiếu điều tra để có được nguồn thông tin cần thiết một cách chính xác và mang tính thực tế cao. Hướng dẫn các đối tượng cách điền vào phiếu nếu cần thiết. • Bước 3: Thu lại, tổng hợp kết quả các phiếu điều tra, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra để đưa ra kết luận về tình hình doanh thu và việc thực hiện phân tích thống kê doanh thu tại công ty. Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây với nội dung phiếu gồm 11 câu hỏi liên quan tới doanh thu và phân tích thống kê doanh thu của công ty. Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu. ( Phụ lục 01- Mẫu phiếu điều tra) 10 . quyết định chọn đề tài: “Phân tích thống kê doanh thu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viễn thông Miền Tây” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm