Như vậy, yêu cầu phát triển của Đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra chongành Giáo dục & Đào tạo nói chung, cho mỗi ngành học, bậc học, mỗi nhà trường nói riêng và đặc biệt cho mỗi cán
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Thế kỷ 21, một thế kỷ mà khoa học Công nghệ đang phát triển với tốc độ
“Siêu tốc” trong những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành, phát triển kinh
tế tri thức và làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất, tinh thần của xã hội loàingười Việt Nam đất nước ta cũng đang hoà mình cùng cộng đồng thế giới trong
xu thế phát triển hiện nay
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt mục tiêu: “Đưa Đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại…”
Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Đại hội Đảng cũng đã
khẳng định: “Phát triển Giáo dục & Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”
Giáo dục và chất lượng Giáo dục đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm,
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Phải làm cho Giáo dục – Đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu…”, để đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá Đất nước Để đạt được mục tiêu chung
của ngành là: “Phát triển Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Chiến lược đào tạo của nhà trường hiện nay là đào tạo ra những con người sáng tạo theo phương châm: “Dạy biết – dạy làm – dạy làm người – dạy hoà nhập”.
Như vậy, yêu cầu phát triển của Đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra chongành Giáo dục & Đào tạo nói chung, cho mỗi ngành học, bậc học, mỗi nhà
trường nói riêng và đặc biệt cho mỗi cán bộ quản lý Giáo dục câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng Giáo dục & Đào tạo, đặc biệt là chất lượng Dạy và học trong mỗi nhà trường?
Hơn ai hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục phải nắm vữngnhững vấn đề cốt lõi có định hướng này nhằm phối hợp với các lực lượng trongtrường và ngoài xã hội tạo ra những sản phẩm đúng mẫu, đúng yêu cầu của Đấtnước Những sản phẩm này lại phụ thuộc chặt chẽ vào chất lượng lao động sưphạm của người thầy
Trang 2Là người quản lí tổ toán - lí, người giáo viên đã nhiều năm ở trường THCS,tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bên cạnh việc đổi mới nộidung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống cơ chế quản lý giáodục, chúng ta cần đổi mới biện pháp đào tạo, trong đó chú trọng công tác bồidưỡng giáo viên nhất là nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi.
Khi bàn đến vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng viết: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường,
là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy người thầy giáo phải không ngừng vươn lên rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt
để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”.
Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của nước ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên đều trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách, phẩm chất để hoàn thành xứ mạng của mình”
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương Đại hội Đảng khoá VIII đã nêu:
“Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Vì vậy: Phải nâng cao năng lực và phẩm
chất cho đội ngũ giáo viên
Như vậy, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhất là công tác bồidưỡng giáo viên giỏi là một trong những việc làm vô cùng cần thiết, vô cùng quantrọng nhằm đáp ứng được sự phát triển của giáo dục trước những thử thách mới,đồng thời cũng là yêu cầu đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở mỗi nhà
trường Bởi, có “Thầy giỏi thì mới có trò giỏi”, có “Thầy giỏi thì chất lượng giáo dục mới nâng cao”.
Đặc biệt đối với trường THCS Tân Phú, một trường trọng tâm của ngànhGiáo dục huyện Thới Bình, đóng trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh
Cà Mau Trong những năm qua chất lượng dạy và học tuy có đạt được một sốthành tựu đáng kể, song so với yêu cầu của su thế phát triển hiện nay thì đang rấtcần có những biện pháp mới để tạo ra sự chuyển biến tích cực, cơ bản về chấtlượng dạy và học
Chính vì thế, một trong những biện pháp mà tôi cùng Ban lãnh đạo trườngTHCS Tân Phú xác định là vô cùng quan trọng và cấp thiết, đó là công tác xâydựng đội ngũ giáo viên giỏi tạo động lực thúc đẩy cho chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường Chính điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Các biện pháp
chỉ đạo nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Tân Phú”
2 Mục đích nghiên cứu.
Trang 3Tôi muốn giúp Ban lãnh đạo nhà trường tìm ra các biện pháp thiết thực, cụthể, hiệu quả để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi nhằm nângcao chất lượng đội ngũ giáo viên, để từ đó nâng cao chất lượng dạy và học củatrường THCS Tân Phú trong giai đoạn phát triển hiện nay.
3 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ởtrường THCS Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu các cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡnggiáo viên giỏi ở trường THCS
- Điều tra thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS TânPhú
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp đểchỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS TânPhú
- Đọc tài liệu tham khảo
- Phân tích nhận xét các quan điểm từ đó rút ra quan điểm riêng của bảnthân
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1 Phương pháp quan sát.
Thường xuyên quan sát việc thực hiện giờ giấc lên lớp, nề nếp học sinhcũng như đi thăm lớp và dự giờ các lớp để nắm bắt được tình trạng sức khoẻ,phong cách chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp, ý thức phấn đấu của từng giáoviên
6.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Trang 4Nghiên cứu hồ sơ lý lịch, hồ sơ chuyên môn của từng giáo viên, kết hợp vớinhững nhận xét đánh giá của các đồng chí trong Ban lãnh đạo nhà trường để nắmbắt được hoàn cảnh gia đình, ý thức công tác cũng như chuyên môn, nghiệp vụ củatừng giáo viên.
6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Về bồi dưỡng giáo viên giỏi trong công tác quản lý trường THCS qua mỗithời kỳ và từng năm học
6.2.4 Phương pháp trao đổi.
Phương pháp này giúp cho người quản lý và giáo viên có sự cởi mở, thôngcảm và hiểu biết lẫn nhau Phương pháp này giúp người quản lý động viên hoặcnhắc nhở người giáo viên thực hiện tốt công việc được giao Đồng thời phươngpháp này cũng đòi hỏi người quản lý phải có những biện pháp tổ chức quản lý tạođiều kiện thuận lợi Động viên khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng của độingũ giáo viên
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Một vài khái niệm về quản lý.
1.1 Khái niệm về quản lý.
Quản lý hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, mongmuốn phát triển xã hội phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản đólà: Sức lao động, tri thức và quản lý
Quản lý là một khoa học sử dụng tri thức tổng hợp của nhiều môn khoa học
tự nhiên và xã hội nhân văn Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn ngoan vàtinh tế cao để đạt tới mục đích
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể nhằm điều khiển, hướng dẫncác quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu,đúng ý chí của người quản lý, phù hợp với quy luật khách quan
1.2 Khái niệm về quản lý Giáo dục.
Chúng ta đã biết quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủđích của chủ thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạtđược mục tiêu của tổ chức, làm tổ chức vận hành tiến lên một trạng thái mới vềvật chất
Nhìn một cách tổng quát, quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy uật của những người làm công tác quản lý giáodục để làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dụccủa Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầukinh tế xã hội đổi mới và phát triển để đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiếntiến lên trạng thái mới về chất lượng thông qua việc thực hiện các Chức năng quản
lý giáo dục Vậy, quản lý giáo dục là quản lý hoạt động của người dạy, người học
và quản lý hoạt động của các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việcthực hiện các kế hoạch và chương trình Giáo dục – Đào tạo, nhằm đạt được cácmục tiêu Giáo dục – Đào tạo đã dự kiến Quản lý Giáo dục là loại hình quản lý vìmục tiêu giáo dục có tính chất tổng hợp cao Nội dung Giáo dục trải rộng trênnhiều lĩnh vực: Xã hội, kinh tế, khoa học, tư tưởng, văn hoá…
Quản lý Giáo dục trước hết là quản lý con người mà mỗi con người là mộtthế giới nội tâm đa dạng, phong phú Vì vậy, người quản lý ngoài những hiểu biết
về tâm lý xã hội phải có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý và phảibiết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các nguyên tắc, phương pháp quản lý và quản lýGiáo dục vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật
1.3 Quản lý hoạt động Dạy – Học.
Trang 6Quản lý hoạt động dạy – học là một trong những nội dung quan trọng củangười làm công tác quản lý giáo dục.
Dạy học là một hệ thống toàn vẹn, một cấu trúc chặt chẽ gồm các yếu tố tácđộng qua lại lẫn nhau Các yếu tố này gồm thầy và hoạt động dạy, trò và hoạt độnghọc; mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp tổ chức và kết quả dạy – học
Giữa các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá nhất định
Vì vậy, muốn quản lý tốt quá trình dạy – học và làm cho nó phát triển tối
ưu, nhà quản lý cần quan tâm tới tất cả các yếu tố của quá trình này cũng như cácđiều kiện để các yếu tố có hiệu quả tối ưu
1.4 Vấn đề bồi dưỡng Giáo viên giỏi trong công tác quản lý.
Bậc THCS là: “Bậc học thứ hai của hệ thống Giáo dục quốc dân…” (Điều
2, luật phổ cập Giáo dục Tiểu học) Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ xây dựng vàphát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hìnhthành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xãhội chủ nghĩa
“Bậc Tiểu học tạo cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học tiếp theo, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách Những
gì thuộc về tri thức và kỹ năng, hành vi và cá tính người được hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại” Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêucủa Giáo dục là truyền thụ trí thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng nhâncách cho người học
Tiêu chuẩn chung của Nhà giáo trong luật giáo dục đã ghi:
+ Đạt phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ
+ Đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn hay có trình độ chuẩn bị được đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
+ Lý lịch bản thân rõ ràng
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng
định: “Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức đủ tài”.
Đặc biệt giáo dục Tiểu học “Là bậc học nền tảng”, giáo viên Tiểu học
không phải là người dạy theo từng phân môn như giáo viên Trung học cơ sở haycác bậc học, cấp học cao hơn giáo viên Tiểu học vừa đảm nhận tất cả các môn họcvừa làm người phụ trách lớp
Mỗi giáo viên Tiểu học đều có sự ảnh hưởng rộng rãi đến một tập thể họcsinh và mỗi học sinh cũng tiếp nhận sự giáo dục của mỗi giáo viên và tập thể giáoviên Vì vậy, chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục được quy định bởi năng lựcphẩm chất của mỗi giáo viên vào sự phối hợp giáo dục của giáo viên
Trang 7Điều này khiến cho những tác động của giáo viên Tiểu học đến chất lượnggiáo dục mang tính toàn diện sâu sắc.
Chính vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên nên phải tạo động lựccho người dạy, phải xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng tập thể sư phạm vữngmạnh là việc làm cần thiết của người cán bộ quản lý để phát huy hết khả năng tiềmtàng của đội ngũ giáo viên trong trường học
Là cán bộ quản lý tôi thấu hiểu phải thực hiện xuất sắc nội dung, nhiệm vụcủa nhà trường, của người quản lý cũng như nhiệm vụ của giáo viên cũng nhưphải nắm rõ tiêu chuẩn của một đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm như:
1- Nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng, hết lòng
với nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu nguyên lý giáo dục
2- Có ý chí phấn đấu vươn lên, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt cho học sinhnoi theo
3- Có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành Chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, các qui định của ngành, củanhà trường và của địa phương, sự thống nhất ý chí và hành động phải từ mỗi thànhviên trong tập thể sư phạm
4- Đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm mạnh phải có đủ số lượng giáo viên
và cán bộ quản lý, nhân viên theo qui định Đảm bảo trình độ đào tào tạo chuẩnnhư Luật Giáo dục đã qui định Cơ cấu trình độ đào tạo đủ sức dạy các môn giaodục trong chương trình THCS, có cơ cấu độ tuổi đảm bảo ổn định, bền vững Cónhiều giáo viên giỏi là hạt nhân sư phạm của đội ngũ giáo viên
5- Đoàn kết vì mục đích nhiệm vụ trường học Thân ái, hợp tác vì lợi ích
tập thể giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, tạo dựng bầu không khí hiểu biết lẫn nhau,
dư luận lành mạnh và có văn hoá trong trường học
Trang 8CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN GIỎI
Ở TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ
1 Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THCS Tân Phú nằm trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình,tỉnh Cà Mau Đây là một xã đặc biệt khó khăn có tỉ lệ số dân là người dân tộcthiểu số cao của huyện được hưởng chế độ trong chương trình 135 của Chính Phủđến tháng 12 năm 2008 và đã vươn lên thoát nghèo năm 2009, chủ yếu ngànhnghề phát triển kinh tế bằng nuôi trồng thuỷ hải sản và buôn bán nhỏ, tiềm năngkinh tế đang trên đà phát triển đi lên Nơi đây còn có khu di tích đền thờ VuaHùng Trường còn nằm ở vị trí trung tâm thương mại của xã và nằm trên Quốc Lộ
63, từ thành phố Cà Mau qua thị trấn Vĩnh Thuận Tới thành phố Rạch Giá tỉnhKiên Giang
Người dân Tân Phú cởi mở, chân thật, giàu lòng nhân ái vị tha, có ai đếnChợ Hội Tân Phú chắc sẽ không quên những tình cảm mặn mòi mà người dân nơiđây dành trao
Trường THCS Tân Phú được thành lập năm 1978, tính đến nay đã tròn 32năm Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Tân Phú và của các cấplãnh đạo, cơ sở vật chất của nhà trường đã dần đi vào ổn định Trường mới được tusửa và xây mới nên rất khang trang, sạch đẹp với khuôn viên rộng hơn 2000 m2,trường có 22 phòng học và đang khởi công xây dựng 02 phòng chức năng Trường
có sân chơi cho học sinh, có nhiều cây xanh, cây cảnh, quang cảnh xung quanhthích hợp với đặc điểm tam sinh lý học sinh THCS Trường đang được các cấp đầu
tư để đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010-2015 Vì thế phụ huynh học sinh rất yêntâm gửi gắm con em mình cho nhà trường Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viêncủa nhà trường là 56 đồng chí Trong đó:
+ Ban lãnh đạo : 2 đồng chí
+ Giáo viên trong biên chế : 50 đồng chí
+ Giáo viên hợp đồng : 01 đồng chí
+ Công nhân viên : 03 đồng chí
Cùng với sự phát triển của địa phương, trường THCS Tân Phú cũng ngàymột hoàn thiện và từng bước khẳng định được vị thế của mình, tạo được uy tín vớinhân dân Ngay từ những năm đầu, trường đã tham gia chương trình thực hiện đổimới phương pháp giáo dục và tích cực thực hiện việc đổi mới chương trình sáchgiáo khoa mới chương trình tiểu học năm 2000 từ năm học 2001 – 2002
Trường THCS Tân Phú đã 5 năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấphuyện, đã 2 lần đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, học sinh trường luônchăm ngoan học giỏi trong 10 năm liền trường đều có học sinh giỏ cấp tỉnh, đặcbiệt năm học 2007-2008 trường có 1 học sinh đạt giải ba vòng khu vực môn văn
Trang 9hay chữ tốt, đến đầu tháng 3 năm 2010, năm học 2009-2010 trường có 3 học sinhđạt danh hiệu học sinh giỏi môn giải toán bằng máy tính Casio 1 giả nhất, một giải
ba, một giải khuyến khích trong đó 1 học sinh được chọn đi thi vòng khu vực và
14 học sinh thuộc các môn văn hóa khác được chọn vào đội tuyển học sinh giỏivòng huyện tham gia vòng tỉnh, ngoài ra học sinh của trường còn tích cực thamgia và đạt các giải cao trong các phong trào thi đua do ngành cũng như địa phươnghay Hội đồng đội huyện tổ chức
2 Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng giáo viên giỏi của trường.
So với các trường THCS trong huyện thì giáo viên của trường có tuổi đời,tuổi nghề còn trẻ Vì vậy họ rất năng động, sáng tạo và rất yêu nghề Tuy nhiên,nhiều giáo viên đứng lớp được một, hai năm nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm
+ Đã có trên 20 năm tuổi nghề : … đồng chí
* Danh hiệu Giáo viên giỏi:
Trang 10Giỏi Khá Trung bình Yếu
+ 6 học sinh đạt giải ba, 12 đạt giải khuyến khích cấp huyện
+ 3 học sinh đạt giải ba cấp tỉnh, 2 học sinh đạt giải khuyến khích cấp tỉnh
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 56 GIÁO VIÊN QUA PHIẾU
+ 55% giáo viên nhất trí lấy ở quỹ khuyến học
+ 30% giáo viên nhất trí lấy ở quỹ hỗ trợ giáo dục
+ 15% giáo viên nhất trí lấy kinh phí của giáo viên được bồi dưỡng
Trang 11Câu 3:
+ 76% giáo viên chọn hình thức học tại chức
+ 24% giáo viên chọn hình thức đào tạo từ xa
Câu 4:
+ 15% giáo viên cho rằng nếu tham gia cũng không ảnh hưởng
+ 29% giáo viên cho rằng nếu tham gia học tập sẽ ảnh hưởng đến việcchăm sóc gia đình
+ 16% giáo viên cho rằng nếu tham gia học tập sẽ ảnh hưởng đến kinh tếgia đình
* Đánh giá chung:
Qua các số liệu trên cho ta thấy: Chất lượng đội ngũ cũng như đội ngũ Giáoviên giỏi và chất lượng học sinh giỏi cần phải được nâng cao, tỉ lệ học sinh yếucần hạ thấp Có như vậy nhà trường mới khẳng định được vị thế của mình trongnhiệm vụ mà đảng, nhà nước cũng như ngành giao phó, mới tạo được uy tín trongnhân dân, phát triển ngang tầm với trường bạn
Tuy nhiên, điều đáng lạc quan ở đây là đội ngũ Giáo viên của trường đãđược chuẩn hoá về mặt đào tạo, phần lớn giáo viên còn rất trẻ, đặc biệt họ có nhucầu rất cao là được bồi dưỡng để trở thành giáo viên giỏi
Vì vậy, nếu gặp môi trường sư phạm tốt, được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
có phương pháp có kế hoạch chắc chắn đội ngũ Giáo viên giỏi sẽ tăng cả về sốlượng và chất lượng Đó sẽ là tiền đề để nâng cao chất lượng Dạy và học
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Tôi cùng Ban lãnh đạo nhàtrường, phải tích cực quản lý, tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng đội ngũ để có độingũ giáo viên nòng cốt, ngày càng có thêm nhiều Giáo viên giỏi, góp phần nângcao chất lượng dạy và học của trường
Chính vì thế, Tôi và Ban lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và cùng thốngnhất áp dụng các biện pháp chỉ đạo, tiên quyết để nâng cao chất lượng đội ngũ,đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện ở nhà trường Trong đó chú trọng “Các biện pháp chỉ đạo nâng caochất lượng bồi dưỡng giáo viên giỏi” lực lượng nòng cốt của trường
Trang 12Để làm tốt được nhiệm vụ của người quản lý đã được Luật Giáo dục quiđịnh, bản thân người quản lý phải phấn đấu trở thành nhà quản lý thực thụ, nhà sưphạm tiêu biểu cho đội ngũ giáo viên, giữ được vai trò lãnh đạo và uy tín cá nhântrong điều hành các hoạt động trong nhà trường.
Vì thế, bản thân người quản lý (Ban lãnh đạo nhà trường) phải phấn đấu trởthành nhà quản lý thực thụ, nhà sư phạm tiêu biểu trong các lĩnh vực:
+ Người lãnh đạo phải là tấm gương tiêu biểu trong lối sống; trong rènluyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng; quan điểm lập trường vững vàng,kiên định trong việc đổi mới công tác GD hiện nay
+ Tự học, tự bồi dưỡng và khẳng định được năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của mình trước tập thể sư phạm
+ Gần gũi chia sẻ, cảm thông với đội ngũ giáo viên trong công tác cũng nhưđời sống thường nhật
+ Tạo điều kiện và kích thích nhu cầu vươn lên trong tập thể sư phạm, cóbiện pháp quản lý hành chính, quản lý kế hoạch, quản lý bằng thi đua, khenthưởng…
- Về nhận thức: Ban lãnh đạo thấy được việc bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ của giáo viên vừa là trách nhiệm của giáo viên vừa là trách nhiệm củalãnh đạo, làm sao trong mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập văn hoá, bồidưỡng nghiệp vụ, rèn luyện ý thức đạo đức tác phong để đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao theo tiêu chuẩn qui định về người giáo viên tiểu học tại điều 32 Điều lệtrường Tiểu học năm 1994 bộ GD và theo luật GD năm 2005 nói về nhiệm vụGiáo viên Tiểu học như sau:
“Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện ý thức đạo đức tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xu thế đổi mới và phát triển hiện nay”.
1.2 Giải pháp về phân công đội ngũ cho từng khối
Phân công đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với năng lực, sở trường cũng
là một trong những yếu tố cơ bản Bởi, phân công phù hợp sẽ tạo động lực đểngười giáo viên phát huy được hết vai trò của mình trong công tác và giảng dạy
Từ nhận định đó, nhà quản lý phải có kế hoạch phân công cụ thể, đánh giá đượcđúng khả năng của từng giáo viên Cụ thể là những giáo viên có chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thì phân công vào vịtrí tổ trương chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm sinh hoạt cùng giáo viên trẻtrong môn, trong khối Như vậy, giáo viên có kinh nghiệm sẽ thường xuyên giúpgiáo viên trẻ, tạo điều kiện cho lớp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo, đột phátrong phong cách giảng dạy, tạo đà cho lớp giáo viên có kinh nghiệm nhanh chóngtiếp cận với phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo phương tiện dạyhọc hiện đại
* Sự phân công cụ thể của đội ngũ Giáo viên trường THCS Tân Phú:
Trang 13Trình độ đào tạo
Sức khoẻ
Thâm niên
3 Đ/c > 15 năm
2 Đ/c = 10 năm
12 Đ/c < 10 năm Tổ
1 Đ/c > 10 Năm
9 Đ/c < 10 năm
1.3 Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Bất kể trong lĩnh vực công tác nào việc xây dựng kế hoạch là hết sức quantrọng Trong quản lý nhà trường việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ Giáoviên cũng hết sức quan trọng Vì thế, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Giáo viêncần phải dựa trên thực trạng của đội ngũ, dựa vào nhu cầu phấn đấu nỗ lực củatừng GV, từ đó cụ thể hoá thành những yêu cầu trong kế hoạch của nhà trườngnhư:
+ Phải thường xuyên dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng cho giáo viên (ít nhất: tổtrưởng 4 tiết/giáo viên/ năm; Ban lãnh đạo 1 tiết/giáo viên/năm)
+ 100% giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,chính trị hè do ngành và các ban ngành phối hợp tổ chức
+ 100% giáo viên phải đạt trình độ chuẩn trở lên và phải tiếp tục học nângcao trên chuẩn do các trường, đại học trong và ngoài tỉnh tổ chức
+ 100% giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
+ Mỗi tổ chuyên môn phải thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, trao đổi,học tập kinh nghiệm để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong giảng dạy
+ GV phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh đặcbiệt, giảm tỉ lệ học sinh yếu xuống mức thấp nhất
+ GV giỏi phải có tỉ lệ HS giỏi cao trong các kỳ thi, phải có kế hoạch bồidưỡng học sinh giỏi, chọn ra được đội ngũ học sinh giỏi từ lớp 6 đến lớp 9 Có kế
Trang 14hoạch phụ đạo học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Giảm dần số học sinhyếu xuống tỉ lệ thấp.
+ Phân cấp chỉ tiêu cụ thể cho từng khối, đối với tổ trưởng chuyên mônphải phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên
1.4 Xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng cho giáo viên.
Tổ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các biệnpháp bồi dưỡng do cán bộ quản lý đề ra
Muốn nâng cao chất lượng Giáo dục trong nhà trường thì cần phải quan tâmtới mọi mặt, đặc biệt là chất lượng Dạy và học Bằng kinh nghiệm vốn có của mỗiGiáo viên, bên cạnh việc tự học hỏi, tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn thìviệc học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp là hết sức cần thiết Trong các buổi sinhhoạt chuyên môn, giáo viên cùng nhau thống nhất về nội dung chương trình, cùngtrao đổi để mạnh dạn đề xuất những ý tưởng mới về phương pháp dạy học, hìnhthức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp Việc sửdụng đồ dùng một cách hiệu quả để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức của bàihọc từ đó vận dụng những kiến thức đã học một cách tích cực, sáng tạo, nâng caodần chất lượng học tập, giảng dạy trong nhà trường Các tổ chuyên môn sinh hoạtđịnh kỳ vào chiều thứ năm sau tiết 3 hàng tuần, phân nhóm các Giáo viên phụtrách cùng môn, cùng khối để thảo luận Thảo luận những hoạt động, biện pháp cảitiến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, những tiết dạy khó, những tiết ôntập…
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, từng giáo viên phụ trách môn phảitrình bày phương án dạy của từng bài đã được chuẩn bị, các đồng chí khác trongnhóm sẽ góp ý, bổ sung, cuối cùng thống nhất chung về phương pháp dạy của bài
đó Trong quá trình thông qua giáo án, mỗi tổ đều chú trọng nêu lên những nộidung mở rộng, những biện pháp hay có tính khả thi có thể đáp ứng cho cả đốitượng khá, giỏi Đồng thời cũng hết sức chú ý tới đối tượng học sinh yếu kém
Các tổ chuyên môn bám sát vào mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học,lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất Khi các tổ, nhóm chuyên môn hoạtđộng có hiệu quả thì chất lượng giáo dục sẽ nâng lên Ngược lại, chất lượng giáodục được nâng lên sẽ thúc đẩy các hoạt động phát triển, giáo viên sẽ hứng thú say
mê với nghề nghiệp, gắn bó với tập thể
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyênmôn do Sở Giáo dục & Đào tạo Cà Mau, Phòng Giáo dục huyện Thới Bình tổchức Tổ chức tập huấn, thăm lớp dự giờ các giáo viên có kinh nghiệm về đổi mớiphương pháp dạy học trong nhà trường, ở trường bạn… để trao đổi học tập
Tổ chức các chuyên đề ít nhất 4 chuyên đề/ tổ/ năm để giáo viên trongtrường, trong tổ vừa dạy vừa rèn luyện tay nghề, vừa trao đổi cụ thể những tiết dạy
đó Đặc biệt, nhà trường còn mời các chuyên viên của phòng Giáo dục về dự giờ
và góp ý kiến để các tiết dạy theo chuyên đề thêm hiệu quả Thông qua các tiết,các chuyên đề này giúp giáo viên ngày càng nắm vững nội dung, kiến thức trọngtâm, đặc trưng của bộ môn… nhất là với chương trình đổi mới sách giáo khoa nhưhiện nay