Tuy cả hai loại hình công ty hợp danh này về bản chất đều là công ty đối vốn song có một số điểm 2 loại hình công ty hợp danh này có nhiều điểm khác nhau như: trường hợp giải thể khi khô
Trang 1MỞ ĐẦU
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài người Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm
1999 Đến Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định cụ thể chi tiết hơn về công ty hợp danh, có nhiều quy định mới tiến bộ hơn Tuy nhiên những quy định về công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp năm 2005 còn nhiều điểm chưa hợp lí, cần phải sửa đổi Để làm
rõ vấn đề trên em xin phân tích đề tài: “Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh mà em cho rằng chưa phù hợp”
NỘI DUNG
Các quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 đã có nhiều quy định mới về công ty hợp danh phù hợp hơn với bản chất của công ty hợp danh Điều đó đã thể hiện qua quy định, trách nhiệm liên đới vô hạn của thành viên hợp danh (điều 133), chịu trách nhiệm liên đới của các thành viên hợp danh sau 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty đối với khoản nợ đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (khoản điều 138), thành viên góp vốn không được tham gia quản lí công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty (khoản 2 điều 140) Tuy nhiên những quy định như thế lại không thu hút được các nhà đầu tư
I Khái quát về công ty hợp danh:
1 Khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh:
Theo khoản 1 điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã định nghĩa công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
“a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp
Trang 2b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty”
Đặc điểm của công ty hợp danh:
- Công ty hợp danh là công ty đối nhân Vì công ty hợp danh ra đời đầu tiên trên cơ
sở liên kết kinh doanh giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè hoạt động trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động và tổ chức quản lý của công
ty hợp danh dựa trên chủ yếu sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên, những
“chiến hữu đồng hội đồng thuyền” theo nguyên tắc “cùng làm cùng chịu” với trách nhiệm
vô hạn đối với nhau và đối với nghĩa vụ của công ty Cho nên, các quy định của pháp luật
về tổ chức, quản lý của loại hình công ty này là khá đơn giản
- Công ty có tư cách pháp nhân
- Công ty phải có từ hai cá nhân trở lên tham gia thành lập bao gồm thành viên hợp danh, thành viên góp vốn ( có thể có).Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có
uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của mình.Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình
- Công ty hợp danh và các thành viên hợp danh của công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn
- Thành viên của công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
2 Thực trạng công ty hợp danh ở Việt Nam:
Mô hình công ty hợp danh là mô hình công ty rất được ưa chuộng trên thế giới So với các loại hình công ti đối nhân khác, loại hình này được ưa chuộng hơn cả Tại Pháp
Trang 3hiện nay có 32.000 CTHD Ở Thụy Điển từ 15.765 công ty vào 01/01/1976 và 30.134 vào 1979 đến 76.573 công ti vào 1993
Trong khi đó hiện nay ở nước ta, số lượng công ty hợp danh rất ít Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2010, không có công ty hợp danh nào thành lập
Cả nước hiện chỉ có 33 công ty hợp danh trong số hơn 500 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hồ Chí Minh hiện nay
có 9 công ty Cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 công ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác
Điều đó cho thấy mô hình hoạt động của công ty hợp danh chưa nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư do một số hạn chế như: thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Mặt khác, do chế
độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao Vì vậy để mô hình công ty hợp danh có thể tiếp tục phát triển, là sự lựa chọn của các nhà đầu tư ở Việt Nam thì Luật doanh nghiệp năm 2005 nên sửa đổi một số quy định chưa hợp lí
II Những điểm chưa hợp lí của Luật doanh nghiệp năm
2005 về công ty hợp danh:
So với Luật doanh nghiệp năm 1999 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có nhiều quy định mới hợp lí, tiến bộ hơn, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều quy định chưa hợp lí, dẫn đến việc áp dụng quy định pháp luật trên thực tế còn nhiều khó khăn, làm cho mô hình công ty hợp danh vẫn chưa thu hút được sự lựa chon của các nha kin doanh, các nhà đầu tư
Trang 41 Không nên quy định gộp chung cả hai mô hình công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên góp vốn là một:
Vì về logic thì công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh khác với công ty hợp danh có cả thành viên góp vốn Nếu như Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định chung cả loại hình công ty chỉ có thành viên hợp danh và công ty có cả thành viên góp vốn, như vậy dường như phủ nhận vai trò của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh Vì vậy nên việc tách công ty hợp danh thành 2 loại hình công ty như trên là hợp lí
Tuy cả hai loại hình công ty hợp danh này về bản chất đều là công ty đối vốn song
có một số điểm 2 loại hình công ty hợp danh này có nhiều điểm khác nhau như: trường hợp giải thể khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu, quyền hạn và nghĩa vụ của thành viên, tỉ lệ khi biểu quyết…
Việc phân chia công ty hợp danh thành 2 loại hình như trên còn tạo điều kiện cho việc xác định vai trò và quyền biểu quyết các vấn đề của thành viên hợp danh cũng như thành viên góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty
2 Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:
Khác với Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công
ty hợp danh có tư cách pháp nhân Khoản 2 điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”
Quy định này của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, quy định này đã tạo ra sự công bằng giữa công ty hợp danh, và các loại hình doanh nghiệp khác, đồng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hợp danh tham gia vào các hoạt đông kinh doanh
Trang 5Tuy nhiên quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân còn nhiều điểm bất hợp lí
- Quy định này mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự.
Vì theo điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Được thành lập hợp pháp;
2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”
Trong khi đó tài sản của công ty hợp danh chưa tách rời với tài sản của thành viên hợp danh của công ty, theo khoản 1 điều 132 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định tài sản của công ty hợp danh còn bao gồm: “Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty”
Mặt khác Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh có tư cách
pháp nhân còn không mâu thuẫn với chính những quy định khác của Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh, và các hình công ty khác
Khoản 3 điều 94 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”
Trong khi đó điểm đ khoản 2 điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty” Luật Doanh nghiệp quy định chế độ chịu trách
Trang 6nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty Quy định này vừa mâu thuẫn với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về pháp nhân, vừa mâu thuẫn với cách hiểu về pháp nhân từ lâu đã được áp dụng, mâu thuẫn với ngay trong quy định của Luật doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, và thành viên của các loại hình công ty đo chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp)
3 Công ty hợp danh không được phát hành các loại chứng khoán
Theo quy định tại khoản 3 điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì:
“ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”
Ta nhận thấy trong hệ thống các công ty theo quy định của luật doanh nghiệp năm
2005, chỉ có công ty hợp danh là không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào Công ty cố phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu theo khoản 3 điều 77 “Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn” Công ty trách nhiệm hữu hạn
có quyền được phát hành trái phiếu, theo khoản 3 điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định "công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần"
Quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 không cho công ty hợp danh phát hành trái phiếu đã gây ra sự bất bình đẳng giữa công ty hợp danh và các công ty khác, đồng thời công ty hợp danh không có quyền phát hành trái phiếu gây khó khăn cho công ty trong quá trình huy động vốn
4 Quy định không nhất quán về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Điểm c khoản 1 điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Trang 7“ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty”
Như vậy theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty
Trong khi đó khoản 3 điều 131, và điểm a khoản 2 điều 140 Luật doanh nghiệp năm
2005 quy định:
“ Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên”
“Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã cam kết góp”
Như vậy theo quy định tạikhoản 3 điều 131 và điểm a khoản 2 điều 140 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Quy định không thống nhất về việc thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về khoản nợ hay khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi số vốn đã góp cho công ty đã gây ra sự khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật trên thực tế trong việc xác định trách nhiệm của thanh viên góp vốn trong phạm vi số vốn đã gópvào công ty
5 Quy định thêm quyền cho thành viên góp vốn nhưng chỉ mang tính hình thức:
So với luật doanh nghiệp năm 1989 thì Luật doanh nghiệp năm 2005 đã ghi nhận sự
có mặt của thành viên góp vốn trong Hội đồng thành viên của công ty hợp danh theo điều 135 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Trang 8“1 Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
2 Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp
3 Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất
ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận”
Nếu như trước đây theo quy định của luật doanh nghiệp năm 1999 quy định thành viên góp chỉ được chia lợi nhuận, mà không được tham gia bất kì vào hoạt động quản lý công ty, hôi đồng thành viên chỉ bao gồm tất cả các thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn Còn luật doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên góp vốn được tham gia vào hội đòng thành viên, được tham gia thảo luận biểu quyết những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của mình như giải thể công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định dự án đầu tư…
Tuy Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định thành viên góp vốn có quyền tham gia biểu quyết, quyết định những vấn đề quan trọng, có liên quan đến lợi ích của họ, song luật doanh nghiệp lai không đề ra cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.Khoản 3, khoản 4 điều 135 quy định:
“Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất
ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận”
Trang 9“Quyết định về các vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”
Các vấn đề của công ty tuy có sự tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn, song những vấn đề đó chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3, có trường hợp đặc biệt phải có ít nhất 3/ 4 tổng số thành viên hợp danh đồng ý Như vậy ta nhận thấy những phiếu biểu quyết của thành viên hợp danh đóng vai trò quyết định, sự tham gia bểu quyết của thành viên góp vốn dường như chỉ mang tính hình thức
Mặt khác quy định nay của danh nghiệp khiến cho nhiều trường hợp biểu quyết về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của thành viên góp vốn nhưng thành viên góp vốn lại không được quyết định mà lại do thành viên hợp danh quyết định Như việc chuyển nhượng vốn cho người khác phải được ít nhất 3/ 4 thành viên hợp danh đồng ý Quy định như vậy không hợp lí
6 Quy định chưa rõ ràng về đại diện theo pháp luật của công ty:
Quy định của luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh cũng có nhiều sự khác biệt lớn so với quy định này của các loại hình doanh nghiệp khác theo luật doanh nghiệp năm 2005
Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, quy định rất rõ về người đại diện theo pháp luật của công ty
Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là: “Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”; khoản 1 điều 67 quy định về người đại diện của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là: “Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với
Trang 10nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”; điều 95 quy định về người đại diện của công ty cố phần như sau: “Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty” Trong khi đó luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh chưa rõ ràng
Theo quy định tại khoản 1 điều 137 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty”
Như vậy Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định tất cả các thành viên hợp danh đều
là người đại diện theo pháp luật của công ty Quy định nay chưa hợp lí, bởi có nhiều trường hợp đòi hỏi sự tham gia dưới danh nghĩa một cá nhân đại diện (như trường hợp kí hợp đồng ) Trong trường hợp đó thì tất cả các thành viên hợp danh lại họp biểu quyết người đai diện theo pháp luật của công ty để kí hợp đồng hay là tất cả các thành viên hợp danh đều cùng nhau ký Quy định chưa rõ ràng về người đại diện theo pháp luật của công ty gây khó khăn cản trở trong việc xác định người đại diện theo pháp luật của công
ty, đồng thời những trách nhiệm ràng buộc họ trong trường hợp thực hiện những hành vi trái pháp luật
7 Chuyển nhượng vốn góp:
Khoản 3 điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:
“Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”