Tuy vậy điều đó không ngăn cản cácquốc gia giữ tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể bởi những tác động tiêu cực của nó.. 1.1.3 Thị trường lao độngThất nghiệp có thể được giải thích từ mô h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp tín chỉ : Kinh tế lượng KTE309.2
Giảng viên hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương
Hà Nội, tháng 3 năm 2020
Trang 2Họ tên Mã sinh viên Nhiệm vụ
-Phân công, giám sát công việc
Trương Chí Kiên 1811110304 - Nghiên cứu, trình bày chương I
- Hỗ trợ thu thập số liệu
- Xây dựng mô hìnhĐoàn Quốc Đại 1811110104 - Báo cáo, trình bày chương 2
- Thu thập số liệu
- Xây dựng mô hìnhNguyễn Thành Long 1811110376 - Báo cáo, trình bày chương 2
- Hỗ trợ thu thập số liệu
- Kiểm định mô hình và diễn giải kết quả
Hồ Nguyên Trung 1811110619 - Báo cáo, trình bày chương 3
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 4
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN _5
1.1 Định nghĩa, khái niệm và lý thuyết liên quan 5
1.1.1 Thất nghiệp _ 5 1.1.2 Tỉ lệ thất nghiệp _ 5 1.1.3 Thị trường lao động 6
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 1.3 Giả thuyết nghiên cứu 7
2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 9
2.1 Phương trình kinh tế lượng 9 2.2 Mô tả các biến 9
2.2.1 Biến phụ thuộc 9 2.2.2 Biến độc lập _ 10
2.3 Thống kê mô tả _ 10
2.3.1 Thống kê mô tả riêng 10 1.3.2 Thống kê mô tả chung _ 14
2.4 Phân tích tương quan _ 16
3 KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH LIÊN QUAN _17
3.1 Kết quả hồi quy và diễn giải _ 17
3.1.1 Bảng kết quả (phần 2) _ 17 3.1.2 Tổng hợp ý nghĩa của từng hệ số hồi quy trong phương trình hàm hồi quy mẫu: 173.1.3 Phân tích các số liệu liên quan _ 18
3.2 Kiểm định mô hình 18
3.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (mức ý nghĩa α=0.1) _ 18 3.2.2 Kiểm định hệ số hồi quy (mức ý nghĩa α=0.1) _ 18 3.2.3 Kiểm định bỏ sót biến: _ 20 3.2.4 Kiểm định đa cộng tuyến _ 20 3.2.5 Kiểm định phương sai sai số 21 3.2.6 Kiểm định tự tương quan 21 3.2.7 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu 22
4 THẢO LUẬN _24
5 KẾT LUẬN 25
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO _26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Một vấn đề cơ bản mà mọi nền kinh tế trên thế giới đều quan tâm, đó chính là thấtnghiệp Thực tế thì không nước nào có thể xoá bỏ hoàn toàn thất nghiệp, do ngay cả khi nềnkinh tế hưng thịnh thì cũng tồn tại thất nghiệp tự nhiên Tuy vậy điều đó không ngăn cản cácquốc gia giữ tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể bởi những tác động tiêu cực của nó Thấtnghiệp gây lãng phí về nguồn nhân lực, khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả Đồngthời, nó cũng làm suy giảm nguồn thu từ thuế Những người không có việc làm thường rơivào tình trạng chán nản, tuyệt vọng, tổn thương cả về thể chất và tinh thần Thất nghiệp tăngcao sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo theo sự gia tăng trong số người tử tự ở đất nước
“Mặt trời mọc” Theo báo cáo thường niên của Phòng Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trong năm
2009, xảy ra 32.845 vụ tử tự mà nguyên nhân là do không có việc làm hoặc mất việc Khôngchỉ vậy, những người thất nghiệp còn có thể gây nên những bất ổn chính trị - xã hội Thếnhưng làm sao để giảm được tỉ lệ thất nghiệp là không hề đơn giản, cho dù đã có rất nhiềunghiên cứu về vấn đề này, từ lí thuyết của Phillips hay quan điểm của Okun Để có thể hiểu
rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài: Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ
Nhóm sử dụng phương pháp OLS để nghiên cứu bộ số liệu các tháng từ 1994 - 2019của Hoa Kỳ Nhóm chỉ xem xét vấn đề dưới góc độ kinh tế, cụ thể hơn là kinh tế vĩ mô để từ
đó có thể nhìn ra được những tác động về kinh tế mà chính phủ có thể tạo ra Lí do lựa chọnHoa Kỳ do đây là nền kinh tế phát triển nhất thế giới, nhờ đó chúng ta có một cái nhìn thuầnkhiết hơn, loại bỏ được các tác động đặc biệt của hoàn cảnh mà thường thấy ở các nước đang
và kém phát triển Phần nghiên cứu của nhóm gồm 4 phần:
Chương I Cơ sở lí luận
Chương II Xây dưng mô hình
Chương III Kết quả và kiểm định
Chương IV Thảo luận
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhóm vẫn còn nhiều sai sót, rất mong quý thầy côgiúp đỡ và chỉ bảo
4
Trang 5Thất nghiệp xuất hiện từ những nguồn gốc sau:
- Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường mànền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khithị trường lao động cân bằng Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện khi người lao độngđang trong quá trình tìm việc làm mới
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện khi thời gian, địađiểm và kỹ năng của người lao động cần việc làm không phù hợp với thờigian, địa điểm và kỹ năng của công việc đang cần lao động Loại này thườngxảy ra khi có sự biến động trong cơ cấu sản xuất hàng hóa của nền kinh tế
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Xuất hiện khi tiền lương được ấn định khôngbởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức lương cần bằng thực tế của thị trườnglao động Khi đó các hãng đặt ra yêu cầu lao động cao hơn khiến 1 bộ phận laođộng bị mất việc làm
- Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): Xuất hiện khi xảy ra sự suy giảm vềcầu lao động do sự suy giảm về tổng cầu, thường đi theo thời kỳ suy thoái của chu
kỳ kinh doanh
Để đo mức độ thất nghiệp các nhà kinh tế học sử dụng công thức tỷ lệ thất nghiệp Tỷ
lệ thất nghiệp (u – Unemployment rate) là % số người thất nghiệp so với tổng số người tronglực lượng lao động
Trong đó: U (Unemployed): số người thất nghiệp (đvt: người)
L (Labour Force): lực lượng lao động (đvt: người), được tính bằng số người thất nghiệp cộng số người có việc
Tỷ lệ thất nghiệp cho phép chúng ta so sánh tình trạng thất nghiệp giữa các vùng miền,quốc gia khác nhau ở các thời điểm khác nhau Tỷ lệ này cũng là thước đo đánh giá hiệu quảviệc thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ
Trang 61.1.3 Thị trường lao động
Thất nghiệp có thể được giải thích từ mô hình cung – cầu lao động, trong đó:
Cầu lao động (Labor demand) là số lượng lao động mà các tác nhân trong nền
kinh tế mong muốn và có khả năng thuê trong một thời gian nhất định với mứclương thực tế
Cung lao động (Labor supply) là quy mô lực lượng lao động xã hội mà người
lao động chấp nhận làm việc ở các mức lượng tương ứng
Khi hai yếu tố này không khớp nhau, cụ thế là cung lao động lớn hơn cầu lao động,hiện tượng thất nghiệp sẽ xảy ra
Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự thất nghiệp và mối quan hệ của nó với các chỉ số kinh
tế khác Theo công trình nổi tiếng của Phillips (1958), trong giai đoạn 1861 – 1957, nhữngnăm có tỷ lệ thất nghiệp cao thì có lạm phát về lương thấp và ngược lại, tức là mối quan hệgiữa thất nghiệp và lạm phát lương là mối quan hệ ngược chiều Samuelson và Solow (1960)
đã mở rộng mô hình của đường cong Phillips nhưng sử dụng để diễn tả mối quan hệ tương tự
về thất nghiệp và lạm phát giá cả
Trong quá trình tìm hiểu về các yếu tố khác ảnh hưởng tới thất nghiệp, Farmer (1985)
đã dựng nên mô hình khẳng định lãi suất là yếu tố quan trọng dẫn tới sa thải nhân công Tiếp
đó, Bierens (1987) đã diễn giải quan hệ giữa lãi suất và thất nghiệp dựa trên lý thuyết quản lýcủa Baumol (1959) Theo đó, vì các hãng được chỉ đạo bởi quản lý chứ không phải cổ đông,các hãng sẽ đặt mục tiêu tối đa hóa doanh thu và chỉ cần đạt mức lợi nhuận tối thiểu nhấtđịnh Vậy nên khi lãi suất tăng khiến cho chi phí vay của các hãng tăng, lợi nhuận của họgiảm tới dưới mức tối thiểu để duy trì hoạt động Khi đó các hãng sẽ phải cắt giảm chi phínhưng các chi phí cố định khác rất khó thay đổi như máy móc, nhà xưởng, cách đơn giản nhất
là sa thải công nhân, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên cao
Kể từ công trình của Mortensen và Pissarides (1994), nhiều nghiên cứu bao gồm Mertz(1995), Andolfatto ( 1996) và Shimer (2005) tập trung vào năng suất lao động để giải thích sựthay đổi trong tình trạng thất nghiệp Theo đó, khi năng suất lao động tăng cao sẽ kích thích cáchãng mời gọi nhiều lao động hơn vì sản lượng sẽ cao hơn với chi phí biên thấp hơn Do vậy, năngsuất lao động xã hội được xem như một trong những động lực chính của thất nghiệp
Sau những nghiên cứu của nhà kinh tế học Arthur Okun những năm 60, đã có nhiềunghiên cứu và tranh cãi xoay quanh mối quan hệ giữa GDP hay tăng trưởng kinh tế và thấtnghiệp Công trình của vị giáo sư Yale sau đó đã được gọi là Luật Okun; theo một cách giảithích luật này, “để đạt được mức giảm 1% ở tỉ lệ thất nghiệp, thì GDP thực tế cần tăngkhoảng 2%”
Tunch (2010) sử dụng các biến số vĩ mô bao gồm GDP thực tế, chỉ số CPI, tỉ giá hối đoáithực tế để kiểm tra tác động của chúng lên tỉ lệ thất nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2000-
6
Trang 72008 Kết quả cho thấy tác động lớn của GDP thực tế và CPI Tương tự, Aurangzerb vàKhola (2013) dùng các biến làm phát, tăng trưởng GDP, tỉ giá hối đoái và tốc độ tăng trưởngdân số đối với Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan giai đoạn 1980-2009 Mô hình cho thấy tất cảcác biến đều có ảnh hưởng lên tỉ lệ thất nghiệp Aslan và Zaman (2014) với mẫu là Pakistangiai đoạn 1999-2010 cho kết luận rằng lạm phát, tăng trưởng GDP, FDI và tăng trưởng dân
số là những yếu tố quyết định đối với thất nghiệp Folawewo và Adeboje (2017) tiếp tục dùngcác biến lạm phát, tăng trưởng GDP, năng suất lao động, FDI và nợ ngoại quốc Họ thu đượckết quả tác động không đáng kể của FDI và gia tăng GDP, ngược lại là ảnh hưởng lớn củalạm phát cũng như năng suất lao động lên tỉ lệ thất nghiệp Osinubi (2005) kiểm tra tác độngcủa nhiều biến lên tỉ lệ thất nghiệp của Nigeria từ 1970-2000 như cung tiền, lạm phát, tỉ giáhối đoái, tiết kiệm, và tăng trưởng GDP
Sau khi nghiên cứu các lý thuyết liên quan và tham khảo các nghiên cứu đi trước, nhóm
đã tìm kiếm và tổng hợp những giả thuyết về các nhân tố tác động lên tỉ lệ thất nghiệp của 1quốc gia Nhóm nhận thấy các biến số kinh tế vĩ mô có tác động lớn lên thất nghiệp thông quaảnh hưởng của chúng lên cung và cầu lao động Cụ thể bao gồm các biến như sau:
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index - CPI): là chỉ số giá tiêu dùng đo lường
mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.Chỉ số này phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng vàdịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình CPI cao sẽ làm mức lươngcủa người lao động tăng lên để đảm bảo mức sống, khiến chi phí của doanh nghiệp tăngcao, đòi hỏi cắt giảm Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
Cpi: chỉ số giá tiêu dùng có tác động tiêu cực tới thất nghiệp CPI tăng sẽ làm tỉ lện thất
nghiệp giảm
Lãi suất (Interest rate): là mức phí phải trả cho việc sử dụng vốn Mức lãi suất cao làm
gia tăng nhu cầu tiết kiệm, giảm tiêu dùng khiến tổng cầu giảm Lãi suất cao cũng làmchi phí tài chính của doanh nghiệp bị đẩy lên cao, thu hẹp lợi nhuận dẫn tới giảm độnglực đầu tư Kết hợp với việc tổng cầu suy giảm khiến sản xuất bị thu hẹp, hậu quả lànhân công bị sa thải, khiến thất nghiệp gia tăng Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
Idrate: lãi suất có tác động tiêu cực tới tỉ lệ thất nghiệp Lãi suất tăng khiến tỉ lệ thất
nghiệp giảm
Tỉ giá hối đoái (Exchange rate): là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước Ở đây nhóm dùng tỉ giá của đô la Úc (AUD) so với đồng đô la Mỹ (USD).Tỉ giá thấp
khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ sẽ đắt hơn, trong khi đó hàng xuất khẩu của
Mỹ sẽ cạnh tranh hơn, do đó các hãng của Mỹ sẽ có thêm động cơ mở rộng sản xuất,thuê nhân công, làm giảm thất nghiệp Do đó ta đưa ra giả thuyết:
Exrate: tỉ giá hối đoái cao có tác động tích cực lên thất nghiệp Tỉ giá càng cao thì tỉ lệ
thất nghiệp càng cao
Trang 8 Thâm hụt ngân sách (Budget deficit): là tình hình trong đó tổng chi tiêu vượt quá tổng
thu nhập hay nguồn thu ngân sách, qua đó cho thấy tình trạng tổng nguồn thu từ thuế cóđáp ứng được nhu cầu chi tiêu của chính phủ không Thâm hụt lớn cho thấy gánh nặng
nợ công lớn sẽ yêu cầu chính phủ phải cắt giảm chi tiêu và làm giảm đáng kể tổng cầu,
và dẫn tới thất nghiệp Ở đây nhóm sử dụng thâm hụt ngân sách thực để biểu thị thực tế
nợ công của nhà nước Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
Adeficit: thâm hụt ngân sách thực tế có tác động tích cực tới thất nghiệp Thâm hụt càng lớn thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP): là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời
gian nhất định Đây là một chỉ số phản ánh quy mô và tình trạng nền kinh tế GDP lớn
có thể là cơ sở tạo nhu cầu lao động lớn Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
gdp: tổng sản phẩm quốc nội có tác động tiêu cực lên thất nghiệp GDP càng lớn thì tỉ
lệ thất nghiệp càng thấp.
nhân khả dụng của họ để đầu tư hay đề dành cho nghỉ hưu, được biểu diễn bằng tỉ lệ phầntram Tiết kiệm lớn tương ứng với nguồn tiền nhàn rỗi được luân chuyển vào đầu tư lớn,thúc đẩy hoạt động sản xuất, thuê thêm lao động Từ đó ta có giả thuyết:
PSR: tỉ lệ tiết kiệm cá nhân có tác động tiêu cực lên thất nghiệp Tiết kiệm càng lớn thì
tỉ lệ thất nghiệp càng thấp
Mức lương tối thiểu (Minimum wage): là một mức lương thấp nhất trả cho người lao
động bình thường làm việc trong điều kiện bình thường theo quy định của nhà nước.Mức lương tối thiếu chính là chi phí biên tối thiểu bắt buộc của một doanh nghiệp đốivới đầu vào lao động Mức lương này được quy định cao thì chi phí đối với doanhnghiệp lớn, khiến nhu cầu cắt giảm nhân công để giảm chi phí tăng, dẫn tới thất nghiệp
Ở đây nhóm sử dụng mức lương tối thiểu thực để thể hiện chính xác hơn chí phí củadoanh nghiệp Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
amwage: mức lương tối thiểu thực có tác động tích cực tới thất nghiệp Mức lương này
càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng lớn
Cán cân thương mại (Trade balance): là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hoá, còn gọi là xuất khẩu ròng Cán cân này ảnh hưởng tới sản lượng và việc làmtrong nước Khi cán cân này cao tức là xảy ra thặng dư thương mại chứng tỏ xuất khẩuđang lớn hơn nhập khẩu Như vậy các hãng đang sản xuất tốt và mở rộng sản xuất, đưathêm việc làm từ các nước nhập khẩu về nội địa Từ đó ta đưa ra giả thuyết:
Tbalance: cán cân thương mại có tác động tiêu cực tới thất nghiệp Cán cân này càng lớn thì tỉ lệ thất nghiệp càng thấp.
8
Trang 92 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng hàm hồiquy tuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu Hàm hồi quy tổng quát bao gồm
1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập Dạng hàm có như sau:
ue = β 0 + β1 PSR + β 2 Exrate+ β3 gdp + β 4 Idrate + β 5 cpi + β 6 Tbalance
+ β 7 amwage + β 8 adeficit + U
Trong đó:
β 0 : Hệ số tự do; β i: Hệ số hồi quy; U: sai số ngẫu nhiên
Trang 102.2.2 Biến độc lập
Giá trị của 1 dollar Mỹ ra dương trong
Exrate Exchange rate của us dollar và dollar Úc mô hình hồi
au dollar
quy
gdp Real GDP quốc nội thực tế Là gdp thực tế của Mỹ trong hàm hồi
quyMang dấu
mô hình hồiquy
Comsumer Chỉ số giá tiêu Đơn vị us dollar ( đo Mang dấu âm
quyAdjusted Mức lương tối Là tỷ lệ của minimum Mang dấu
amwage minimum thiểu thực của wage chia cho cpi, dương trong
Adjusted Thâm hụt ngân Là tỷ lệ của budget deficit Mang dấu
adeficit budget deficit sách thực chia cho cpi, adeficit = dương trong
2.3 Thống kê mô tả
2.3.1 Thống kê mô tả riêng
Ở đây nhóm nghiên cứu sử dụng biểu đồ histogram và bảng tần suất để mô tả các biến
số biến động theo thời gian tại Hoa Kì
Trang 11Tỷ giá hối đoái GDP thực tế
Cumulative % 50,00%
40
Trang 1312
Trang 15g) Cán cân thương mại (đơn vị: USD)
1.3.2 Thống kê mô tả chung
Về số lượng các quan sát, nhóm tiến hành khảo sát và thu về 312 quan sát hợp lệ từ