Bài tập học kỳ môn Luật Hiến pháp. Đề bài: Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành. Quan điểm của anh/chị về việc thực hiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3
Phần I: Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành 3
1 Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 3
2 Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân 5
3 Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 6
4 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành 7
4.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 7 4.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 9
a Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp 9
b Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân10
c Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân 11
Phần II: Quan điểm về việc thực hiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay 12
KẾT LUẬN 16
Trang 2BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN HỌC: LUẬT HIẾN PHÁP
Đề 2: Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
theo pháp luật hiện hành Quan điểm của anh/chị về việc thực hiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam
hiện nay
TỪ VIẾT TẮT
HĐND: Hội đồng nhân dân
QH: Quốc hội
UBND: Ủy ban nhân dân
VKSND: Viện kiểm soát nhân dân
TAND: Tòa án nhân dân
Trang 3MỞ ĐẦU
Trải qua hơn bảy mươi năm kể từ khi ra đời, vị trí của Hội đồng nhân dân các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được khẳng định Trong bộ máy Nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, vừa là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
ở địa phương Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
HĐND có ba chức năng đó là: quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương; chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương Trong ba chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng đảm bảo cho HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
Từ Hiến pháp năm 2013 đến luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015, luật giám sát hoạt động của QH và HĐND năm 2015 đã quy định xuyên suốt chức năng giám sát của HĐND theo đơn vị hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã Từ khi các văn bản trên có hiệu lực pháp luật, hoạt động giám sát của HĐND có nhiều chuyển biến rõ rệt Hàng năm, xây dựng được chương trình kế hoạch giám sát, tổ chức các Đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có sự phối hợp với các cấp, các ngành… Do đó, đã đem lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu khắc phục được những hạn chế trong hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng
Trang 4NỘI DUNG Phần I: Phân tích hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
1 Cơ sở lí luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Vị trí, chức năng của HĐND được quy định tại Điều 113, Điều 115, Điều
116 Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương do QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”
HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương có quyền quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước, HĐND là cơ quan bầu ra UBND, Thường trực HĐND HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, giám sát việc tuân theo pháp luật ở địa phương Nghị quyết của HĐND phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu HĐND được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành HĐND thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương trên địa bàn lãnh thổ, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do cấp trên giao
Trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, HĐND là tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững đặc điểm của địa phương, do đó có cơ sở quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương Như vậy, HĐND là một tổ chức vừa có tính chất chính quyền, vừa có tính chất quần chúng, vừa là trường học quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương
Trang 5Nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình ở từng địa phương
và trên phạm vi cả nước Vì vậy, HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên HĐND một mặt cần chăm lo xây dựng địa phương, đảm bảo sự phát triển về kinh tế -văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương mặt khác phải hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
Theo Hiến pháp hiện hành và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 thì HĐND có ba chức năng cơ bản như sau:
- Thứ nhất: Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế
-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước
- Thứ hai: Bảo đảm thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương
- Thứ ba: Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND,VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương
Trong số các chức năng trên, chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp
và pháp luật là một trong những chức năng quan trọng của HĐND Bởi trong mọi hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội thì “giám sát” là hoạt động không thể thiếu Nếu thiếu hoặc yếu trong hoạt động giám sát thì rất dễ trở thành quan liêu, không thực quyền Ở nước ta, nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua QH và HĐND các cấp Vì vậy, hoạt động giám sát của QH và HĐND có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống chính trị - xã hội Quyền lực Nhà nước trực tiếp từ nhân dân nên hoạt động giám sát của QH và HĐND các cấp là sự giám sát ủy quyền của nhân dân Thông qua hoạt động giám sát của QH và HĐND các cấp, nhân dân thực hiện quyền lực của mình đối với hoạt động của tất cả các cơ quan
Trang 6Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động đó phục vụ cho lợi ích, ý chí nguyện vọng của nhân dân
Xuất phát từ ý nghĩa và đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, QH khóa XIII đã ban hành “Luật hoạt động giám sát của QH và HDND” (20/11/2015) và “Luật tổ chức chính quyền địa phương” (19/6/2015)
2 Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giám sát:
Theo từ điển Tiếng Việt “giám sát” được hiểu là: “sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định hoặc dùng để chỉ “một chức quan đảm nhận việc theo dõi, xem xét một công việc nào đó”
Theo từ điển Luật học: “giám sát” là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh”
Theo Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND, khái niệm giám sát được
giải thích: “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt
động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” Chủ thể
giám sát bao gồm QH, Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
QH, Đoàn đại biểu QH, đại biểu QH và HĐND, Thường trực HĐND, các Ban
của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND.
Luật tổ chức chính quyền địa phương tại các điều 4, 7, 10 và 11 không định nghĩa trực tiếp giám sát là gì Tuy nhiên, có thể hiểu, trước tiên, giám sát là một chức năng luật định, tức là gắn với quyền hạn và là trách nhiệm của HĐND Chức năng được bảo đảm bởi một số hình thức hoạt động và công cụ đặc thù, cách làm đặc thù của HĐND
Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát” có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập tới nội dung cơ bản: giám sát là việc
Trang 7theo dõi, xem xét, đánh giá một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện về tính tuân thủ các quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động tương ứng với mục tiêu được xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ
3 Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Bất cứ hoạt động có ý chí nào cũng đều mang tính mục đích rõ rệt và việc xác định một cách chính xác những mục đích cần đạt được của hoạt động là điều quan trọng nhất Đó cũng là điều kiện và cơ sở để định hướng hoạt động giám sát Mục đích của hoạt động giám sát của HĐND bao gồm:
- Nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết của HĐND Mọi hoạt động vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều phải được
xử lý nghiêm minh
- Nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa hợp lý trong tổ chức và hoạt động quản lý của các cơ quan chịu sự giám sát và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý đó
- Nhằm kịp thời phát hiện những điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống
xã hội trong những quy định của pháp luật và kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa hợp lý đó
Như vậy, giám sát không chỉ nhằm một mục đích duy nhất là theo dõi, xem xét đánh giá tính hợp Hiến, hợp pháp trong hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát mà hoạt động giám sát cùng một lúc có thể đem lại nhiều kết quả phục
vụ cho công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật, phục vụ cho việc không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước
4 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
4.1 Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Qua quá trình phát triển về tổ chức bộ máy Nhà nước, vai trò, chức năng giám sát của HĐND ngày càng được hoàn thiện Sắc lệnh số 63/SL ngày
Trang 823/11/1945 về tổ chức chính quyền địa phương tuy không trực tiếp sử dụng khái niệm “giám sát” trong hoạt động của HĐND, nhưng các quy định về thẩm quyền của HĐND trong Sắc lệnh có thể thấy chức năng giám sát của HĐND đã được xác nhận, thể hiện rõ nét ở các quy định về quyền của HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với Ủy ban hành chính Tuy nhiên, với quy định của văn bản này, mức độ giám sát của HĐND với Ủy ban hành chính nhìn chung còn hạn chế Từ Luật tổ chức HĐND và UBND 1983 đã chính thức sử dụng khái niệm “giám sát” để xác nhận chức năng giám sát của HĐND Đến Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, 2003 chức năng giám sát của HĐND một lần nữa được quy định đầy đủ và cụ thể hơn Đặc biệt, với sự ra đời của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND cùng năm 2015, đã đánh dấu một bước phát triển mới về chức năng giám sát của HĐND về cả mặt
lý luận và thực tiễn hoạt động, nâng cao được vị thế và vai trò của HĐND trong giai đoạn hiện nay
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ra đời với khá nhiều điểm mới so với các năm trước đây Tuy nhiên, phải đến năm 2015 với sự ra đời của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND từ
đó đã có bước ngoặt về tính minh bạch cũng như thống nhất, rõ ràng về việc giám sát như: Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có một điều riêng quy định về hoạt động giám sát của HĐND (Điều 87), lấy phiếu tín nhiệm (Điều 88) và bỏ phiếu tín nhiệm (Điều 89) Điều 87, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định:
“1 HĐND thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND và trên cơ
sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND;
2 HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương;
Trang 93 HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây: a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; b) Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; c) Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của HĐND cùng cấp; d) Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND cùng cấp; đ) Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát
4 Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây: a) Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND; b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND; c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết; d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND
và Ủy viên UBND.”
Trên thực tế Thường trực HĐND ở các địa phương trong những năm trước đây chỉ có một người hoạt động chuyên trách (thông thường Chủ tịch HĐND là
Bí thư cấp ủy tương ứng hoạt động kiêm nhiệm) Vì vậy, Thường trực không thể bao quát hết công việc càng không thể đa năng và không có đủ thời gian để giám sát nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Hoạt động giám sát thường xuyên của HĐND thông qua Thường trực cũng vì thế mà bị hạn chế rất nhiều
Luật tổ chức chính quyền địa phương xuất phát từ yêu cầu thực tế đó đã quy định rõ ràng cơ cấu của Thường trực HĐND các cấp (Điều 18, 25, 32, 39,
46, 53, 60 và 67)
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (Điều 109) thì HĐND còn thực hiện quyền giám sát của mình thông qua hoạt động giám sát
Trang 10của các ban chuyên môn Giữa hai kỳ họp HĐND, các ban chuyên môn có nhiệm vụ giúp HĐND và Thường trực HĐND giám sát thường xuyên hoạt động của UBND, TAND, VKSND cùng cấp cũng như hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức… ở địa phương trong lĩnh vực chuyên môn của mình Như vậy, từ đây hoạt động giám sát của HĐND ngoài hình thức giám sát qua Thường trực HĐND còn có thêm hình thức giám sát thường xuyên thông qua các Ban chuyên môn
4.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì hoạt động giám sát của HĐND được đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động giám sát của HĐND tại các kỳ họp, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, hoạt động giám sát của các Ban của HĐND và hoạt động giám sát của đại biểu HĐND
a Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp
HĐND chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước,
có vai trò quyết định đối với sự phát triển của chính quyền địa phương Bởi vậy hiệu quả hoạt động của HĐND luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng Điều
10 Luật hoạt động giám sát của QH và HĐND năm 2015 ghi nhận “Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả giám sát tại kỳ họp HĐND, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND” Xuất phát từ vị trí, tính chất, chức năng của HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, từ bản chất dân chủ trong cơ cấu tổ chức quyền lực Nhà nước, nên dù ở bất kỳ giai đoạn nào kỳ họp HĐND vẫn luôn được xác định là một hình thức hoạt động quan trọng nhất của HĐND HĐND làm việc tập trung
và có hiệu quả nhất trong các kỳ họp của mình thông qua kỳ họp ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Theo Điều 78 Luật tổ chức chính quyền địa phương, HĐND họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kỳ Ngoài kỳ hợp thường lệ, HĐND còn tổ chức các kỳ họp