Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 55)

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Dư nợ là kết quả về số vốn Ngân hàng cho khách hàng vay nhưng chưa đến hạn trả nợ theo hợp đồng đã ký kết. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tình hình dư nợ sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng một cách chính xác. Qua tình hình dư nợ ta có thể thấy được Ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa, đồng thời ta còn biết được các khoản phải thu trong tương lai của Ngân hàng như thế nào.

45

4.1.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung - dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao DSCV mà còn nâng cao mức dư nợ. Tuy nhiên, dư nợ cao quá cũng không phải là điều tốt, vì khi dư nợ cao quá đồng nghĩa các khoản nợ năm trước chưa thu hồi về hết trở thành nợ quá hạn hay các khoản nợ xấu và chuyển sang năm tiếp theo, làm cho dư nợ năm sau cao chẳng hạn. Vì thế, để hiểu rõ hơn tình hình dư nợ của Ngân hàng như thế nào, ta sẽ tìm hiểu dư nợ theo thời hạn trước tiên. Cụ thể qua bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5 Tình hình dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Dư nợ ngắn hạn

Cụ thể qua bảng số liệu trên (bảng 4.5) ta thấy, tình hình dư nợ của Ngân hàng luôn tăng qua 3 năm, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2011 Ngân hàng đạt mức dư nợ chiếm tỷ trọng 77,37% tổng dư nợ của năm. Sang năm 2012, dư nợ của Ngân hàng tăng lên một lượng khá cao với tốc độ tăng 11,64% so với 2011, làm cho tổng dư nợ ngắn hạn đạt mức tỷ trọng 80,12%. Đến 2013, đây là năm tổng dư nợ và dư nợ ngắn hạn Ngân hàng đạt cao nhất chiếm tỷ trọng 83,15% trên tổng dưu nợ trong năm, việc dư nợ trung – dài hạn giảm đi làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể 411.685 triệu đồng đạt tốc độ tăng 21,09% so với 2012. Nguyên nhân chung dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng qua 3 năm, do phần lớn người dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc tính của sản xuất nông nghiệp là thừa vốn vào lúc thu hoạch và thiếu vốn khi bắt đầu sản xuất kinh Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 304.528 339.976 411.685 35.448 11,64 71.709 21,09 Trung – dài hạn 89.079 84.370 83.410 (4.709) (5,29) (960) (1,14) Tổng dư nợ 393.607 424.346 495.095 30.739 7,81 70.749 16,67

46

doanh mới, vì vậy khi vay vốn ngắn hạn sẽ giúp người dân linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn và giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, trong năm tình hình vay nợ của khách hàng tăng cao nên Ngân hàng tích cực chủ động thu hồi vốn để kịp thời cho vòng quay vốn tiếp theo, do đó mà dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm.

* Dư nợ trung – dài hạn

Nếu như dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm thì dư nợ trung – dài hạn biến động theo hướng giảm qua 3 năm. Điển hình năm 2011, dư nợ Ngân hàng đạt cao nhất với con số 89.370 triệu đồng. Nguyên nhân do các khoản nợ đến hạn thanh toán mà Ngân hàng chưa thu hồi được, các khoản nợ quá hạn được gia hạn thời gian trả năm trước chuyển sang năm nay nên làm cho dư nợ tăng mạnh vào 2011. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế trong năm thuận lợi, người dân làm ăn có lời nên tích cực trả nợ Ngân hàng đúng hạn nên làm cho năm 2011 đạt mức cao như thế. Đến năm 2012, mức dư nợ giảm xuống so với 2011 nên dư nợ ngân hàng chỉ đạt mức tỷ trọng 19,88%. Nguyên nhân của sự sụt giảm do DSCV trung- dài hạn trong năm giảm và Ngân hàng chú trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó trong năm tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,Ngân hàng hạn chế đầu tư cho vay trung – dài hạn, vì có nguy cơ xảy ra rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. Đến năm 2013, dư nợ Ngân hàng giảm mạnh với tốc độ giảm 1,14% so với năm 2012 nên dư nợ Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng 16,85% trên tổng dư nợ của năm. Sở dĩ năm 2013 kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi dần nhưng dư nợ lại giảm hơn năm 2012, do trong năm Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều với mức tăng DSCV ngắn hạn là 62.386 triệu đồng trong khi DSCV trung - dài hạn không tăng mà lại giảm 5.947 triệu đồng, vì thế trong năm dư nợ giảm là điều tất nhiên, mặt khác trong năm Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các dự án lớn, vì e ngại một số doanh nghiệp lớn đang trong tình trạng tài chính khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế của năm trước nên vốn Ngân hàng đầu tư hạn chế lại, thể hiện ở DSCV và DSTN đều giảm trong năm.

Với kết quả ở bảng trên (bảng 4.5) kết hợp việc phân tích thì qua 3 năm mang lại cho Ngân hàng kết khá tốt, với tổng dư nợ tăng dần qua các năm. Trong đó, Ngân hàng chủ yếu cho vay và thu nợ ngắn hạn nên làm cho dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ của năm và không ngừng tăng lên. Việc Ngân hàng giảm nhu cầu vốn vay đối với khoản mục cho vay trung – dài hạn, nhưng lại tăng vốn ở khoản mục cho vay ngắn hạn, nên bù đắp được khoản thiếu hụt đó, vì vậy mà dư nợ Ngân hàng không giảm mà lại tăng qua các năm.

47

4.1.3.2 Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Như lúc đầu đã đề cập, qua tình hình dư nợ ta có thể thấy được Ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa, đồng thời ta còn biết được các khoản phải thu trong tương lai của Ngân hàng như thế nào. Vì thế, bên cạnh Ngân hàng phân tích dư nợ theo thời hạn, còn cần phân tích theo mục đích sử dụng vốn vay nhằm biết được lượng vốn Ngân hàng cho khách hàng vay vào mục đích nào nhiều nhất . Từ đó, Ngân hàng có định hướng mới trong việc cho vay và thu nợ về sau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bảng 4.6 dưới đây sẽ cho kết quả cụ thể sau:

Bảng 4.6 Tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Nông nghiệp

Để hiểu rõ hơn về kết quả trên ta sẽ đi sâu vào việc phân tích. Qua bảng 4.6 ta thấy, dư nợ cho vay nông nghiệp và TM – DV tăng dần qua các năm. Với tổng mức tỷ trọng của nông nghiệp và TM – DV chiếm trên 90% trên tổng dư nợ, (trong đó nông nghiệp chiếm trên 70%) có thể thấy đây là một trong những đối tượng chủ yếu mà Ngân hàng dành phần lớn nguồn vốn cho vay để hoạt động. Trong đó, Ngân hàng chủ yếu cho vay theo ngắn hạn và sử dụng vào mục đích chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2012, dư nợ Ngân hàng chiếm tỷ trọng 59,52% giảm 0,08% so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ Ngân hàng tăng mạnh với tốc độ tăng 27,31% so với năm 2102 tương ứng mức tăng tuyệt đối 68.981 triệu đồng và đạt tỷ trọng cao nhất 64,95% trên tổng dư nợ của năm.Nguyên nhân dư nợ năm 2012 giảm, do DSCV trong năm thấp hơn DSTN và do ảnh hưởng của dư nợ năm trước thấp nên làm cho dư nợ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 252.759 252.567 321.548 (192) (0,08) 68.981 27,31 TM - DV 82.289 100.645 106.381 18.356 22,31 5.736 5,70 Tiêu dùng 36.713 50.294 48.006 13.581 36,99 (2.288) (4,55) Khác 21.846 20.840 19.160 (1.006) (4,60) (1.680) (8,06) Tổng dư nợ 393.607 424.346 495.095 30.739 7,81 70.749 16,67

48

năm nay giảm, bên cạnh đó do tình hình kinh tế bất ổn dịch bệnh ở gia súc gia cầm diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra như cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng ở heo,...khiến nhiều người dân làm ăn thua lỗ, dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng bị trì trệ. Dư nợ năm 2013 tăng, do một phần DSCV và DSTN đều tăng cao cộng với dư nợ năm trước cũng cao nên làm cho dư nợ trong năm nay tăng cao, mặt khác do bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích và gặp điều kiện thuận lợi về giá cả, thời tiết,…nên thu nhập tăng cao và có khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng. Ngoài ra, có một số hộ xin vay mới do chăn nuôi là lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao lại không cần nhiều lao động, vì vậy cũng phần nào góp phần vào sự gia tăng của dư nợ .

* TM - DV

Nhìn chung dư nợ TM - DV không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2012, mức dư nợ Ngân hàng đạt được chiếm tỷ trọng 17,61% tăng so với năm 2011 là 18.356 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 32,56%. Dư nợ tăng mạnh lên trong năm 2013 đạt mức tỷ trọng 16,25% trên tổng dư nợ của năm, so với năm 2012 dư nợ tăng với tỷ lệ 7,67%. Mặc dù, dư nợ Ngân hàng đạt cao nhất vào năm 2013 nhưng so sánh mức chênh lệch giữa 2013/12012 thì tăng không nhiều so với mức chênh lệch giữa 2012/2011. Nguyên nhân dư nợ tăng mạnh vào năm 2013 do thời gian gần đây khách hàng hoạt động trong lĩnh vực này kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, các loại hình như ăn uống, nhà nghỉ, karaoke liên tục mọc lên nên Ngân hàng tăng cường cho vay đối với lĩnh vực này. Do đó trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ sản xuất kinh doanh chuyển sang hình thức kinh doanh các loại hình dịch vụ và Ngân hàng cũng đang chuyển hướng đầu tư cho vay vào lĩnh vực này để phù hợp với tình hình phát triển chung của huyện, cụ thể DSCV đối với lĩnh vực này qua 3 năm đều tăng, cộng với DSTN trong năm cũng tăng theo nên kéo theo dư nợ tăng là điều tất nhiên.

* Tiêu dùng

Tình hình dư nợ qua 3 năm của Ngân hàng biến động tăng giảm liên tục. Đạt cao nhất vào năm 2012, với mức dư nợ chiếm tỷ trọng 11,85% trên tổng doanh số thu nợ của năm. Dư nợ cao do, một phần DSCV tiêu dùng trong năm cao trong khi số thu nợ về thấp hơn, nên khoảng chênh lệch này là dương, cộng thêm DSCV năm trước chuyển sang nên làm cho dư nợ trong năm cao. Mặt khác, trong năm kinh tế huyện tuy chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng để ổn định đời sống dân cư và phát triển kinh tế huyện nhà, Ngân hàng đã tạo điều kiện để các hộ kinh doanh trên địa bàn mở rộng sản xuất, phục hồi kinh tế gia đình vốn đã bị tổn thương trước đó, đi vay vốn với

49

lãi suất thấp để mua sắm sắm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà cửa, để cuộc sống tốt hơn, vì thế cũng góp phần làm dư nợ tăng. Dư nợ năm 2011 giảm thấp nhất do trong năm Ngân hàng hạn chế cho vay ra nhiều, nhưng lại thu nợ về với con số lớn hơn DSCV trong năm, kết quả mang lại dư nợ âm, trong khi dư nợ năm trước chuyển sang lại không cao, nên góp phần làm giảm dư nợ trong năm.

* Khác

Đối với khoản cho vay dùng vào mục đích khác, Ngân hàng có chính sách hạn chế cho vay để tránh rủi ro, tích lũy nguồn vốn để khắc phục bất ổn kinh tế thông qua các khoản vay cho mục đích khác. Nên qua 3 năm khoản mục này biến động theo chiều hướng giảm liên tục. Cụ thể, năm 2013 dư nợ thấp nhất chiếm tỷ trọng 3,87% trên tổng dư nợ, do trong năm Ngân hàng đã tập trung vào cho vay nhưng thu hồi nợ về lại thấp. Sự sụt giảm dư nợ năm 2013, do dư nợ năm trước chuyển sang nhưng không cao, thêm vào đó sự tăng giảm của DSCV và DSTN, dẫn đến dư nợ thay đổi theo. Mặt khác, do DSCV các lĩnh vực khác nhằm vào đối tượng như xây dựng, sữa chữa nhà, vận tải kho bãi, cho vay sản xuất chăn nuôi để làm kinh tế phụ,…nên vốn đầu tư không cao, nên làm cho dư nợ giảm trong năm. Dư nợ đạt cao nhất vào năm 2011 với mức tỷ trọng chiếm trong tổng dư nợ là 5,55%. Nguyên nhân dư nợ năm 2011 cao, do có các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, thêm vào đó một phần là do nhu cầu vốn vay của các đối tượng này tăng lên trong năm, Ngân hàng cho vay đối tượng là các xà lan tải trọng lớn, phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu, bơm cát,...trên tuyến sông lớn đòi hỏi vốn cao, để trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, nên DSCV trong năm này đạt cao nhất 30.568 triệu đồng so với năm 2012 và 2013, vì vậy mà dư nợ đạt cao.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy, tình hình dư nợ theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 đều tăng trên mức tổng. Nhưng xét chi tiết thì dư nợ chỉ có xu hướng tăng từng năm đối với khoản mục nông nghiệp và TM – DV, trong khi tiêu dùng và khoản mục khác tuy có tăng nhưng không đều. Đều này cho thấy, Ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay lĩnh vực tryền thống là nông nghiệp và TM – DV, vì thế Ngân hàng cần phải chú trọng vào những đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, những khách hàng có uy tín để đầu tư một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đồng thời, Ngân hàng cần khai thác thêm nữa và đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn tiềm năng của địa phương như thủy hải sản, xây dựng, vận tải,...Nhằm kịp thời nắm bắt thời cơ tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội địa phương, để cải

50

thiện và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn cũng như mở rộng quy mô hoạt động cho Ngân hàng ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)