Kết quả hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 31)

2011 – 2013

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh, đánh giá, chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù, phải đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự nổ lực nhiệt tình của tập thể cán bộ trong Ngân hàng, lợi nhuận của Ngân hàng đã đạt được con số đáng kể. Từ đó, góp phần phát triển nền kinh tế huyện nhà nói chung và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

Qua bảng 3.1 nhìn chung mức lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua 2 năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, năm 2013 tình hình lợi nhuận lại có sự biến động theo chiều hướng giảm. Cụ thể, tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng biến động như thế nào, ta sẽ phân tích chi tiết từng chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 85.592 88.266 78.998 2.674 3,12 (9.268) (10,50) - Thu từ lãi 76.547 77.083 70.617 563 0,7 (6.466) 8,38 - Thu khác 9.045 11.183 8.381 2.318 23,64 (2.802) (33,43) Chi phí 72.136 73.426 59.273 1.290 1,79 (14.150) (19,28) - Chi trả lãi 54.351 55.607 44.047 1.256 2,31 (11.560) (20,79) - Chi khác 17.785 17.819 15.226 34 0,19 (2.593) (14,55) Lợi nhuận 13.456 14.840 11.344 1.384 10,29 (3.496) (23,56)

21

* Thu nhập

Nhìn vào cơ cấu khoản mục thu nhập của Ngân hàng (Bảng 3.1) ta thấy được, nguồn thu nhập của Ngân hàng qua các năm chủ yếu là thu từ lãi. Với mức tỷ trọng chiếm trên 85% trong tổng thu nhập, có thể nói đây là nguồn thu quan trọng nhất góp phần làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng lên hay giảm xuống trong năm. Cụ thể, năm 2012 cơ cấu thu nhập của Ngân hàng biến động ở cả hai khoản mục thu từ lãi và thu ngoài lãi, tỷ trọng tăng tuy không lớn nhưng cũng góp phần khiến lợi nhuận Ngân hàng năm 2012 tăng lên 1.384 triệu đồng.

Sang năm 2013, sự sụt giảm mạnh của các khoản thu nhập từ lãi xuống mức 6.466 triệu đồng đã kéo theo tổng thu nhập trong năm cũng giảm xuống đáng kể so với năm 2012. Việc thu nhập năm 2012 cao hơn năm 2011 nguyên nhân là do, năm 2012 Ngân hàng hạ lãi suất cho vay cùng với những chính sách ưu đãi hỗ trợ tín dụng nông nghiệp nông thôn với nhiều hình thức cho vay phong phú, đa dạng có nhiều tiện ích dành cho hộ gia đình, cá nhân như cho vay mua sắm hàng tiêu dùng; cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản,…Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ,…mang lại nguồn thu từ lãi khá cao 77.083 triệu đồng kéo theo tổng thu nhập cũng tăng lên. Giải thích lý do vì sao năm 2013 thu nhập lại giảm so với năm 2012, nguyên nhân do năm 2013 nền kinh tế vẫn còn biến động khá phức tạp xuất phát từ sự bất ổn của những nền kinh tế lớn Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,…do là nền kinh tế đầu tàu của thế giới nên sự sụt giảm kinh tế của những nước này kéo theo những hệ lụy, phần nào ảnh hưởng đến kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Kết quả là thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm và quan trọng là nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Từ đó, xu hướng gửi tiền hay các giao dịch thanh toán với Ngân hàng giảm đi nên đã ảnh hưởng phần nào đến nguồn thu của Ngân hàng.

Thu nhập của Ngân hàng không chỉ nhận được từ nguồn thu hoạt động tín dụng chủ yếu là thu lãi, mà còn nhận được từ các hoạt động phát sinh khác như thu hoạt động dịch vụ với các dịch vụ: kinh doanh ngoại hối, chuyển tiền nhanh, thanh toán, chuyển tiền trong nước, nội địa, thu phí chuyển khoản, sử dụng dịch vụ SMS banking, truy vấn giao dịch, sao kê giao dịch, phát hành thẻ ATM, thu từ dịch vụ ngân quỹ, thu điều tiết nội bộ,...Khoản mục này tăng giảm không đều qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập

22

* Chi phí

Đi đôi với thu nhập trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó chính là chi phí. Việc doanh thu tăng giảm đột biến cũng làm cho chi phí biến đổi theo. Nếu như doanh thu của Ngân hàng thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thì chi phí của Ngân hàng chi cho hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi, những khoản Ngân hàng chi trong chi phí hoạt động tín dụng chủ yếu là chi phí trả lãi bao gồm: các khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm đa số. Cụ thể qua bảng số liệu (Bảng 3.1) ta thấy, trong 3 năm chi phí của Ngân hàng tăng giảm theo sự biến động của thu nhập. Năm 2012, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng 75% tổng chi phí của Ngân hàng, đây cũng là mức tỷ trọng chi phí trả lãi năm 2011 đạt được. Xét về qui mô cũng như cơ cấu giữa hai năm, thì chêch lệch nhau không nhiều so về số tuyệt đối lẫn tương đối. Với việc chi phí tăng nhẹ vào năm 2012, do NHNN quy định trần lãi suất huy động lên tới 14%/năm theo thông tư 02/2011/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 03/03/2011, vì vậy mà chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay tăng cao. Sang năm 2013, việc Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh trần lãi suất huy động về mức 9%/năm theo thông tư 19/2012/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 11/6/2012, làm cho chi phí trong năm giảm mạnh và giảm so với năm 2012, chỉ đạt mức 59.273 triệu đồng và giảm 14.153 triệu đồng. Chi phí của Ngân hàng giảm mạnh năm 2013 chủ yếu do chi phí trả lãi giảm đáng kể, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất với 75% trong tổng chi phí của Ngân hàng. Chi phí giảm kéo theo thu nhập tăng lên nhưng trong năm thu nhập của Ngân hàng lại giảm theo, do chi phí của các hoạt động khác tăng lên và do Ngân hàng điều hành mức lãi suất theo chỉ thị của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Mặt khác, năm 2013 kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể,...nên làm cho người dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp giảm nhu cầu đi vay. Bên cạnh đó, việc giảm nhu cầu đi vay đồng nghĩa dòng vốn luân chuyển dùng để sản xuất kinh doanh sẽ không có đủ để tái sản xuất, kéo theo doanh nghiệp không có đủ tiền chi trả lãi vay cho Ngân hàng nên làm cho chi phí chi trả lãi giảm, dẫn đến chi phí trong năm cũng giảm mạnh.

Bên cạnh khoản chi từ lãi thì còn có các khoản chi khác tham gia vào tổng chi phí cho hoạt động của Ngân hàng, ta thấy qua 3 năm thì khoản mục này cũng tăng giảm liên tục, những khoản chi khác đó bao gồm: chi cho dự phòng rủi ro tổn thất, chi phí quản lý, bảo hiểm tiền gửi, chi lương, dự trữ bắt buộc, chi khấu hao tài sản cố định, chi hội họp, mua sắm thiết bị,...chiếm tỷ

23

trọng khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 24% tổng chi phí cả năm, nhưng nếu những khoản chi phí này không hợp lý thì sẽ làm cho chi phí Ngân hàng gia tăng, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Điển hình là năm 2103 chi phí này giảm nhiều nhất vơi tỷ lệ 23,56%, nguyên nhân do trong năm Ngân hàng ít đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị, việc chi lương cho nhân viên có phần giảm đi vì điều kiện kinh tế khó khăn, nên vấn đề chi lương được Ban lãnh đạo cân nhắc lại, vì thế đã góp phần làm chi phí này giảm trong năm.

* Lợi nhuận

Tuy lĩnh vực Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ kinh doanh với những tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng đánh giá chung lại thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, thì lợi nhuận là mục tiêu sau cùng của các nhà kinh tế khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh khá đầy đủ quá trình hoạt động của Ngân hàng. Lợi nhuận được xem như là một đòn bẩy, kích thích quá trình hoạt động kinh doanh và tái sản xuất của mọi thành phần kinh tế, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, thông qua đó tạo điều kiện thuân lợi để ngày càng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Lợi nhuận là kết quả giữa doanh thu và chi phí, sự biến động tăng giảm của doanh thu hay chi phí sẽ quyết định đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế, dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy, doanh thu và chi phí của Ngân hàng đều tăng giảm nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm, khi đó mức lợi nhuận cao nhất Ngân hàng thu về được là 14.840 triệu đồng vào năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2013 khi chỉ đạt con số 11.344 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận Ngân hàng giảm mạnh vào năm 2013, do một phần doanh thu giảm mạnh trong khi chi phí tuy có giảm nhưng mức giảm của chi phí thấp hơn so với doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm đáng kể. Bên cạnh đó, do năm 2013 nhằm ổn định nền kinh tế và khuyến khích sản xuất, hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và hộ nông dân nên lãi suất huy động của Ngân hàng không ngừng giảm (hiện nay lãi suất huy động không kỳ hạn là 5%/năm) từ đó giảm lãi suất cho vay xuống: lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ nông nghiệp là 8%/năm, cho vay trung - dài hạn là 10,9%/năm. Lãi suất huy động giảm làm lợi nhuận Ngân hàng giảm 3.496 triệu đồng, giảm gấp đôi so với năm 2012. Năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng cao nhất đạt mức tăng trưởng dương 10,29% so với năm 2011, do các khoản thu nhập của Ngân hàng tăng, mặc dù chi phí có tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng 2,31%, thêm vào đó mức tăng của doanh thu đủ bù đắp phần tăng của chi phí nên lợi nhuân của Ngân hàng vẫn dương, thêm vào đó là công tác quản lí chi phí của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ

24

hơn, nên mặt dù chi phí tăng do công việc đòi hỏi, nhưng đó là những khoản chi hợp lí cho hoạt động của Ngân hàng.

Qua phân tích ta thấy, việc kinh doanh của Ngân hàng mặc dù đạt kết quả không khả quan so với những năm trước, nhưng đó cũng là những cố gắng mà tập thể Ban lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Vũng Liêm, đã tích cực nổ lực làm việc để mang về thành quả như vậy trong tình hình kinh tế khó khăn 3 năm qua. Tuy nhiên, là một Ngân hàng đầu tàu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, phục vụ nhu cầu của người dân ở nông thôn thì với kết quả như thế, Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa không chỉ là khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, mà có thể là những khách hàng mới ở những Ngân hàng thương mại, nếu họ có nhu cầu vay hay gửi tiền tìm đến Ngân hàng khi họ cần và thấy các điều kiện ở Ngân hàng mình là tốt so với các Ngân hàng trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất huy động của tiền gửi cũng giúp Ngân hàng thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ người dân,...đó là những cơ hội để Ngân hàng nâng cao nguồn thu nhập và gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 31)