Như chúng ta đã biết, kinh doanh luôn mang trong nó sự rủi ro, đối với hoạt động Ngân hàng hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng thì rủi ro đó là nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ xấu. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Vì thế phân tích nợ xấu giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình nợ xấu của Ngân hàng là cao hay thấp qua các năm, ta sẽ phân tích nợ xấu theo thời hạn và nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay.
4.1.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013
Tương tự DSCV, DSTN, dư nợ đều được phân chia theo thời hạn hay mục đích sử dụng vốn vay. Thì đến nợ xấu cũng được chia ra như thế. Nhưng để phân tích nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay, thì theo trình tự ban đầu đã phân tích, ta sẽ đi vào phân tích nợ xấu theo thời hạn trước. Cụ thể, nợ xấu theo thời hạn biến động như thế nào qua 3 năm, bảng 4.7 dưới đây sẽ cho ta kết quả sau:
Bảng 4.7 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.907 5.127 2.314 2.220 76,37 (2.813) (54,86) Trung-dài hạn 9.893 6.723 7.486 (3.170) (32,04) 763 11,35 Tổng cộng 12.800 11.850 9.800 (950) (7,42) (2.050) (17,30)
51
* Nợ xấu ngắn hạn
Qua bảng 4.7 ta thấy, nợ xấu của Ngân hàng biến động tăng giảm không đều. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu của Ngân hàng chiếm tỷ trọng 11,61% trên tổng nợ xấu của năm. Sang năm 2012 nợ xấu tăng lên rõ rệt với tốc độ tăng 76,37%, vì thế mức nợ xấu trong năm của Ngân hàng tăng lên con số 5.127 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 41,49% trên tổng nợ xấu. Đến năm 2013 thì nợ xấu đã giảm hẳn, chỉ chiếm tỷ trọng 20,88% trong tổng nợ xấu của năm, so với năm 2012 giảm 54,86% và cũng là mức nợ xấu thấp nhất trong 3 năm. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ngắn hạn năm 2012 tăng cao, do đa phần cho vay ngắn hạn là những hồ sơ không đảm bảo, khách hàng thường là cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ làm nông, nên nhu cầu vốn không nhiều, phát sinh theo chu kỳ sản xuất, vì thế dẫn đến trong công tác thẩm định cho vay còn chủ quan, thủ tục nên phát sinh nợ xấu ngắn hạn cao. Mặt khác, là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu trong năm tăng. Việc nợ xấu năm 2013 giảm mạnh là do, các khoản nợ xấu năm trước Ngân hàng chưa xử lý triệt để, sang năm nay Ngân hàng tích cực thu hồi, vì thế nợ xấu giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn nên Ngân hàng chủ động thu nợ không để nợ xấu tồn đọng cao như năm 2012, vì thế trong năm nợ xấu ngắn hạn ở mức tương đối thấp so với 2011 và 2012.
* Nợ xấu trung – dài hạn
Giống như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung – dài hạn cũng tăng giảm qua 3 năm. Năm 2011 nợ xấu trung – dài hạn chiếm tỷ trọng 77,29% trên tổng nợ xấu. Bước sang năm 2012, nợ xấu giảm xuống rõ rệt với tốc độ giảm 32,04% nên làm cho khoản nợ này chỉ còn 6.723 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,73% so với năm 2011. Đến năm 2013, khoản nợ xấu này tăng trở lại 7.486 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 11,35% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 76,34% trên tổng nợ xấu cả năm. Nợ xấu trung – dài hạn năm 2011 cao nhất, do trong năm một số doanh nghiệp ngừng hoạt động vì ảnh hưởng kinh tế năm 2010, đã kinh doanh trở lại, khi đó nhu cầu vốn là rất lớn nên Ngân hàng không ngần ngại trong việc cho vay nhằm gia tăng doanh số, nên không quan tâm nhiều đến công tác thẩm định khi cho vay, vì thế có một bộ phân doanh nghiệp, công ty,...đang trong tình trạng khó khăn mà Ngân hàng không nắm bắt kịp thông tin và đã cho vay. Thật không may, khi tình trạng lạm phát, lãi suất cao lại quay trở lại vào cuối năm, khó khăn chồng khó khăn nên khiến các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả, lợi nhuận không đạt thì không có đủ vốn trả cho Ngân hàng, nên làm cho nợ xấu trong năm cao. Còn đối với nợ xấu
52
năm 2013 tăng là do trong năm kinh tế bất ổn, việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn, không đủ vốn trả lãi và gốc cho Ngân hàng đúng hạn, tình trạng này kéo dài khiến nguồn vốn Ngân hàng bị ứ đọng, buột Ngân hàng chuyển sang nợ xấu, vì thế làm cho khoản nợ này trong năm tăng lên rõ rệt.
Qua quá trình phân tích ta thấy được nợ xấu của Ngân hàng ở mức khá cao và liên tục giảm qua 3 năm. Dấu hiệu này là tốt đối với hoạt động của Ngân hàng, vì bản chất của bất kỳ loại hình kinh doanh nào khi rủi ro càng giảm thì thiệt hại càng ít đi và khi đó lợi nhuận mang lại nhiều hơn. Điều này Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khi xét kỹ trong cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng thì nợ xấu trung – dài hạn là nhiều nhất, đặc biệt năm 2011 nợ xấu chiếm tới 88,39% trên tổng nợ xấu của năm, điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Vì thế, Ngân hàng cần tăng cường công tác thẩm định trước khi cho vay, nắm bắt tình hình kinh tế kịp thời để xử lý những tình huống xảy ra do các yếu tố khách quan hay chủ quan, nhằm hạn chế rủi ro về sau. Và nhất là đối với cho vay trung – dài hạn thì rủi ro luôn tiềm ẩn, nếu như không có biện pháp hạn chế kịp thời để con số này dừng lại ở mức thấp hơn.
4.1.4.2 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013
Nợ xấu là một yếu tố mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải quan tâm, vì khi phát sinh nợ xấu chứng tỏ khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút và hoạt động tín dụng của ngân hàng kém chất lượng. Vì thế, ngoài việc Ngân hàng phân tích nợ xấu theo thời hạn, còn cần phân tích nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay, nhằm biết được trong các khoản mục Ngân hàng cho vay thì nợ xấu tập trung cao nhất và thấp vào khoản mục nào, từ đó Ngân hàng sẽ có kế hoạch xử lý nợ xấu tốt hơn đối với các khoản vay có nợ xấu cao. Để cho vấn đề này được phân tích rõ ràng hơn, thì bảng 4.8 dưới đây sẽ minh họa số liệu cụ thể sau:
53
Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm
* Nông nhiệp
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.8) ta dế dàng nhận thấy, nợ xấu hầu như tập trung cao nhất ở năm 2011, và thấp nhất là năm 2013. Theo đó, nợ xấu chiếm cao nhất trong tổng nợ xấu vẫn là nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trồng lúa, cây ăn trái, và cây công nghiệp; về chăn nuôi như nuôi heo, bò, gia cầm,...Nợ xấu năm 2012 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của năm, chiếm tỷ trọng 73,41%. Năm 2013, khoản nợ xấu này giảm xuống rõ rệt so với năm 2012, với tỷ lệ giảm 20,69% nên trong năm nợ xấu Ngân hàng chỉ ở mức 6.900 triệu đồng. Nợ xấu tăng mạnh năm 2012 như vậy, nguyên nhân là do trong năm chi phí thức ăn tăng cao làm cho lợi nhuận bị giảm, thêm vào đó là nạn dịch cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng, heo tai xanh ở lợn bùng phát khiến một số hộ chăn nuôi bị tổn thất lớn, đối với các hộ trồng cây ăn trái thì bị dịch bênh chồi rồng trên cây nhãn đang gây thiệt hại nặng cho nhà vườn với diện tích nhiễm bệnh 9.020 ha, từ đó khiến cho người dân không còn khả năng trả nợ đúng theo giao kết với Ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế cho nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất chưa cao, sản xuất còn mang tính đại trà, giá cả bấp bênh, hàng sản xuất không tiêu thụ được, cung lớn hơn cầu, vì thế khoản nợ xấu này cao trong năm. Nguyên nhân nợ xấu năm 2013 có dấu hiệu giảm, do lãi suất cho vay của Ngân hàng đã thấp hơn, nên trong năm doanh số cho vay không ngừng tăng, hiện nay lãi suất cho vay nông nghiệp là 8%/năm, cho vay chăn nuôi bò là 10,9%/năm, và lãi suất ít biến động, giúp những hộ có vay vốn trung và dài hạn của Ngân hàng giảm bớt được gánh Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 8.510 8.700 6.900 190 2,23 (1.800) (20.69) TM - DV 2.740 1.900 2.100 (840) (30,66) 200 10,53 Tiêu dùng 1.010 950 680 (60) (5,94) (270) (28,42) Khác 540 300 120 (240) (44,44) (180) (56,25) Tổng nợ xấu 12.800 11.850 9.800 (950) (7,42) (2.050) (17,30)
54
nặng trả lãi và chủ động được chi phí sản xuất, nên trả được nợ gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đã được đẩy lùi, nhờ sự quan tâm của các ngành các cấp, cơ quan thú y kịp thời triển khai chương trình tiêm ngừa vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm, phun thuốc trừ các bệnh do sâu bệnh gây hại cho cây trồng, nên nợ xấu trong năm đã giảm.
* TM - DV
Đối với TM – DV thì nợ xấu xếp thứ hai sau nông nghiệp, với nợ xấu tồn tại trong năm 2011 cao nhất, chiếm tỷ trọng 21,41% trong tổng nợ xấu của năm. Sang năm 2012, nợ xấu đột ngột giảm mạnh, với mức giảm 840 triệu đồng so với năm 2011, nên trong năm chỉ đạt tỷ trọng 16,03%. Nợ xấu có xu hướng tăng trở lại vào năm 2013, với tỷ lệ tăng 10,53% nên nợ xấu trong năm chiếm tỷ trọng 21,43%. Nợ xấu năm 2011 cao, nguyên nhân do những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TM – DV, khi nhận được vốn vay của Ngân hàng thì họ đem đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất ra nhiều nơi, đến khi thua lỗ không thu hồi lại được vốn, khả năng trả nợ cho Ngân hàng không có, nên dẫn đến nợ xấu tăng lên. Mặt khác, trong năm tình hình kinh tế đối mặt với lãi suất cao, giá cả hàng hóa ngày càng tăng, trong khi buôn bán ế ẩm, hàng hóa tồn đọng, khiến khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, làm cho các khoản nợ nợ này rơi vào nợ xấu. Nguyên nhân nợ xấu Ngân hàng giảm mạnh vào năm 2012 do, những khoản nợ quá hạn năm trước Ngân hàng đã tích cực xử lý triệt để, không để tình trạng nợ xấu tồn động kéo dài. Hơn nữa, năm 2012 kinh tế còn khó khăn, nên Ngân hàng vừa chủ động tăng DSCV vừa chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, nên hạn chế khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro về sau, vì thế nợ xấu đã giảm rõ rệt. Năm 2013 nợ xấu tăng trở lại do, khách hàng vay vốn để đầu tư, kinh doanh mà không mang lại hiệu quả, vì lựa chọn loại hình dịch vụ và sản xuất kinh doanh không phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng nên hoạt động thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng, buộc Ngân hàng chuyển sang nợ xấu. Để nợ xấu không tăng cao hơn nữa, thì Ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác thẩm định khi cho vay, đồng thời phối hợp với các ngành ở địa phương, kiểm tra kỹ việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hoạt động ngành nghề trái pháp luật, để từ đó hạn chế rủi ro khi kinh doanh thua lỗ, bị pháp luật nghiêm cấm thì nợ vay Ngân hàng không thu được, dẫn đến nợ xấu gây ảnh hưởng cho Ngân hàng.
55
* Tiêu dùng
Tiêu dùng là lĩnh vực có mức nợ xấu xếp thứ 3 sau nông nghiệp và TM – DV. Qua 3 năm, nợ xấu luôn có xu hướng giảm, với nợ xấu của ngành này cao nhất vào năm 2011, chiếm tỷ trọng 7,89% trên tổng nợ xấu của năm. Nhưng sang năm 2012 con số này đã giảm xuống, với tỷ lệ giảm 5,94% so với năm 2011. Và đến năm 2013 nợ xấu Ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất, với tỷ lệ giảm 28,42% so với năm 2012, vì thế chỉ chiếm tỷ trọng 6,94% nợ xấu trong năm. Sở dĩ nợ xấu tiêu dùng cá nhân năm 2011 cao nhất, do trong năm người dân vay để mua sắm đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, thường là người tiêu dùng có nhu cầu cao trong việc trang bị cuộc sống của mình, nên mua những tài sản có giá trị lớn như bàn ghế cao cấp, tủ lạnh, xe máy, tivi,...tuy nhiên số tiền người dân vay ở Ngân hàng thường không sử dụng đúng mục đích để mua sắm, mà dùng vào việc khác nữa, và mua trả góp các tài sản này; hơn nữa do trong năm tình hình sản xuất kinh doanh của người dân bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng nên mùa màng thất bất, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay nông nghiệp, thêm vào đó số tiền vay tiêu dùng lại không trả được, nên trong năm nợ xấu Ngân hàng cao. Nợ xấu năm 2012 và 2013 giảm là dấu hiệu đáng mừng, do trong năm các hộ gia đình làm ăn có hiệu quả, thu nhập đã đủ để trang trải cuộc sống, nên hạn chế việc sử dụng vốn vay, điều này làm cho nợ xấu qua 2 năm ở mức thấp. Trong năm 2011, nợ xấu còn ở con số tương đối cao, điều này cho thấy công tác xử lý nợ trong năm chưa chặt chẽ, vì thế để hạn chế nợ xấu tăng cao thì Ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc kiểm tra hồ sơ khách hàng, có đúng mục đích vay để mua sắm đồ dùng trang bị trong gia đình không, hay làm kinh tế phụ. Để từ đó tránh được rủi ro về sau cho Ngân hàng.
* Khác
Cũng giống với nợ xấu tiêu dùng, nợ xấu đối với khoản mục vay mục đích khác cũng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 mức nợ xấu Ngân hàng cao nhất chiếm tỷ trọng 4,21%, nhưng sang năm 2012 nợ xấu Ngân hàng đã giảm so với năm 2011, với tỷ lệ giảm 44,44% nên trong năm khoản mục này có mức nợ xấu chiếm tỷ trọng trên tổng nợ xấu là 2,53%. Đến năm 2013, với tốc độ giảm khá cao 56,25% nên nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng 1,22%. Ta thấy, nợ xấu năm 2011 lại cao hơn so với năm 2012 và 2013, nguyên nhân do, trong năm Ngân hàng cho khách hàng vay với đối tượng là xây dựng, giao thông vân tải, kho bãi, thuê mua xà lan,...Trong khi đó, ngành giao thông vận tải, cho thuê kho bãi và đi xà lan Ngân hàng phải cho vay với thời gian dài, sử dụng vốn trung – dài hạn, để tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh, dòng vốn
56
luân chuyển rộng và có thu nhập trả nợ. Nhưng do việc thuê mặt bằng với giá cao, mà thu nhập mang lại thì thấp. Bên cạnh đó, việc vay vốn mua xe tải để vận chuyển hàng hóa, chở vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, hay xà lan đi