1. Nhà trường:
Cần đưa ra nhiều giải pháp để phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức họp sơ kết với Ban đại diện cha mẹ học sinh sau khi kết thúc học kỳ I.
Họp đột xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh khi quyết định khen thưởng cho giáo viên, học sinh; khi tổ chức các hoạt động lớn như cắm trại, tổ chức thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tuyên dương, nhân rộng những điển hình giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Quán triệt đến từng giáo viên tầm quan trọng của mối quan hệ, hợp tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Chính quyền địa phương:
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc cần quan tâm đến công tác giáo dục tại địa phương, cần biết nhà trường gặp những khó khăn gì, để kịp thời cho chủ trương và chỉ đạo các lực lượng để phối hợp. Chỉ đạo y tế chăm lo sức khỏe cho học sinh, tổ chức phụ nữ quan tâm đến gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, công an xã với công tác an ninh trường học, Ủy ban mặt trận với công tác ủng hội cho gia đình học sinh có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn… Chính quyền địa phương triển khai rộng rãi công tác xã hội hóa giáo dục đến tận các thôn, bon để người dân nắm được chủ trương này của Đảng.
Khen thưởng, tuyên dương những tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng công tác giáo dục tại địa phương.
IV. LỜI KẾT.
Sau khi tham gia lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở khóa 10 tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Được sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô. Tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Để mang lại hiệu quả ấy hiệu trưởng cần quan tâm đến các việc thanh tra, kiểm tra, ra kế hoạch, quản lý tài chính, công tác văn thư… nhưng một điều không kém quan trọng là “hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” trong đó có việc “ Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh” tôi đặt biệt quan tâm vì xưa nay người ta chưa chú trọng việc này ở địa phương nơi tôi công tác và chưa ai nhận thức đúng về vấn đề này.
Trong bài thu hoạch cũng còn nhiều hạn chế do các yếu tố khách quan, chủ quan như thời gian học tập ngắn, nghiên cứu chuyên đề còn ít, khả năng tiếp thu còn hạn chế. Song bằng những kiến thức học được từ chuyên đề tôi rất tâm huyết để xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thế hệ trẻ để hình thành nhân cách cho các em.
Tôi xin cảm ơn phòng Giáo dục – Đào tạo huyện ĐắkR’lấp đã tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi được tham gia học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở khóa 10. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ hết khả năng những kiến thức bổ ích về quản lý giáo dục cho lớp quản lý cán bộ THCS K10 và cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc.
Đắk Nông, ngày 30 tháng 04 năm 2010
Người viết
MỤC LỤC
Phần mở đầu ………..……….………trang 1 I. Lý do chọn đề tài ……..………..……….………trang 1 II. Mục đích đề tài ……..…….………..……….………trang 2 III. Nhiệm vụ đề tài ……..………..………….……trang 2 IV. Giới hạn đề tài ..……..………..………….……trang 2 Phần nội dung ..……..………...………..……….………trang 3 I.Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận …………...………..………….……trang 3 1.Các khái niệm ……….…...………..……….…trang 3 2.Cơ sở lý luận …………...………..……….trang 3 2.1.Đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở …….trang 3 2.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ ………...…trang 4 2.3 Kết hợp giwuax nhà trường và gia đình là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng ……….…trang 6 2.4 Tính chất, vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện cha, mẹ học sinh ...…trang 6 2.5 Vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng trong mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. ………...……….. …trang 7 3. Cơ sở pháp lý …...……...….... …trang 18 II. Đặc điểm tình hình ...……...….... …trang 18 1.Điều kiện kinh tế, xã hội ...………...…... …trang 18 2. Cơ sở vật chất nhà trường ...……...….... …trang 19 3. Tình hình học sinh trường ...……….... …trang 19 4.Về giáo viên ...……….... …trang 22 III. Thực trạng của công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt ...……….... …trang 24 1.Hiệu trưởng tổ chức hội nghị cha mẹ đầu năm ở cấp trường, cấp lớp ....trang 24 1.1 Thực trạng tổ chức ………...…trang 24 12. Phân tích thực trạng ……….trang 28
1.3 Đề xuất giải pháp ……….trang 29 2. Hiệu trưởng xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp ….30 2.1 Thực trạng ……… ………...…trang 30 22. Phân tích thực trạng ……….trang 30 2.3 Đề xuất giải pháp ……….trang 31 3.Hiệu trưởng định hướng cho cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động …32 3.1 Thực trạng ……… ………...…trang 32 32. Phân tích thực trạng ……….trang 33 3.3 Đề xuất giải pháp ……….trang 33 4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh
4.1 Thực trạng ……… ………...…trang 34 42. Phân tích thực trạng ……….trang 35 4.3 Đề xuất giải pháp ……….trang 36 Phần kết luận ……….……….trang 36 I.Đánh giá chung …..……….……….trang 37 1. Những thành công ……….……….trang 37 2. Những hạn chế ………..…….trang 37 II. Bài học kinh nghiệm ……….trang 38 III. Những đề xuất, kiến nghị ……….trang 39 1. Nhà trường ……….trang 39 2. Chính quyền địa phương……….trang 40 IV. Lời kết………...trang 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục năm 2005
2. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 2/4/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
3. Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ( Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
4. Mục 4, điều 10 và mục 5, điều 14 quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. ( Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
5. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.
6. Giáo trình nghiệp vụ quản lý phổ thông tập 1 – trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010.