Tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 50)

4.1.2.1 Tình hình thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013

Bên cạnh việc phát vay tín dụng thì thu nợ tín dụng là một nghiệp vụ không kém phần quan trọng sau khi giải ngân, lúc này nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng là phải thường xuyên kiểm soát các khoản tiền phát vay của Ngân hàng, xem khách hàng vay vốn có sử dụng đúng mục đích và có sử dụng tiền vay cho các mục tiêu khác hay không, xem hoạt động đầu tư của Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Chính vì thế, cũng như DSCV được chia theo nhiều chỉ tiêu khác nhau thì DSTN cũng được chia tương tự. Cụ thể Ngân hàng sẽ chia theo thời hạn trước tiên cho phù hợp với DSCV. Để thấy rõ tình hình thu nợ của Ngân hàng theo thời hạn tín dụng, ta sẽ đi vào phân tích bảng 4.3 dưới đây:

40

Bảng 4.3 Tình hình thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 565.190 568.876 595.001 3.686 0,65 26.125 4,59 Trung - dài hạn 42.124 37.800 31.853 (4.324) (10,26) (5.947) (15,73) Tổng DSCV 607.314 606.676 626.854 (638) (0,11) 20.178 3,33

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Doanh số thu nợ ngắn hạn

Với mức tỷ trọng chiếm 93% trên tổng DSTN cả năm, DSTN ngắn hạn đã góp phần vào việc tăng giảm của tổng nguồn thu nợ qua 3 năm. Từ bảng số liệu trên (bảng 4.3) ta thấy, tình hình thu nợ cuả Ngân hàng biến động qua 3 năm. Năm 2011, Ngân hàng thu hồi nợ đạt mức tỷ trọng 93,06% trong tổng DSCV của năm. Sang năm 2012, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả nên mang về con số có mức tỷ trọng 93,77% trên tổng nguồn thu nợ trong năm, so với năm 2011 thì tăng hơn với tốc độ tăng 0,65%. Sở dĩ Ngân hàng thu hồi vốn tăng, do trong năm tình hình kinh tế khó khăn cộng với việc Ngân hàng tăng DSCV nên Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ để tránh rủi ro xảy ra. Bước sang năm 2013, nguồn thu nợ của Ngân hàng tiếp tục tăng lên với khoảng chênh lệch 26.125 triệu đồng và đạt mức tỷ trọng cao nhất qua 3 năm 94,92%, so với năm 2012 tăng 4,59%, trong khi Ngân hàng cho khách hàng vay vốn trong năm có mức tỷ trọng 95,57%, điều này thì không tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho Ngân hàng thu hồi nợ thấp, do trong năm có một số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng còn chậm, hàng hóa còn tồn động nhiều trong kho nên khả năng trả nợ còn kém. Thêm vào đó, các hộ sản xuất đang đứng trước sự biến động liên tục của giá nguyên vật liệu và giá của nông sản nên đã gặp không ít rủi ro trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình, vì vậy đã ảnh hưởng đến việc trả nợ vay cho Ngân hàng.

* Doanh số thu nợ trung – dài hạn

Ngược lại với DSTN ngắn hạn luôn có xu hướng tăng thì DSTN trung – dài hạn lại có chiều hướng giảm trong 3 năm, so sánh với DSCV tuy biến động qua 3 năm và tăng vào năm 2012 nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng

41

giảm, nếu DSCV giảm đồng nghĩa DSTN giảm đây là điều tất nhiên. Cụ thể năm 2011, nguồn vốn Ngân hàng thu về được 42.124 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,94%, đây là mức thu nợ cao nhất qua 3 năm mà Ngân hàng thu được, trong khi trong năm Ngân hàng chỉ cho khách hàng vay thấp. Sở dĩ năm 2011 Ngân hàng đạt DSTN cao trong khi cho vay thấp, do công tác thu nợ năm trước kém hiệu quả làm cho lượng vốn thu về không đủ dẫn đến vốn bị ứ đọng, nhưng sang năm sau Ngân hàng đã tích cực thu hồi nợ nên DSTN trong năm cao. Sang năm 2012, DSTN tiếp tục giảm xuống với tỷ lệ giảm 15,73% so với 2011. Đến năm 2013 Ngân hàng thu hồi nợ về chiếm tỷ trọng thấp nhất 5,08% trên tổng DSTN cả năm và thấp nhất trong 3 năm, so với năm 2012 giảm 15,73%. Nguyên nhân chung dẫn đến DSTN Ngân hàng giảm liên tục qua 3 năm do, tình hình kinh tế trong năm 2102, 2013 đang diễn ra phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động cho vay trung dài – dài hạn không hiệu quả, vì vậy để giảm bớt rủi ro Ngân hàng đã cắt giảm DSCV trung - dài hạn và chủ yếu cho vay ngắn hạn nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ sau khi cho vay của Ngân hàng.

Từ việc phân tích trên cho ta nhận xét, qua 3 năm thì DSTN của Ngân hàng có chiều hướng tăng, mặc dù năm 2012 DSTN có giảm đôi chút 0,11% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 lại tăng lên rất cao. Tương tự DSCV ngắn hạn, DSTN ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua 3 năm và đây cũng chính là khoản mục thu nợ quan trọng trong cơ cấu DSTN theo thời hạn của Ngân hàng. Do trong năm Ngân hàng cho vay tăng, nên khi thu nợ Ngân hàng cũng tích cực đôn đốc các cán bộ tín dụng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ về để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho vòng quay vốn tiếp theo. Việc thu hồi vốn đạt được kết quả như vậy thì Ngân hàng cần duy trì và phát huy hơn nữa để nguồn vốn không bị tồn đọng, trở thành những khoản nợ quá hạn, nợ xấu nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

4.1.2.2 Tình hình thu nợ theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Việc thu hồi nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thu nợ góp phần tích cực trong việc tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Bất cứ Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển hoạt động ngày càng hiệu quả, thì không chỉ phụ thuộc vào DSCV, đánh giá đúng khách hàng, tiến hành thu nợ một cách tốt mà còn phải biết tránh rủi ro. Vì thế, ngoài công tác thu nợ theo thời hạn, Ngân hàng còn thu hồi các khoản cho vay đó theo mục đích sử dụng vốn vay. Để thấy rõ hơn tình hình thu nợ của Ngân hàng, ta sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể từng khoản mục trong bảng 4.4 dưới đây:

42

Bảng 4.4 Tình hình thu nợ theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vũng Liêm

* Nông nghiệp

Qua bảng 4.4 ta thấy, DSTN trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và tăng qua 3 năm, chỉ riêng năm 2013 chiếm tỷ trọng 56,33% trên tổng doanh số thu nợ của năm. Ở hai năm 2012 và 2013 mức thu nợ tăng với tốc độ khá cao. Năm 2012 lượng vốn Ngân hàng thu về chiếm tỷ trọng 57,88%, so với năm 2011 thì tăng tương ứng tốc độ tăng trưởng 9,21%. Sang năm 2013 công tác thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả khi thu về được 353.167 triệu đồng, ứng với mức tăng tương đối 0,58% so với năm 2012. Nguồn thu tăng qua các năm, do huyện có chỉ thị thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây màu và cây ăn trái. Tiến tới xây dựng vùng sản xuất lúa, cây ăn trái, cá tra tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP gắn với thương hiệu; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành; xây dựng hệ thống nhân giống lúa, chuyển giao, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp, xây dựng lịch thời vụ theo phương pháp tập trung. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, cơ cấu lại giống vật nuôi cho phù hợp với từng khu vực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chủ động phòng tránh dịch bệnh, nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung được bao tiêu sản phẩm trên địa bàn toàn huyện nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung để có điều kiện kiểm soát dịch bệnh. Do người dân đồng loạt thực hiện theo chỉ thị mà trong năm việc sản xuất, trồng trọt chăn nuôi không gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó do nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích vào việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nông nghiệp nên đem Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 321.509 351.121 353.167 29.612 9,21 2.046 0,58 TM - DV 145.291 150.513 157.735 5.222 3,59 7.222 4,80 Tiêu dùng 101.648 84.494 89.827 (16.154) (15,89) 5.333 6,31 Khác 38.866 20.548 26.125 (18.318) (47,13) 5.577 27,14 Tổng DSTN 607.314 606.676 626.854 (638) (0,11) 20.178 3,33

43

lại kết quả lao động cao, lợi nhuận nhiều nên Ngân hàng thu hồi được vốn vay kịp thời, đảm bảo vòng vay vốn, nhờ vậy hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn góp phần làm cho DSTN tăng.

* TM - DV

DSTN trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nợ của Ngân hàng, giống với lĩnh vực nông nghiệp tình hình thu nợ đối với ngành TM – DV cũng biến động theo chiều hướng tăng qua 3 năm. Năm 2012, lượng vốn Ngân hàng thu về chiếm tỷ trọng 24,81% trên tổng doanh số thu nợ. Bước sang năm 2013 không dừng lại ở con số đó, Ngân hàng tiếp tục phát huy công tác thu hồi nợ vay về nên trong năm lượng vốn Ngân hàng nhận được đạt cao nhất chiếm tỷ trọng 25,16% trên tổng DSTN cả năm, so với năm 2012 thì tăng tương ứng tỷ lệ 4,80%. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ không ngừng tăng lên do sự tăng trưởng mạnh của ngành TM – DV trong những năm trở lại đây. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đô thị, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, chợ và các dịch vụ ăn uống ngày càng nhiều, mức sống và hưởng thụ của người dân ngày một cao nên trong những năm qua hoạt động của ngành này cũng đạt hiệu quả khả quan, cụ thể do một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này làm ăn có hiệu quả nên trả nợ Ngân hàng đúng hạn nên trong việc DSTN tăng là điều tất nhiên.

* Tiêu dùng

Đối với các khoản cho vay tiêu dùng thì việc thu hồi nợ cũng tương đối thuận lợi, vì DSTN qua hai năm 2011 và 2013 cao hơn DSCV. Cụ thể, năm 2011 DSTN của Ngân hàng đạt khá cao, chiếm tỷ trọng 16,74% trên tổng doanh số thu nợ cả năm. Sở dĩ, có được điều này do, trong năm việc sản xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả, thu nhập cao, vừa có thể trang trải các khoản chi phí trong việc trồng trọt, chăn nuôi hay kinh doanh buôn bán, mà còn dư ra để trả nợ cho Ngân hàng các khoản vay dùng cho chi tiêu. Chính vì thế, mang lại cho Ngân hàng nguồn thu nợ cao nhất trong 3 năm. Sang năm 2012, lượng vốn Ngân hàng thu về có phần giảm sút so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ giảm 15,89%. Nguyên nhân sự sụt giảm này do, trong năm việc sản xuất kinh doanh của người dân gặp khó khăn, thu nhập mang lại không đủ để trả nợ, vì việc trả nợ cho nhu cầu vay để tiêu dùng của khách hàng phần lớn bị chi phối bởi giá hàng hóa tăng giảm bất thường, mức thu nhập của người dân chưa ổn định, sẽ làm món nợ không thể trả đúng hẹn.

* Khác

Tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn DSTN nông nghiệp hay TM - DV nhưng DSTN ở khoản mục khác cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động thu nợ của

44

Ngân hàng. Qua bàng số liệu thì DSTN này có chiều hướng tăng, giảm qua 3 năm, giảm mạnh vào năm 2012. Từ mức 38.866 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,40% trên tổng DSTN vào năm 2011 thì sang 2012 giảm xuống, tỷ lệ giảm 47,13% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tình hình thu nợ có phần cải thiện hơn, nên số nợ Ngân hàng thu về cao hơn so với 2012 ở mức chênh lệch tương đối là 27,14%. Năm 2011, Ngân hàng thu về số vốn cao hơn lượng vốn ban đầu đã giải ngân, đạt kết quả như vậy là do trong năm người dân làm ăn có hiệu quả, đời sống kinh tế không gặp nhiều khó khăn, thu nhập mang lại đủ để trả nợ Ngân hàng, nên kịp thời trả nợ không để nợ quá hạn. Lý giải nguyên nhân gây nên sự giảm mạnh DSTN vào năm 2012, do DSCV các lĩnh vực này qua 3 năm đều có xu hướng giảm kéo theo DSTN cũng giảm, mặt khác Ngân hàng cho vay các đối tượng trong lĩnh vực: xây dựng, giao thông vận tải, kho bãi, đi xà lan,...mà các lĩnh vực này thì thu nhập không ổn định, một khi gặp rủi ro thì không thể thu hồi vốn kịp thời, nên trong năm khi các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này gặp khó khăn về thời tiết, các cơ bão mạnh xảy ra liên tục ảnh hưởng đến chất lượng công trình về nhà ở, các chủ thầu không đủ vốn bù đắp chi phí nguyên vật liệu, các chủ xà lan chịu thiệt hại do bão lũ gây ra trên sông,...nên những yếu tố trên làm cho Ngân hàng thu về lượng vốn thấp so với số vốn ban đầu cho vay.

Nhìn chung DSTN theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng qua 3 năm đạt kết quả khả quan, trong đó ở các lĩnh vực nông nghiệp và TM – DV đều tăng qua từng năm, chỉ riêng đối với khoản mục khác thì DSTN lại giảm qua 3 năm. Điều này nói lên được vấn đề thực tế là là Ngân hàng chú trọng vào cho vay nông nghiệp và TM – DV, nên trong việc thu hồi vốn Ngân hàng cũng tích cực quan tâm nhằm có thể thu về đủ số vốn đã giải ngân. Thu hồi đủ vốn là điều hiếm khi xảy ra vì trong kinh doanh luôn xảy ra rủi ro, vì thế kết quả Ngân hàng đạt được như trên cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, mang lại hiệu quả cho Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng liêm, vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)