Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học lớp và gia đình học sinh.

Một phần của tài liệu Tổng thu hoạch quản lý-PHT (Trang 34 - 37)

III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT.

4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học lớp và gia đình học sinh.

diện cha mẹ học lớp và gia đình học sinh.

4.1 Thực trạng

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải mời đầy đủ và đúng đối tượng là cha mẹ học sinh trong các cuộc họp.Nội dung thư mời phải ghi đầy dủ, rõ ràng.

- Để cuộc họp có hiệu quả Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải chuyển bị đầy đủ từng khâu từ khâu tổ chức đến khâu nội dung nào cần phải ghi trước lên bảng ...Đặc biệt về nội dung phải chuẩn bị chu đáo nắm bắt thật kỷ về nhà trường để có thể giải trình trả lời những chất vấn của cha mẹ học sinh. Đồng thời thuyết phục cha mẹ học sinh hiểu và tham gia cùng phối hợp với nhà trường và của lớp trong việc giáo dục con em mình.

-Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phân tích thật kỹ bản thỏa ước giữa nhà trường và gia đình bản nội quy và bện pháp những học sinh khi vi phạm.Từ đó gia đình ký cam kết vào bản thỏa ước và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đi thăm gia đình học sinh tập trung vào những học sinh có điều kiện khó khăn về kinh tế học sinh học yếu kém học sinh cá biệt về đạo đức ... Định kỳ 2 lần /học kì giáo viên chủ nhiệm báo cáo hiệu trưởng về tình hình đi thăm gia đình học sinh.

- Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm họp giao ban với hiệu trưởng trong tuần nắm bắt tình hình và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm mời gia đình học sinh để giải quyết. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm tùy vào tình hình của lớp để mời và xử lý những học sinh vi phạm nội quy.

- Hàng tuần hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thống kê tình hình học sinh bỏ học và vi phạm nội quy thường xuyên gửi về địa phương để cùng gia đình giáo dục.

- Trong cuộc họp đầu năm giáo viên chủ nhiệm lấy đúng chữ ký mẫu của cha mẹ qua đó dễ dàng liên lạc với cha mẹ học sinh mà không sợ mạo chữ ký.

- Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc để gia đình nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.

- Giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh có thể liên lạc với nhau qua số điện thoại tuy nhiên không lạm dụng quá nhiều.

- Hiệu trưởng cũng trang bị kỹ năng giao tiếp nhất là các giáo viên trẻ. - Tuy nhiên hiệu trưởng chưa chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm định hướng gợi ý để Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp lớp xây dựng kết hoạch phối hợp với mình và phát huy được vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp.

- Thực tế cho thấy có những gia đình chỉ liên lạc qua điện thoại là đủ, có những gia đình phải mời ra nhưng có những gia đình phải đi thăm.Do đó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tùy tình hình mà phối hợp thực hiện nhưng phải chú trọng 2 hình thức là mời ra trường và về thăm tại gia đình.

4.2 Phân tích thực trạng

- Theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng phối hợp giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh và thông qua những biện pháp nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngay từ đầu năm đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngay từ đầu năm đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu sâu sắc đối tượng học sinh và khả năng, học tập, tâm tư, nguyện vọng về đời sống sinh hoạt của học sinh ở nhà. Đây là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch năm học của lớp cũng như kế hoạch phói hợp với cha mẹ học sinh. Một điệm thuận lợi của giáo viên chủ nhiệm là hầu hết các lớp hiệu trưởng đều phân công các giáo viên chủ nhiệm theo lên từ lớp 6. Qua đó giáo viên chủ nhiệm hiểu rất rõ từng học sinh cũng như gia đình học sinh ở lớp mình.

- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các cuộc họp cha mẹ học sinh với những nội dung thiết thực nhằm đảm bảo được quyền của cha mẹ học sinh thống nhất với cha mẹ học sinh về việc giáo dục con em mình ở trong và ngoài nhà trường. Đây là dịp tốt để giáo viên chủ nhiệm trao đổi thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh và cũng là dịp để giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ hướng dẫn cha mẹ học sinh về cách thức quản lý con em mình ở gia đình. Trên cơ sở đó cha mẹ học sinh có

thể nhận thức đầy đủ và sâu sắc về trách nhiệm phối hợp với nhà trường. Tuy nhiên, đối với các giáo viên chủ nhiệm trẻ chưa có kinh nghiệm khi thực hiện nội dung này bởi các giáo viên chủ nhiệm mới ngại nói trước những cha mẹ học sinh hầu hết là lớn tuổi hơn mình nhiều.

- Đối với việc mời gia đình ra tiếp xúc tại trường hoặc đi thăm tại gia đình học sinh giáo viên chủ nhiệm thường thiếu sự chuẩn bị tốt về nội dung trao đổi cách giao tiếp chủ yếu là nêu lên những khuyết điểm của con em họ than phiền quá nhiều về học sinh mà chưa nêu được những điểm tốt trong nhân cách của học sinh hoặc chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao học sinh học yếu kém vi phạm nội quy để phối hợp gia đình tìm biện pháp tháo gỡ để giúp các em tiến bộ. Từ đó làm giảm đi rất nhiều kết quả phối hợp giáo dục học sinh.

- Qua phân tích trên cho ta thấy rằng giáo viên chủ nhiệm thực hiện quan hệ phối hợp với gia đình học sinh còn hạn chế chưa có định hướng và tạo điều kiện cụ thể để Ban đại diện ở lớp hoạt động chưa phát huy được vai trò của ban đại diện ở cấp lớp và việc thăm gia đình đạt là còn rất ít.

4.3 Đề xuất giải pháp

- Trước hết hiệu trưởng phải làm rõ cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh là cơ sở đầu mối quan trọng nhất trong sư phối hợp giữa gia đình và học sinh.

- Hiệu trưởng phải đề ra những quy định cụ thể, thống nhất, phù hợp để giáo viên chủ nhiệm thực hiện các hình thức phối hợp với gia đình học sinh có nề nếp.Đây là những yêu cầu tối thiểu mà giáo viên chủ nhiệm ở các lớp phải đạt được.Nội dung này sẻ có thể gồm: Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện ở các lớp, kế hoạch thu chi xây dựng quỹ hội, lịch họp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lịch dự một số tiết sinh hoạt của lớp...

- Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị tâm lý trước khi gặp và tiếp xúc với cha mẹ học sinh, thái độ, sự tự tin, biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm ...

- Mở các chuyên đề giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm ... về kinh nghiệm của các giáo viên phối hợp với gia đình để giáo viên học tập.

- Tăng cường thăm gia đình đạt 20%.

- Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh bằng nhiều hình thức.

Một phần của tài liệu Tổng thu hoạch quản lý-PHT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w