1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kỹ năng lãnh đạo phân tích phong cách lãnh đạo của sam walton

27 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 168,19 KB

Nội dung

Ngoài ra, khả năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng vô cùng hữu ích trongquá trình xây dựng sự nghiệp, từ xin việc làm đến thăng tiến, thường được các nhàtuyển dụng xem xét dựa trên s

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà điều hành luôn trọng dụng những người

có khả năng lãnh đạo Nhà quản lý nào cũng đều mơ ước có trong doanh nghiệp củamình một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay mộtnhóm nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Tổng thống Mỹ Dwight D Eisenhower từng nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuậtcủa cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất công việc của những người khácnhằm đạt mục tiêu chung” Chỉ một số ít cá nhân có tài bẩm sinh để lãnh đạo, cònphần lớn đều phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạocho họ những kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnhđạo Người lãnh đạo là 1 trong các nhân tố đóng vai trò quyết định tới sự sống còn, sựphát triển của tổ chức Họ được ví như người chèo lái con thuyền giữa biển Nếu ngườilãnh đạo đủ tài giỏi để chèo lái cùng với sự đồng lòng của những thành viên trong tổchức thì con thuyền đó có thể đến được mục tiêu đã định Nếu không, con thuyền đó sẽ

bị lật đổ trước những trận cuồng phong trên biển Như vậy, để trở thành một nhà lãnhđạo giỏi thì một cá nhân phải có những phẩm chất, kỹ năng mà người khác không cóđược Ngoài ra, khả năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng vô cùng hữu ích trongquá trình xây dựng sự nghiệp, từ xin việc làm đến thăng tiến, thường được các nhàtuyển dụng xem xét dựa trên sự kết hợp với một số đặc điểm tính cách và giao tiếp

Trang 2

ii Phân loại phong cách lãnh đạo

- Lãnh đạo độc đoán (chuyên quyền)

Được đặc trưng bởi sự áp đặt của nhà quản trị đối với nhân viên Cấp dưới chỉthuần tuý là người nhận và thi hành mệnh lệnh Nhà quản trị cũng thường xuyên kiểmtra, giám sát chặt chẽ cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (thông tin được lãnhđạo cung cấp cho cấp dưới ở mức tối thiểu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, thông tin

là một chiều từ cấp trên xuống cấp dưới)

- Lãnh đạo dân chủ

Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến và đi đến sự thốngnhất với các thuộc cấp trước khi ra quyết định, sử dụng nguyên tắc đa số Nội dungcủa quyết định phụ thuộc vào ý kiến đa số của các thành viên trong tổ chức Trongphong cách này người lãnh đạo có sự phân giao quyền lực cho cấp dưới nhiều hơn(thông tin 2 chiều)

- Lãnh đạo tự do

Nhà quản trị sử dụng rất ít quyền lực, mà dành cho cấp dưới mức độ tự do cao.Vai trò của nhà quản trị ở đây là giúp đỡ, tạo điều kiện cho cấp dưới thông qua việccung cấp thông tin và các phương tiện khác, và hành động như một mối liên hệ vớimôi trường bên ngoài (thông tin ngang)

2 Lịch sử các học thuyết (các cách tiếp cận về lãnh đạo)

a) Tiếp cận theo phẩm chất của nhà lãnh đạo

- Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, phẩm chất:

Theo lý thuyết này (được công bố vào những năm 1930 - 1940), các nhà lãnh đạosinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng, năng lực sẵn có (có tố

Trang 3

chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với người khác), chứ không phải chỉ doluyện tập hay cố gắng mà đạt được.

Lý thuyết đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mậtthiết tới thành công của tổ chức Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuấthiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của xã hội,nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừa nhận họ thừahưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạo cũng có sự thay đổi.Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu chuyển hướng tới học thuyếtlãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn 1950

b) Tiếp cận theo kỹ năng của nhà lãnh đạo

Hai mô hình có ảnh hưởng nhất là của Katz (1955) và Mumford et al (2000) Cảhai bổ sung cho nhau bằng cách cung cấp các quan điểm khác nhau về lãnh đạo từquan điểm kỹ năng Ví dụ:

Katz (1955) đã xác định ba kỹ năng khác nhau mà một nhà lãnh đạo nên có, đólà:

Kĩ năng chuyên môn

Kỹ năng nhân sự

Kỹ năng khái quát hóa

Trang 4

Bảng trên minh họa ba kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo trong một tổ chức.Katz lập luận thêm rằng mức độ quan trọng của từng nhóm kỹ năng (chuyên môn,nhân sự và khái quát hóa) sẽ dựa trên mức độ thẩm quyền mà người đó có trong tổchức Ví dụ, quản lý cấp cao rất có thể sẽ cần ít kỹ năng chuyên môn và cần nhiều kỹnăng khái quát hóa hơn để họ có cái nhìn toàn diện về tổ chức Quản lý giám sát sẽ cầnnhiều kỹ năng chuyên môn hơn để có thể hỗ trợ những người cấp dưới họ Quản lý cấptrung nên có trình độ chuyên môn, nhân sự và khái quát hóa tốt để có thể hỗ trợ độingũ quản lý hàng đầu và giám sát.

c) Tiếp cận theo hành vi của nhà lãnh đạo

Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnh đạo thựchiện Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách và kỹ năng củanhà lãnh đạo đó Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi là một bước pháttriển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, lấy lý thuyết này làm nền tảng Cóhai vấn đề quan trọng trong hành vi của nhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc vàcon người trong tổ chức, đây cũng chính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnhđạo

Khởi đầu là nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) các học giả đã xác định haiphong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách tập trung vào công việc và phong cách tậptrung vào nhân viên Với phong cách tập trung vào công việc, nhà lãnh đạo nhấn mạnhvào việc hoàn thành các mục tiêu và thúc đẩy hoạt động Họ sẽ chỉ đạo trực tiếp vàgiám sát cấp dưới với các quy định và nguyên tắc rõ ràng Ngược lại, với phong cáchtập trung vào nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ chú trọng đáp ứng nhu cầu của họ và xâydựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như một môi trường làm việc cởi mở và thoải mái Haiphong cách lãnh đạo này sẽ tạo ra hai xu hướng hay mô hình/kiểu lãnh đạo khác nhau:độc đoán, tập quyền/chuyên quyền và dân chủ, tản quyền/phân quyền

Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu của Đại học Ohio cũng phân loại haiphong cách lãnh đạo: xây dựng cấu trúc và xây dựng mối quan tâm trong tổ chức Phong cách xây dựng cấu trúc, tương tự như phong cách tập trung vào công việc trongnghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào việc hoàn thành mục tiêu.Phong cách xây dựng mối quan tâm, tương tự như phong cách tập trung vào nhân viêntrong nghiên cứu của Đại học Michigan, tập trung/ưu tiên vào xây dựng các mối quan

hệ với nhân viên và thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ

Trang 5

Người tiếp tục kế thừa và phát triển hai mô hình này là Rô-bớt Bla-ke và GiênMâu-ton với mô hình Mạng lưới lãnh đạo (năm 1964) (Robert R Blake & JaneS.Mouton, The Managerial Grid III, Houston: Gulf, 1985) Mô hình Mạng lưới lãnhđạo tiếp tục sử dụng hai yếu tố trong phong cách của nhà lãnh đạo Mỗi yếu tố sử dụngmột thang đo tính điểm từ 1 đến 9 và do đó, có tổng cộng 81 trường hợp có thể xảy ra

về kiểu hành vi lãnh đạo, tuy nhiên hai tác giả chỉ đề xuất 5 nhóm chính:

1- Lãnh đạo độc tài: tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ, không quan tâm tới nhucầu của các thành viên trong đội nhóm, tổ chức;

2- Lãnh đạo câu lạc bộ: quan tâm tới các thành viên trong đội nhóm nhưngkhông hoàn thành nhiệm vụ;

3- Lãnh đạo yếu: không hoàn thành cả nhiệm vụ và không quan tâm tới conngười trong tổ chức;

4- Lãnh đạo nhóm: hoàn thành tốt cả nhiệm vụ và quan tâm tới các đội, nhóm; 5- Lãnh đạo trung bình

d) Tiếp cận theo tình huống của nhà lãnh đạo

Trang 6

Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống được đưa ra dựa trên các cơ sở thực tiễn chorằng phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống.

Theo lý thuyết lãnh đạo theo tình huống, các nhà lãnh đạo vừa sáng suốt vừa linhđộng thì sẽ là các nhà lãnh đạo hiệu quả

Theo khảo sát và nghiên cứu thì hiện nay trên thế giới có ba mô hình lãnh đạotheo tình huống là: Lãnh đạo theo tình huống của Fiedler; Hersey và Blanchard, và lýthuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu Với các mô hình lãnh đạo theo tình huống, xemxét làm thế nào với mô hình đó có thể làm nổi bật phong cách lãnh đạo hiệu quả nhấtbạn có thể sử dụng trong các tình huống khác nhau

- Lý thuyết mô hình lãnh đạo tình huống của Fiedler

Mô hình này đã được Fred Fiedler – nhà khoa học chuyên nghiên cứu tính cách

và đặc điểm của các nhà lãnh đạo, lần đầu tiên đề cập vào giữa những năm 1960

Lý thuyết này cho rằng không có phong cách lãnh đạo tối ưu nhất Thay vào đó,hiệu quả lãnh đạo dựa trên việc giải quyết tình huống cụ thể Hiệu quả này là kết quảcủa hai yếu tố – “phong cách lãnh đạo” và “giải quyết tình huống theo hướng có triểnvọng tốt” (sau này gọi là “kiểm soát tình huống”)

- Mô hình của Paul Hersey và Ken Blanchard:

Paul Hersey và Ken Blanchard đã phát triển một về lý thuyết về lãnh đạo cuốnhút được sự ủng hộ của các chuyên gia phát triển quản trị Mô hình này, với tên gọi lýthuyết sự lãnh đạo tình huống (SLT), là một thuyết tình huống mà tập trung chủ yếuvào sự sẵn sàng của nhân viên Hersey và Blanchard lập luận rằng sự lãnh đạo thànhcông sẽ đạt được bằng việc lựa chọn phong cách lãnh đạo đúng đắn trên cơ sở dự sẵnsàng của nhân viên

Lý thuyết về lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard sử dụng hai đặcđiểm lãnh đạo giống như Fiedler đã xác định là định hướng nhiệm vụ và định hướngquan hệ Tuy nhiên, Hersey và Blanchard đã phát triển thêm một bước nữa bằng việcxem xét mỗi đặc điểm này ở hai mức độ cao và thấp và sau đó kết hợp lại thành bốnnhóm phong cách lãnh đạo riêng biệt

- Thuyết đường dẫn mục tiêu:

Được phát triển bởi Robert House, lý thuyết đường dẫn – mục tiêu là mô hìnhtình huống về lãnh đạo các yếu tố chính trong thuyết kỳ vọng Thuật ngữ đường dẫn –mục tiêu được xuất phát từ niềm tin rằng những nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ vạch ra con

Trang 7

đường để giúp đỡ nhân viên của họ có thể nhận được từ những thành tựu trong mụctiêu công việc của họ và vạch ra một lộ trình dể dàng hơn bằng cách giảm đi những ràochắn và cạm bẫy.

Theo lý thuyết đường dẫn - mục tiêu, hành vi của nhà lãnh đạo có thể chấp nhậnđược đối với các thành viên trong nhóm ở mức độ mà họ coi nó như một nguồn thỏamãn trước mắt hoặc như một một phương tiện hỏa mãn nhu cầu tương lai

e) Các cách tiếp cận đương đại:

Theo quan điểm hiện đại, có 3 phong cách lãnh đạo:

• Phong cách lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic Leadership): Thu hút mọi người

bằng đặc điểm, uy tín chứ không bằng quyền lực

• Phong cách lãnh đạo trao đổi, giao dịch (Transactional Leadership): nhà lãnh

đạo gây ảnh hưởng dựa vào mối quan hệ trao đổi giữa người lãnh đạo và người đitheo

• Phong cách lãnh đạo chuyển hóa, biến đổi (Transformational Leadership):

nhà lãnh đạo thay đổi, chuyển hóa cấp dưới của mình khiến cấp dưới làm được nhữngviệc nhiều hơn trước đây, vượt xa sự kỳ vọng của họ

3 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

a) Đặc trưng

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyênquyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị,phong cách lãnh đạo cương quyết Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhânviên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào taycủa mình

Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ.Quản trị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị Họ không quan tâm đến

ý kiến của người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiếnthức và kinh nghiệm của chính mình Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổđiển, hoặc khi tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tửlàm lũng đoạn sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổchức lỏng lẻo cần sửa đổi

Trang 8

Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xácnhững gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lờikhuyên hay chỉ dẫn nào

b) Ưu điểm và hạn chế

Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việctrong một tập thể Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà cáclãnh đạo khác không có được Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm,phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.Nếu một tổ chức bị đặt vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” phải đưa ra quyết địnhnhanh chóng và không có thời gian để tham khảo ý kiến tập thể, thì phong cách lãnhđạo độc đoán là phương án giải quyết tốt nhất

Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu cácthành viên thực hiện theo chỉ thị của mình Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc

Điều này cũng yêu cầu các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên

để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, suy cho cùng sẽ có lợi cho sự thànhcông của toàn nhóm

Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độcđoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài Hoặc đôi khi dẫn đến sự bấtđồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm

Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và khôngtham khảo ý kiến của các thành viên khác Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và

ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng

Trang 9

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tính chất độc đoán của người đứngđầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đếnthành công chung của nhóm.

Lãnh đạo độc đoán cũng dần không phổ biến như trước đây vì nhiều lý do.Chẳng hạn, lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiếnthức, đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp tri thức khuyến khích việc raquyết định ở tất cả các cấp

Phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyển đổi hiện đang chiếm ưu thế trong các tổchức vì biết cách kết hợp ý kiến của thành viên và lãnh đạo Tuy nhiên cũng khôngnên vội vàng từ bỏ vai trò lãnh đạo độc đoán trong những trường hợp cấp bách

c) Trường hợp áp dụng

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chếhiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm Tuy nhiên, phongcách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu

áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó Phong cáchmệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:

Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong độinhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạocần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc

và các quyết định của đội nhóm

Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viênnày thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thứclàm việc trong công ty Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò làngười giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viênhòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác

Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn: Trong những tìnhhuống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạođộc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề Chẳng hạn như trong một trận đánh, cáctướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rútlui của quân mình

4 Phong cách lãnh đạo dân chủ

a) Đặc trưng:

Trang 10

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sửdụng uy tín cá nhân đưa ra những tác động đến những người dưới quyền Nói cáchkhác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dướiquyền.

Lãnh đạo thường sử dụng hình thuc động viên khuyến khích, không đòi hỏi cấpdưới phục tùng tuyệt đối lãnh đạo dân chủ Thường thu thập ý kiến của những ngườidưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể và tổ chức không chính thức

b) Ưu điểm và hạn chế:

Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ luôn lắng nghe mọi phản hồi từcác nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty.Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung gian khi nó điều hoàđược sự độc đoán và tính tự do, các cá nhân luôn được khích lệ để đưa ra ý kiến, khích

lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cảđối với những cá nhân bình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thànhviên cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần củanhóm, và qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn

- Nhược điểm

Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn là không cónhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra được một quyết định, và đôi khi cũngkhó đi đến thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành

đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ýkiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết

và chuyên môn của họ hay không Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có

đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn

đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”, những lúc như vậy, luôn cần cómột trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định Phong cách lãnh đạo dânchủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tínhsáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới chấp nhận và làmtheo Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người theo chân cấpdưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh

c) Trường hợp áp dụng

Trang 11

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làmviệc cao nhất Tuy nhiên, để áp dụng được phong cách này một cách tốt nhất khi thỏacác điều kiện sau:

Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từcấp dưới để xử lý vấn đề đó

Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong độinhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành côngviệc

II Sam Walton và phong cách lãnh đạo của Sam Walton

1 Tiểu sử về Sam Walton

Samuel Moore Walton (Sam Walton), (Ông sinh ngày 29/3/1918 và mất4/5/1992) Ông là một nhà kinh doanh và doanh nhân nổi tiếng nổi tiếng vì sáng lập rachuỗi cửa hàng bán lẻ Wal-Mart và Sam's Club Những kinh nghiệm sống và bí quyếtkinh doanh của ông được hé lộ qua cuốn hồi ký có tên "Made in America" được dịchqua tiếng Việt với tên "Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ"

Ông được sinh ra ở Kingfisher, Oklahoma, Hoa Kỳ Sau đấy, ông và gia đình đãchuyển đến Missouri Lúc còn đi học, ông là Một học sinh có khả năng và một vậnđộng viên giỏi Năm 1936, ông tốt nghiệp trường trung học Hickman ở Missouri Năm

1940, Ông tốt nghiệp Đại học Missouri với bằng cử nhân kinh tế Từ 1942-1945, ôngphục vụ như là đội trưởng quân đội tình báo quân Lục chiến quân đội Hoa Kỳ Năm

1945, Sam Walton trở lại cuộc sống riêng tư và sử dụng khoản vay 25.000 đô la từ cha

vợ để mua lại cửa hàng đầu tiên của mình, nhượng quyền thương mại Ben Franklin ởNewport, Arkansas Năm 1985, ông được tạp chí Forbes vinh danh là người đàn ônggiàu nhất nước Mỹ Năm 1991, khi nước Mỹ đang trong khủng hoảng kinh tế nặng nềthì Walmart lại tăng doanh số hơn 40% Ông mất năm 1992, và trước đó 1 tháng, ôngđược tổng thống George HW Bush trao tặng Presidential Medal of Freedom

Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tạithị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ Tại đây, Sam Walton có nhiệm vụ hàngngày cùng ba nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay chokhách hàng Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lâncận là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears Sam Walton sau nhiều lần đi giaohàng, trực tiếp “va chạm” với đủ các loại khách hàng, đã phát hiện ra sở đoản của hai

Trang 12

tập đoàn trên là: các cửa hàng bán lẻ của Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thịtrấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê mình Với phản xạ kinh doanh nhạy bén,Sam Walton lập tức quyết định mạo hiểm dốc toàn bộ số tiền 150 đô-la thuê 8 côngnhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấnBentonville quê ông Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửahàng của Sam chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi,buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất Sam Walton đã chinh phục thu hút sốlượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chấtlượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành mộttrong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton Đến năm

1976 Walmart là một công ty giao dịch công khai với giá trị cổ phiếu là 176 triệu đô

la Đến đầu những năm 1990, giá trị cổ phiếu của Walmart đã tăng lên 45 tỷ đô la.Năm 1991 Walmart đã vượt qua Sears, Roebuck & Company để trở thành nhà bán lẻlớn nhất của đất nước

2 Môi trường làm việc tại Walmart

a) Chính sách huấn luyện nhân viên

Tại Wal-Mart, có một chính sách huấn luyện nhân viên rất khác biệt Xét về khíacạnh kỹ thuật tuy nó không đồng nhất với hệ thống huấn luyện của quân đội, nhưngnhững chính sách áp dụng thì đều theo kiểu quân đội Áp dụng chính sách này cũngchính là một trong những bí quyết thành công của Wal-mart

i Ba niềm tin cơ bản

Chính sách huấn luyện đặt cho nhân viên Wal-Mart ba niềm tin cơ bản tương tựnhư trong các nhiệm vụ của quân đội bao gồm : tôn trọng mỗi cá nhân, phục vụ kháchhàng, luôn phấn đấu vì sự ưu tú

-> Học tập và áp dụng những niềm tin này sẽ làm cho từng nhân viên trở nêntrưởng thành hơn và đóng góp cho sự tiến bộ của cả tổ chức

ii Lãnh đạo phục vụ

WalMart tin vào khái niệm người lãnh đạo phục vụ Kỹ năng này được áp dụngtrong toàn bộ chuỗi cửa hàng của Wal-Mart Vào mỗi mùa cao điểm, những ngườiquản lý cấp cao và những công nhân làm việc theo giờ cùng nhau làm việc và giúp đỡlẫn nhau ở các kho hàng và trung tâm phân phối

Trang 13

 Văn hóa này tạo nên sự tin tưởng của các nhân viên và người quản lý Tácđộng về tinh thần của văn hóa này là rất lớn.

iii Văn hóa làm việc nhóm

Tại WalMart, làm việc nhóm không chỉ còn là kỹ năng làm việc mà còn trở thànhmột văn hóa quan trọng trong mỗi cá nhân Một trung tâm phối hợp lại thành mộtnhóm như một gia đình cùng chia sẻ khó khăn, đối mặt với thử thách Nhờ đó, cáctrung tâm phân phối của WalMart luôn luôn phá kỷ lục của công ty hàng ngày Cácnhóm đều luôn phấn đấu trở thành trung tâm phân phối tốt nhất công ty cũng như phấnđấu vì sự xuất sắc hàng ngày

iv Sự an toàn

Để tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho nhân viên, Wal-mart luôn đặt sự an toànlên hàng đầu Walmart cung cấp cho nhân viên và các đối tác một môi trường làm việclành mạnh  Đạt kỷ lục phi thường với hơn 1,5 triệu giờ làm việc không xảy ra tainạn Sự an toàn được đặt lên hàng đầu tại Walmart tạo thành kỷ lục với hơn 1,5 triệugiờ làm việc không có tai nạn

v Các khóa đào tạo là bí quyết thành công

Một điểm tập trung khác Wal-Mart dành cho nhân viên của mình là cung cấp cáckhóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và đào tạo nâng cao một cách có hệ thống.Các hệ thống của Walmart phải luôn ở tình trạng cập nhật mới nhất, thay đổi liên tụctheo thời gian để đáp ứng môi trường luôn luôn thay đổi

 Tổ chức các khóa đào tạo để làm mới hệ thống và con người Mỗi năm một lần, các chuyên gia đào tạo của các trung tâm phân phối họp và chia sẻ các sáng kiến,

kỹ năng mới

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao cho nhân viên, giúp họ chia sẻ kinh nghiệmlàm việc và đóng góp ý kiến để mọi người làm việc chuyên nghiệp hơn Đồng thời kếthợp với nghỉ ngơi và giải trí để giảm stress

Tại Walmart, Sam Walton đã nhận ra rằng, con người là nhân tố tạo nên sự khácbiệt, do đó, một trong những bí quyết kinh doanh thành công của ông là tạo được sựđộng viên kịp thời và hợp lý đến toàn bộ nhân viên của mình để có được kết quả làmviệc tốt nhất

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hai mô hình có ảnh hưởng nhất là của Katz (1955) và Mumford et al. (2000). Cả hai bổ sung cho nhau bằng cách cung cấp các quan điểm khác nhau về lãnh đạo từ quan điểm kỹ năng - tiểu luận kỹ năng lãnh đạo  phân tích phong cách lãnh đạo của sam walton
ai mô hình có ảnh hưởng nhất là của Katz (1955) và Mumford et al. (2000). Cả hai bổ sung cho nhau bằng cách cung cấp các quan điểm khác nhau về lãnh đạo từ quan điểm kỹ năng (Trang 3)
Theo khảo sát và nghiên cứu thì hiện nay trên thế giới có ba mô hình lãnh đạo theo tình huống là: Lãnh đạo theo tình huống của Fiedler;  Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu - tiểu luận kỹ năng lãnh đạo  phân tích phong cách lãnh đạo của sam walton
heo khảo sát và nghiên cứu thì hiện nay trên thế giới có ba mô hình lãnh đạo theo tình huống là: Lãnh đạo theo tình huống của Fiedler; Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w