Tình hình nợ xấu của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 80)

4.3.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 - 2014

Trong hoạt động tín dụng thì khả năng nợ xấu dễ xảy ra ở tín dụng trung - dài hạn, vì đây là những khoản vay với thời gian dài, nên rủi ro luôn có nguy cơ tiềm ẩn. Vì thế, Ngân hàng muốn kinh doanh an toàn và có lợi thì cần quan tâm đến công tác tín dụng trung - dài hạn. Cụ thể, bảng 4.18 dưới đây sẽ thể hiện rõ cơ cấu nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng.

Bảng 4.18 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T 2013 6T 2014 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Ngắn hạn 1.990 1.157 (833) (41,86) Trung-dài hạn 6.713 7.936 1.223 18,22 Tổng cộng 8.703 9.093 390 4,48

70

Không giống với DSCV, DSTN và dư nợ đều có chiều hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013, thì chỉ tiêu nợ xấu lại biến động tăng giảm trong 6 tháng đầu 2014. Từ bảng số liệu ta thấy, nợ xấu ngắn hạn quý I, II 2014 có xu hướng giảm so với quý I, II 2013. Trong khi đó, nợ xấu trung – dài hạn 6 tháng đầu 2014 lại tăng hơn so với 6 tháng cùng kỳ 2013. Nguyên nhân làm cho vấn đề nợ xấu tăng mạnh trong năm 6 tháng đầu năm 2014, do trong thời gian này hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân chịu biến động của giá cả nên việc trả nợ gốc cũng như trả lãi vay gặp ít nhiều khó khăn từ đó làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh có một số khách hàng thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, hay sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không hiệu quả từ đó làm cho việc trả nợ ngân hàng phần nào gặp phải khó khăn dẫn đến gia tăng nợ xấu. Đối với nợ xấu ngắn hạn giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2014 do Ngân hàng giảm cho vay ngắn hạn, tập trung cho vay trung – dài hạn, nên đã góp phân làm nợ xấu ngắn hạn giảm đi.

4.3.4.2 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 -2014

Như phân tích ở trên, thì nợ xấu phân chia theo thời hạn tập trung vào các khoản cho vay trung – dài hạn, còn đối với nợ xấu phân chia theo mục đích sử dụng vốn vay thì như thế nào, khoản mục nào có mức nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu của năm, và khoản mục nào có nợ xấu thấp nhất. Tất cả điều này sẽ đươc thể hiện rõ qua bảng số liệu 4.19 về tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay qua 6 tháng đầu năm 2013 -2014 sau đây:

Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 -2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T 2013 6T 2014 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền % Nông nghiệp 5.850 5.520 (330) (5,64) TM - DV 2.080 2.210 130 6,25 Tiêu dùng 671 1.100 429 63,93 Khác 102 263 161 157,84 Tổng cộng 8.703 9.093 390 4,48

71

Qua bảng số liệu (bảng 4.19) ta thấy, nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng đối với TM – DV, tiêu dùng và mục đích khác. Sở dĩ nợ xấu nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, do cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch tỷ trọng sang các lĩnh vực thủy sản, tiêu dùng, sản xuất công nghiệp,...giảm tỷ trọng cho vay nông nghiệp. Mặt khác, nợ xấu của NHNo & PTNT hiện nay là rất cao, nên bên cạnh việc Ngân hàng vừa cho vay lại vừa nổ lực thu hồi vốn, không để xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu kéo dài, vì vậy mà nợ xấu trong 6 tháng này giảm. Còn đối với lĩnh vực TM – DV nợ xấu tăng, do việc buôn bán của các cửa hàng, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn trong việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp mới mọc lên, với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ đồ dùng,...thu hút nhiều khách hàng so với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm đã cũ kỹ, kinh doanh không lợi nhuận doanh thu giảm sút, dẫn đến khả năng thanh toán nợ không đúng hạn cho Ngân hàng; hơn nữa trong vấn đề thương mại, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa cũng gặp khó khăn do tác động xấu từ Trung Quốc như heo siêu nạt, gạo giả, các thực phẩm giả mạo khác,...buôn bán tràn lan trộn lẫn với nông sản của ta khiến người dân khó phân biệt, còn người nông dân thì không bán được hàng với giá cao. Từ đó làm cho lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí dẫn đến nợ kéo dài và nợ xấu tăng cao.

72

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VŨNG LIÊM, VĨNH LONG

5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

5.1.1 Những mặt đạt được

Trong qua trình hoạt động của mình NHNo & PTNT Vũng Liêm đã không ngừng hoàn thiện và phát triển nhằm đưa chi nhánh ngày một đi lên xứng danh với thương hiệu “mang phồn thịnh đến mọi người”. Vì vậy 3 năm qua Ngân hàng đạt được những kết quả:

- Hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng làm cho DSCV ngày càng tăng qua các năm, ngoài việc cho vay nông nghiệp là ngành chủ lực thì Ngân hàng còn mở rộng sang lĩnh vực TM, DV, cho vay tiêu dùng, xây dựng hay vận tải kho bãi,...ngày càng tăng. Cho thấy hiệu quả huy động vốn và cho vay được Ngân hàng tích cực thực hiện và ngày càng nâng cao.

- DSTN ngày càng tăng và đạt kết quả tích cực qua các năm do tình hinh thu nợ được thực hiện tốt, giúp các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra trôi chảy, hạn chế rủi ro.

- Vấn đề nợ xấu được Ngân hàng xử lý tốt nên luôn giảm qua 3 năm, cụ thể: năm 2011 nợ xấu Ngân hàng là: 12.800 triệu đồng; năm 2012: 11.850 triệu đồng và năm 2013 nợ xấu là 9.800 triệu đồng.

- Cơ sở vật chất cũng như máy móc thiết bị ngày càng đổi mới, hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao ngày càng đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

5.1.2 Những mặt hạn chế

- Hiện nay, nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện là rất lớn, nhưng lượn vốn huy động tại đia phương mặc dù có tăng qua 3 năm vẫn không đủ đáp ứng cho khách hàng vay, vì nguồn vốn huy động không đủ công tác huy động vẫn còn yếu kém. Vì thế, dẫn đến Ngân hàng chưa tự chủ được

73

về nguồn vốn của mình, vẫn còn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên để cân đối giữa huy động và cho vay của mình, điển hình năm 2012 lượng vốn điều chuyển về cao nhất đạt con số 167.724 triệu đồng.

- Cơ cấu nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chưa được phân bổ đều, chủ yếu tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến nông nghiệp. Các lĩnh vực như TM - DV và cho vay khác Ngân hàng vẫn chưa chú trọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa cân đối tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, trung - dài hạn trong nhu cầu vay của khách hàng.

- Ngân hàng chủ yếu cho vay trên cơ sở đảm bảo nợ vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất, do đó đã bỏ lỡ nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản đảm bảo theo quy định.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Để góp phần cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, bênh cạnh những kết quả đạt được thì còn gặp nhiều khó khăn do còn vướn nhiều hạn chế như đã nêu trên.Vì thế, qua phân tích kết hợp với thực tế của Ngân hàng em xin đưa ra một số biện pháp sau:

5.2.1 Giải pháp trong công tác cho vay

Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định cho vay, vì như đã phân tích do không chú trọng vào việc thẩm định khách hàng, nắm bắt kịp thời thông tin nên Ngân hàng cho vay phải khách hàng xấu và bỏ qua cơ hội cho khách hàng tốt vay, từ đó làm cho DSCV bị hạn chế kéo theo đó là nợ xấu. Nhất là trong tình hình kinh tế bất ổn như phân tích thì đó càng là điều kiện cho nợ xấu tăng cao. Chính vì thế Ngân hàng cần nâng cao công tác thẩm định khi cho vay và giám sát, theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng xem sử dụng vốn vay đúng mục đích không nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích DSCV theo mục đích sử dụng vốn vay thì Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là chính. Tuy Ngân hàng mục đích là phục vụ vốn cho sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện nay do các lĩnh vực TM – DV, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải,...đang phát triển nên Ngân hàng cần quan tâm xem xét để cho vay đối với các đối tượng này, nhằm gia tăng hơn nữa nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng.

Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, các phương thức vay vốn Ngân hàng cần triển khai:

74

- Triển khai và áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các hộ sản xuất theo quy mô lớn.

- Thực hiện phương thức cho vay từng lần, rút tiền vay nhiều lần theo nhu cầu vốn thực tế ở các thời gian khác nhau đối với hộ sản xuất kinh doanh.

5.2.2 Giải pháp trong công tác thu hồi nợ

Qua phân tích thì tình hình thu nợ của Ngân hàng có phần tăng và đạt kết quả cao. Điều này đáng mừng, cho thấy sự nổ lực của các CBTD tích cực thu nợ về nhằm hạn chế các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng. Trên đà này, Ngân hàng cần duy trì tốc độ tăng trưởng của DSTN và tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ này thì mọi vấn đề phát sinh có ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng là không tránh khỏi, do ảnh hưởng của nhân tố khách quan và chủ quan, vì thế Ngân hàng cần quan tâm đến:

- Đối với những khách hàng có thái độ trả nợ đúng thời hạn, khách hàng xếp loại tốt thì Ngân hàng có thái độ biểu dương và khích lệ nhằm gia tăng mối quan hệ, khuyến khích họ vay tiền và duy trì được việc thu nợ tốt.

- Đối với những khách hàng thường xuyên có các khoản nợ gia hạn trả nợ gốc thì Ngân hàng cần xem xét cho CBTD nhắc nhở đôn đốc và có thông báo trả lãi và gốc trước khi đến thời hạn của hợp đồng, để tránh tình trạng đến hạn không thu được nợ. Kết hợp với các ngành các cấp ở địa phương kiên quyết xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ cho vay để tạo ra môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả.

5.2.3 . Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Qua phân tích ta thấy, nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 -2014 đều ở mức khá cao, với tỷ lệ nợ xấu chiếm trên 3% vào năm 2011, đây là điều đáng lo ngại cho Ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2012 và 2013 thì nợ xấu có xu hướng giảm, chứng tỏ Ngân hàng đã tích cực trong công tác xử lý các khoản nợ xấu, không để xảy ra rủi ro gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu ở mức thấp:

Ngân hàng cần đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, tránh tập trung cho vay trong một lĩnh vực nào đó, và tránh để dư nợ của một lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Vì nếu không phân tán rủi ro, thì trong lĩnh vực đó gặp khó khăn, Ngân hàng sẽ bị kéo theo những khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng.

Bên cạnh việc đầu tư cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, chi nhánh nên bám sát kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế tại địa phương để tăng

75

cường mở rộng quan hệ tín dụng đối với các ngành nghề khác góp phần hỗ trợ vốn thúc đẩy kinh tế tại địa phương phát triển.

Hiện nay bảo hiểm trong việc vay vốn cho khách hàng Ngân cũng đã triển khai. Vì thế, để phòng ngừa rủi ro trong cho vay, Ngân hàng cần khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC: Agriculture Bank Insurance Joint-Stock Corporation) khi việc kinh doanh của khách hàng gặp những rủi ro do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,...xảy ra ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân. Từ đó, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng trở nên khó khăn hơn, và nguy cơ nợ xấu rủi ro tiềm ẩn là điều đáng lo ngại.

Các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp với các công ty bảo vệ thực vật, các công ty phân bón thuốc trừ sâu trên địa bàn,...tổ chức các cuộc hội thảo, chương trình nông dân sản xuất giỏi, nhằm tuyên truyền hướng dẫn đến người dân cách phòng, tránh sâu bệnh; xử lý các tình huống xấu xảy ra, để người dân biết cách khắc phục, từ đó không gây ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng.

76

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Vũng Liêm cho thấy, hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu của Ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung ứng nguồn vốn bổ sung cũng như hỗ trợ dân cư, các đơn vị kinh tế trong toàn huyện. Đồng thời, tác động tích cực đến việc khai khác thế mạnh tiềm năng trong huyện là trồng lúa hay sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế nhằm đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước.

Cũng qua phân tích ta thấy, bên cạnh những khách hàng làm ăn uy tín có hiệu quả vẫn còn tồn tại nhiều khách hàng làm ăn không hiệu quả, điều này đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng và thẩm định trước khi cho vay. Tuy nhiên, mức dư nợ Ngân hàng đạt được vẫn còn tăng trưởng qua các năm như đã phân tích ở trên.

Mặc dù công tác huy động vốn trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhưng nguồn vốn huy động luôn đạt kết quả tốt chiếm trên 60% trong tổng vốn của Ngân hàng và có chiều hướng tăng lên đáng kể, đây là tỉ lệ khá tốt đối với Ngân hàng, điều này thể hiện qua lượng tiền gửi trong dân cư, đây là nguồn vốn tăng có tính chất ổn định không nhỏ vào việc tăng đầu tư tín dụng tại địa phương, đem lại lợi nhuận hằng năm cho Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của NHNN& PTNT huyện Vũng Liêm đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay của người dân trong huyện, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Nhìn chung tình hình dư nợ của Ngân hàng có chiều hướng tăng qua các năm, DSCV và DSTN tăng mạnh chứng tỏ quy mô của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và công tác tín dụng đặc biệt được quan tâm.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cũng như việc vận dụng những kiến thức đã học được, tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 80)