Tiết 15: §10 CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC

Một phần của tài liệu giao an dai 8 2016 (Trang 37 - 39)

D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

Tiết 15: §10 CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC

Ngày soạn:28/09/2015.

Ngày dạy:.../.../...tại lớp:...sỹ số HS:...vắng:...

1. Mục tiêu.

a) Về kiến thức.

- HS hiểu được khái niệm đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

b) Về kỹ năng.

- HS biết được khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B, thực hiện đúng phép chia đơn thức cho đơn thức (Chủ yếu trong trường hợp chia hết).

c) Về thái độ.

- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận, chính xác.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị của GV.

- Giáo án, bảng phụ.

b) Chuẩn bị của HS.

- Làm BT về nhà, đọc trước bài mới.

3. Phương pháp giảng dạy.

- Vấn đáp, thuyết trình.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình bài dạy.

a) Ổn định tổ chức lớp học. (1 ph) b) Kiểm tra bài cũ. (10 ph)

- Phân tích đa thức thành nhân tử: x3+2x2 – 2x – 12.

ĐVĐ:

GV:ở lớp 6 và lớp 7 ta đã định nghĩa về phép chia hết của 1 số nguyên a cho một số nguyên b.

? Em hãy nhắc lại định nghĩa 1 số nguyên a chia hết cho 1 số nguyên b?

GV: Chốt lại: Cho 2 số nguyên a và b trong đó b0. Nếu có 1 số nguyên q sao cho a = b.q Thì ta nói rằng a chia hết cho b (a là số bị chia, b là số chia, q là thương).

GV: Đối với trường hợp A, B là hai đa thức, ta cũng có tương tự:

Cho 2 đa thức A & B , B ≠0. Nếu tìm được 1 đa thức Q sao cho A = Q.B thì ta nói rằng đa thức A chia hết cho đa thức B. A được gọi là đa thức bị chia, B được gọi là đa thức chia Q được gọi là đa thức thương ( Hay thương)

Kí hiệu: Q = A : B hoặc Q = A

B (B  0)

c) Dạy nội dung bài mới.

TG G

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

15'

HĐ1: Quy tắc.

GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.

HS: Nhắc lại.

GV: Yêu cầu HS làm ?1. Hướng

1. Quy tắc.

dẫn HS chia phần hệ số cho hệ số, chia phần biến cho phần biến.

HS: Thực hiện.

GV:Chốt lại: Khi chia đơn thức 1 biến cho đơn thức 1 biến ta thực hiện chia phần hệ số cho phần hệ số, chia phần biến số cho phần biến số rồi nhân các kq lại với nhau.

GV: yêu cầu HS làm ?2.

Các em có nhận xét gì về các biến và các mũ của các biến trong đơn thức bị chia và đơn thức chia?

HS: Trả lời và thực hiện phép chia

GV: Nhận xét: Trong các phép chia ở trên ta thấy rằng:

+ Các biến trong đơn thức chia đều có mặt trong đơn thức bị chia.

+ Số mũ của mỗi biến trong đơn thức chia không lớn hơn số mũ của biến đó trong đơn thức bị chia.

 Đó cũng là hai điều kiện để đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

HS: Đọc nhận xét.

GV: Vậy từ ?1 và ?2 ta rút ra được quy tắc chia hai đơn thức ntn? HS:Phát biểu qui tắc. a) x3 : x2 = x3 – 2 = x b) 15x7 : 3x2 = (15 : 3)( x7: x2 ) = 5x5 c) 20x5 : 12x = (20 : 12)( x5: x) = 5 3 x4 ?2 a) Tính 15x2y2 : 5xy2 15x2y2 : 5xy2 = (15:5)(x2: x)(y2:y2) = 3x b)12x3y: 9x2 = (12: 9)(x3: x2)( y:1) = 4 3 xy * Nhận xét:

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A và số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A. * Quy tắc:(SGK – 26) 8' HĐ2: Áp dụng. GV: Yêu cầu HS làm ?3. HS: Thực hiện. GV: Hướng dẫn HS câu b: Thực hiện phép tính chia trong biểu thức P, sau đó thay giá trị của x và y vào biểu thức vửa tìm được rồi tính.

HS: Thực hiện.

GV: Chốt lại:

- Khi phải tính giá trị của 1 biểu thức nào đó trước hết ta thực hiện các phép tính trong biểu thức đó và rút gọn, sau đó mới thay giá trị của biến để tính ra kết quả bằng

2. Áp dụng.?3 ?3 a) 15x3y5z : 5x2y3 = 3xy2z b) P = 12x4y2 : (-9xy2 ) = 4 3  x3

Thay x = -3 vào biểu thức trên ta có : P = 4 3  x3 = 4 3  ( -3 )3 = 4 3  (-27 ) = 36

số.

- Khi thực hiện một phép chia luỹ thừa nào đó cho 1 luỹ thừa nào đó ta có thể viết dưới dạng dùng dấu gạch ngang cho dễ nhìn và dễ tìm ra kết quả.

d) Củng cố, luyện tập. (10 ph)

- Hãy nhắc lại qui tắc chia đơn thức cho đơn thức.

- Với điều kiện nào để đơn thức A chia hết cho đơn thức B. - Làm bài tập 60, 61 SGK.

e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 ph)

- Làm các bài tập 59, 62 SGK. - Đọc trước bài §11.

5. Rút kinh nghiệm giờ dạy.

... ... ...

Một phần của tài liệu giao an dai 8 2016 (Trang 37 - 39)

w