Mục đích chọn đề tài này nhằm đưa ra các phương pháp, biện pháp cụ thể để cho giáo viên giúp trẻ hình thành cho trẻ có kỹ năng sống, tự phục vụ cho bản thân ngay từ lúc nhỏ. Mời các bạn tham khảo
Trang 1MỤC LỤC
A Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài ………02
2 Mục đích nghiên cứu……… 03
3 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 03
4 Đối tượng nghiên cứu……… 03
5.Phương pháp nghiên cứu……… 04
6 Phạm vi nghiên cứu……….04
B Phần nội dung:……… 04
Chương 1 Cơ sở lý luận ……….05, 06 Chương 2 Thực trạng của vấn đề……… 07
2.1 Thuận lợi……… 07
2.1 Khó khăn ………07, 08 Chương 3 Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề……… 07
Biện pháp 1: Giúp bé có cảm giác thích thú mỗi khi giao tiếp ……….09, 10 Biện pháp 2 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá……… 10
Biện pháp 3: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: 11, 12 Biện pháp 5.Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới: 13
Biệnpháp 6 Thông qua các họat động vui chơi: ………13
Biện pháp 7.Thông qua các hoạt động lễ hội:……… 14
Biện pháp 8 Cho trẻ được tư do và hành động theo suy nghĩ của trẻ:………14
Biện pháp 9.Luôn thay đổi môi trưòng chơi cho trẻ ………15
Chương 4: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………14
C Kết luận, đề xuất và kiến nghị……….15
D Phụ lục……… 20
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đấtnước về trước mắt cũng như lâu dài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Nghịquyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển Giáo dục -Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để pháttriển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có
đủ tài, đức, bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thếgiới, hình thành những công dân có ích cho xã hội; vì vậy Giáo dục là sự nghiệpcủa toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội Các cấp Đảng ủy, chính quyền, các banngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có tráchnhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo của đất nước
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vôcùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền
tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có tính quyết định đến thể
lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời Tuổi thơ
ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông bà,cha mẹ Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non
để học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động
xã hội Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 sốthời gian trẻ thức trong ngày Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông
Trang 3đúc có nề nếp, ngoan ngoãn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như
ở gia đình, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp
Thông thường giáo viên tuy đã đi học ở trường Sư phạm về sự cần thiết phảixây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâmsinh lý lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc dạy trẻnhững hoạt động học mà không chú ý đến việc rèn nề nếp, thói quen tự phục vụ
cho trẻ Thực tế hiện nay cho thấy, trẻ em Việt Nam vẫn còn thiếu các kỹ năng
sống cần thiết Vì vậy, việc trang bị văn hoá và kỹ năng sống đó đến lúc cần songhành với nhau Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt làlứa tuổi mầm non hiện nay Làm thế nào để trẻ biết cách đối phó với những khókhăn trong cuộc sống hằng ngày Biết cách tự bảo vệ bản thân khi không có cha
mẹ, người lớn bên cạnh
Với nhiệm là người cán bộ quản lý phụ trách ngành học mầm non, tôi luôn trăn trở,suy nghĩ trước các vấn đề cấp bách của xã hội Tôi thiết nghĩ mình nên làm mộtviệc gì đó cho những mầm xanh tương lai của đất nước Chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài “ Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” nhằm đề ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên thực
hiện để giúp các cháu có được những kỹ năng sống cần thiết đúng với lứa tuổimình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi chọn đề tài này nhằm đưa ra các phương pháp, biện pháp cụ thể
để cho giáo viên giúp trẻ hình thành cho trẻ có kỹ năng sống, tự phục vụ cho bảnthân ngay từ lúc nhỏ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với nhiệm vụ này tôi muốn nói về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻngay từ khi trẻ mới bước vào trường thông qua việc quan sát theo dõi quá trìnhthực hiện trẻ, từ đó hướng dẫn cho trẻ thực hiện được tốt hơn
4 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4Một số biện pháp giúp giáo viên rèn kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầmnon
5 Phương pháp nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài này tôi đã lựa chọn phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích , tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6 Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống cho tất cả học sinh Trường Mầm non Hoạ Mi trongnăm học 2013 – 2014
Trang 5
B PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận
Thạc sỹ - chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy đã dành nhiều thời gian để
nghiên cứu hành vi của trẻ, nhận định “Trẻ sẽ tự định hình nhân cách một cách tự nhiên, tuy nhiên, nếu được tham gia những khóa học về kỹ năng sống, trẻ sẽ tự lập,
tự tin hơn và dĩ nhiên, bé sẽ hòa nhập tốt hơn”
Vậy kỹ năng sống là gì ? Kỹ năng sống chính là những kỹ năng tinh thần hay những kỹ năng tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộcsống Kỹ năng sống còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm
lý xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống có nhiều thách thức cũng như nhiều cơ hội trong thực tại
Hay nói cách khác : Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vilành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày Cuộc sống bây giờ phức tạp, có rất nhiều sự việc đã xảy ra cho trẻ em ở lứatuổi mầm non như việc cô giáo mầm non ép trẻ ăn một cách tàn bạo, hay cô giáođánh trẻ em khi các cháu không nghe lời Thực tế hiện nay cho thấy chúng ta phảithừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát hơn, lém lĩnhhơn Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu không dám nói lên những điều trẻthích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể, giao tiếp với người lớn theosuy nghĩ của mình Vì thế, nếu không rèn kỹ năng sống cho trẻ sóm thì trẻ sẽkhông mạnh dạn, tự tin đối mặt với những thử thách của cuộc sống sau này Chính
vì vậy không phải đợi trẻ em lớn lên mới cho tiếp cận mà sớm cho trải nghiệm, sẽtốt hơn Có thể trải nghiệm dưới những hình thức này, hình thức khác Và mộttrong những con đường dạy các em trải nghiệm là qua giáo dục Hiện tại, giáo dụccủa chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hoá, mà chưa chú trọng đến nhiềunhững khía cạnh hoạt động tinh thần
Một điều rất cần hiện nay là giáo dục cho học sinh một nền tảng sâu hơn vềgiá trị sống và kỹ năng sống Giáo dục về giá trị sống để dạy cho các em biết thế
Trang 6nào là tôn trọng, yêu thương, tự do…Ý thức được những giá trị căn bản này, các
em sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn Cần dạy cho các em nhiều hơn về các
kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi mầm non
Trang 7Chương 2 Thực trạng của vấn đề :
2.1 Thuận lợi
- Bộ giáo dục đã chỉ đạo tăng cường giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sốngcho học sinh Đó là một trong những nhiệm vụ chung của giáo dục mầm non, giáodục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp trong năm học2010-2011
( Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT)
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác
- Trình độ đào tạo của giáo viên đạt chuẩn so với yêu cầu hiện nay
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như đề racác hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho trẻ
- Giáo viên trong lớp luôn có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ với nhautrong công tác chăm sóc giáo dục các cháu
- Một số phụ huynh luôn quan tâm và kết hợp với cô giáo trong việc giáodục các cháu
2.2 Khó khăn :
Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, các em có điều kiện tiếp xúc vớinhiều cái mới thông qua các phương tiện truyền thông như: Phim ảnh, Internet…những giải pháp mà ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai nhằm giáo dục kỹ năngsống cho học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu
- Đa số giáo viên trẻ, mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm chăm sóc, giáodục các cháu một cách hợp lý Chưa biết cách đưa các nội dung giáo dục kỹ năngsống vào các hoạt động cho trẻ một cách hiệu quả
- Giáo viên cũng chưa giúp trẻ hiểu được khi gặp khó khăn thì chúng cầnphải có sự giúp đỡ của người khác để vượt qua
- Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số và một số trẻ mới đi học lần đầutiên nên có đặc điểm tâm lý rụt rè , nhút nhát, không mạnh dạn , tự tin khi giao tiếpvới người lạ
Trang 8- Để nắm được tình hình của các cháu về kỹ năng sống như thế nào, đầunăm tôi triển khai cho giáo viên tiến hành khảo sát các cháu để nắm được tình hìnhthực tế nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời Kết quả như sau:
10% thực hiện tốt15% trẻ thực hiện khá20% trẻ thực hiện ở mức trung bình55% trẻ yếu kém chưa thực hiện được
Đây là một kết quả khảo sát quá thấp so với yêu cầu đặt ra Để giáo dục kỹnăng sống cho các cháu đạt hiệu quả, tôi không chỉ chú trọng vào giáo dục cáckiến thức khoa học mà cần thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách hàihòa, tự nhiên với nhiều phương pháp đa dạng, đủ để các cháu có thể ứng xử phùhợp với những vấn đề trong học tập , sinh hoạt và trong cuộc sống hằng ngày
Trang 9Chương 3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non và thực hiện lời dạy củaBác Hồ đã để lại: Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, Muốn làm được thì trước hếtphải thương yêu trẻ , các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạyđược các cháu, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu mới trở thành người tốt Nhưchúng ta đã biết, trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, ở đó trẻ được học,được chơi, được chăm sóc yêu thương bằng tình yêu của các cô giáo như người mẹhiền Tuy nhiên, không phải cháu nào cũng như nhau: có cháu nhút nhát, có cháuquá hiếu động, có cháu nói ít, có cháu nói nhiều, mỗi cháu mỗi tính ,mỗi nết Song
để trẻ có thể học tập và vui chơi một cách có hiệu quả nhất khi chúng thực sự hứngthú vào hoạt động Trẻ cần được tự do lựa chọn hoạt động mà chúng thích Để làmđược việc này tôi thiết nghĩ rằng trước hết trẻ cần có niềm tin ở chính bản thânmình, vào giáo viên, vào bạn bè và vào môi trường xung quanh để từ đó hình thànhnên những kỹ năng sống cần thiết để trẻ cùng hòa nhập với môi trường xã hội, Và
để thực hiện được điều này tôi đã đề ra những biện pháp để giúp giáo viên rèn chotrẻ những kĩ năng sống phù hợp cho trẻ
Biện pháp 1: Giúp bé có cảm giác thích thú mỗi khi giao tiếp
Hàng tháng trong những buổi họp chuyên môn tôi thường đưa ra những việcchưa thực hiện được để các cô cùng thảo luận Tôi hướng dẫn và gợi ý các cô nêngần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng rầy la khi cháu làm sai Mà ngược lại phải tôntrọng cháu không xem thường những thắc mắc những câu hỏi của cháu
Và không chỉ gợi ý cho các cô bằng lời, tôi đã hành động để các cô nắmvững cách : thường xuyên vào lớp hoặc những giờ sinh hoạt ngoài trời, giờ vuichơi, nói chuyện với trẻ bình thường và gần gũi với các cháu, đặc biệt là các cháulớp 3 tuổi ; Như cháu tên gì? Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?
Sử dụng những câu chuyện đơn giản bằng cách gợi cho cháu trả lời bằngnhững ngôn ngữ bình thường, dần dần các cháu hết bị gò bó, không còn nhút nhát
Trang 10nữa và còn thấy rằng “ cô Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nói chuyện cũng rất giống
mẹ nói chuyện với con”
Tôi thường xuyên nhắc nhở các cô giáo nên hạn chế phân tích những điềuchưa tốt một cá nhân nào đó trước lớp mà chỉ nên giáo dục cháu trên những nhânvật trong truyện Và để giúp bé mạnh dạn cô mời bé đứng lên – xác nhận những
gì cha mẹ kể cho cô nghe và động viên bé kể những việc làm tốt ở nhà Mục đíchcủa cô sẽ đạt rất nhanh, vì bé sẽ rất tự tin những điều cô nói về mình
Đối với trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ, chưa biết diễn đạt nhu cầu củamình qua lời nói, cô hỏi trẻ chỉ biết nhắc lại câu hỏi của cô chứ không biết trả lời Tôi thường xuyên nhắc nhở các giáo viên trong lớp luôn trò chuyện và hỏi trẻ ởmọi lúc mọi nơi Tập cho trẻ nhắc lại câu trả lời theo cô Dần dần trẻ nhớ được tên
cô, tên lớp và và biết cách trả lời một số câu hỏi như : Bố tên gì ? mẹ tên gì ? bốlàm ở đâu?
Biện pháp 2 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá
Đây là một trong những việc làm thường xuyên của người cán bộ quản lý Hằng ngày, tôi thường xuyên kiểm tra đột xuất các lớp trong các giờ sinh hoạt và hoạt động của các lớp xem các kỹ năng sống của các cháu như thế nào Thông qua
đó, tôi nắm bắt được những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng lớp để có biện pháp thích hợp hơn giúp cho giáo viên có biện pháp chăm sóc, giáo dục cháu phù hợp Khi kiểm tra, đánh giá nếu đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu , tôi góp ý và lên kế hoạch kiểm tra lại ngay hoạt động đó và cùng giáo viên hướng dẫn cho các cháu Qua công tác này, tôi kịp thời uốn nắn, nhắc nhở những giáo viên còn thiếu sót, tạocho giáo viên tâm thế thoải mái phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ
Biện pháp 3: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ:
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất quan trọng, đặcbiệt ở vùng nông thôn và con em dân tộc thiểu số Phụ huynh ở vùng nông thônnhận thức về việc chăm sóc giáo dục trẻ còn thấp, chưa chú ý đến việc giáo dục kỹnăng sống cho trẻ Vậy làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan
Trang 11trọng của công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là cần thiết, điềunày đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên trong các nhà trường phải tích cực, tăng cườngcông tác tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học tới toàn thể phụhuynh và cộng đồng, tuyên truyền để họ hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì sựtác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, từ đó họ sẽphối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ
Vì vậy, tôi đã chỉ đạo các lớp tích cực công tác tuyên truyền tới phụ huynh
và cộng đồng về nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ;rèn cho trẻ những
kỹ năng sống phù hợp độ tuổi và có phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học Tôichỉ đạo các các lớp tuyên truyền bằng cách: Lập sổ kế hoạch tuyên truyền, viết bàituyên truyền hàng tháng, tuyên truyền trên thông tin đại chúng, xây dựng bảngtuyên truyền của nhà trường, xây dựng góc tuyên truyền của các nhóm lớp, tổ chứcHội thảo chuyên đề mới phụ huynh và các ban ngành đoàn thể về dự, tuyên truyềnqua buổi họp phụ huynh 2 lần/năm, yêu cầu giáo viên thường xuyên trao đổi nộidung chăm sóc, giáo dục trẻ với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ
Biện pháp 4: Dạy cho trẻ những thói quen tự phục vụ :
Trẻ ở tuổi mầm non có hành vi bắt chước rất lớn nhất là trẻ ở độ tuổi 3-4tuổi, nếu như chúng ta rèn cho trẻ những thói quen lâu ngày sẽ thành kỹ năng Vìthế , tôi yêu cầu giáo viên khi giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ phải biết dẫn dắt
từ những câu chuyện, bài hát Chẳng hạn, thông qua câu chuyện “Gấu con bị đaurăng ” giáo viên sẽ hỏi trẻ vì sao nên đánh răng ? Từ đó giúp trẻ ý thức được khôngđánh răng sẽ bị đau răng như Gấu con Ngoài ra phải dạy cho trẻ có những thóiquen như : Biết rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, biết tự xúc cơm ăn, biếtmặc quần áo, biết trãi nệm gối khi ngủ… Để giúp trẻ hình thành thói quen , đối với
độ tuỏi 3-4 tuổi thì này tôi phải làm mẫu cho trẻ xem sau đó cho trẻ thực hiện dưới
sự quan sát của cô và có sự động viên tuyên dương kịp thời Từ đó, sẽ hình thànhcho trẻ ở độ tuổi 4- 5 tuổi tự phục vụ bản thân, và trẻ 5-6 tuổi sẽ biết tự giác làm