Để hiểu sâu hơn về việc áp dụng Kinh tế lượng vào việc nghiên cứu và đánh giá các tác độngcủa một số nhân tố đến tỉ lệ thất nghiệp của các quốc gia, nhóm chúng em xây dựng bài tiểu luận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====
TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế lượng 1
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN
Lê Hồng Vân Giảng viên hướng dẫn: TS Vũ Thị Phương Mai
Hà Nội – 03/2018
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Thất nghiệp và những vấn đề liên quan 5
1.2 Các nghiên cứu về thất nghiệp 10
Chương 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỔI QUY 12
2.1 Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu 12
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 12
2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu 12
2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu 12
2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết 12
2.3 Mô tả số liệu mô hình 13
2.3.1 Nguồn dữ liệu đã sử dụng 13
2.3.2 Mô tả thống kê 14
2.3.3 Ma trận tương quan giữa các biến 14
Chương 3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 16
3.1 Bảng kết quả thu được 16
3.2 Phân tích kết quả 16
3.2.1 Mô hình hồi quy mẫu 16
3.2.2 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy 17
3.2.3 Phân tích các số liệu liên quan 17
3.3 Kiểm định giả thuyết 18
3.3.1 Kiểm định hệ số hồi quy 18
3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 19
2
Trang 33.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 19
3.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 19
3.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 20
Chương 4 KẾT LUẬN MÔ HÌNH 22
4.1 Kết luận 22
4.2 Kiến nghị giải pháp 22
KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 30
Trang 4MỞ ĐẦU
Kinh tế lượng (Econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, theo nghĩa rộng, bộ mônnày được hiểu là sự giao thoa giữa khoa học kinh tế với toán kinh tế và thống kê học Theo nghĩahẹp, kinh tế lượng lại được hiểu là ứng dụng của toán, đặc biệt là các phương pháp thống kê vàokinh tế Kinh tế lượng có hai mục đích chính: Một là xây dựng các mô hình kinh tế (có khả năngkiểm định được) để kiểm nghiệm lý thuyết kinh tế Hai là chạy (estimate) và kiểm tra các mô hình
đó xem chúng đưa ra kết quả chấp nhận hay phủ quyết lý thuyết kinh tế
Tỉ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trong việc đánh giá sức mạnh của mộtnền kinh tế Nhận thức chính xác và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việckhảo sát và đánh giá tình trạng phát triển bền vững, nhịp nhàng, toàn diện nền kinh tế Bất cứ mộtquốc gia nào mong muốn tăng trưởng kinh tế ổn định đều đặc biệt quan tâm đến việc duy trì tỉ lệthất nghiệp ở mức hợp lý, nhằm tạo đà cho nền kinh tế đi lên
Để hiểu sâu hơn về việc áp dụng Kinh tế lượng vào việc nghiên cứu và đánh giá các tác độngcủa một số nhân tố đến tỉ lệ thất nghiệp của các quốc gia, nhóm chúng em xây dựng bài tiểu luận kinh
tế lượng dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Thị Phương Mai Trong tiểu luận, nhóm em đã sử dụng công
cụ phân tích kinh tế lượng là phần mềm Stata để phân tích, nghiên cứu đề tài “Các nhân tố vĩ
mô ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp của một số nước ASEAN giai đoạn 1991 - 2016”.
Nội dung bài tiểu luận bao gồm:
Mở đầu
Chương 1 Cơ sở lý thuyết
Chương 2 Xây dựng mô hình hồi quy
Chương 3 Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chương 4 Kết luận mô hình, nêu ý nghĩa và hạn chế của mô hình
Kết luận
Bảng phụ lục
Tài liệu tham khảo
Đánh giá thành viên
Trong quá trình làm báo cáo, dù đã rất cố gắng nhưng vì vốn kiến thức của chúng em còn
eo hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài làm, kính mong được cô góp ý để có thểhoàn thiện bài làm hơn
4
Trang 5Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìmđược việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng sốlực lượng lao động xã hội
Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp trong một nền kinh tế thường dao động xung quanh tỷ lệ thấtnghiệp tự nhiên Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng do chu kỳ kinh tế, sản xuất bị thu hẹp, sảnlượng thực tế thấp hơn mực tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên Ngượclại, khi đẩy mạnh sản xuất trên mọi ngành kinh tế thì cần phải thuê mướn thâm nhân công, điềunày làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức thất nghiệp tự nhiên
Phân loại
Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền công thực tế trảcho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao độngchung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu
Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động đang chờ để tìm được việc làm mà họ kỳ vọng chứ không phải không thể tìm được việc làm nào
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại pha mà tổng cầu thấphơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất và phải giảm thuê mướn lao động
Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê mướn lao độngkhông tìm được nhau vì những lý do như khác biệt về địa lý, thiếu thông tin, v.v
Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụngđúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng
Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo
Công thức tính
Tổng số lao động xã hội
Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc
Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làmnhưng tích cực tìm việc
Thất nghiệp là một trong số những vấn đề kinh tế mà nhiều quốc gia đang phát triển phải đối mặt Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 ảnh hưởng lớn đến sự thuê lao động ở các nước
Trang 6ASEAN Người dân ở các nước đôi lúc khó có được một công việc do tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Tìnhhuống như vậy còn tồi tệ hơn và nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng nhưcác nhà kinh tế suốt nhiều năm Họ sẽ liên tục theo dõi, đánh giá tình hình hiện tại và có hành độngphù hợp khi cần thiết dựa trên độ tin cậy và tính sẵn có của thông tin và số liệu thống kê.
Xác định một vài ảnh hưởng chính gây thất nghiệp ở các quốc gia dựa trên các yếu tố kinh tế
vĩ mô là mục tiêu chính của bài tiểu luận này Một cuộc thảo luận có thể được hình thành từ mốiquan hệ đáng kể giữa các biến và sự thất nghiệp Trên hết, các mối quan hệ lâu dài sẽ được ưu tiênthử nghiệm trong bài nghiên cứu này Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, các yếu tố phổ biếnảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thất nghiệp là lạm phát (INF), tổng sản phẩm nội địa (GDP), dân số(POP), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thuế thu nhập (IT), tiền lương tối thiểu (MW)
GDP
Chúng ta thấy khi kinh tế tăng trưởng, GDP thực tế tăng Trong quá trình đó các doanhnghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động nên việc làm nhiều hơn và thất nghiệp giảm.Ngược lại, khi lao động bị thất nghiệp làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp kèm theo sự giảm sútGDP thực tế Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa thất nghiệp và GDP gọi là định luật Okun (1929-1979), người đầu tiên phát hiện ra
Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kì kinh tế, sự giao động của mứcsản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báomức tỉ lệ thất nghiệp kì vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên Định luật này cho rằng:Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tự nhiên 2% thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%
Tỷ lệ lạm phát
Năm 1958, A.W.Phillips công bố kết quả khảo sát quan hệ giữa thất nghiệp và tốc độ thayđổi tiền lương ở Anh giữa 1861 và 1957, và ông thấy nó là mối quan hệ nghịch giữa tỉ lệ lạm phát
và tỉ lệ thất nghiệp Từ đó người ta tiến hành phương pháp “kích cầu” thông qua các chính sách
mở rộng tài khóa và tiền tệ, khi tổng cầu gia tăng, nhiều sản lượng được sản xuất hơn, có nhiềungười có việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn giảm xuống, nhưng đồng thời chấp nhậnmức giá chung của nền kinh tế tăng lên, và tăng lạm phát
Theo kết quả này có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
Mối quan hệ này trong ngắn hạn được thể hiện trên đường cong Phillips Đặc biệt, mô hìnhđường cong Phillips chỉ sử dụng để phân tích sự thay đổi về phía tổng cầu, nó không đúng khi có
sự thay đổi về phía tổng cung
6
Trang 7FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Thực vậy, một trong những mụcđích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một bộ phận dân
cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương Trong quátrình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ vàtiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra mộtđội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cảcác nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiền lương tối thiểu
Tính cứng nhắc của tiền lương là việc duy trì mức lương bình quân thực tế trả cho người laođộng cao hơn mức lương bình quân trên thị trường đã được thiết lập bởi quan hệ cung - cầu về sứclao động
Giải thích cho tính cứng nhắc của tiền lương, người ta chỉ ra một số nguyên nhân như sau:
Luật tiền lương tối thiểu: Để bảo vệ người lao động, chính phủ quy định việc trả lương caohơn mức lương tối thiểu, kể cả với lao động yếu thế nhất Điều đó buộc giới chủ phải trả lươngcao hơn mức lương bình quân của thị trường khi mức lương tối thiểu cao hơn
Sức mạnh của tổ chức đại diện cho người lao động (Công đoàn): Cũng nhằm bảo vệ lợi ích chogiai cấp công nhân, Công đoàn là một trong ba Bên tham gia vào các thỏa thuyết về tiền lương
Vì một lý do nào đó, Công đoàn chiếm ưu thế hơn trong việc xác lập giá công lao động trên thịtrường làm cho giá công đó cao hơn mức bình quân (điển hình ở thị trường lao động độc quyềnbán)
Trang 8 Lý thuyết tiền lương hiệu quả: Dưới góc độ của người sử dụng lao động, việc cắt giảm tiềnlương không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả, đôi khi hành động đó còn mang lại những tácđộng không mong muốn Với mục tiêu cuối cùng là tăng năng suất lao động, giới sử dụng laođộng đưa ra lý thuyết tiền lương hiệu quả để giải thích cho hành động trả lương cao hơn cho ngườilao động so với mức bình quân trên thị trường.
Tác động đến việc làm và thất nghiệp: Tính cứng nhắc của tiền lương góp phần làm gia tăngthất nghiệp:
Đối với cung lao động: Người lao động thường có tâm lý "chờ" những công việc có mức thu nhập cao hơn (Thất nghiệp chờ việc hay thất nghiệp tự nguyện)
Đối với cầu lao động: Người sử dụng lao động thường có xu hướng cắt giảm số chỗ làm việchoặc chỉ trả lương cao hơn cho những nhóm công việc mang lại lợi ích nhiều hơn hoặc do sự thay thếđối với loại lao động làm những công việc đặc thù Điều này làm cho thất nghiệp gia tăng do số
chỗ làm việc bị cắt giảm; thị trường lao động dễ bị phân mảng, mất cân bằng về cung - cầu laođộng theo cơ cấu ngành nghề
Thuế thu nhập
Thuế thu nhập làm cho tiền lương sau khi nộp thuế mà các hộ gia đình nhận được sẽ thấphơn so với tiền lương ban đầu mà các hãng trả Khi đoạn thẳng đứng AB đo số tiền mà mỗi côngnhân nộp thuế thu nhập, thì con số hữu nghiệp cân bằng là N1, tức là số lượng công nhân mà các
hộ gia đình muốn cung ứng tại mức tiền lương đã trừ đi thuế W3 và các hãng nhu cầu tại mức tiềnlương ban đầu W1 Tại mức tiền lương sua khi nộp thuế W3 thì tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là đoạnthẳng nằm ngang BC, tức là số lượng công nhân trong lực lượng lao động không muốn làm việctại mức lương hiện hành đem về nhà (đã trừ thuế)
Giả sử thuế thu nhập được bãi bỏ, trạng thái cân bằng mới của thị trường lao động diễn ra ởđiểm E Khi đó mức hữu nghiệp sẽ tăng lên từ N1 đến N2; và mặc dù có nhiều người hơn muốn ở tronglực lượng lao động thì số tiền được đưa về nhà tăng lên từ W3 đến W2, nhưng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
đã được giảm khoảng E nhỏ hơn Như vậy, đối với mưc trợ cấp thất nghiệp cố định, mức gia tăng tiềnlương sau khi nộp thuế từ W3 đến W2 sẽ làm giảm mức thất nghiệp tự nguyện
8
Trang 9Hình 1: Ảnh hưởng của thuế thu nhập lên số lượng việc làm
Tương tự, việc thay đổi các mức đóng góp của các hãng và công nhân vào bảo hiểm quốcgia sẽ làm thay đổi tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Các khoản đóng góp này sẽ làm tăng mức hữunghiệp cân bằng, tăng mức tiền công cân bằng được đưa về và giảm tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
Chính sách tài khoá
Theo những nhà kinh tế theo trường phái Keynes, chính sách tài khoá có thể được sử dụng hiệuquả trong giảm tỷ lệ thất nghiệp Khi nền kinh tế đang suy thoái, chính sách tài khoá mở cửa sẽ làmtăng tổng cầu (AD), yêu cầu về hàng hoá cao hơn, dẫn đến sự ra đời của nhiều việc làm hơn
Cụ thể hơn, khi nền kinh tế suy thoái, các công ty sa thải nhiều công nhân, các công ty giảmđầu tư và các hộ gia đình giảm tiêu dùng, điều này tạo sự gia tăng trong tích kiệm cá nhân Việccắt giảm chi tiêu đã làm giảm quy mô của hiệu ứng số nhân tiền và làm tăng lên lượng thất nghiệp
so với ban đầu Trong trường hợp này, chính phủ có thể vay tiền từ khu vực tư nhân ở mức lãi suấttương đối thấp và chi tiêu vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, gián tiếp tạo ra việc làm cho công nhân
Hình 2: Tác động của chính sách tài khoá đến tổng cầu
Trang 10Nhìn chung, chính sách tài khoá ( cắt giảm thuế/ tăng chi tiêu chính phủ) có thể làm tăngtổng cầu, từ đó làm tăng GDP thực, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, tăng nhu cầu về việc làm từphía doanh nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tunah, H năm 2010 đã nghiên cứu những biến vĩ mô gây ra sự thất nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ.Những dữ liệu theo quý từ năm 2000 đến 2008 được sử dụng làm dữ liệu mẫu cho nghiên cứu này.Kiểm định ADF (Augmented Dickey-Fuller Test), kiểm định PP (Phillip-Perron test), kiểm địnhJohansen, kiểm định Granger (Granger causality techniques) được sử dụng để phân tích Các kếtquả cho thấy có sự tác động đáng kể của GDP thực tế, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệptrước đó trên tỷ lệ thất nghiệp Trong khi đó tỷ giá hối đoái thực hiệu quả REER (real effectiveexchange rate) không ảnh hưởng gì đến sự thất nghiệp
Cùng năm với nghiên cứu trên, El-Agrody và cộng sự đã kiểm tra nghiên cứu kinh tế về thấtnghiệp và tác động của nó đối với GDP của Ai Cập Số liệu được thu thập từ năm 1994 đến năm
2004 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đơn và đa biến đã được áp dụng Các biến dùngtrong cuộc nghiên cứu là tư hữu hóa, dân số, chi phí tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, công nghệ,nông sản nội địa, mức lương thực tế, và đầu tư nông nghiệp Kết quả này cho thấy ảnh hưởng tíchcực của tỷ lệ thất nghiệp quốc gia, đầu tư quốc gia, tỷ giá hối đoái và GDP đầu người bình quânlên tổng GDP Kết quả cũng làm nổi bật sự tư nhân hoá và gia tăng dân số như lý do chính của giatăng thất nghiệp Chúng cho thấy các chính sách tư nhân hoá cần được sửa lại và giảm lãi suất để
hạ thấp thất nghiệp nông nghiệp
Lui (2009) đã nghiên cứu mỗi quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp trong tình huống màlạm phát có kết quả khác nhau về công nhân được thuê và công nhân thất nghiệp Dữ liệu đượcdùng trong phân tích này là từ khảo sát của Ý về thu nhập hộ gia đình và của cải năm 2004, chỉ cólực lượng lao động được đưa vào phân tích Mô hình cân bằng tổng quát và phương pháp hồi quytuyến tính được sử dụng Kết quả cho thấy mối quan hệ lạm phát - thất nghiệp có thể tiêu cực hoặctích cực tùy vào những thể chế thị trường lao động và hàng hoá Mức cao hơn của lạm phát giatăng động lực làm việc cho người lao động và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên thất nghiệp Mặt khác,lạm phát làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp từ việc tạo ra nhiều vị trí công việc còn trống,
do đó nâng cao tỉ lệ thất nghiệp
Altavilla và Ciccarelli (2007) đã tìm hiểu vai trò của dự báo lạm phát trong điều kiện không chắcchắn xung quanh những tác động ước tính của các quy định tiền tệ thay thế đối với động lực thấtnghiệp ở Châu Âu và Hoa Kỳ, lấy dữ liệu từ Mỹ và Châu Âu giai đoạn từ năm 1990 đến năm 10
Trang 112005 Họ đã sử dụng dự báo lạm phát của tám mô hình cạnh tranh để phân tích quy mô và thờigian của các hiệu ứng này cũng như định lượng sự không chắc chắn liên quan đến những mô hìnhlạm phát khác nhau Kết quả phù hợp với cách tiếp cận mô hình kết hợp (model-combination) củacác ngân hàng trung ương khi họ đưa ra chiến lược.
Pallis (2006) thì nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở các nước thành viênLiên minh Châu Âu mới Số liệu được sử dụng trong phân tích được lấy theo năm bao gồm giai đoạn
từ năm 1994 đến năm 2005, lấy từ hội đồng Châu Âu năm 2004 đề cập đến 10 quốc gia thành viênmới của EU Ba biến được sử dụng là "giá dự kiến của tổng sản phẩm quốc nội tại thị trường giá cả(tiền tệ quốc gia, tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm)", "bồi thường danh nghĩa cho mỗi nhân viên;tổng thể nền kinh tế (tiền tệ quốc gia, tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm)" và "Tổng tỉ lệ lao động(%)".Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu phi tuyến tính và các kĩ thuật E-view đã được sử dụng.Nghiên cứu này kết luận rằng việc áp dụng các chính sách chung trong nền kinh tế có thể là vấn đề dotác động khác nhau của các chính sách này đối với lạm phát và thất nghiệp
Cashell (2004) nghiên cứu mối liên hệ giữa Lạm phát và Thất nghiệp Dữ liệu được sử dụng
từ giữa năm 1997 đến tháng 9 năm 2001 Có thể kết luận rằng phản ứng của lạm phát rất chậm đốivới sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các ước tính gần đây về tỷ lệthất nghiệp tự nhiên kéo dài đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% cuối cùng sẽ dẫn đến một tốc
độ tăng lạm phát
Flaim (1990) đã kiểm tra sự thay đổi dân số và tỷ lệ thất nghiệp do thời kì bùng nổ trẻ sơsinh Ông nghiên cứu sự thay đổi dân số và những thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn1960-1990 Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên trong những năm 60
và 70, lý do là tỷ lệ tăng dân số nhanh và tỷ lệ này có sự suy giảm trong thập niên 1980 Kết quảcũng xác nhận rằng sự thay đổi độ tuổi và dân số có tác động lớn đến tỷ lệ thất nghiệp
Trang 12Chương 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỔI QUY
2.1 Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, thể hiện thông tincủa các yếu tố kinh tế vĩ mô của từng nước trong giai đoạn từ 1991 đến 2016 Nguồn dữ liệu thứcấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao, cụ thể là từ nguồn dữ liệu của Ngân hàngThế giới (World Bank)
2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Stata để xử lý sơ lược số liệu, tính ma trận tương quan giữa các biến
2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) đểước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến Từ phần mềm Stata ta dễ dàng: Xét phân
tử phóng đại phương sai VIF nhận biết đa cộng tuyến Dùng kiểm định Breusch-Pagan để kiểmđịnh phương sai sai số thay đổi Dùng kiểm định F nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định
t để ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình
Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây dựng mô hình này
để nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô tới thất nghiệp:
UEM = f(POP, FDI, INF, GDP, EXP)
Trong đó:
UEM: tỷ lệ thất nghiệp (%)
POP: tổng dân số hàng năm (nghìn người)
FDI: tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp so với tổng sản phẩm quốc nội (%)
INF: tỷ lệ lạm phát hàng năm (% của tổng sản phẩm quốc nội)
GDP: mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (%)
EXP: chi tiêu chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (%)
Để kiểm tra ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô đến tỷ lệ thất nghiệp, từ lý thuyết đã trình bày bên trên, nhóm đề xuất dạng mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
12
Trang 133 FDI Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp so với tổng %
-sản phẩm quốc nội
-6 EXP Chi tiêu chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội %
-Bảng 1: Giải thích các biến
Trong đó:
Biến phụ thuộc là UEM
Biến độc lập là: POP, FDI, INF, GDP, EXP
2.3.1 Nguồn dữ liệu đã sử dụng
13
Trang 14Mẫu gồm 130 quan sát Số liệu lấy từ website chính thức của Ngân hàng Thế giới Wordbank
từ 5 quốc gia ASEAN: Cambodia, Laos, Malaysia, Philippines và Vietnam trong 26 năm, tính từnăm 1991 đến năm 2016
2.3.2 Mô tả thống kê
Chạy lệnh su UEM POP FDI INF GDP EXP, ta được kết quả sau:
Hình 4: Mô tả dữ liệu
Mô tả kết quả thu được:
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max
Bảng 2: Mô tả kết quả thu được
2.3.3 Ma trận tương quan giữa các biến
Chạy lệnh corr UEM POP FDI INF GDP EXP:
14
Trang 15Hình 5: Ma trận tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận hệ số tương quan, ta có:
POP có hệ số tương quan tương đối cao là 0.5499 và có tác động dương lên biến phụ thuộc
FDI có hệ số tương quan khá cao là 0.5772 và có tác động âm lên biến phụ thuộc
INF có hệ số tương quan rất thấp là 0.1073 và có tác động âm lên biến phụ thuộc
GDP có hệ số tương quan trung bình là 0.4238 và có tác động âm lên biến phụ thuộc
EXP có hệ số tương quan tương đối thấp là 0.2757 và có tác động âm lên biến phụ thuộc
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau rất thấp, cao nhất chỉ là 0.4142 (giữa GDP và FDI) Vì vậy rất khó hoặc không xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Kết luận:
Tương quan về dấu của các biến độc lập với biến phụ thuộc đúng như dấu kì vọng
Nhìn chung, các biến độc lập có tương quan trung bình thấp đối với biện phụ thuộc là tỷ lệthất nghiệp và có tác động theo chiều âm đến biến phụ thuộc, trừ biến POP có tác động theo chiều dương lên biến phụ thuộc