1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập học kỳ môn Luật Thương mại 2

17 442 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 29,38 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Tòa án đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trọng tài thông qua việc hỗ trợ và giám sát hoạt động trọng tài như chỉ định trọng tài viên (đối với trọng tài vụ việc), giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài, hỗ trợ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ triệu tập nhân chứng và thu thập chứng cứ, đăng ký phán quyết trọng tài (đối với trọng tài vụ việc), xem xét hủy phán quyết trọng tài... Trọng tài không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả nếu thiếu sự trợ giúp kịp thời của Tòa án. Để đi sâu vào phân tích vấn đề trên, trong bài tập lớn học kỳ, em xin lựa chọn đề bài số 8: “Phân tích 4 (bốn) quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thể hiện sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại và bình luận thực tiễn áp dụng các quy định đó”.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 1

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1

1.Khái quát chung về trọng tài thương mại 1

2 Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại 1

II SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THÔNG QUA BA QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 3

1.Về quy định Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi trọng tài viên 4

a Về việc chỉ định trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài vụ việc 4

b Về việc thay đổi trọng tài viên 5

2 Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời: 6

3 Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng có liên quan đến vụ tranh chấp: 8

a Về việc thu thập chứng cứ 8

b Tòa án quyết định triệu tập người làm chứng: 9

4 Tòa án quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài: 9

III THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THỂ HIỆN SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 11

1 Về quy định Tòa án xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài: 12

2 Về việc tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời: .13

3 Về việc Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng có liên quan đến vụ tranh chấp 14

4 Về việc tòa án quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài: 14

KẾT LUẬN 15

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Tòa án đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động trọng tài thông qua việc hỗ trợ và giám sát hoạt động trọng tài như chỉ định trọng tài viên (đối với trọng tài vụ việc), giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài, hỗ trợ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hỗ trợ triệu tập nhân chứng và thu thập chứng cứ, đăng ký phán quyết trọng tài (đối với trọng tài vụ việc), xem xét hủy phán quyết trọng tài Trọng tài không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả nếu thiếu sự trợ giúp kịp thời của Tòa án Để đi sâu vào phân tích vấn đề trên, trong bài tập lớn học

kỳ, em xin lựa chọn đề bài số 8: “Phân tích 4 (bốn) quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thể hiện sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại và bình luận thực tiễn áp dụng các quy định đó”.

NỘI DUNG CHÍNH I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.Khái quát chung về trọng tài thương mại

Theo khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.Như vậy ta có thể hiểu Trọng tài

thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại Tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật quy định nguyên tắc loại trừ thẩm quyền của tòa

án khi các bên đã lựa chọn trọng tài

2 Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài: trọng tài là cơ quan tài phán

phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh chấp giao phó, ủy nhiệm do đó trọng tài không mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí của Nhà nước mà đại diện

Trang 3

cho ý chí của các bên tranh chấp Điều này đã đặt ra cho TTTM những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết trọng tài Khi những khó khăn này vượt ra khỏi sự kiểm soát của trọng tài và cần đến sự giúp đỡ của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác Vì vậy sự hỗ trợ của Tòa án

có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tránh bế tắc cho hoạt động trọng tài, để trọng tài có thể giải quyết tốt các tranh chấp mà các bên đã tin tưởng giao phó

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu, thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Việt

Nam: Các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam ngày một nhiều hơn và đa dạng về chủng loại, phức tạp về tính chất Chính sự hỗ trợ đó sẽ làm cho hoạt động trọng tài được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, đồng thời không làm mất đi ưu thế của hình thức giải quyết tranh chấp tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các đương sự

Thứ ba, xuất phát từ tình trạng quá nhiều án tồn đọng tại các Tòa kinh tế:

Cùng với sự phát triển sôi động của các quan hệ kinh tế, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại được đưa đến Tòa kinh tế ngày càng nhiều, đã tạo ra tình trạng "quá tải", án tồn đọng tại các Tòa kinh tế, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài:

Nhà nước nói chung và các cơ quan Nhà nước nói riêng có thẩm quyền quản

lý hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó có trọng tài Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về trọng tài đã thể hiện sự quản lý của mình đối với hoạt động của trọng tài, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của trọng tài

Như vậy mối quan hệ đặc trưng giữa Toà án và Trọng tài là mối quan

hệ hỗ trợ và giám sát Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Toà án mà trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi chính phủ nhưng vẫn hoạt động được một cách có hiệu quả Việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Toà án nhân dân trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của TTTM là một sự tiếp

Trang 4

sức cho TTTM, thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc đa dạng hoá phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịnh thương mại

II.SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THÔNG QUA BA QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Theo quy định tại Điều 7 Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM) thì các loại việc có liên quan đến hoạt động trọng tài mà Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ là:

“a) Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Trọng tài vụ việc.

b) Thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc.

c) Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.

d) Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

đ) Yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng.

e) Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hoặc không thể thực hiện được, và về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

f) Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc.”

Trong 07 loại việc nêu trên thì các loại việc từ điểm a đến điểm đ và loại việc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thể hiện rõ vai trò hỗ trợ của Tòa án, hai loại việc còn lại quy định tại điểm e và f thể hiện sự “giám sát” của Tòa án đối với hoạt động trọng tài Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật TTTM thì chỉ có TAND cấp tỉnh mới có thẩm quyền thụ lý, giải quyết đối với các loại việc liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam

1.Về quy định Tòa án có thẩm quyền chỉ định, thay đổi trọng tài viên a,Về việc chỉ định trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài vụ việc

Đối với trường hợp tranh chấp được đưa ra một trung tâm trọng tài để giải quyết thì việc chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc

Trang 5

Trọng tài viên duy nhất do các bên thỏa thuận hoặc do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định Tuy nhiên, khi các bên thỏa thuận áp dụng hình thức trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên, Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất nếu các bên không thỏa thuận được Tại khoản 1 Điều 41 Luật TTTM về

thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc có quy định: “Trong thời hạn 30 ngày, kể

từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn” Quy định này nhằm tránh tình trạng bị

đơn cố tình dây dưa, gây khó khăn cho việc giải quyết

Đối với trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì nếu sau 30 ngày, phía bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn Đây là quy định mới của Luật TTTM 2010 Trong khi Pháp lệnh TTTM 2003 chỉ quy định nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên thì Luật TTTM 2010 lại cho phép cả bên nguyên đơn và bị đơn đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Bởi vì trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn,

theo quy định của Luật TTTM 2010, “các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên”, điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được do các bị đơn có

thể có những quan điểm và ý kiến khác nhau về việc chọn Trọng tài viên Nếu các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, họ có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc chỉ định Trọng tài viên cho vụ tranh chấp

Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 41 về thành lập Trọng tài vụ việc cũng có quy định về việc Tòa án có thẩm quyền có thể hỗ trợ các bên trong việc chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài (khoản 3 Điều 41) hoặc chỉ định Trọng tài

Trang 6

viên duy nhất trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết (khoản 4 Điều này)

Những quy định của Luật TTTM 2010 về sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng tài, đồng thời đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết Bởi vì nếu Hội đồng trọng tài không thể thành lập được thì quá trình tố tụng trọng tài

sẽ dừng lại và vụ tranh chấp sẽ không thể tiếp tục được giải quyết bằng con đường trọng tài thương mại Do đó, sự hỗ trợ của Tòa án là hết sức cần thiết

b,Về việc thay đổi trọng tài viên

Tương tự như đối với việc thành lập Hội đồng trọng tài, Tòa án chỉ có thẩm quyền thay đổi Trọng tài viên trong trường hợp vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết Tại khoản 4 Điều 42 Luật TTTM có quy

định: “Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên” Theo đó, nếu các thành viên

còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ có thẩm quyền về việc thay đổi Trọng tài viên Theo quy định này, nếu nhận được yêu cầu của ít nhất một Trọng tài viên, của một hoặc các bên tranh chấp, Tòa án cũng có thể phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên

Bên cạnh đó, Luật TTTM 2010 còn có quy định tại khoản 4 Điều 43 đối với trường hợp Trọng tài viên được lựa chọn không thể tiếp tục tham gia

giải quyết tranh chấp: “Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc

Trang 7

lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết” Theo đó, Tòa án cũng có thể hỗ trợ

trong trường hợp Trọng tài viên được lựa chọn không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

2.Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời:

Theo quy định của Luật TTTM 2010, các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tùy theo

sự thỏa thuận giữa các bên Khoản 1 Điều 49 Luật TTTM 2010 quy định như

sau: “Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp”.

Theo đó, Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hoặc các bên đương sự yêu cầu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều 49 của Luật TTTM và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật TTTM

2010, những biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài bao gồm:

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;

- Kê biên tài sản đang tranh chấp;

- Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;

- Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;

Trang 8

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do Tòa án

thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật TTTM: “Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy

cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời” Các

biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thẩm quyền thực hiện được quy định tại Điều 102 Bộ Luật tố tụng dân sự Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần lưu ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền Luật TTTM đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi trường hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Tại khoản 3 Điều 49 Luật TTTM có quy định: “Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối” và khoản 5 Điều 53 Luật này lại

có quy định: “Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên

đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài” Theo đó, nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng

biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án sẽ từ chối, trừ trường hợp những nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài Nếu Tòa án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối Do đó, với quy định tại khoản 5 Điều 53, Luật TTTM đã nâng cao vai trò của Hội đồng

Trang 9

trọng tài trong việc áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời Đối với hoạt động này, Tòa án đóng vai trò hỗ trợ rất lớn trong trường hợp các bên đã có yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài

3 Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng có liên quan đến vụ tranh chấp:

a,Về việc thu thập chứng cứ

Theo quy định tại Điều 46 Luật TTTM 2010, các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ có liên quan đến vụ tranh chấp cho Hội đồng trọng tài, nhằm chứng minh một số vụ việc trong tranh chấp thương mại giữa các bên Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, là một tổ chức phi chính phủ, Trọng tài không có quyền bắt buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc phải cung cấp những bằng chứng mà họ biết Do đó, Luật TTTM đã có quy định về sự hỗ trợ của Tòa án trong việc yêu cầu cung cấp chứng cứ tại khoản 5 Điều 46 như sau: “Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp” Do vậy, quy định về sự hỗ trợ của Tòa án trong việc yêu cầu cung cấp chứng cứ

là một điểm hợp lý và cần thiết của Luật TTTM 2010

b,Tòa án quyết định triệu tập người làm chứng:

Theo quy định tại Điều 47, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, trong

Trang 10

trường hợp người làm chứng không đến họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp thì theo khoản 2 Điều 47 Luật này, Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa

án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làm chứng của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệu tập người làm chứng Người làm chứng có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyết định của Tòa án

Thông qua sự hỗ trợ của Tòa án, việc triệu tập người làm chứng của Hội đồng trọng tài được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế thi hành của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp

4 Tòa án quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài:

Khoản 1 Điều 68 Luật TTTM 2010 quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên” Quy định này nhằm

bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, hạn chế sự tuỳ tiện của Trọng tài viên, pháp luật quy định sau khi vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài, nếu một bên không đồng ý sẽ có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét việc huỷ quyết định đó Quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010

như sau: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài

đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy theo khoản 2 Điều 68 Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài” Quyền yêu cầu Tòa án huỷ phán

quyết trọng tài của các bên tranh chấp chỉ phát sinh nếu một bên có đủ căn cứ

để chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy

Ngày đăng: 23/11/2017, 00:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006 Khác
2. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. Giáo dục, 2008 Khác
3. Nguyễn Thị Khế (chủ biên), Luật thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2007 Khác
4. Vũ Thanh Minh, Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp 2008 Khác
5. ThS. Bạch Thị Lệ Thoa, Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của Tòa án,Tạp chí nghiên cứu lập pháp Khác
6. Nguyễn Thị Yến, Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w