Nhà lãnh đạo nhất thiết phải có khả năng khơi gợi sự tin tưởng từ những người họ phục vụ, và ngược lại, những nhân viên cần thực sự đặt niềm tin vào năng lực, sự chânthành, liêm chính và
Trang 1I) CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ
1 Khái niệm lãnh đạo phục vụ
Lãnh đạo phục vụ - Servant Leadership: Theo quan điểm của Greenleaf thì nhà lãnhđạo trước hết là người phục vụ, họ luôn vượt qua các lợi ích của bản thân để đáp ứngmong muốn của những người khác bằng cách giúp họ phát triển tính chuyên nghiệp vàcảm xúc Trong tác phẩm “The servant as leader”, Greenleaf viết “Nhà lãnh đạo phục vụtrước tiên phải là người phục vụ, bắt đầu với cảm xúc đầu tiên rằng một người muốn đượcphục vụ Sau đó lựa chọn có nhận thức sẽ mang người đó đến với khát khao lãnh đạo”1
Do đó, các nhà lãnh đạo phục vụ luôn nghĩ về trách nhiệm đạo lý với những người khác,coi lãnh đạo như cơ hội gánh vác trọng trách chứ không dẫn dắt từ trên cao
Lãnh đạo phục vụ dựa trên bốn thành tố như sau:
Giúp đỡ người khác phát hiện tiềm năng: Lãnh đạo phục vụ có vai trò giúp cấp
dưới phát hiện điểm mạnh tiềm ẩn để tạo ra sự khác biệt Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo
có được sự đồng cảm với hoàn cảnh của người khác Nhà lãnh đạo phục vụ không ngầnngại bày tỏ cả những điểm yếu của mình
Xây dựng và duy trì niềm tin của cấp dưới: Lãnh đạo phục vụ có được niềm tin
của cấp dưới bằng sự trung thực và đúng đắn trong lời nói Họ không có gì phải che dấu,
và họ sẵn lòng từ bỏ quyền hành, tiền thưởng, sự ghi nhận hay quyền kiểm soát
Phục vụ nhu cầu của người khác hơn bản thân: Đặc tính của lãnh đạo phục vụ là
mong muốn giúp đỡ, hơn là đạt được quyền hành và kiểm soát người khác Họ làm những
gì tốt cho người khác, và quyết định vì tương lai của người khác hơn là của mình
Lắng nghe hiệu quả: Lãnh đạo phục vụ không áp đặt ý chí của họ lên những người
khác, mà chuyên chú lắng nghe những vấn đề người khác đang gặp phải, rồi hướng nỗ lựchành động của mọi người theo cách tốt nhất Lãnh đạo phục vụ luôn bày tỏ sự tin tưởng
và cam kết với người khác hơn các kiểu lãnh đạo khác
1 Nguồn: THE SERVANT AS LEADER, https://www.greenleaf.org/what-is-servant-leadership/
1
Trang 22 Những đặc điểm của phong cách lãnh đạo phục vụ
Trong lịch sử, rất nhiều học giả lỗi lạc về phong cách lãnh đạo phục vụ đã đưa radanh sách ngắn gọn và chính xác về các yếu tố chính làm nên phong cách lãnh đạo này,đặc biệt phải nhắc tới Larry C Spears Ông chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo này bao gồm
ít nhất 10 yếu tố cơ bản Mặc dù trong các bài nghiên cứu của mình, Larry Spears đã đưa
ra 1 danh sách các yếu tố rất đa dạng, nhưng ông nhấn mạnh rằng có thể vẫn tồn tại nhữngđặc điểm khác chưa được liệt kê đóng góp vào sự hình thành của phong cách lãnh đạophục vụ So sánh công trình của Spears với những công trình khác của Robert Greenleaf,Robert F Russell và A Gregory Stone, ta có thể rút ra 1 danh sách chọn lọc gồm 10 yếu
tố quan trọng nhất của 1 nhà lãnh đạo phục vụ (chủ yếu được lấy từ nghiên cứu của LarrySpears) bao gồm: óc sáng kiến, sự lắng nghe, sự thấu cảm, nhận thức, tầm nhìn xa, sựthuyết phục, phẩm chất quản lý, sự tín nhiệm, cam kết vì sự phát triển của người khác và
sự minh bạch Trong đó, 4 nhân tố nên tảng hơn cả là sự tín nhiệm, tầm nhìn, sự thuyếtphục và phẩm chất quản lý.2
Có lẽ yếu tố cơ bản và dễ thấy nhất ở phong cách lãnh đạo phục vụ chính là sự tín nhiệm Nhà lãnh đạo nhất thiết phải có khả năng khơi gợi sự tin tưởng từ những người họ
phục vụ, và ngược lại, những nhân viên cần thực sự đặt niềm tin vào năng lực, sự chânthành, liêm chính và tín nhiệm của lãnh đạo Sự tin tưởng được thể khi các nhân viên yêntâm giãi bày những khó khăn, khúc mắc với lãnh đạo của mình vì họ có niềm tin rằngngười lãnh đạo đó có khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra những hành động cụ thể Mộtkhi nhà lãnh đạo duy trì được sự tin tưởng này ở nhân viên, kết hợp với năng lực, sự minhbạch, biết lắng nghe và các phương thức khác, sự tín nhiệm sẽ được hình thành Dĩ nhiên,tất cả nỗ lực trên đều phải được thực hiện một cách có đạo đức chứ không phải bằng thủđoạn, nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy rằng mình đang dẫn dắt học bằng cách phục
vụ những nhu cầu của họ theo cách chính đáng Như vậy, sự tín nhiệm mà nhân viên đặtvào người lãnh đạo bắt nguồn từ nhận thức của họ về hiệu quả làm việc hay động cơ tiềmnăng của nhà lãnh đạo đó
2 Nguồn: Larry C Spears, 2010, Character and Servant Leadership: Ten Characteristics of Effective, Caring
Leaders
Trang 3Yếu tố thứ hai quan trọng không kém đó chính là tầm nhìn Tầm nhìn là “khả năng
đoán biết trước kết quả có thể xảy ra của 1 tình huống nhất định, giúp nhà lãnh đạo phục
vụ hiểu được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ, tính xác thực của hiện tại và kết quả
có thể xảy ra của 1 quyết định trong tương lai” (theo Spears) Tầm nhìn là 1 lợi thế lớncủa nhà lãnh đạo khi gặp phải những tình huống khó khăn, vì họ có thể xác định chínhxác đâu là những yếu tố cần phải giải quyết Nếu không có tầm nhìn xa, bất kể khi nàogặp khó khăn, nhà lãnh đạo chỉ đơn thuần là ứng biến dựa trên những lý thuyết dập khuônchứ không hề lường trước được những khả năng hệ quả (Theo Greenleaf) Vì thế, tầmnhìn sẽ cho phép nhà lãnh đạo phục vụ đưa ra quyết định để hỗ trợ nhân viên của mìnhtrong dài hạn
Sự thuyết phục là 1 nhân tố không thể thiếu nữa của phong cách lãnh đạo phục vụ,
tuy nhiên nó lại rất dễ bị lãng quên Khác với sự chấp thuận miễn cưỡng, nhà lãnh đạophục vụ luôn hướng tới mục tiêu thuyết phục để cấp dưới tự nguyện nghe theo Rõ ràng,việc sử dụng khả năng thuyết phục sẽ đặt ra khá nhiều câu hỏi về lợi ích – chi phí Chi phí
rõ nhất có thể nhận thấy khi 1 nhà lãnh đạo sử dụng tính thuyết phục thay vì sự áp chế đốivới nhân viên chính là công sức và thời gian bỏ ra Tuy nhiên, sự thuyết phục lại giúpnuôi dưỡng sự đồng lòng nhất trí của cả tập thể, giữa các nhân viên và giữa nhân viên vớilãnh đạo Điều này chắc chắn sẽ giúp các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các nhà lãnh đạo phục
vụ dễ dàng dẫn dắt nhân viên một cách hiệu quả hơn Nhà lãnh đạo phục vụ có rất nhiềuphương thức thuyết phục như truyền cảm hứng, thảo luận và nêu ra những lợi ích mà cácnhân viên quan tâm
Phong cách lãnh đạo phục vụ cũng được hình thành bởi phẩm chất quản lý Theo
MerriamWebster, phẩm chất quản lý là sự chỉ dẫn, giám sát hoặc theo dõi sắp xếp mộtcách cẩn thận, có trách nhiệm một công việc nào đó đã được giao phó cho cấp dưới.Spears cho rằng giống như phẩm chất quản lý, lãnh đạo phục vụ luôn đặt mục tiêu làmthỏa mãn nhu cầu của những người mình dẫn dắt lên trên hết bằng sự cởi mở và sứcthuyết phục, trái ngược với sự kiểm soát dựa trên thẩm quyền
3
Trang 4Một nhân tố khác tạo nên phong cách lãnh đạo phục vụ xuất hiện trong 1 nghiên cứu
của Greenleaf “The Servant as Leader” chính là óc sáng kiến Theo ông, “mọi thứ đều bắt
đầu từ những sáng kiến cá nhân” (“Servant Leadership: A Journey”) Trong lãnh đạo,sáng kiến xuất phát từ cảm hứng, nó giúp nhân viên thấu hiểu, từ đó nghe theo và học hỏi
từ nhà lãnh đạo của mình Thông thường, óc sáng kiến cũng được coi như yếu tố khôngthể thiếu ở những người tiên phong Bằng việc dùng trí óc nhạy bén và những sáng kiếncủa mình để dẫn dắt mọi người giải quyết vấn đề, nhà lãnh đạo phục vụ đã thể hiện tốchất của người tiên phong Đặc biệt khi không có câu trả lời rõ ràng cho 1 tình huống cụthể, nhà lãnh đạo phục vụ sẽ buộc phải tìm ra phương thức mới để chứng tỏ với nhân viênrằng họ hoàn toàn có khả năng giải quyết những khó khăn dù chưa từng gặp phải
Bên cạnh đó, biết lắng nghe cũng là 1 yếu tố không thể bỏ sót Để đưa ra được
những quyết định chính xác và mang lại sự cân bằng giữa các bên, nhà lãnh đạo phục vụcần phải lắng nghe mong muốn của những người mình dẫn dắt để thấu hiểu và tìm rahướng đi tốt nhất cho quyết định của mình, từ đó đạt được lợi cho cả tập thể, chứ khôngphải riêng họ Trong khi đó, những người theo phong cách lãnh đạo khác sẽ tùy thuộc vàomục tiêu hay động cơ của riêng họ để dẫn dắt Dễ thấy, lắng nghe chính là nền tảng của sựthấu hiểu, hiểu về nguyên nhân của vấn đề, tình trạng của vấn đề đó hiện tại và đâu làhướng giải quyết đúng đắn Một lần nữa, bằng sự lắng nghe, nhà lãnh đạo phục vụ lại đặtlợi ích của nhân viên lên trên nguyện vọng của bản thân và tìm cách để dẫn dắt họ đạtđược điều họ muốn
Một nhà lãnh đạo phục vụ cũng không thể thiếu đi sự nhận thức đúng đắn và thức thời Nhận thức liên quan mật thiết đến tầm nhìn Tố chất này giúp nhà lãnh đạo phục vụ
nhận ra các vấn đề và cho phép họ xác định cách tiếp cận vấn đề phù hợp nhất Đây cũng
là yếu tố quan trọng để hình thành sự thấu hiểu từ bên trong chính nhà lãnh đạo thông quaviệc tự nhìn nhận lại bản thân trong những hoàn cảnh cụ thể, từ đó đưa ra được các quyếtđịnh sáng suốt hơn Khi nhà lãnh đạo phục vụ nhận biết được những tình huống xảy raxung quanh và tác động của chúng tới những người mình đang dẫn dắt, họ sẽ có thể đảmnhận việc giải quyết khó khăn một cách tốt đẹp hơn
Trang 5Trong tất cả các yếu tố cấu thành, sự thấu cảm có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất ở
nhà lãnh đạo phục vụ so với các nhà lãnh đạo khác Những nhà lãnh đạo theo phong cách
này luôn cố gắng hiểu cảm nhận của không chỉ riêng họ, mà còn của các nhân viên, luônquan tâm đến những mối bận tâm và nguyện vọng của họ trong suốt quá trình đưa raquyết định Song hành với sự thấu hiểu sẽ luôn là sự chấp nhận, nhà lãnh đạo phục vụkhông những hiểu được những mong muốn, ý tưởng, dự định của nhân viên mà còn chấpnhận con người cũng như những thiếu sót của họ
Một yếu tố quan trọng nữa để làm nên nhà lãnh đạo phục vụ chính là sự minh bạch.
Sự minh bạch giúp nhà lãnh đạo phục vụ tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách,
từ đó làm tăng thêm sự tin tưởng, bày tỏ sự cảm thông và cho phép nhà lãnh đạo lắngnghe, từ đó nhận thức được nhu cầu của cả tập thể, đúc rút rà tầm nhìn và những phương
án khả thi
Cuối cùng nhưng quan trọng không kém chính là cam kết vì sự phát triển của mọi người Spears cho rằng “Nhà lãnh đạo phục vụ tin rằng mỗi người đều mang trong mình
những giá trị nội tại vượt xa những đóng góp hữu hình của họ với vai trò của 1 nhân viên
Vì vậy, nhà lãnh đạo phục vụ luôn làm hết sức mình để tạo cơ hội phát triển của từngthành viên trong cơ quan, tổ chức mà mình đứng đầu.” Greenleaf cũng khẳng định nhữngnhân viên làm việc dưới trướng nhà lãnh đạo phục vụ luôn vì sự phát triển của họ sẽ “trởnên khỏe mạnh hơn, khôn ngoan hơn, tự do hơn, khả năng tự làm việc tốt hơn và ngàycàng trung thành.”
5
Trang 6II) PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA WINSTON CHURCHILL
1 Tiểu sử
1.1 Tổng quan
Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (1874 – 1965) là một nhà chính trị ngườiAnh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia Churchill, nóichung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sửAnh và lịch sử thế giới Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và làngười đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ, được tặng thưởng rất nhiềudanh hiệu cao quý
Vào năm 1895, ông Winston Churchill phục vụ quân đội Anh với cấp bậc Trung Uydưới thời đại của Nữ Hoàng Victoria, ông về hưu vào năm 1964 khi làm Dân Biểu trongtriều đại của Nữ Hoàng Elizabeth II, cháu 4 đời của Nữ Hoàng Victoria Ít có người côngdân nào phục vụ Tổ Quốc Anh lâu như ông Churchill
Hình ảnh của ông là một nhân vật bệ vệ, luôn luôn có điếu thuốc xì-gà trên miệng vàhai ngón tay giơ lên theo hình chữ V, tượng trưng cho chữ Victory là chiến thắng, đãmang lại niềm tin cho dân chúng nước Anh, dù cho khi ông Churchill thăm viếng cảnh đổnát gây nên bởi oanh tạc cơ Đức Quốc Xã, hay khi ông ra nước ngoài, vận động vì chiếnthắng và hòa bình Ông Churchill đã từng tuyên bố chỉ cống hiến cho dân tộc Anh “máu,công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi” để giúp cho người dân nước Anh bảo vệ được
Tự Do của họ
1.2 Con đường chính trị
Tháng 12/1900: Winston Churchill gặp một người Mỹ là thiếu tá Pond Churchillđược thiếu tá Pond giới thiệu là “một vị anh hùng trong 5 trận chiến, một tác giả của 6cuốn sách và là thủ tướng tương lai của nước Anh”
Trang 7Tại thành phố New York, Winston còn gặp một người quen cũ, hiện nay là mộtchính trị gia hàng đầu: ông Bourke Cochran Ông là một luật sư thành công, một nhân vật
có uy tín và một diễn giả hữu hạng Cochran đã giúp đỡ và đối xử với Winston Churchillnhư một người con, đã chỉ dạy cho Churchill các bí quyết của tài hùng biện Về chính trị,ông Cochran là một nhà cấp tiến, chủ trương tự do mậu dịch giữa các quốc gia và chínhquyền phải giúp đỡ dân nghèo Ông Cochran cũng cho rằng chính quyền Anh đối xử vớingười Boers tại Nam Phi là sai nhầm và sắc dân Ái Nhĩ Lan đứng về phía các ngườiBoers Tư tưởng của ông Bourke Cochran đã ảnh hưởng tới Winston Churchill về saunày
Xuất thân từ giai cấp quý tộc của nước Anh nhưng ông lại lo lắng về các điều kiệnlàm việc và gia cư của giới công nhân, của giới dân nghèo Thời gian bị cầm tù ngắn hạntại Pretoria cũng làm cho Winston Churchill suy nghĩ về tình trạng nhà tù và ông tìmkiếm các đạo luật cải thiện các nhà giam
Tháng 3 năm 1904, Winston Churchill chỉ trích chính quyền Anh, cho rằng họ phíphạm ngân quỹ khi đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn về Lục Quân và để phản đối bài diễn văncủa ông, Thủ Tướng Anh thời đó và vài nhân vật đã bước ra khỏi phòng họp của QuốcHội Một tháng sau, ông lại ủng hộ quyền của công nhân được thành lập nghiệp đoàn,khiến cho các báo chí của phe bảo thủ gọi ông là “cấp tiến” (radical) Winston Churchillluôn luôn lên tiếng bênh vực cho những gì ông tin là có lợi cho đất nước Anh
Năm 1905, Winston Churchill được thăng chức lên làm Bộ Trưởng Thương Mại.Tới lúc này, bởi vì Winston Churchill đã thay đổi từ đảng Bảo Thủ sang đảng Cấp Tiến,nên theo nội quy, ông phải tranh cử lại và kỳ này, ông đã đắc cử dễ dàng tại thành phốDundee, thuộc xứ Tô Cách Lan
Kể từ năm 1908 tới khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Winston Churchill đã nắmgiữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Anh: ông luôn luôn tìm các đạo luật tăng lươngcho công nhân và giảm thời gian làm việc, nhưng đây là giai đoạn căng thẳng tại châu Âu
7
Trang 8Tới năm 1913, khi ông Herbert Asquith trở thành Thủ Tướng, Winston Churchillđược mời giữ Bộ Trưởng Hải Quân Từ nay, ông Churchill có cơ hội thi hành các quyềnlực dành cho mình.
1.3 Cương vị Thủ tướng
Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Winston Churchill được mời nhận chức vụ Thủ Tướng.Bài diễn văn đầu tiên của Thủ Tướng Churchill nói trước Quốc Hội Anh là một vănbản mạnh, đầy ý nghĩa của ngôn ngữ Anh Ông Churchill đã nói: “Tôi không có gì đểcống hiến ngoài máu, công sức khó nhọc, nước mắt và mồ hôi…” và ông kêu gọi phảithực hiện “Vinh Quang bằng mọi giá, bởi vì không có Vinh Quang, sẽ không có SốngCòn” Các lời nói của Thủ Tướng Churchill là các vũ khí, và sức mạnh của các bài phátbiểu của ông đã được chứng tỏ trong các năm sắp đến Lời kêu gọi của ông WinstonChurchill đã làm gia tăng tinh thần chiến đấu của dân tộc Anh, giúp họ có thêm cam đảmtrong cuộc chiến đầy gian nan trước lực lượng quân sự Quốc Xã
Sau cuộc rút lui Dunkirk, Thủ Tướng Churchill lại nói với nhân dân nước Anh:
“Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá … Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờbiển, chúng ta sẽ chiến đấu trên các mảnh đất đổ bộ, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánhđồng, chúng ta sẽ chiến đấu trên các ngọn đồi …, chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng”.Trong cảnh đổ nát do công cuộc oanh tạc dữ dội của không quân Quốc Xã, ThủTướng Churchill đã đi an ủi người dân Anh Ông Churchill thường chào đám đông dânchúng bằng cách giơ hai ngón tay thành hình chữ V, tượng trưng cho chữ “Victory” hay
“Chiến Thắng” Dấu hiệu này của Winston Churchill đã được mọi người Anh dùng đến
để biểu lộ niềm tin vào thắng lợi của ngày mai
Ông Winston Churchill đã hô hào dân chúng Anh kháng chiến vì sự sống còn và nền
tự do của nước Anh Ông cũng vận động chính quyền Hoa Kỳ tham gia vào các công táctrợ giúp cũng như tham chiến để mang lại chiến thắng Trong các giờ phút hiểm nguy vàkhó khăn, ông Winston Churchill đã đi khắp nơi và theo ước lượng của người phụ tá củaông, vị Thủ Tướng 70 tuồi này đã “thực hiện hơn 125,000 dặm trong các công tác chiến
Trang 9tranh, trải qua hơn 800 giờ trên biển và hơn 350 giờ trên không” Ông Churchill đã gặpTổng Thống Roosevelt 9 lần và đã trao đổi với vị Tổng Thống này hơn 1,700 điện tín.Ngoài ra, sự đóng góp của ông Winston Churchill vào chiến thắng còn được Tướng OmarBradley diễn tả bằng câu nói “Mỗi bài diễn văn của ông Winston Churchill tương đươngvới một sư đoàn”.
1.4 Từ sau khi hết nhiệm kỳ
Người dân nước Anh vào thời điểm này đã quan tâm nhiều hơn về các vấn đề thực
tế như công ăn việc làm, trợ cấp an sinh và y tế, trợ cấp gia cư … Việc rời khỏi chínhquyền là một điều thất bại đối với ông Winston Churchill nhưng lại là một niềm vui đốivới bà Clementine, bà coi đó là một thứ ân phước được che dấu khi nghĩ về tuổi cao vàcác công sức lớn lao mà ông Winston Churchill đã đóng góp trong thời chiến
Đầu năm 1946, trong bài diễn văn tại Fulton, ông Winston Churchill đã chứng tỏ làmột nhà hùng biện đáng ghi nhớ Ông đã nói về Thế Chiến Thứ Hai, về Liên Xô và cáchbành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản, và ông Churchill cảnh giác mọi người
Sau khi rời khỏi chính trường, Winston Churchill trở về với cuộc sống gia đình, với
4 người con đã trưởng thành Ông cũng dành thời giờ cho bộ môn Hội Họa, đã qua cácnước Pháp, Ý và châu Phi để vẽ phong cảnh Winston Churchill bắt đầu một dự án lớn, đó
là biên soạn bộ Lịch Sử Thế Chiến II gồm 6 cuốn, và bộ sách nói về các năm ông làm ThủTướng
Winston Churchill cũng nhận được nhiều danh dự Ngày 3 tháng 1 năm 1950, TạpChí Time đã đưa hình ông lên bìa báo lần thứ 7, không những ông Churchill được gọi là
“Nhân Vật Trong Năm” mà còn là “Nhân Vật của Thế Kỷ” (Man of the Century)
Vào tháng 10-1951, đảng Bảo Thủ thắng thế trong cuộc bầu cử và vào tuổi 77,Winston Churchill lại trở lại làm Thủ Tướng Lúc này ông Churchill nhận thấy các kinhnghiệm của ông trong thời chiến đã không thích hợp với thời đại mới, nên ông đã phânquyền cho các nhân viên Nội Các là những người có nhiều khả năng, kể cả ông AnthonyEden Winston Churchill chỉ lo tập trung năng lực vào các vấn đề ngoại vụ
9
Trang 10Đầu năm 1952, Winston Churchill qua Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng Thống Truman
về các vấn đề quốc tế như cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, các vấn đề Trung Đông, cáckhó khăn với Liên Xô, các nhu cầu trong quan hệ đồng minh Anh-Mỹ
Tháng 4 năm 1953, Winston Churchill chấp nhận đề nghị của Nữ Hoàng Elizabeth
II phong cho ông chức Hiệp Sĩ (the Knight of the Garter) Đây là một trong các vinh dựlâu đời nhất của nước Anh và chỉ được trao tặng cho các nhà quý tộc, nhưng lần này lạithuộc về một người dân thường Danh dự này khiến cho ông được gọi bằng Sir WinstonChurchill, giống như Sir Winston đệ nhất, người cha của Hầu Tước Marlborough
Ngày 10-10-1953, Winston Churchill rất vui mừng khi hay tin ông được trao tặngGiải Thưởng Nobel về Văn Chương Winston Churchill thường suy nghĩ về sự căng thẳngtrong cuộc chiến tranh lạnh, giữa các quốc gia tây phương và khối Cộng Sản sau ThếChiến II Sau khi rời khỏi chức vụ Thủ Tướng, Winston Churchill còn được bầu lại vàoQuốc Hội
Ngày 9-4-1963, Tổng Thống Hoa Kỳ John F Kennedy đã tôn vinh WinstonChurchill là Công Dân Danh Dự của Hoa Kỳ và ca tụng ông Churchill bằng câu “Trongcác ngày đen tối khi nước Anh đứng cô đơn … ông Winston Churchill đã vận động NgônNgữ Anh rồi gửi ra mặt trận”
Tháng 1 năm 1965, Winston Churchill bị tai biến mạch máu Ông qua đời vào sángngày 24-1-1965 ở tuổi 90
Ngày 30-1-1965, nước Anh đã cử hành lễ Quốc Táng cho Cựu Thủ Tướng WinstonChurchill để ghi công và kính trọng một vị Anh Hùng của đất nước
Winston Churchill là một chiến sĩ, một chính khách, một sử gia, một nghệ sĩ và cũng
là một bậc Vĩ Nhân xuất sắc trong Lịch Sử của nước Anh với các đức tính cương quyếttrong Chiến Tranh, cao thượng khi Chiến Thắng và đầy thiện chí trong Hòa Bình
Trang 122 Phân tích phong cách lãnh đạo của Winston Churchill
2.1 Tố chất lãnh đạo của Winston Churchill
Trước khi trở thành vị thủ tướng vĩ đại của nước Anh, trong chính quá trình trưởngthành Winston Churchill đã cho thấy những tố chất để trở thành một người vĩ đại trongtương lai:
Thứ nhất, Churchill có động lực trở thành nhà lãnh đạo, trờ thành người có ảnhhưởng từ rất sớm Sinh ra trong một gia đình làm chính trị cha mẹ đều là những người cóảnh hưởng trong xã hội, ông bị gửi vào trường nội trú từ rất sớm Tuổi thơ cô đơn mộtmình đã ghi dấu ấn lên cả cuộc đời ông Ông không gần gũi với cha mình và luôn khaokhát tình thương của mẹ Tại trường trung học, khi Churchill có kết quả học tập kém vàthường xuyên bị phạt, ông từng bị cha ông coi là nỗi thất vong, “đứa trẻ không có khảnăng học tập” Có lẽ chính những điều này đã tạo động lực cho ước mơ trở nên vĩ đại hơncha mình của Churchill Năm 1886, một lần ông bị thuật lại là đã tuyên bố "Cha tôi là Bộtrưởng bộ tài chính và một ngày nào đó tôi cũng sẽ nắm chức vụ đó."
Thứ hai, Churchill là một người rất độc lập Từ tuổi thơ của ông có thể thấy ông làmột người hướng nội Không hề có dấu ấn nào về một tình bạn sâu sắc trong tuổi trẻ củaông Sự độc lập còn thể hiện ở việc ông không hề dựa vào cha mẹ hay gia tộc của mìnhtrên con đường tìm kiếm quyền lực
Thứ ba, Churchill sẵn sàng trải nghiệm và luôn tìm kiếm cơ hội Năm 20 tuổi, ngaysau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst., ông gia nhập quân đội vớiquân hàm Trung uý thuộc trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ Bị trật khớp tay khi đóng quân ở
Ấn Độ và phải nhận một công việc nhàm chán - một hoàn cảnh không có sức lôi cuốn đốivới chàng trai trẻ, đang muốn lao vào hành động quân sự Ông bắt đầu tìm kiếm các cuộcchiến tranh Từ năm 1895 ông bắt đầu ra các chiến trường, tham gia vào các cuộc chiếnđẫm máu, trải qua các hoàn cảnh nguy hiểm của bom đạn nhưng điều đó vẫn không ngănông tiếp tục ghi danh vào các đội quân tham chiến dù trên danh nghĩa ông đang được nghỉphép dài hạn ở Ấn Độ Năm 1899, Churchill được cử làm phóng viên chiến tranh cho
Trang 13tờ Morning Post, Một lần ở Nam Phi ông đã chấp nhận đi nhờ trên một chuyến tàu hoả vũtrang của Quân đội Anh để được ra chiến trường Đoàn tàu này bị mìn phục kíchcủa người Boer làm trật đường ray Dù không chính thức là một chiến binh, Churchill vẫnnhận lãnh trách nhiệm trong những công việc sửa chữa và khôi phục để đầu tàu và nửa sốtoa còn lại chở theo thương binh có thể tiếp tục lên đường.
Thứ tư, Churchill là một người rất kiên định và luôn kiên trì với lập trường củamình Năm 1901, khi lần đầu tiên tham gia vào Nghị viên Anh ông đã bị nhiều người chỉtrích vì quá ưa tranh cãi Những phản đối với những người cùng Đảng bảo thủ, khiến ôngdần dần bị cô lập hoàn toàn nhưng vẫn không làm Churchill nhượng bộ, thậm chí sau đóông đã sẵn sảng đổi sang Đảng tư do để thể hiện sự kiên định của mình
Thứ năm, Churchill rất tận tâm với nhiệm vụ của mình Trong quá trình làm thủtướng, Churchill đã suýt mất mạng, nhưng không phải bởi những kẻ thù của mình, mà bởiông đã làm việc quá mức khi sức khỏe kém Ông đã bị một cơn đau tim nhẹ tháng 12 năm
1941 tại Nhà Trắng và một lần nữa vào tháng 12 năm 1943 vì viêm phổi Đã có những lờiđồn thổi rằng thực tế tim của Churchill đã ngừng đập nhưng nhờ các vệ sĩ của ông hànhđộng đúng đắn và kịp thời nên đã cứu được ông; tuy nhiên, điều này chưa bao giờ đượcxác nhận
Openness to Experience (Sẵn sàng trải
nghiệm)
Cao
Sử dụng mô hình Big Five Traits Model của Digman (1990), với các đặc điểm tínhcách trên, ta có thể điền vào bảng dưới đây các kết quả sau:
13