Trong xu thế hội nhập thế giới, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn, nó là chiếc vé thông hành để các em bước vào cánh cửa rộng mở tương lai.Tuy nhiên, có một
Trang 1MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CẢI THIỆN
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH - 0 O 0 -
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiếng Anh là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông Tuy
nó không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng nó là ngôn ngữ quốc
tế, là phương tiện để hoàn thiện mình và là điều kiện thiết yếu giúp các em có thể tìm được việc làm tốt trong tương lai
Trong xu thế hội nhập thế giới, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn, nó là chiếc vé thông hành để các em bước vào cánh cửa rộng mở tương lai.Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT lại không thể nói được Tiếng Anh dù là những câu đơn giản, mặc dù các em đã được học Tiếng Anh trong suốt
7 năm liền Để có thể nói dược Tiếng Anh một cách tương đối thì các em phải học thêm các khóa đàm thoại hoặc các lớp học giao tiếp khác một cách khá vất vả vì khả năng nói Tiếng Anh của các em rất hạn chế
Tại sao lại như vậy? Tôi đã từng đặt ra câu hỏi như thế và tôi nghĩ bản thân là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở trường THPT, tôi nên làm gì đó để giúp các em vượt qua khó khăn, có hứng thú hơn với môn học này và nhất là cải thiện phần nào khả năng nói Tiếng Anh của học sinh, để các em có thể tư tin hơn trên bước đường lập nghiệp sau này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1 Thực trạng:
Môn Tiếng Anh gồm 4 kỹ năng: nghe – nói - đọc - viết và thực tế cho thấy ở trường chúng ta đại đa số các em rất yếu về kỹ năng nghe - nói vì nhiều lý do:
- Thứ nhất là do trường chúng ta thuộc địa bàn nửa thành thị nửa nông thôn nên việc học ngoại ngữ phần nào hạn chế, đa số càc em rất yếu bộ môn này
- Thứ hai là do kỹ năng nói ít được chú trọng ngay từ các lớp bên dưới vì nó ít xuất hiện trong các bài kiểm tra và các bài thi, có chăng chỉ là vài câu giao tiếp nhưng dưới dạng
Trang 2viết hoặc trắc nghiệm nên các em không có động lực, cả giáo viên và học sinh đều dễ lơ là ở
kỹ năng này
- Thứ ba là do các em còn thụ động, nhút nhát, rất ngại nói vì sợ sai , sợ các bạn cười
và môi trường, cơ hội dể các em thực hành nói Tiếng Anh còn nhiều hạn chế
2 Một số giải pháp:
Đa số học sinh rất yếu và sợ kỹ năng nói vì muốn nói được các em phải có lượng từ vựng khá nhiều, cấu trúc ngữ pháp vững và khả năng phát âm tương đối chính xác Điều đó quả thật rất khó đối với học sinh trường chúng ta nên các em rất ngại nói Nhận ra vấn đề này, tôi đã thử áp dụng một số biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn trong các giờ thực hành kỹ năng nói Tiếng Anh trên lớp
a Thứ nhất:
Để giúp các em có thể học tốt trong giờ học “Speaking” tôi luôn cố gắng chuẩn bị giáo
án thật chu đáo, sử dụng tranh ảnh, hand-out, cung cấp cho các em nhiều ngữ liệu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp., nhiều dạng bài tập đi từ dễ đến khó để giúp những em học sinh yếu cũng
có cơ hội tham gia
Ví dụ: Khối 10- Ban cơ bản – Unit 13: Films and Cinema
Tiết Speaking này gồm có 4 tasks:
* Task 1:
- Đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh: “List some kinds of film you know.” Nhằm giúp các
em nhớ và đọc được tên các loại phim mà các em đã học
Cartoon film Science fiction film
Horror film
Detective film
Action film Thriller film
- Tiếp theo giáo viên đặt câu hỏi: “How much do you like science fiction film?” và học sinh
có thể trả lời ở 3 mức độ: very much, not very much và not at all.(sgk p 134)
Kinds of film
Trang 3- Sau đó giáo viên gọi học sinh hỏi và trả lời tương tự như thế với những thể loại phim khác Phần này dễ nên giáo viên nên gọi học sinh trung bình, yếu để các em có cơ hội thực hành và sửa lỗi phát âm cho các em khi các em nói sai
+ Task 2: Find out what your friends feel about each kind of film
- Với bài tập này, giáo viên ghi bài hội thoại lên bảng, đọc và yêu cầu học sinh đọc lại
Ex: A: What do you think of horror film?
B: Oh, I find them really terrifying
C: I don’t quite agree with you I find them very interesting
- Kế tiếp, giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê một số tính từ mà các em có thể dùng để nói về thể loại phim nào đó Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh mở sách trang 135, giáo viên đọc học sinh nghe và lặp lại, chú ý cách phát âm, dấu nhấn và nghĩa của từ mới
- Tiếp theo học sinh gọi 3 em học sinh khá giỏi làm mẫu, sau đó yêu cầu học sinh thực hành nói theo nhóm 3 với thông tin được thay thế, lưu ý học sinh đổi vai khi thực hành Gv đi quanh lớp để sữa lỗi phát âm cho học sinh
Ex: A: What do you think of ……….?
B: Oh, I find them really ………
C: I don’t quite agree with you I find them very …………
* Lưu ý học sinh tính từ dùng trong cấu trúc này thường dưới dạng present participle (V-ing), và nếu em đồng ý với ý kiến của bạn em có thể nói: I (quite) agree with you
- Sau cùng giáo viên xóa bảng và gọi vài nhóm thực hành nói trước lớp mà không nhìn vào sách Sau khi học sinh nói xong giáo viên sẽ sủa lỗi phát âm nếu có
+ Task 3: Find out his/her preferences for films
- Đầu tiên giáo viên ghi 2 câu hội thoại lên bảng, đọc và yêu cầu học sinh lặp lại
Ex: A: Which do you prefer, detective films or science fiction films?
B: Well, it’s difficult to say But I suppose I prefer science fiction films to detective ones
Trang 4- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh gạch dưới phần thông tin cần thay thế Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thay thế thông tin và gọi 1 học sinh khá giỏi thực hành mẫu với giáo viên và yêu cầu học sinh rút ra mẫu câu:
A: Which do you prefer, ………… or ………?
B: Well, it’s difficult to say But I suppose I prefer ………… to ………
- Giáo viên cũng lưu ý HS thêm là thay vì nói “I prefer science fiction films to detective films” nhưng để tránh sự lập lại ta có thể nói “ I prefer science fiction films to detective ones” và cấu trúc: S + prefer + Noun / V-ing + to + Noun / V-ing - Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nói theo cặp và đổi vai khi thực hành - Sau vài phút thực hành giáo viên gọi vài cặp lên thực hành nói trước lớp (khuyến khích HS không nhìn sách) và giáo viên sửa lỗi cho HS nếu có + Task 4: Talk about a film you have seen Use the suggestions below 1 Where did you see it? 2 What kind of film is it? 3 What is it about? 4 Who is / are the main character(s)? 5 How do you feel about it? 6 Why do you prefer it to other films? - Với bài tập này,đầu tiên giáo viên nêu rõ mục đích yêu cầu, đọc qua các câu hỏi, yêu cầu HS dịch sang tiếng Việt.và hướng dẫn trả lời đối với lớp yếu Ex: 1 I saw it ………
2 It is ………
3 It is about ………
………
- Tiếp theo giáo viên chia nhóm, luu ý mỗi nhóm đều có HS giỏi, HS yếu , yêu cầu mỗi nhóm thống nhất chọn 1 bộ phim các em đã xem và thảo luận trả lời câu hỏi Gv đi quanh lớp
để quản lý HS và giúp đỡ các em khi cần thiết
Trang 5- Sau đó giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 đại diện trình bày những gì các em đã thảo luận
Gv nghe và ghi lại lỗi của HS và sửa chung cho cả lớp khi các em nói xong Các nhóm còn lại
có thể đặt câu hỏi nếu các em muốn biết thêm thông tin về bộ phim mà nhóm bạn vừa trình bày
- Sau cùng Gv yêu cầu HS về nhà viết lại bộ phim mà các em vừa thảo luận
b Thứ hai:
Để cho tiết “Speaking” có hiệu quả hơn, HS có hứng thú hơn tôi cũng thường cố gắng uyển chuyển các dạng bài tập, đề tài một cách hợp lý, gần gũi, dể nói để các em có thể nói tốt Tôi cũng cố gắng tạo không khí lớp học tự nhiên thoải mái, động viên khuyến khích các em
để các em mạnh dạn nhiệt tình tham gia Khi đặt câu hỏi tôi sẽ hỏi từ dễ đến khó, câu dễ thì gọi HS yếu, vừa vừa thì gọi HS trung bình, câu hỏi khó thì gọi HS khá giỏi Như thế tất cả các em đều có cơ hội tham gia và khi nói được các em rất thích đóng góp xây dựng bài Tôi thường cho điểm cao hoặc điểm cộng khi các em nói tốt, điều này động viên các em rất nhiều
và các em rất thích
c Thứ ba:
Như chúng ta đã biết, 4 kỹ năng nghe- nói – đọc – viết đều có thể hỗ trợ cho nhau trong môt tiết học Để cải thiện kỹ năng nói của HS tôi thường lồng kỹ năng nói vào các tiết Reading, Listening, Writing khi có thể (thường ở phần “Pre” và phần “Post”)
* Chẳng hạn Unit 1 – English 10 tiết “Reading” , ở phần “Pre-reading” ta có thể cho
các em đàm thoại hỏi đáp về hoạt động hàng ngày của mình
Ex: - What time do you often get up / have breakfast /go to school / go to bed… ?
- What time do you often do in the morning / afternoon / evening?
Hoặc phần Post-reading ở Unit 12- English 10 ta có thể yêu cầu học sinh hỏi đáp các câu hỏi theo cặp, sau đó gọi các em lên trình bày Các câu hỏi có thể là:
- How many roles of music are mentioned in the text?
- In your opinion, which of the roles of music is the most important?
Trang 6- What kind of music do you like best? Why?
- When do you often listen to music?
- Who is your favourite singer/ musician?
- Đây là chủ đề rất gần gũi, rất được các em quan tâm nên các em tham gia rất hào hứng
* Kỹ năng nói cũng thường được lồng vào tiết “Listening”
Ví dụ: English 10- Ban cơ bản – Unit 7: The Mass Media Ở phần “Pre-listening” ta có thể yêu cầu các em hỏi và trả lời các câu hỏi:
- How often do you listen to the radio?
- How many hours per week do you listen to it?
- What programme do you like listening to and why?
Đây là đề tài rất gần gũi với các em và dễ nói nên ta có thể cho các em thực hành hỏi đáp theo cặp như bài hội thoại ngắn
* Ta cũng có thể lồng kỹ năng nói vào tiết “Writing”
Ví dụ: English 10- Unit 3: People’s Background- Part D Writing
+ Task 2: Ask your partner for the information about his/her partners and complete the form
Đối với bài tập này, giáo viên sẽ yêu cầu HS đặt câu hỏi về tên, ngày sinh, nơi sinh,
…như là:
- What is her/ his name?
- When and where was he/she born?
- What school did he / she attend / go to?
- What subjects did he / she pass in exams?
- What is his /her previous job?
- What does he/ she like? / What is his/her interest?
Sau đó các em sẽ thực hành hỏi-đáp theo cặp và điền thông tin vào bảng bên dưới
Trang 7* Trong tiết Grammar cũng vậy Theo phương pháp mới ta có thể lồng kỹ năng nói
vào, học sinh vẫn có thể phát huy kỹ năng nói tiếng Anh của các em
Cụ thể trong English 10- Unit 12, với cấu trúc ngữ pháp “to + infinitive to talk about purposes” Vào cuối bài, phần “Further Practice” ta có thể dùng tranh hoặc “Cues words” để yêu cầu học sinh hỏi đáp với cấu trúc:
- What ………for?
(Why ……… ?)
- To infinitive ………
Ex: A: What did she go to the supermarket for?
B: To buy some food
- Khi nói các em có thể vận dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, cách đặt câu hỏi, phát âm Nên khi các em nói sai ta dễ dàng phát hiện và kịp thời sửa lỗi cho các em Nhờ vậy các em sẽ hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn
d Thứ tư:
Phương pháp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tiết dạy Với mong muốn học sinh mình có thể phát huy được kỹ năng nói tiếng Anh, tôi đã cố gắng áp dụng phương pháp mới sao cho có hiệu quả, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, cung cấp ngữ liệu cần thiết Tôi cũng tập cho các em có thói quen chuẩn bị bài mới ở nhà, tôi thường giới thiệu đề tài hoặc một vài câu hỏi gợi ý trước để các em có thể chuẩn bị từ vựng, ý tưởng trước ở nhà vào lớp học sẽ hiệu quả hơn
Học sinh cũng sẽ hăng hái và nhiệt tình hơn khi chúng ta cho các em luyện tập
“speaking” thông qua các trò chơi như Brainstorming, Networks, Find Someone Who, Noughts and Crosses, Lucky Number, Survey…
Ex: Unit 12- English 10- Grammar point: Wh-questions Ta có thể cho các em đặt câu hỏi và trả lời với trò chơi “Noughts and Crosses”
1 when 2 why 3 where
Trang 87 What time 8 How 9 who
Hoặc trò chơi “Lucky Number” ta cũng có thể áp dụng cho cấu trúc “What …….for?” kết hợp với tranh ảnh hoặc “Cues words” chẳng hạn
III KIỂM NGHIỆM TRONG THỰC TẾ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
-Tôi đã vận dụng những kinh nghiệm đã trình bày ở trên vào thực tế giảng dạy trong 2 năm học 2009-2010, 2010-2011 và đã thu được những kết quả cụ thể như sau:
- Năm học 2009- 2010 ở học kỳ I tôi dạy 5 lớp 10 cơ bản:
+ Lớp 10 C1, 10 C2: thuộc dạng lớp TB- Khá + Lớp 10 C3, 10 C4, 10 C5: thuộc dạng lớp TB- Yếu
- Nhưng qua học kỳ II tôi được phân công lại không còn dạy lớp 10 C4 thay vào đó là lớp 11 C1
+ Lớp 11 C1: thuộc dạng lớp TB- Yếu
- Năm học 2010 -2011 tôi được phân công dạy 1 lớp 10, 2 lớp 12
+ Lớp 10 A 1: là lớp thuộc dạng Khá-Giỏi + Lớp 12 C2: thuộc dạng lớp TB- Khá + Lớp 12 C8: thuộc dạng lớp TB- Yếu
- Đầu năm khi tôi mới nhận lớp, hầu như ở tất cả các lớp trừ lớp 10 A 1, 10 C1 các em rất thụ động trong giờ nói, các em rất rụt rè, ngại nói và giờ nói có vẻ lạ lẫm, buồn tẻ và rất nhàn với các em bởi vì các em không chịu hoạt động Khi tôi nêu câu hỏi thì chỉ một vài em giơ tay, khi yêu cầu thực hành nói theo cặp, theo nhóm chỉ một số ít tham gia, số còn lại chỉ ngồi chơi hoặc nói tiếng Việt., có em thậm chí còn không thể đọc được tiếng Anh và phát âm sai rất nhiều
- Nhận ra được điều này tôi bắt đầu áp dụng những biện pháp mà tôi đã nêu trên vào tiết dạy “Speaking” Đầu tiên tôi chỉ đọc, yêu cầu các em lập lại và chỉ thực hành nói những bài nói có sẳn, chủ yếu là cho các em chịu vận động và quen với việc đọc, nói trước lớp giúp các em mạnh dạn hơn Và tôi thường khen khi các em đọc đúng và lưu loát, thậm chí tôi cho điểm cộng khi các em tham gia và làm tốt, còn nếu chưa tốt thì tôi động viên để lần sau
Trang 9Dần dần các em giơ tay xung phong nhiều hơn tôi cũng tăng dần mức độ yêu cầu như
là thực hành nói với thông tin được thay thế, thực hành hỏi đáp với những mẫu câu đơn giản, thực hành bài hôi thoại, trính bày ý kiến trước lớp với chủ đề gần gũi, dễ nói đương nhiên phải có sự trợ giúp của giáo viên về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp …, tôi cũng đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu kém, gọi trả lời những câu hỏi dễ , nhũng bài tập đơn giản để giúp các em bớt mặc cảm tự ti và tập trung đóng góp xây dựng bài
Đến cuối học kỳ I thì các em đã quen với việc thực hành nói đơn, nói đôi, nói nhóm Những em khá giỏi đã có khả năng nói đơn trước lớp một cách tự tin.Những em trung bình cũng có thể đặt câu hỏi và trả lời một cách khá lưu loát, phát âm tương đối hơn, những em học sinh yếu kém cũng đã chịu tham gia hoạt động khi giáo viên yêu cầu
Tôi tiếp tục rèn luyện cho các em kỹ năng nói bằng cách đa dạng các loại bài tập, duy trì và phát huy những ưu điểm của các em, tăng cường rèn luyện phát âm vì khi nói đúng các
em mới có thể tự tin, luôn chuẩn bị giáo án thật chu đáo, thường xuyên sử dụng hand-out, tranh ảnh, trò chơi, áp dụng dạy theo phương pháp mới để gây hứng thú cho học sinh, khuyến khích khen thưởng kịp thời, tạo không khí học tập thoải mái, tâm lý ổn định và giáo dục tư tưởng cho các em thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh đặt biệt là kỹ năng nói vì nó rất hữu ích cho các em sau này chứ không phải chỉ học để đối phó với các bài liểm tra và các
kỳ thi
Đến cuối năm thì các em đã tiến bộ lên rất nhiều, các hoạt động trong giờ nói diễn ra rất nhịp nhàng, học sinh mau chóng thực hiện khi giáo viên yêu cầu thực hành đôi, nhóm , giáo viên cũng đở vất vả hơn vì các em đã quen với cách dạy và cách học Các em rất tự tin khi nói trước lớp Những em yếu kém không còn tự ti, nhút nhát và cũng đã tham gia nhiệt tình, không khí thoải mái và tiết học rất sinh động Tuy lớp có hơi ồn nhưng đây là “tiếng ồn cần thiết và hiệu quả” của giờ học nói tiếng Anh
IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau 2 năm áp dụng các biện pháp giúp học sinh cải thiện kỹ năng nói, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Trang 10- Để cải thiện kỹ năng nói của học sinh là cả một quá trình nổ lực của cả thầy và trò Bản thân giáo viên phải đầu tư thời gian soạn giáo án chu đáo, đầy đủ, hợp lý vừa sức với học sinh của từng lớp Bài giảng hay, phương pháp tốt là 2 yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của tiết dạy Giáo viên là nhân tố tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh Phải có sự phối hợp nhịp nhàng của thầy và trò.Bản thân học sinh cũng phải nổ lực hết mình,
ý thức được tầm quan trọng của môn tiếng Anh nói chung cũng như kỹ năng nói nói riêng, để
từ đó phấn đấu trong việc học tập rèn luyện của mình
- Không khí lớp học cũng rất quan trọng Giáo viên phải tạo cho không khí hớp học thật thoải mái, nhẹ nhàng không áp lực, các thành viên trong lớp phải làm việc trên tinh thần tương trợ học hỏi lẫn nhau, giúp đở nhau cùng tiến bộ Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên phải hướng dẫn rõ ràng dể hiểu, quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu, lười học Khâu quản lý lớp của giáo viên cũng rất quan trọng, đảm bảo rằng khi thực hành nói nhóm, nói cặp tất cả các em đều phải tham gia
- Việc sử dưng tranh ảnh, tư liệu, hand-out, trò chơi một cách thường xuyên cũng mang lại nhiều hiệu quả cho tiết dạy Ngoài ra giáo viên cũng phải thưởng phạt kịp thời và hợp lý để kích thích tinh thần của học sinh, thường xuyên kiểm tra bài củ để tránh tình trạng học sinh không học bài Khi gọi học sinh thì phải gọi đều lớp chứ không phải chỉ gọi những
em giơ tay nên các em phải luôn trong tình trạng sẳn sàng chiến đầu, giúp học sinh tập trung vào bài giảng hơn và học hành ngày càng tiến bộ hơn
V KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tóm lại dạy học là một công việc vất vả và đòi hỏi rất nhiều lòng nhiệt tình, tâm huyết
và sự sáng tạo của người giáo viên, dạy vì yêu mến và có trách nhiệm với học sinh Người thầy phải luôn trau dồi đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy Trong
2 năm học qua tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên trong giờ dạy “Speaking” một cách kiên trì để cải thiện phần nào kỹ năng nói của học sinh và đã gặt hái được ít nhiều thành công Học sinh đã có những sự tiến bộ khá rõ rệt và tôi cũng sẽ tiếp tục tìm tòi những biện pháp tốt hơn với mong muốn là khả năng nói tiếng Anh của học sinh sẽ ngày càng được cải thiện