ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Tổng thu hoạch quản lý-PHT (Trang 37 - 38)

Qua phân tích thực trạng hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban dại diện cha mẹ học sinh trường THCS Võ Văn Kiệt nhận thấy:

1. Những thành công :

- Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh một số kết quả của nhà trường có được đều có sự hổ trợ đắc lực của ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.

- Hiệu trưởng đã tổ chức thành công hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm theo đúng quy trình đã xây dựng được ban đại diện cha mẹ học sinh r cấp trường.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường đã hoạt động tích cực có hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra trong hội nghị dầu năm.

- Đã xây dựng được quĩ hội từ đó hổ trợ cho nhà trường trong hoạt động dạy và học. Quỹ hội được quản lý theo đúng quy định của nhà trường trong việc quản lý tài chính được công khai hằng năm không tiêu cực trong việc sử dụng quỹ hội.

- Đã xây dựng được đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình có nhiều tâm huyết với nghề, thực hiện công tác phối hợp với gia đình học sinh một cách tích cực.

Kết quả trên có được là do:

- Hiệu trưởng nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình, của Ban đại diện cha mẹ học sinh đặt đúng vị trí của hội trong mối quan hệ với nhà trường trên tinh thần phối hợp hợp tác hỗ trợ.

- Hiệu trưởng đã tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch từ đầu năm.

- Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường. Mối quan hệ này không đơn thuần là quan hệ hành chính mà ở đây đòi hỏi sự khéo léo trong quan hệ, đòi hỏi sự uy tín của hiệu trưởng và đặc biệt là kết quả của nhà trường đạt được trong giảng dạy con em họ.

2. Những hạn chế

- Hiệu trưởng chưa chú ý trong việc xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp. Từ đó Ban đại diện được bầu ra chưa đúng đối tượng, thiếu trách nhiệm, không hoạt động, không có kế hoạch, không xây dựng được quỹ hội ở lớp, đây chính là điểm yếu nhất trong việc phối hợp chỉ đạo với gia đình cha mẹ

học sinh của hiệu trưởng. Từ đó chưa phát huy được tiềm lực của cha mẹ học sinh.

- Ban đại diện tuy có hoạt động nhưng chưa đều tay, tập trung nhiều vào ông trưởng ban.

- Hiệu trưởng chưa tham mưu tốt để Ban đại diện có thể hổ trợ về kinh phí trong việc hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém.

- Hiệu trưởng chưa tổ chức được chuyên đề, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc hướng dẫn một cách chi tiết nhằm trang bị cho đội ngũ những kĩ năng, những kinh nghiệm trong giao tiếp, trong xử lý tình huống, đặc biệt là các giáo viên còn non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.

- Hiệu trưởng chưa tổ chức để ban đại diện hoạt động có nề nếp mà các hoạt động đều thông qua ông trưởng ban. Từ đó cũng chưa phát huy hết khả năng của các thành viên trong ban đại diện.

Nguyên nhân:

- Hiệu trưởng chưa chú ý dến ban đại diện ở cấp lớp chỉ tập trung hoạt động ở cấp trường, chưa mạnh dạn giao cho các lớp tự xây dựng ban đại diện thực sự lành mạnh để hoạt động cho tốt từ đó làm cho các giáo viên chủ nhiệm xem nhẹ vai trò của mình trong mối quan hệ cấp lớp.

- Hiệu trưởng chưa chú trọng vai trò của từng thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường mà chỉ tập vào ông trưởng ban.

Một phần của tài liệu Tổng thu hoạch quản lý-PHT (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w