TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾTIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015 Giảng viên hướng dẫn : Ths... Và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
NĂM 2015
Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thuý Quỳnh
Lớp tín chỉ : KTE 309(2-1718).3 Nhóm thực hiện Trần Hoàng Dũng (1611110117)
Lương Quang Hiếu (1613310035) Bùi Hằng Nga (1613320060) Trương Thị Hoài Thu (1613320092) Thiều Thị Xuân (1613320106)
Hà Nội, ngày 03tháng 06 năm 2018
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ cổ xưa, sức khoẻ và sự sống lâu đã là một vấn đề được hết thảy mọi ngườiquan tâm và mơ ước Ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vậtchất ngày càng nâng cao thì con người càng chú ý hơn đến việc nâng cao sức khỏe,kéo dài cuộc sống của mình để tồn tại, học tập, lao động cũng như hưởng thụ đượcnhiều hơn Trong nghiên cứu khoa học, tuổi thọ cũng là một trong những chỉ tiêu quantrọng để đánh giá một quốc gia, ví dụ như nó là một nhân tố để tính HDI (chỉ số pháttriển con người), HPI (chỉ số hành tinh hạnh phúc) Với nhiều ý nghĩa quan trọng nhưvậy, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như nghiên cứu các biện pháptăng cường tuổi thọ luôn được các quốc gia quan tâm và được xem là nghiên cứu quantrọng đối với các nhà khoa học
Ngoài những nhân tố như mức độ phát triển kinh tế, y học, môi trường sống thìcòn những nhân tố giấu mặt nào khác, và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này rasao? Rất nhiều nghiên cứu lớn nhỏ của các nhà khoa học trên toàn thế giới đã và đang
cố gắng đưa ra câu trả lời tốt nhất cho những vấn đề này Và tiếp thu thành quả của họ,nhóm chúng em muốn đóng góp một phần rất nhỏ vào việc tìm hiểu những nhân tố ảnhhưởng đến tuổi thọ trung bình của các quốc gia trên thế giới Đây cũng đồng thời là cơhội để nhóm ứng dụng những kiến thức môn học kinh tế lượng vào thực tế, khiến mônhọc trở nên thú vị, bổ ích hơn với sinh viên
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bìnhcủa các quốc gia trên thế giới năm 2015 Chúng em nghiên cứu đề tài này trên phạm vi
2
Trang 3thế giới, đơn vị nghiên cứu là quốc gia, kích thước mẫu nghiên cứu là 145 quốc giatrải đều ở các châu lục trên thế giới.
Trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn đề tài tiểu luận, nhóm đã gặp rất nhiều khókhăn để tìm được một đề tài hay cũng như một cơ sở dữ liệu đạt chuẩn để có thể phântích, với ít khuyết tật nhất Bộ số liệu mà chúng em sử dụng trong bài tiểu luận là kếtquả lựa chọn cuối cùng sau một thời gian dài thảo luận và đã phải thay đổi đến ba lần
Bố cục của bài tiểu luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của cácquốc gia
Chương 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu
Chương 3: Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
Chương 4: Giải pháp và khuyến nghị
Vì thời gian và vốn hiểu biết có hạn của chúng em nên khi thực hiện không thểtránh khỏi ít nhiều những thiếu sót, vậy nên chúng em rất mong nhận được những nhậnxét, góp ý chân thành từ cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện nhất có thể Cuối cùng,chúng em xin cảm ơn cô - Th.s Nguyễn Thúy Quỳnh - vì sự hướng dẫn tận tình chuđáo trong quá trình thực hiện nghiên cứu này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA CÁC QUỐC GIA 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu và kết quả .6
1.2 Cơ sở lý thuyết 8
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9
2.1 Mô tả các biến độc lập 9
2.1.1 GDP bình quân đầu người 9
2.1.2 Chỉ số Sức khỏe 9
2.1.3 Chỉ số Tốc độ tăng dân số đô thị 10
2.2 Mô hình nghiên cứu 11
2.2.1 Kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy và ý nghĩa 11
2.2.2 Nguồn gốc số liệu 12
2.3 Mô tả số liệu 12
2.3.1 Bảng mô tả số liệu 12
2.3.2 Ma trận tương quan giữa các biến 13
3.1 Mô hình ước lượng .15
3.1.1 Bảng kết quả và phân tích kết quả 15
3.1.2 Mô hình hồi quy .16
3.1.3 Hệ số xác định .17
3.1.4 Kiểm tra và khắc phục khuyết tật của mô hình .17
3.1.5 Khuyết tật mô hình thiếu biến bậc cao : Ramsey’Reset .17
3.1.6 Khuyết tật nhiễu tuân theo phân phối chuẩn 18
3.1.7 Khuyết tật phương sai số thay đổi 21
3.1.8 Kiểm định sự tương quan 22
3.1.9 Kiểm định đa cộng tuyến 23
3.2 Kiểm định giải thuyết 23
3.2.1 Kiểm định ý nghĩ hệ số hồi quy 23
3.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình : 24
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 25
4.1 Giải pháp 25
4
Trang 54.2 Một số hạn chế của bài: 25
4.3 Khuyến nghị 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ LỤC 29
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 40
5
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ TRUNG
BÌNH CỦA CÁC QUỐC GIA
1.1 Lịch sử nghiên cứu và kết quả.
Tìm hiểu các biện pháp để kéo dài tuổi thọ là việc mà con người đã thực hiện từthời xa xưa.Khi mà khoa học chưa phát triển, người ta kỳ vọng vào những phươngthuốc kỳ bí thậm chí những hoạt động rất duy tâm mang đầy màu sắc thần thoại để mơđến sự bất tử, vĩnh hằng Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, conngười càng mở rộng hiểu biết của mình về thế giới, giải thích được nhiều hiện tượng tựnhiên và xã hội hơn thì vấn đề tuổi thọ cũng được phân tích và giải thích ngày càngthực tế hơn, rời xa dần các yếu tố mang tính tâm linh, huyền bí
Trong cuốn “Perspectives on Mortality forecasting - III The linear rise in lifeexpectancy: historyandprospects” (2006) của T Bengtsson ta có thể tìm thấy một bộ sưutập về các bài báo liên quan đến sự tăng lên theo thời gian và triển vọng của tuổi thọ trungbình Trong số đó đặc biệt có bài báo của J Oeppen với tiêu đề “Life expectancyconvergence among nations since 1820: separating the effects of technology and income”
đã phân tích chi tiết quá trình phát triển của những nghiên cứu về tuổi thọ trung bình từnăm 1820 Một kết luận quan trọng của bài báo này là sự tăng lên tuyến tính của tuổi thọtrung bình trong 150 năm trước đó, và đó cũng là tiền đề quan trọng để tiếp tục nghiêncứu những giới hạn cũng như cách thức tiếp cận mới về đề tài này
Vào những năm 1970, nhà nhân khẩu học Samuel Preston đã nghiên cứu về ảnhhưởng của điều kiện kinh tế đến tuổi thọ trung bình (Preston 1975, 1976) Ông đã sửdụng hàm log với hệ số cố định cùng ba chuỗi số liệu của năm 1900, 1930 và 1960 để
6
Trang 7thực hiện nghiên cứu này Tuy nhiên Mô hình này của Preston vẫn còn hạn chế trongviệc mô tả đúng mối quan hệ giữa kinh tế và tuổi thọ trung bình 30 năm sau, việcđăng lại nghiên cứu của Preston trên báo International Journal of Epidemiology đã làmdấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, trong đó ảnh hưởng những nhân tố như mức độchăm sóc sửc khỏe, sự phát triển của công nghệ đến tuổi thọ trung bình được các họcgiả khác nhấn mạnh J.C Riley sau đó đã lên tiếng cho rằng cần phải thực hiện nhiềunghiên cứu hơn để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình.
Trong khoảng thời gian đó, A Deaton đã chạy một mô hình hồi quy tổng thể cótrọng số để nghiên cứu mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trungbình của năm 2000
Một nghiên cứu khác của G.B Rodgers (1979) thì gợi ý rằng có mối liên hệgiữa tuổi thọ trung bình với mức thu nhập cá nhân Ông đã đề xuất sử dụng mô hìnhphi tuyến với việc thay đổi biến giải thích thu nhập bằng phương pháp nghịch đảo,logarit hoặc phương pháp nào đó khác Ông cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tuổithọ trung bình với thu nhập và sự phân phối thu nhập trong những nghiễn cứu củamình Những học giả khác cũng cho rằng mức ý nghĩa của biến thu nhập đối với tuổithọ trung bình không quan trọng bằng sự phân bố của thu nhập Hơn nữa, R.G.Wilkinson chỉ ra rằng mối liên hệ giữa GNP và tuổi thọ trung bình là không thực sự rõrệt khi ông nghiên cứu số liệu của 23 quốc gia thuộc OECD trong bài báo “Incomedistribution and life expectancy” (1992)
Vậy nên, ta có thể nhận thấy còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tuổi thọtrung bình ngoài sự phát triển kinh tế Trong những nghiên cứu sau này, các học giả đã
sử dụng thêm những biến giải thích về mặt xã hội như trình độ giáo dục, khả năng tiếp
7
Trang 8cận chăm sóc sức khỏe, tiếp cận nguồn nước sạch… và đã đạt được những kết quả có
ý nghĩa thống kê cao hơn
1.2 Cơ sở lý thuyết
Tuổi thọ trung bình (life expectancy) được định nghĩa theo Quyết định số291/QĐ-TTg về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụgiám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch và chiến lược phát triển nhân lực thời kì2011-2020 là: “Số năm mà một người sinh được hi vọng sống cho tới khi mất với giảđịnh tỉ lệ chết theo tuổi ở mức của thời điểm tính toán và các điều kiện sống không đổi
từ khi sinh tới khi mất” Nói một cách đơn giản hơn, đó là khoảng thời gian trung bình
mà tất cả những người sinh ra tại cùng một thời điểm được kỳ vọng có thể sống được(tính theo năm)
8
Trang 9CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Mô tả các biến độc lập
2.1.1 GDP bình quân đầu người
- Khái niệm (theo World Bank)
GDP per capita is gross domestic product divided by midyear population GDP
is the sum of gross value added by all resident producers in the economy plus anyproduct taxes and minus any subsidies not included in the value of the products
- Tạm dịch:
GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho dân số của năm đó GDP
là tổng giá trị hàng hóa sản xuất được bởi cư dân của một nền kinh tế cộng với tất cả các khoản thuế và trừ đi tất cả các khoản trợ cấp liên quan đến hàng hóa đó
Để thể hiện tốt nhất về độ sung túc của người dân, nhóm quyết định chọn dữ liệu
về GDP bình quân đầu người theo PPP 2015 (sức mua tương đương) từ World Bank
2.1.2 Chỉ số Sức khỏe
- Khái niệm (theo Legatum Institute Foundation)
9
Trang 10The Health sub-index measures a country's performance in three areas: basic physical and mental health, health infrastructure, and preventative care.
- Tạm dịch:
Chỉ số Sức khỏe (Health) đo lường 3 chỉ tiêu chính của mỗi quốc gia: sức khỏethể chất và tinh thần, hệ thống cơ sở vật chất chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chăm sócphòng và chữa bệnh
2.1.3 Chỉ số Tốc độ tăng dân số đô thị
- Khái niệm “dân số đô thị” (theo World Bank)
Urban population refers to people living in urban areas as defined by nationalstatistical offices
10
Trang 11tồi tệ, lối sống người dân bị ảnh hưởng tiêu cực… Hậu quả là một bộ phận lớn ngườidân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế do không có khả năng chi trả.Trong khi đó, đô thị tại các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóathấp hơn nhiều.
2.2 Mô hình nghiên cứu
Nhóm lựa chọn nghiên cứu mô hình tuyến tính với tham số thông thường:
lifeexp = β 1 + β 2 *1/GDP + β 3 *health + β 4 *ln(Urb) + u i
Trong đó:
- Lifeexp là biến biểu thị tuổi thọ trung bình của cư dân trong quốc gia được xét
- GDP là biến biểu thị thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia năm 2015(theo PPP) Dựa trên lý thuyết “Preston curve” về ảnh hưởng lẫn nhau của GDPđầu người của một quốc gia với tuổi thọ trunh bình, nhóm lựa chọn sử dụng biến1/GDP với dạng đồ thị gần đúng
- Health là biến biểu thị điểm đánh giá của Legatum Institute về chất lượng y tế
và chăm sóc sức khỏe của các quốc gia năm 2015
- Urb là biến biểu thị tốc độ gia tăng dân số khu vực đô thị của các quốc gia năm2015
Ta đặt các biến giả: GDP* = 1/GDP và Urb* = ln(Urb)
2.2.1 Kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy và ý nghĩa
- β1 được kỳ vọng có dấu dương, do trong mọi điều kiện với các nhân tố khác, tuổi thọ của con người luôn luôn là dương
11
Trang 12- β2 được kỳ vọng có dấu âm Theo lý thuyết GDP đầu người cao đồng nghĩa vớimức sống cao, từ đó đem lại chế độ dinh dưỡng tốt và khả năng tiếp cận những dịch
vụ y tế tốt nhất Khi đó, 1/GDP giảm làm cho tuổi thọ trung bình của người dân tăng
- β3 được kỳ vọng có dấu dương Trên lý thuyết, hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe tốt chắc chắn sẽ giúp làm tăng tuổi thọ người dân
- β4 được kỳ vọng có dấu âm Tốc độ tăng dân số đô thị cao thể hiện các đô thịđang phát triển theo hướng tự phát, không có kế hoạch Việc phát triển thiếu quyhoạch này đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và lối sống của conngười, từ đó làm giảm tuổi thọ trung bình của người dân tại các quốc gia
2.2.2 Nguồn gốc số liệu
Để phục vụ cho nghiên cứu và chạy mô hình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng sốliệu GDP đầu người 2015 và tốc độ tăng trưởng dân số đô thị của các quốc gia từ trangweb chính thức của Ngân hàng Thế giới (World Bank) http://www.worldbank.org/ vàđiểm đánh giá vê chất lượng y tế và sức khỏe của tổ chức Legatum Institute
Trang 13Summary Statistics, using the observations 1 - 145
Table 1-Bảng mô tả số liệu
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
Trang 14Correlation coefficients, using the observations 1 - 145 5% critical value (two-tailed) = 0.1631 for n = 145
Table 2-Bảng ma trận tương quan giữa các biến
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
Từ bảng trên ta thấy,
- Hệ số tương quan giữa biến Lifeexp và GDP* là 70.33%, 0.7033, mức độ tương quan trung bình, tương quan ngược chiều
r(Lifeexp,GDP)= Hệ số tương quan giữa biến Lifeexp và health là 91.17%, r(Lifeexp,
health)=0.9117, mức độ tương quan cao, tương quan cùng chiều
- Hệ số tương quan giữa biến Lifeexp và Urb* là 54.52%, r(Lifeexp,Urb)=-0.5452,mức độ tương quan thấp, tương quan ngược chiều
- Hệ số tương quan giữa biến GDP* và health là 70.81%, r(GDP*,Health) 0.7081, mức độ tương quant rung bình, tương quan ngược chiều
= Hệ số tương quan giữa biến GDP* và Urb* là 46.13%, r(GDP*,Urb*)=0.4613,mức độ tương quan thấp, tương quan cùng chiều
- Hế số tương quan giữa biến health và Urb* là 46.76%, r(health,Urb)=-0.4676,mức độ tương quan thấp, tương quan ngược chiều
Trang 15CHƯƠNG 3 ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1 Mô hình ước lượng.
3.1.1 Bảng kết quả và phân tích kết quả
Table 3-Bảng kết quả hồi quy theo OLS
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
15
Trang 163.1.2 Mô hình hồi quy.
Dựa vào bảng kết quả trên ta thu được mô hình hồi quy mẫu:
Lifeexp= 25.5526-2428.92*1/GDP+0.705499*health-2.19084*ln(Urb)+ei
Trong đó:
- Lifeexp: Là biến biểu thị tuổi thọ trung bình của cư dân trong quốc gia được xét
- GDP: Là biến biểu thị thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia năm 2015
- Health: Là biến biểu thị đánh gía của Legatum Institue về chất lượng y tế và chămm sóc sức khỏe quốc gia năm 2015
- Urb: Là biến biểu thị tốc độ gia tăng dân số khu vực đô thị quốc gia năm
2015 Biến giả GDP*=1/GDP; Urb*=ln(Urb)
Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình :
+ ̂1 = 25.5526 nghĩa là khi các biến độc lập : 1/GDP, health, và Ln(Urb) có giá trị
bằng 0 thì tuổi thọ trung bình là 25.5526 tuổi, với điều kiện các yếu tố khác không đổi
+ ̂= -2428.92 nghĩa là nế u biế n 1/GDP tăng lê n hoặc giảm đi 1 đơn vị thì tuổi
2
thọ trung bình sẽ giảm đi 2428.92 tuổi, với điều kiện các yếu tốc khác không đổi
16
Trang 17+ 3=0.705499 nghĩa là nếu biến health tăng lê 1 điểm thì tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên 0.705499 tuổi, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
+ ̂4 = -2.19084 khi biến độc lập ln( Urb) tăng lên hoặc giảm đi e lần thi tuổi thọ trung bình sẽ giảm đi 2,19084 tuổi, với điêu kiên các yếu tố khác không đổi.
3.1.3 Hệ số xác định.
Hệ số xác định của mô hình R2=85.23% thể hiện mức độ của hàm hôi quy mẫu
là rất cao, độ chặt chẽ của mô hình cao Ngoài ra R2=85.23% còn cho biến sự thay đổituổi thọ trung bình phụ thuộc chỉ số GDP, chỉ số sức khỏe Health, chỉ số tốc độ giatăng dân số Urb, còn 14.77% là do các yếu tố ngẫu nhiên khác giải thích
3.1.4 Kiểm tra và khắc phục khuyết tật của mô hình.
3.1.5 Khuyết tật mô hình thiếu biến bậc cao : Ramsey’Reset.
- Phát hiện khuyết tật
- Cặp giả thuyết Ho : Mô hình không thiếu biến
H1 : Mô hình thiếu biến
17
Trang 18Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using observations 1-145 Dependent variable: Lifeexp
Table 4-Bảng kiểm định khuyết tật thiếu biến bậc cao
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
Dựa vào kết quả kiểm định, ta thấy P-value =0.0896> =0.05, vậy nên không bác bỏ giả thiết Ho
Kết luận: Mô hình không mắc khuyết tật thiếu biến bậc cao.
3.1.6 Khuyết tật nhiễu tuân theo phân phối chuẩn
- Phát hiện khuyết tật
- Cặp giải thuyếtHo: Mô hình có nhiễu phân phối chuẩn
H1: Mô hình không có nhiễu phân phối chuẩn
Trang 19Tiến hành kiểm định Jarque-Bera:
Graph 1-Đồ thị kiểm định khuyết tật nhiễu không tuân theo phân phối chuẩn
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
19
Trang 20Frequency distribution for uhat1, obs 1-145
number of bins = 13, mean = -2.35214e-015, sd = 3.20718
Test for null hypothesis of normal distribution:
Chi-square(2) = 19.364 with p-value 0.00006
Table 5-Bảng khiểm định nhiễu không tuân theo phân phối chuẩn
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán bằng phần mềm Gretl)
Dựa vào phương pháp này ta thấy: P-value= 0.00006 < =0.05 nên mô hình mắc khuyết tật nhiễu không phân phối chuẩn