Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 44)

4.1.1.1 Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Để quản lí tốt hoạt động tín dụng của mình, các Ngân hàng đều chia các khoản cho vay theo những tiêu chí khác nhau, để dễ dàng trong việc theo dõi cũng như quản lý đồng vốn của mình sau khi cho khách hàng vay. Vì thế, các Ngân hàng thường chia các khoản cho vay theo: cho vay theo thời hạn, theo mục đích sử dụng vốn vay, theo đối tượng,…Trong đó, phân tích doanh số cho vay theo thời hạn là công tác mà mỗi Ngân hàng đều thực hiện. Cụ thể, tình hình cho vay theo thời hạn của NHNo & PTNT Vũng Liêm qua 3 năm 2011 – 2013 là như thế nào, kết quả sẽ được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1 Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011– 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Doanh số cho vay ngắn hạn

Đa số khách hàng của Ngân hàng là người nông dân nên nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phần lớn vốn Ngân hàng cho khách hàng vay có thời hạn ngắn nhằm đáp ứng kịp thời cho người dân có vốn luân chuyển sản xuất, vì thế khi nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.1) cơ cấu khoản mục Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 563.811 604.324 666.710 40.513 7,16 62.386 10,32 Trung - dài hạn 27.613 33.091 30.893 5.478 19,84 (2.918) (6,64) Tổng DSCV 590.974 637.415 697.603 46.441 7,86 60.188 9,44

34

cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 95% trong tổng DSCV và luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 khoản mục cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 95,40% trong tổng DSCV của Ngân hàng. Sang năm 2012, do Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay nên đạt DSCV cao, chiếm tỷ trọng 95% tổng doanh số cả năm và tăng so với năm 2011. Với đà tăng trưởng đó, làm cho năm 2013 doanh số của Ngân hàng tăng lên đạt tốc độ tăng trưởng 10,32% tương ứng con số tăng 62.386 triệu đồng. Sở dĩ DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua 3 năm do: thứ nhất, đặc tính của sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thường thiếu vốn đầu tư vào đầu mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch, vì vậy nắm được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất phù hợp; thứ hai, khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và đối tượng vay chủ yếu là chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, đầu tư vào các đối tượng chi phí như: giống cây, lao động, thuốc bảo vệ thực vật, các dụng cụ nhỏ lẻ phục vụ cho qua trình xản xuất,....Hơn nữa, tâm lí người dân họ không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong một thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả. Thêm vào đó, ta thấy năm 2013 doanh số cho vay đạt cao nhất 666.710 triệu đồng, lý giải cho điều này vì năm 2013 tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nên thay vì vay trung - dài hạn như trước đây khách hàng chuyển sang vay ngắn hạn. Chính vì chịu sự tác động của các yếu tố trên đã làm cho DSCV ngắn hạn tăng lên.

* Doanh số cho vay trung - dài hạn

Mục đích của khách hàng vay trung - dài hạn tại chi nhánh nhằm mở rộng trang trại chăn nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị cho phân xưởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên,...Các khoản cho vay trung - dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro lớn nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Mặt khác, để cho vay trung – dài hạn đạt hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn, mạnh và đủ để Ngân hàng cho khách hàng vay với thời hạn dài, trong khi nguồn vốn này trong dân chúng rất khó huy động vì họ e ngại về lãi suất, thời hạn cũng như lạm phát,...nên qua 3 năm DSCV tăng giảm không đều. Năm 2012, khoản mục cho vay trung – dài hạn đạt cao nhất và tăng 19,84% so với năm 2011, với mong muốn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương nên chi nhánh dần dần đẩy mạnh cho vay trung - dài hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách cho vay trung - dài hạn như mở rộng đầu tư cho vay phục vụ nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa 10 năm, cho vay phát triển vườn cây ăn trái trong lĩnh vực nông nghiệp thu hút

35

được nhiều khách hàng, nên góp phần làm cho DSCV trung – dài hạn tăng trong năm. Đến năm 2013, DSCV này giảm xuống với mức giảm tương ứng 6,64%. Nguyên nhân do nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn của người dân giảm đi. Bên cạnh đó, khoản vay trung - dài hạn là số tiền vay tương đối lớn với thời hạn trả nợ dài nên gặp rủi ro nhiều hơn so với cho vay ngắn hạn, vì thế Ngân hàng chủ động thu hẹp cho vay trung - dài hạn để giảm thiểu số rủi ro cho Ngân hàng trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động, chính vì vậy DSCV trung - dài hạn năm 2013 đã giảm.

Từ việc phân tích trên ta thấy, DSCV của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm, trong đó DSCV ngắn hạn vừa chiếm tỷ trọng cao vừa đạt doanh số tăng dần qua 3 năm. Từ đó, góp phần làm cho tổng DSCV tăng lên. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu DSCV theo thời hạn thì Ngân hàng cho vay khoản mục ngắn hạn chủ yếu, vì khách hàng của Ngân hàng đa phần là người nông dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nên nhu cầu sử dụng vốn là cấp thiết cần có nguồn vốn kịp thời sản xuất. Chính vì thế, nguồn vốn có thể đáp ứng ngay đó chính là Ngân hàng cho vay ngắn hạn. Vì thế, với kết quả tăng như vậy thì Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để DSCV không chỉ dừng lại ở đây mà đạt kết quả tốt hơn.

4.1.1.2 Tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Bên cạnh phân tích DSCV theo thời hạn thì việc phân tích DSCV theo mục đích sử dụng vốn vay cũng quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì khi phân tích nguồn vốn cho khách hàng vay ra theo nhiều mục đích vay như thế, sẽ giúp cho Ngân hàng biết được cho vay vào lĩnh vực nào là chủ yếu, cần đầu tư vào lĩnh vực nào là thế mạnh của Ngân hàng tại địa bàn. Từ đó, góp phần làm cho hoạt động đầu tư của ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá cụ thể tình hình tín dụng của Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta sẽ đi sâu vào việc phân tích tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng thông qua kết quả bảng 4.2 dưới đây:

36

Bảng 4.2 Tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Nông nghiệp

Kết quả từ bảng số liệu trên (bảng 4.2) ta thấy, DSCV nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, với 55% trong tổng DSCV của Ngân hàng và luôn tăng qua 3 năm. Do huyện có phần đông dân số là hộ sản xuất với nghề truyền thống là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, nên đa số khách hàng của Ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gần đây mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, người dân luôn tìm cách mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình nhiều hơn nữa, điển hình là loại hình chăn nuôi heo thịt, heo nái cho lợi nhuận cao, dẫn đến DSCV tăng lên năm 2012 với tỷ lệ tăng 10,45%. Một phần, vì đây là ngành chủ lực của huyện nhà nên nhu cầu vốn khá cao và liên tục tăng. Thêm vào đó, trong năm 2012 lĩnh vực chăn nuôi của huyện có sự phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả, nhờ áp dụng các hình thức lai tạo và nhân giống mới, giá cả các loại thịt gia súc, gia cầm đều tăng nên thu nhập của người chăn nuôi được nâng lên. Các dịch bệnh nguy hiểm như heo tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm lông móng đã được hạn chế; riêng các bệnh thông thường trên gia súc như bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy,...xảy ra rãi rác ở các nơi trong huyện và được điều trị kịp thời, không để lây lan trên diện rộng. Điều này tạo động lực cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi và mở rộng sản xuất, dẫn đến nhu cầu về vốn tăng lên. Năm 2013 sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, sản lượng gia cầm xuất chuồng tăng so với cùng kỳ nên làm cho năm 2013 DSCV đạt 422.198 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với 2012 với tốc độ tăng 20,29%. Điều này có thể lý giải, do lĩnh vực chăn nuôi của huyện được áp dụng hình thức lai tạo và Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 317.731 350.929 422.148 33.198 10,45 71.219 20,29 TM - DV 151.996 168.869 163.471 16.873 11,10 (5.398) (3,20) Tiêu dùng 90.679 98.075 87.539 7.396 8,12 (10.536) (10,74) Khác 30.568 19.542 24.445 (11.026) (36,07) 4.903 25,09 Tổng cộng 590.974 637.415 697.603 46.441 7,86 60.188 9,44

37

nhân giống mới, giá cả trong chăn nuôi lại cao nên thu nhập của người dân được nâng lên, các mầm móng dịch bệnh thì được điều trị và ngăn chặn kịp thời, vì vậy tạo điều kiện và động lực cho các hộ nông dân phát triển chăn nuôi, mở rộng sản xuất, dẫn đến nhu cầu vốn vay tăng cao.

* TM - DV

Hoạt động TM - DV ở huyện chủ yếu là công ty, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất nhỏ, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cửa hàng bán linh kiện điện tử, viễn thông, buôn bán tạp hóa,....Đây cũng là lĩnh vực Ngân hàng đang phát triển, trong cơ cấu doanh số cho vay thì TM - DV chiếm tỷ trọng không nhỏ và đứng thứ 2 so với nông nghiệp và có mức DSCV trên tổng DSCV của Ngân hàng. Năm 2012, Ngân hàng cho vay đạt mức doanh số cao nhất chiếm tỷ trọng 26,49% trong tổng doanh số cho vay, so với năm 2011 tăng 16.873 triệu đồng. Việc ngân hàng cho vay tăng trong năm 2012, do nhu cầu vay của khách hàng nhằm bổ sung vào vốn kinh doanh cho những mặt hàng thiết yếu như: tạp hóa, giày dép, quần áo, mỹ phẩm,… những mặt hàng này khá phổ biến nên thường xuyên nhập hàng mới về nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Mặt khác theo báo cáo tình hình kinh tế của UBND tỉnh thì năm 2012 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15%, chính vì thế mà trong năm DSCV cao. Đến năm 2013, DSCV có phần sụt giảm nhẹ so với năm 2012, giảm một lượng tương đương tỷ lệ 3,20%. Nguyên nhân dẫn đến việc này, do các công ty doanh nhiệp trên địa bàn tạm ngừng hoạt động để sửa chữa; tu bổ lại máy móc, trang thiết bị tiên tiến hơn; trang trí cửa hàng với kiểu dáng mới phù hợp với sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng,…cùng với việc các công trình cơ quan Nhà nước đang xây dựng thêm, nên ảnh hưởng ít nhiều đến TM – DV trong việc mua bán, luân chuyển hàng hóa,…Bên cạnh đó, năm 2013 cũng là năm có nhiều biến động, giá cả lãi suất tăng cao nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến TM - DV nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, nên DSCV có phần giảm trong năm.

* Tiêu dùng

Đi sau TM - DV là lĩnh vực tiêu dùng, chiếm hơn 12% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Đối tượng cho vay lĩnh vực này với mục đích chủ yếu là để phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân và cán bộ công nhân viên, giáo viên, công an, cán bộ Ngân hàng thuộc Nhà nước quản lý,...Nhằm cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng gia

38

đình, sữa chửa nhà ở,...Cụ thể, qua 3 năm chỉ tiêu này biến động tăng giảm liên tục. Năm 2012 đạt doanh số cao nhất, chiếm tỷ trọng 15,39% trên tổng DSCV. Sang năm 2013, việc giảm tỷ lệ 10,74% đã làm cho DSCV chỉ đạt 87.539 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,55% so với năm 2012. Việc doanh số cho vay giảm năm 2013 do, tình hình kinh tế còn khó khăn, người tiêu dùng hạn chế mua sắm đồ dùng sinh hoạt, trang bị trong gia đình. Mặt khác, cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp, đối với đối tượng là cán bộ viên chức, thì họ thế chấp đồng lương của mình cho Ngân hàng để vay một số tiền tùy theo mức lương mà họ được hưởng hàng tháng. Theo đó, khi chấp nhận khoản vay này, họ phải chi trả một phần vốn gốc và hoàn trả lãi theo số vốn mà họ đã vay. Vì thế, khi đồng lương bị cắt giảm, tiền lương nhận được chỉ lãnh một nửa thì nhu cầu vay vốn giảm. Đối với năm 2012, doanh số tăng cao do, nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng, sức mua của người tiêu dùng tăng lên để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, nên họ phải trang bị đầy đủ nội thất trong nhà dẫn đến nhu cầu về vốn tăng.

* Khác

Ngoài việc Ngân hàng cho vay vốn với mục đích phục vụ cho nông nghiệp, TM – DV, tiêu dùng nêu trên thì Ngân hàng còn cho vay phục vụ nhiều mục đích kinh tế khác như vay xây dựng, bán lẻ, vận tải kho bãi, hoạt động dịch vụ thông tin,…Ngoài ra, các khoản vốn Ngân hàng sử dụng cho mục đích khác còn có cho vay tín chấp hội phụ nữ để chăn nuôi heo, gia cầm và buôn bán nhỏ. Do ưu tiên nguồn vốn Ngân hàng cho các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nên việc phải cắt giảm cho vay ở các lĩnh vực này là điều tất yếu, nên DSCV của đối tượng này thường chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay. Nhìn vào cơ cấu khoản mục này ta thấy tăng, giảm qua 3 năm, đạt cao nhất vào năm 2011 với tỷ trọng 5,17% trên tổng DSCV của năm. Điều này xảy ra do trong năm 2011 tình hình kinh tế khá ổn định, nên hoạt động Ngân hàng có hiệu quả, Ngân hàng vừa đẩy mạnh cho vay sản xuất nông nghiệp vừa cho vay các lĩnh vực TM - DV nhằm gia tăng doanh số, nên làm cho doanh số 2011 cao. Bước sang năm 2012, doanh số bắt đầu giảm xuống với tỷ lệ giảm 36,07% so với năm 2011. Sang năm 2013, DSCV tăng trở lại, với tỷ lệ tăng 25,09% so với năm 2012. Sở dĩ năm 2012 DSCV thấp nhất, do trong năm Ngân hàng đẩy mạnh cho vay nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhiều, đồng thời lĩnh vực TM- DV cũng được Ngân hàng chú trọng gia tăng doanh số, từ đó làm cho DSCV ở khoản mục này giảm mạnh. Hơn nữa, do kinh tế năm 2012 vẫn còn nhiều bất cập, đời sống người dân chưa được cải thiện nhiều, vật giá leo thang nên nhu cầu về xây dựng nhà cửa, mua sắm phương

39

tiện vận tải đã giảm hẳn, nên cũng ảnh hưởng đến việc đi vay vốn ở Ngân hàng, làm cho DSCV trong năm giảm xuống.

Qua việc phân tích tình hình DSCV theo mục đích sử dụng vốn vay tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 44)