Khái quát tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 37)

NHÁNH HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2011 - 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nên bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trước tiên phải có nguồn vốn dồi dào. Đối với Ngân hàng cũng vậy, vốn là nền tảng cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Một Ngân hàng muốn phát triển được, đòi hỏi phải có một cơ cấu nguồn vốn hợp lí và phù hợp với tình hình phát triển của Ngân hàng và chắc chắn, bất cứ một Ngân

27

hàng nào cũng mong muốn nguồn vốn chủ yếu của mình là nguồn vốn huy động. Để có nguồn vốn tại chỗ, ổn định phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế địa phương, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm đã chủ động khai thác nguồn vốn dưới mọi hình thức khác nhau, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, Ngân hàng luôn lấy phương châm “đi vay để cho vay” nhằm bổ sung cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và sự phát triển của kinh tế địa phương, NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm là một Ngân hàng chuyên phục vụ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của nông dân trên địa bàn huyện, 3 năm qua Ngân hàng đã có những tác động tích cực đến nền kinh tế địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn, nhất là trong thời buổi kinh tế như hiện nay thì huy động vốn đối với các Ngân hàng thật sự khó khăn nên Ngân hàng cần phải chú trọng.

3.7.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Đối với Ngân hàng, vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh, Ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. Vì vậy, để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được duy trì và phát triển, bên cạnh nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay, thì nguồn vốn huy động là rất cần thiết. Bởi, đây là nguồn vốn quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo lập nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng. Ngân hàng huy động được vốn cũng có nghĩa là Ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn giá rẻ từ dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay và đầu tư, thay vào đó sẽ tiết kiệm cho Ngân hàng khoản chi phí trả lãi cho việc sử dụng vốn vay hay vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Từ đó, lợi nhuận mang lại cho Ngân hàng cũng sẽ cao hơn. Để hiểu rõ hơn tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm như thế nào, ta sẽ phân tích chi tiết từng khoản mục thông qua bảng 3.3 dưới đây:

28

Bảng 3.3 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

3.7.1.1 Vốn huy động tại địa phương

Để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Vũng Liêm một số vấn đề cấp thiết trước nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng. Ngoài nguồn vốn tự có, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng, huy động vốn để đầu tư kinh doanh dịch vụ vừa là chức năng vốn có, vừa là nhiệm vụ lâu dài mang tính chất quyết định. Nguồn vốn Ngân hàng huy động được qua 3 năm đều tăng, đạt cao nhất vào năm 2013 với 584.439 triệu đồng. Xét theo cơ cấu thì sự biến động của nguồn vốn huy động chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố:

a. Vốn huy động có kỳ hạn

Đây là khoản mục tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90% trong tổng vốn huy động của địa phương, loại vốn huy động này thường là tiền tiền gửi tiết kiệm chủ yếu do cá nhân và hộ gia đình gửi vào và tiền gửi có kỳ hạn do các tổ chức kinh tế gửi nhằm mục đích sinh lời và đảm bảo an toàn khi họ chưa có kế hoạch đầu tư kinh doanh hay để phòng tránh rủi ro trong tương lai. Cụ thể, năm 2012 lượng tiền gửi này Ngân hàng huy động được chiếm tỷ trọng 91,39% tổng nguồn vốn tại địa phương, tăng lên rõ rệt so với năm 2011 tương ứng mức tăng tương đối là 22,92%. Sang năm 2013, lượng tiền khách hàng gửi vào có phần giảm nhẹ với tốc độ giảm 0,12% so với năm 2012, nên tỷ trọng cũng giảm nhẹ chỉ còn 91,22%. Nguyên nhân năm 2012 lượng tiền khách hàng gửi vào Ngân hàng cao, do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn khá nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, nên có nhiều khách hàng chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm để nhận được khoản sinh lợi cao hơn. Như năm 2012, Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 465.240 584.073 584.439 118.827 25,54 366 0,06 - Có kỳ hạn 434.260 533.784 533.143 99.529 22,92 (641) (0,12) - Không kỳ hạn 30.989 50.289 51.296 19.300 62,23 1.007 2,00 Vốn điều chuyển 74.905 167.724 94.691 92.819 123,92 (73.033) (43,54) Tổng nguồn vốn 540.149 751. 797 679.130 211.648 39,18 (72.667) (9,67)

29

chi phí của Ngân hàng cũng tăng mạnh do chi phí chi cho việc trả lãi đối với khoản mục tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 90%.

Theo tổng số vốn huy động tại địa phương năm 2013 thì cao hơn 2012, nhưng ngược lại vốn huy động có kỳ hạn lại thấp hơn năm 2012 với tỷ lệ 0,12% do trong năm tiền gửi không kỳ hạn tăng cao hơn.

b. Vốn huy động không kỳ hạn

Đây cũng là khoản mục tiền gửi Ngân hàng huy động được từ dân cư và chủ yếu từ các tổ chức kinh tế, tuy chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn huy động nhưng cũng đã góp phần làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đều trong những năm qua. Nhìn chung qua 3 năm, lượng tiền gửi khách hàng gửi vào đều tăng qua các năm. Theo như các phân tích trước đó, tình hình kinh tế 2012, 2013 không được khả quan đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, nên người dân có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chuyển qua gửi không kỳ hạn, đưa vào tài khoản thanh toán hoặc dưới các hình thức khác,…nên làm cho lượng tiền gửi này bắt đầu tăng mạnh vào năm 2012, 2013. Năm 2011 vốn huy động không kỳ hạn thấp, do nền kinh tế Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng trong năm 2011 có những thuận lợi cơ bản: tình hình chính trị ổn định, kinh tế xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do sự hồi phục của nền kinh tế, nên người dân có đầy đủ điều kiện để tích lũy vốn, giá cả hàng hóa, chi phí đời sống giảm xuống khiến đồng tiền tích lũy của người dân nhiều hơn. Do dòng tiền nhàn rỗi lớn nên những người không thích rủi ro trong kinh doanh, có xu hướng gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào Ngân hàng nhiều hơn, nên làm cho tiền gửi không kỳ hạn chỉ đạt 30.989 triệu đồng.

3.7.1.2 Vốn điều chuyển

Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng sử dụng từ sự hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên để bù đắp nguồn vốn hoạt động của mình, khi nguồn vốn huy động không còn đủ chi cho khách hàng. Vì nếu Ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn huy động để cho vay, thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng vay. Do vậy khi vốn huy động không đáp ứng đủ, ngay lập tức chi nhánh cấp trên sẽ tiến hành điều chuyển vốn về chi nhánh cấp dưới nhằm cung cấp đủ vốn, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất của người dân tại địa phương được tiến hành liên tục. Tuy nhiên, đối với vốn điều chuyển tuy nó được hầu hết các Ngân hàng sử dụng đến, nhưng vấn đề hạn chế đến mức thấp nhất việc vay nguồn vốn này luôn được các Ngân hàng chú trọng, bởi vì chi phí trả lãi cho việc vay vốn này sẽ cao hơn vốn huy động từ địa phương, do đó các Ngân

30

hàng thường cố gắng giảm nguồn vốn này xuống và tăng vốn huy động lên để gia tăng lợi nhuận. Thực tế, nhìn vào kết quả từ bảng trên ta thấy được số liệu vốn điều chuyển của Ngân hàng qua 3 năm đều có xu hướng tăng giảm liên tục, đỉnh điểm là 167.724 triệu đồng năm 2012. So với năm 2011, nền kinh tế tương đối ổn định, nên việc điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên đã giảm xuống làm cho lượng vốn ngân hàng sử dụng chỉ chiếm 13,85% trong tổng nguồn vốn, trong khi năm 2012 kinh tế nước ta phải tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, những xáo trộn nền kinh tế cũng gây ra ra sự biến động trong nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên cho NHNo & PTNT Vũng Liêm, làm cho lượng vốn điều chuyển tăng lên gấp đôi với mức tăng tương ứng tỷ lệ tăng 123,92%. Đây là một tín hiệu không tốt vì nếu nguồn vốn này cao chứng tỏ vốn huy động bị thu hẹp, trong năm Ngân hàng phải tốn khoản chi phí trả lãi vay là rất cao nên làm cho lợi nhuận cũng giảm theo. Sang năm 2013, lượng vốn này có xu hướng giảm trở lại so với 2012, do nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với vốn huy động trong dân, cho nên năm 2013 Ngân hàng đã tăng vốn huy động lên nhằm giảm sử dụng vốn điều chuyển. Vì vậy, đẩy mạnh công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới là nhiệm vụ rất quan trọng mà Ngân hàng cần phải ưu tiên thực hiện.

Nhìn chung qua phân tích ta thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng ở mức tương đối cao vào năm 2012 nhưng lại có xu hướng giảm vào cuối năm 2013. Việc tăng giảm nguồn vốn như vậy, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế tác động và các chính sách điều hành từ Chính phủ buộc các Ngân hàng thực hiện nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, nên trong thời gian qua nguồn vốn Ngân hàng liên tục biến động. Tuy nhiên, đạt được kết quả như thế cũng là nổ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngân hàng, nên trong thời gian tới Ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa nhằm nâng cao công tác huy động của mình với kết quả tốt hơn nữa.

3.7.2 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014

Giống với cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm là đều giảm trên tổng thể, thì trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 xu hướng này tiếp tục lặp lại. Cũng như khoản mục vốn huy động tại địa phương biến động nhiều nhất ở 3 năm, luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Sang đầu quý I, II 2013 – 2014 cũng đạt kết quả tương tự như vậy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta sẽ đi sâu vào việc phân tích bảng số liệu sau đây:

31

Bảng 3.4 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 - 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

3.7.2.1 Vốn huy động tại địa phương

Giống với 3 năm nguồn vốn này cũng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 - 2014, với tỷ trọng lần lượt là 75,79% vào quý I, II 2013 và 84,43% quý I, II 2014. Tham gia vào vốn huy động của Ngân hàng tại đại phương có 2 khoản mục sau:

a. Vốn huy động có kỳ hạn

Đây là khoản mục nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 91% trong tổng vốn huy động của địa phương, nên chỉ cần những biến động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của Ngân hàng. Theo bảng số liệu trên thì 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn này có xu hướng giảm hơn 6 tháng cùng kỳ 2013. Nguyên nhân do những tháng đầu năm 2014 nền kinh tế mới bước đầu ổn định hơn so với tình hình kinh tế thời gian vừa qua, nên các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân chuẩn bị đầu tư sản xuất chưa có nguồn tiền nhàn rỗi để gửi Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lãi suất Ngân hàng còn thấp nên một số khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng khác hay dùng tiền để đầu tư sản xuất kinh doanh thay vì gửi tiết kiệm. Mặt khác, do khách hàng của Ngân hàng sử dụng loại hình tiền gửi không kỳ hạn tăng lên nên việc giảm tiền gửi có kỳ hạn là điều tất nhiên.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T 2013 6T 2014 6T 2013/6T 2014 Số tiền % Vốn huy động 379.560 380.305 (745) (0,20) - Có kỳ hạn 349.376 350.017 (641) (0,18) + Ngắn hạn 253.226 264.544 11.677 4,61 + Trung – dài hạn 96.150 84.473 (12.318) (12,73) - Không kỳ hạn 30.288 41.298 11.010 36,35 Vốn điều chuyển 45.951 30.986 (14.965) (32,57) Tổng nguồn vốn 426.256 410.546 (15.710) (3,69)

32

b. Vốn huy động không kỳ hạn

Với mức tỷ trọng nhỏ hơn 8% trong tổng vốn huy động tại địa phương, nhưng khoản mục nguồn vốn huy động này cũng gây ảnh hưởng đến tổng vốn huy động của Ngân hàng. Ngược với tiền gửi có kỳ hạn biến động giảm, thì tiền gửi không kỳ hạn lại có xu hướng tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Sở dĩ khoản mục này tăng lên so với cùng kỳ và tăng trong chính nguồn vốn huy động, do khách hàng muốn lượng tiền gửi của mình ổn định, chưa có kế hoạch đầu tư trong tương lai nên tạm thời gửi vào Ngân hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào khi cần, mặc dù lãi suất huy động có thấp 5%/năm nhưng không rủi ro nhiều so với gửi có kỳ hạn lãi suất biến động nhiều, ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi nền kinh tế biến động.

3.7.2.2 Vốn điều chuyển

Bước sang những tháng đầu năm 2014, khoản mục vốn điều chuyển trong kỳ giảm mạnh hơn so với 6 tháng đầu năm 2013, do Ngân hàng đẩy mạnh việc huy động để đáp ứng nhu cầu vốn, đồng thời giảm nguồn vốn điều chuyển để giảm bớt chi phí trả lãi nên vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2014 giảm, với mức giảm là 14.965 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 32,57%. Lượng vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 6 tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế đi vào ổn định, NHNN có những chính sách mới ưu đãi về lãi suất để hỗ trợ kinh doanh cho các tổ chức kinh tế nên công tác cho vay của Ngân hàng được đẩy mạnh, lượng vốn huy động thì không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân nên Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên từ đó làm cho lượng vốn này tăng mạnh.

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 không được khả quan vì qua bảng số liệu cho thấy kết quả Ngân hàng đạt được có dấu hiệu giảm dần. Vì thế, Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa về điểm mạnh của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động. Đồng thời cần phải nâng cao chất lượng tín dụng, phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin hơn nữa cho khách hàng, có như vậy mới đem lại kết quả tốt nhất, góp phần cho sự phát triển Ngân hàng nói chung và kinh tế huyện nói riêng.

33

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)