Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
250 KB
Nội dung
Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự tác động có định hướng, có mục tiêu , có tổ chức, có kế hoạch. Đó là quá trình hoạt động có sự kết hợp đồng bộ vai trò chủ đạo của người thầy với sự tự giác, tích cực chủ động và rèn luyện của học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, mục tiêu giáo dục được xác định “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trưng ương Đảng khóa VIII khi nói về vấn đề yếu kém của Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên sáu yếu kém. Trong yếu kém về chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của những yếu kém là “ Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động và sản xuất, nhà trường chưa gắn kết với gia đình và xã hội.” Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội hập vào nền kinh tế thế giới, lối sống mới đã có nhiều tích cực phần nào cũng ảnh hưởng đến các em học sinh, làm cho tinh thần động cơ của các em giảm sút. Về phía gia đình, hầu hết đều muốn con em mình học đến nơi đến chốn, cố gắn tạo điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh của con em ở vùng sâu, vùng xa có trình độ thấp, ít hiểu biết, suốt ngày chỉ lo lao động ngoài nương rẫy hoặc phải làm thuê kiếm sống nên ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học hành của con em. Từ đó, cũng không có biện pháp giáo dục thích hợp hoặc không phối hợp với nhà trường để giáo dục mà hầu như chỉ giao khoán cho nhà trường. Đạo Nghĩa là xã ở vùng có điều kiện kinh tế đặt biệt khó khăn của huyện ĐắkR’lấp thuộc tỉnh Đắk Nông. Biểu hiện sa sút về đạo đức của học sinh trung học cơ sở không diễn ra thành băng nhóm, tội phạm, ma túy,… như ở một số nơi nhưng học sinh vẫn có biểu hiện sa sút về đạo đức, “mờ nhạc lý tưởng, chạy theo Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 1 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” lối sống thực dụng”. Đồng thời việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội đã có thực hiện song chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ”. II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Tôi chọn đề tài “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” với mong muốn hiểu biết sâu sắc hơn, vận dụng những kiến thức cùng với lí luận đã học tại trường Cán bộ quản lí giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại những việc đã làm được, những việc chưa làm được, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, rút kinh nghiệm cho bản thân để tìm ra những giải pháp tốt hơn, hợp lý hơn trong việc phối hợp với gia đình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. III. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI - Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của đề tài. - Phân tích thực trạng Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông - Đề xuất những biện pháp tốt hơn, hợp lí hơn trong việc phối hợp với gia đình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Do điều kiện thời gian, khuôn khổ bài viết và năng lực của bản thân, bài thuhoạch này chỉ đề cập đến những biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 2 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1) Các khái niệm: - Gia đình là thiết chế của xã hội là cơ sở của xã hội là tế bào tự nhiên của xã hội trong môi trường vĩ mô. Gia đình vững mạnh có tầm quan trọng trong việc phát triển của một quốc gia, gia đình có ý nghĩa đặt biệt của mỗi cá nhân, là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị truyền thống. - Hiệu trưởng là cơ quanquẩn lý nhà nước nhà trường có tư cách như là cơ quan đại diện nhà nước. Trong nhà trường hiệu trưởng chỉ huy thống nhất, phụ trách toàn diện đối với công tác giáo dục, dạy học, quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý hành chính, tài chính của nhà trường. - Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung . - Phối hợp giáo dục ngoài nhà trường, huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục là quá trình vận động và ttooor chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường từ việc xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ công việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo viên, tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường-gia đình – xã hội đến việc tham gia giáo dục học sinh. - Hiệu trưởng phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh ( BĐDCMHS ) là cơ quanquản lý nhà nước và nhân dân ( phụ huynh học sinh ) cùng hoạt động trong một lĩnh vực giáo dục, phối hợp chặt chẽ nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh trở thành công dân có ích cho xã hội. 2) Cơ sở lý luận: 2.1 Đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở ( THCS ) 2.1.1. Đạo đức là một trong những hình thức, ý thức sớm nhất của xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi cảu con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng ( gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn xã hội ). Căn cứ vào những chuẩn mực ấy. Người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan điểm về thiện và ác, về cái không được làm ( vô đạo đức ) và nghĩa vụ phải làm. Khác với pháp luật, các chuẩn mực về đạo đức Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 3 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” không ghi thành văn bản pháp qui có tính cưỡng chế. Song đều được mọi người thực hiện do sự thôi thúc của lương tâm cá nhân và của dư luận xã hội, phải điều tiết mối quan hệ giữa cá nhân và hoạt động chung của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức ra đời và phát triển là do nhu cầu của xã hội phải điều tiết mối quan hệ giữa cá nhân và hoạt động chung của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính đạo đức biểu hiện bản chất xã hội của con người, là nét cơ bản trong tình người, là sự tiến bộ của ý thức. Đạo đức là cái không thể thiếu được trong sự tiến bộ chung của xã hội. 2.1.2 Ở trường phổ thông, mỗi cấp học đều có nội dung và yêu cầu giáo dục đạo đức riêng: Ở cấp THCS nội dung cơ bản là những quan điểm nhận thức mới về con người trong sự nghiệp đổi mới. Đó là vai trò của cá nhân trong mối quan hệ xã hội và của công dân với trong quan hệ với Nhà nước và pháp luật. 2.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ. 2.2.1 Gia đình là thiết chế của xã hội là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội, một môi trường vi mô, là hình thức tồn tại của đời sống con người, tái sản xuất ra bản thân con người. Chức năng quan trọng nhất của gia đình là sinh con, nuôi sống và giáo dục con cái trưởng thành. Gia đình có ý nghĩa đặt biệt của mỗi cá nhân, là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay xã hội ta rất quan tâm đến việc phát triển hài hòa đời sống các gia đình “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình cũng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” ( Hồ Chí Minh – Tuyển tập NXB Sự thật, Hà nội 1969 ) 2.2.2 Gia đình là môi trường và là trường học đầu tiên của đứa trẻ. Một chân lý hiển nhiên: “ Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Điều này nói lên rằng giáo dục con người bắt đầu ngày từ khi còn trong bụng mẹ và tiếp tục cho đến trưởng thành. Theo nhà giáo dục học Xô Viết Makasenko: “ Những gì mà cha mẹ làm cho con trước năm tuổi đó là 90 % kết quả của quá trình giáo dục”. Thực chất của việc giáo dục gia đình là hiện thực xã hội hóa trẻ em: Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 4 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” Gia đình có trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ, trẻ cần sự chăm sóc về ăn uống, rèn luyện sức khỏe, lao động phụ giúp gia đình, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý. Gia đình dạy cho trẻ biết cách giao tiếp xã hội, cư xử với mọi người, giúp đỡ người già, người tàn tật, luôn có ý thức tôn trọng và thực hiện những hành vi có văn hóa ở nơi công cộng. Trong gia đình, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Cha mẹ phải tổ chức lôi cuốn con cái vào những công việc cụ thể hàng ngày ở gia đình tùy theo lứa tuổi, giáo dục con cái thái độ tự giác trong học tập, tạo điều kiện cho con cái được học hành và quan trọng nhất là cha mẹ truyền thụ cho con cái hiểu biết vầ kỹ năng sống, về công việc, về tổ chức đời sống gia đình như chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, tiết kiệm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp, trang trí nhà cửa,… Ngoài ra, cha mẹ còn giáo dục con cái những thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và biết thưởng thức cái đẹp, làm theo cái đẹp trong mọi mặt của cuộc sống. 2.2.3 Gia đình là cái nôi chung cho mọi thành viên: Gia đình được xây dựng tốt sẽ đảm bảo cho mọi thành viên phát huy được năng lực và sở trường của mình. Ngược lại, nếu gia đình không tốt, cha mẹ bất hòa, thường xuyên cải vã nhau, anh chị em không hòa thuận, sống bất chính, bất lương thì có những tác động không nhỏ đến sự phát triển không bình thường của con cái. Điều cốt lõi là cha mẹ phải sống mẫu mực, lành mạnh, vững vàng, hạnh phúc, biết đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, để định hướng hướng đi đúng đắn của con cái và điều đó là món quà giá trị tinh thần vô giá mà cha mẹ ban tặng cho con cái. Tóm lại, giáo dục gia đình có tính cảm xúc, tình thương yêu sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ, cha mẹ đối với con cái và sự kính yêu, tôn trọng của con cái đối với cha mẹ. Nếu tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái không định hướng rõ ràng, không có yêu cao về giáo dục, không có nguyên tác về sư phạm, thiếu sáng suốt sẽ dẫn đến thoái hư tật xấu. Cuộc sống của mỗi gia đình đều ảnh hưởng sự phát triển của xã hội. Cha mẹ phải có niềm tin, giữ vững quan hệ tốt đẹp trong gia đình và quan hệ gia đình với xã hội, lối sống lành mạnh và không khí gia đình hòa thuận, yên vui sẽ in lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn con trẻ. Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 5 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” 2.2.4 Trong quan hệ với nhà trường, cha mẹ học sinh có quyền: yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập, rèn luyện của con em, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh do nhà trường tổ chức; yêu cầu nhà trường, cơ quanquản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề liên quan đến việc giáo dục con em. 2.3 Kết hợp giữa nhà trường và gia đình là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Nguyên lý giáo dục của Đảng được Luật Giáo dục năm 2005 ghi ở khoản 2 điều 3 như sau: “ Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Trong mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thì luật giáo dục cũng đã quy định: “ Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. ( Điều 94 Luật Giáo dục năm 2005 ) 2.4 Tính chất, vai trò, trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh. 2.4.1 Tính chất: Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chức và hoạt động theo điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh là bình đẳng và hợp tác. 2.4.2 Vai trò: 2.4.2.1 Ban đại diện cha mẹ học sinh có tầm quan trọng đặt biệt, là một trong những giải pháp phát huy vai trò gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Gia đình có những ưu thế đặ biệt sau: - Sự ràng buộc về huyết thống giữa cha mẹ, con cái và những người trong gia đình tạo nên mối quan hệ tình cảm thuận lợi trong giáo dục. - Nét đặt trưng về mối quan hệ đa dạng trong cộng đồng gia đình. - Sức mạnh của quyền uy. - Sự ràng buộc với nhau về vật chất , tinh thần, truyền thống, về thời gia học tập, lao động. - Tiềm năng đóng góp về mặt vật chất. Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 6 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” Đây là những điều kiện thuận lợi có thể khai thác và phát huy trong giáo dục. 2.4.2.2 Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình tham gia giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói của gia đình với nhà trường tăng “trọng lượng”, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể của cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường. 2.4.2.3 Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng xã hội gần gũi, gắn bó nhất với nhà trường và lực lượng phối hợp thường xuyên liên tục nhất. 2.4.2.4 Ban đại diện cha mẹ học sinh không chỉ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình mà còn là điểm tựa trong quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường, kể cả công tác của nhà trường với cấp ủy và chính quyền địa phương. 2.4.3 Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: Theo khoản 1 điều 6, điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo quyết định 11/2008/Q Đ-BGD ĐT ngày 28 /03/2008 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo thì Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có những nhiệm vụ sau đây: 2.4.3.1 Phối hợp với hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc họp đầu năm, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra. 2.4.3.2 Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh. 2.4.3.3 Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong hè ở địa phương. 2.4.3.4 Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh , bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp dỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật,tàn tật,vận động học sinh bỏ học trở lại tiếp tục đi học; động viên cán bộ giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. 2.5 Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng trong mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. 2.5.1 Vai trò: Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 7 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” Trong quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh, hiệu trưởng có vai trò là người đại diện của ngành giáo dục, của giáo viên, nhân viên nhà trường, người bảo vệ quyền lợi học sinh; dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng riêng của cha mẹ học sinh; tổ chức tham gia của cha mẹ học sinh vào hỗ trợ nhà trường, không chỉ giới hạn thông báo cho cha mẹ học sinh tham gia vào việc đóng các khoản phí mà họ còn làm những việc không thù lao, tham gia giáo dục, sửa chữa phòng học, giúp đỡ học sinh khó khăn, tổ chức thông tin đến cha mẹ học sinh bằng cách tạo ra những tiếp xúc gặp gỡ thường xuyên với gia đình thông qua giáo viên chủ nhiệm, qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. 2.5.2 Nhiệm vụ: Cũng theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo quyết định số 11/2008/Q Đ-BGD ĐT ngày 28 /03/2008 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo , tại điều 13 qui định Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp có các nhiệm vụ sau đây: 2.5.2.1 Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ủng hộ hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện Nghị quyết đầu năm học. 2.5.2.2 Định kỳ tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh. 2.5.2.3 Nhà trường cử đại diện Ban giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, hiệu trưởng cần phải: nhận thức rơ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đặt đúng vị trí của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong tương quan với các lực lượng giáo dục khác mà nhà trường có quan hệ. Nâng cao nhận thức của từng gia đình, giúp gia đình hiểu rõ mục đích, nội dung, phương pháp dạy bảo con cái, tích cực phối hợp với giáo viên, với nhà trường, với xã hội để cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Nâng đỡ , ủng hộ sáng kiến của ban đại diện cha mẹ học sinh, biết đặt ra, gợi ý cho Ban đại diện cha mẹ học sinh những công việc thiết thực, có hiệu quả, hướng mọi hoạt động vào thực hiện những công việc đã được hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất đề ra. Chủ động tổ chức giải quyết khó khăn lớn Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 8 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” nhất của các gia đình là sự lúng túng về phương pháp giáo dục, nói chung là trình độ văn hóa sư phạm. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiệu trưởng có trách nhiệm chủ động phối hợp xây dựng, cũng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh, tổ chức cộng tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh. 2.5.3 Những công việc cụ thể mà hiệu trưởng phải thực hiện trong việc phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh 2.5.3.1 Hiệu truưởng tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học: a. Ý nghĩa, yêu cầu: Ý nghĩa: Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học là hình thức phối hợp tích cực do nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức nhằm tổng kết công tác phối hợp trong năm học trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ, biện pháp thực hiện, chương trình hành động cho năm học mới. Yêu cầu: Cần tổ chức ngay từ đầu năm học, không nên để quá trể. Thông qua việc tổng kết công tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh, sự phối hợp của gia đình và nhà trường để rút ra những kinh nghiệm cần thiết. Giúp cha mẹ học sinh nắm được kế hoạch học tập của con em mình trong năm học ở mức độ thích hợp. Cha mẹ học sinh nắm vững các yêu cầu và bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho con cái học ở nhà, thực hiện những nguyên tắc, hình thức giáo dục cần thiết. Định hướng được chương trình, hình thức hoạt động thích hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp nhiệt tình, có khả năng hoạt động mang lại kết quả. *Quy trình tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học: Bước 1: Công tác chuẩn bị. -Tổ chức cuộc họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm thảo luận và xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, chuẩn bị nhân sự, thời gian mở hội nghị cha mẹ học sinh lớp và trường. Nội dung: Hiệu trưởng thông báo ngắn gọn những kết quả mà nhà trường đạt được, những khó khăn đã vượt qua, những vấn đề còn tồn tại, những nét cơ bản về phương hướng nhiệm vụi năm học này cho Ban đại diện cha mẹ học sinh biết. -Đại diện cha mẹ học sinh tự đánh giá những ưu khuyết điểm trong hoạt động của Ban đại diện việc tham gia vào các công tác đã định. Cả hai bên thống nhất đánh giá các kết quả cụ thể đã đạt được; khẳng định những kinh nghiệm đã Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 9 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” có, những việc cần cải tiến. Thảo luận những vấn đề, các phương hướng công tác trong năm học mới. Chuẩn bị thành phần nhân sự của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học mới. -Để hội nghị cha mẹ học sinh có kết quả, ngay từ khi có dự thảo kế hoạch năm học của trường, hiệu trưởng cần chú ý những công việc nào cha mẹ học sinh có thể tham gia được và những biện pháp sẽ tiến hành để đưa ra cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trao đổi góp ý. b. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên , đặt biệt là giáo viên chủ nhiệm qua việc: -Phổ biến cho tập thể giáo viên về kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chực hội nghị cha mẹ học sinh ở các lớp nhằm làm cho hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp có kết quả như: đảm bảo số lượng tham dự, khai thác được các tiềm năng sẵn có của nó. - Làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của hội nghị cha mẹ học sinh lớp. Đó là phương tiện có nhiều điều kiện thuận lợi mà qua đó giáo viên chủ nhiệm có thể: Tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đôius với lớp mình phụ trách; động viên cha mẹ học sinh tích cực tham gia công việc giáo dục ở trường và ở gia đình; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của con cái họ để họ tổ chức cho học sinh học tập, lao động, giải trí và các họt động ngoài giờ lên lớp; giúp cha mẹ học sinh phương pháp giáo dục và theo dõi con cái ở nhà. - Chỉ rõ các nội dung, thủ tục của hội nghị cha mẹ học sinh lớp. - Bảo đảm cho giáo viên chủ nhiệm thực biện các nhiệm vụ cụ thể như: Chuẩn bị tư tưởng cho học sinh để các em mời được cha mẹ tới. Ghi và gửi giấy mời cho kịp thời, không quá trể; nội dung giấy mời họp nên có nội dung chính của cuộc họp. Chuẩn bị nội dung cuộc họp phong phú, thiết thực, hấp dẫn và tiến hành khéo léo; nếu nội dung cuộc họp không thiết thực, không đáp ứng được yêu cầu của cha mẹ học sinh thì số người họp sẽ ít. Nắm được tình hình lớp, hiểu sâu sắc tập thể học sinh vì đó là tiền đề cho công tác với cha mẹ học sinh có hiệu quả. -Hiệu trưởng cần phải phân công phó hiệu trưởng và bản thân cũng tham gia dự họp ở một số lớp để năm bắt tình hình và giải đáp những thắc mắc cho phụ huynh học sinh đối với các lớp giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm hoặc có phụ huynh “gai góc” trong các cuộc họp trước. Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 10 [...]... Việc thu, chi quản lý do trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm chính, thực hiện thu chi thống nhất theo ké hoạch, quản lý đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính Hiệu trưởng là người tư vấn chi cho Hội -Quỹ hội được dùng chủ yếu cho hoạt động dạy và học của trường Yêu cầu sử dụng đảm bảo tính hợp lý, có bàn bạc thống nhất, công khai từ đầu năm và có hiệu quả -Việc thu, quản lý... khoản chi các mức chi của hội trong năm từ đó thống nhất mức thu ban đại diện cha mẹ học sinh gửi giấy đến từng cha mẹ học sinh Việc thu số tiền này do cha mẹ học sinh thu Tuy nhiên ban đại diện đã nhờ nhà trường thu giúp (thông qua giáo viên chủ nhiệm) không tạo áp lực của việc thu tiền lên học sinh và gia đình học sinh Đối với các học sinh thu c hộ nghèo, gia đình chính sách như con thương binh, liệt... cha mẹ học sinh chủ tọa hội nghị báo cáo tổng kết hoạt động năm học qua, đánh giá sự kết hợp giữ ban đại diện của nhà trường,trình bày kế hoạch hoạt động năm học mới của ban đại diện cha me học sinh + Báo cáo quyết toán thu chi quỹ hội của năm học trước và dự kiến các khoản chi năm học tới, từ đó cũng nêu ra dự kiến số tiền thu qũy, đối tượng thu và phương pháp thu + Hội nghị thảo luận và đóng góp ý... Email: dienluu2007@yahoo.com 25 Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” + Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết, lấy chữ ký mẫu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại lưu vào sổ liên lạc + Báo cáo dự thảo các khoản thu đầu năm, giải thích ý nghĩa và cách sử dụng các khoản thu + Ý kiến đóng góp của cha... cho hoạt động giáo dục-học tập của học sinh - Yêu cầu của việc sử dụng và quản lý quỹ Hội: Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh làm chủ tài khoản, tuân theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính Hiệu trưởng là người tư vấn cho Ban đại diện cha mẹ học sinh về sử dụng quỹ, có kế hoạchthu – chi Hiệu trưởng cũng chú ý quản lý việc tạo quỹ của ban đại diện các lớp; bảo đảm tính hợp lý, có hiệu... trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông Email: dienluu2007@yahoo.com 17 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” giao tiếp với cha mẹ học sinh; biện pháp phối hợp quản lý học sinh học tập ở nhà; biện pháp giáo dục học sinh - Chỉ dẫn trực tiếp quá trình công tác Chẳng... 1.1 Thực trạng tổ chức: Bước 1: Sau khi bước vào học khoản 02 tuần, hiệu trưởng lên kế hoạch tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh cấp lớp Thời gian này, nhà trường đã tổ chức thi Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông Email: dienluu2007@yahoo.com 24 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS... sinh cấp trường Việc tìm hiểu nguyện vọng, kiến nghị của cha mẹ học sinh qua việc trực tiếp dự họi nghị cha mẹ học sinh, qua thu thập và Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông Email: dienluu2007@yahoo.com 11 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp... diện cha mẹ học sinh hoạt động a Trong việc xây dựng và quản lý quỹ Hội: - Quỹ hội do sự đóng góp, ủng hộ của các cá nhân, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp giáo dục và sự trợ cấp của chính quyền địa phương Người thực hiện: Lưu Đức Diện – trường THCS Võ Văn Kiệt – xã Đạo Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông Email: dienluu2007@yahoo.com 14 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện... dienluu2007@yahoo.com 27 Tổngthu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông ” 1.2 Phân tích thức trạng Qua quá ttrình hiệu trưởng tổ chức cha mẹ học sinh đầu năm, tôi nhận thấy - Nhìn xuyên suốt quá trình tổ chức hội nghị từ công tác chuẩn bị đến nội dung Hội nghị ở cấp lớp, cấp trường, hiệu trưởng đã có kế hoạch ngay . Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh. Nghĩa – Huyện ĐắkR’lấp – tỉnh Đắk Nông. Email: dienluu2007@yahoo.com 1 Tổng thu hoạch: “ Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh