1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập học kỳ môn Luật Thương mại 1 Bình luận quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

16 164 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 56,02 KB

Nội dung

Bài tập học kỳ môn Luật Thương mại 1. Đề bài: Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp. I. Một số vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp. II. Ưu điểm và nhược điểm của giải thể doanh nghiệp, III. Thực trạng của việc giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay IV. Một số kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp về vấn đề giải thể. Kết luận.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Một số vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp 2

1 Khái niệm giải thể 2

2 Các trường hợp giải thể 2

3 Thủ tục giải thể công ty 4

4 Các hoạt động bị cấm kể từ khi giải thể doanh nghiệp 6

II Ưu điểm và nhược điểm của giải thể doanh nghiệp 7

1 Ưu điểm 7

2 Nhược điểm 8

III Thực trạng của việc giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 9

1 Thực trạng giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 9

2 Nguyên nhân của việc giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 10

IV Một số kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp về vấn đề giải thể 11

1 Về điều kiện giải thể 11

2 Về các trường hợp giải thể 11

3 Về các quyết định của tòa án và tòa trọng tài trong giải thể doanh nghiệp .12

4 Về thủ tục giải thể 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng nhanh một cách đáng kể, đặc biệt sau một loạt chính sách đãi ngộ, khuyến khích của chính phủ cũng như các cấp bộ, ngành, địa phương Xu thế “startup” hiện nay đang trở thành một trào lưu mạnh mẽ Có thể thấy đó là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta Tuy vậy, bối cảnh kinh tế hiện tại cũng ngày một khó khăn và có tính cạnh tranh ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp do không thể thích nghi, thay đổi và không có chiến lược kinh doanh rõ ràng đã phải giải thể doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại Vì vậy, pháp luật về giải thể doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết đang rất được quan tâm hiện nay Nắm bắt tình

hình đó, tôi xin chọn đề tài TM.HK-6.“Bình luận các quy định của pháp luật

về giải thể doanh nghiệp” 1

Trang 3

NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp

1 Khái niệm giải thể

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của các thành viên doanh nghiệp Mặt khác doanh nghiệp còn bị giải thể trong những trường hợp do pháp luật quy định

2 Các trường hợp giải thể

Điều 201, Luật Doanh nghiệp năm 2014 về: “Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp” quy định:

“1 Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng

cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2 Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Như vậy, theo luật doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong những trường hợp sau đây:

 Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có

quyết định gia hạn:

Trang 4

Khi thành lập công ty các thành viên đã thỏa thuận, kết ước với nhau Sự thỏa thuận, kết ước được biểu hiện bằng điều lệ công ty Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ty trong đó đã thảo thuận về thời hạn hoạt động Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ (nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động) thì công ty đương nhiên phải tiến hành giải thể

 Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân,

của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Đại hội đồng

cổ đông đối với công ty cổ phần:

Đây là trường hợp các thành viên xét thấy việc tham gia công ty không còn có lợi thì họ có thể thỏa thuận để yêu cầu giải thể công ty

 Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của

pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện pháp lý

để công ty tồn tại và hoạt động Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty là khác nhau Khi không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu, để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm các thành viên cho đủ số lượng tối thiểu Thời hạn để công ty thực hiện việc kết nạp thêm thành viên là 06 tháng kể từ ngày công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu Nếu công

ty không kết nạp thêm thành viên, dẫn đến công ty tồn tại không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 06 tháng liên tục thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nếu công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu và không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty phải giải thể

 Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, công ty nói riêng Khi công ty kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động Trong trường hợp này công ty phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Trang 5

kinh doanh (việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 211, Luật Doanh nghiệp năm 2014)

3 Thủ tục giải thể công ty

Điều 202, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:

“Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm

a, b và c khoản 1, Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:

1 Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá

06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

2 Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công

ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

3 Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người

có quyền, lợi và nghĩa vụ có liên quan Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4 Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trang 6

ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

5 Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

6 Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

7 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

8 Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc

kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

9 Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.”

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp và thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp phải tuân theo những thủ tục nhất định

 Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, khi rơi vào một trong những trường hợp bị giải thể, để tiến hành việc giải thể, doanh nghiệp phải thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại Khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp

Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan Quyết định giải thể phải được niêm yết

Trang 7

công khai tại trụ sở chính của công ty và phải đăng ít nhất trên một tờ bào viết hoặc bào điện tử trong ba số liên tiếp

Khi gửi quyết định giải thể cho các chủ nợ, công ty phải gửi kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ Thông báo này phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó, cách thức

và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ

 Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ là vấn đề quan trọng, chủ yếu của doanh nghiệp giải thể Việc thanh toán các khỏan nợ là rất phức tạp vì liên quan đến quyền lợi của nhiều người, do đó phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định Trước hết phải thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, sau đó tiến hành phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp cho các thành viên Phần hoàn lại cho các thành viên có thể nhiều hơn hoặc ít hơn phần vốn góp ban đầu, điều

đó tùy thuộc vào tình trạng tài sản của doanh nghiệp

Sau khi thanh toán hết nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ về giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể doanh nghiệp, phải xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại từ khi bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh

4 Các hoạt động bị cấm kể từ khi giải thể doanh nghiệp

“1 Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh

nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

Trang 8

g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

2 Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Có thể thấy, Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như vậy là

để bảo vệ lợi ích của chủ nợ, khách hàng và người tiêu dùng Bên cạnh đó, đã bổ sung thêm điểm mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 là quy định thêm về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm

II Ưu điểm và nhược điểm của giải thể doanh nghiệp

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp thích nghi được với môi trường kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu, xu thế của thị trường, kinh doanh hiệu quả, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không theo kịp hoặc không có khả năng thích ứng với thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn tới hậu quả phải giải thể Trong những trường hợp này, mặc dù doanh nghiệp không mong đợi, nhưng sự giải thể vẫn thường xuyên xảy ra và có thể coi

là điều tất yếu, phải coi đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong nền kinh tế thị trường Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp mang tính hai mặt trong một vấn

đề, có những ưu điểm và nhược điểm nhất định

1 Ưu điểm

a) Đối với doanh nghiệp:

 Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công

ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới hoặc

nó đã thực hiện xong nhiệm vụ đặt ra khi thành lập Việc giải thể doanh nghiệp

có yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp

 Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép

Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công

ty mới

Trang 9

 Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể

b) Đối với nền kinh tế:

 Có tác dụng tích cực nhằm sắp xếp lại sản xuất theo hướng có hiệu quả hơn

 Đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, thích ứng với môi trường kinh doanh thường xuyên biến động hiện nay

 Thúc đẩy việc phân công lao động một cách hợp lý và có hiệu quả

2 Nhược điểm

 Giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp, xóa sổ doanh nghiệp trên thực tế

 Nó để lại những hậu quả mà phải mất một thời gian nhất định mới có thể khắc phục được như: thất nghiệp, nợ nần, làm giảm sự phát triển của cả một địa phương, một vùng thậm chí ở một quốc gia…

 Tuy nhiên, hiện nay quy định về giải thể doanh nghiệp chưa có sự thống nhất về cách hiểu Điều 51 Điều lệ mẫu của Bộ tài chính quy định: “Trừ khi Điều

lệ này có quy định khác, các cổ đông nắm giữ một nửa số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết trong bầu cử thành viên Hội đồng quản trị có quyền đệ đơn khiếu nại tới Tòa án để yêu cầu giải thể theo một hay một số các căn cứ sau.”

Trong khi đó, điểm b Khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần bị giải thể “theo quyết định của đại hội đồng cổ đông”

Do đó, vấn đề giải thể đối với một công ty cổ phần sẽ do đại hội đồng cổ đông của chính công ty đó quyết định Mặt khác, Tòa án không xem xét và quyết định việc giải thể mà chỉ xem xét và quyết định đối với trình tự phá sản của công ty theo pháp luật về phá sản Do đó, quy định tại điều 51, Điều lệ mẫu của Bộ Tài chính không phù hợp với thực tế hoạt động của Tòa án và vi phạm quy định tại điểm b Khoản 1, điều 201 của Luật Doanh nghiệp

Trang 10

III Thực trạng của việc giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

1 Thực trạng giải thể doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Trong năm 2018, tình trạng doanh nghiệp hoạt động khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động đã tăng mạnh so với các năm trước đây, cụ thể, năm

2018 số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động tăng gần 50% so với năm ngoái, ở mức 90.651 doanh nghiệp Trong số đó, bao gồm 27.126 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 63.525 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2018 cũng lên đến 16.314 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với năm trước Như vậy, trung bình mỗi ngày có 45 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể Trong đó, có 14.880 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,2% số doanh nghiệp phá sản

Các khu vực có nhiều doanh nghiệp giải thể là khu vực Đông Nam Bộ có

số doanh nghiệp giải thể lớn nhất chiếm 32,0% trên tổng số doanh nghiệp giải thể; tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 27,2%; Đồng bằng Sông Hồng chiếm 19,2% trên tổng số doanh nghiệp giải thể Về tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, trong năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017 khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm Các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng; trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có tỷ lệ tăng mạnh nhất so với các khu vực khác

Về cơ cấu theo vùng, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 39,4% (25.037 doanh nghiệp) và vùng Đông Nam Bộ chiếm 35,0% (22.216 doanh nghiệp) so với tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước

Về ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh, số liệu thống kê đều cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm 2018 tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm 2017 Cụ thể: ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy

có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lớn nhất chiếm 35,3% trên tổng số; tiếp đến là ngành Xây dựng chiếm 14,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm

Ngày đăng: 05/08/2020, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w