Tình hình thực trạng

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 59)

Bản chất của quyền tác giả là độc quyền có điều kiện và có thời hạn nên việc khai thác và sử dụng quyền này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền và phải thực hiện nghĩa vụ về kinh tế đối với chủ sở hữu quyền.42 Tuy nhiên, để thực hiện quyền này phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các đối tượng là chủ sở hữu, người sử dụng và công chúng hưởng thụ. Vì vậy, pháp luật quốc tế và quốc gia đều có các quy định về các ngoại lệ và giới hạn quyền. Pháp luật Việt Nam quy định tại các Điều 25 Luật SHTT về các trường hợp sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố không phải xin phép và không phải trả nhuận bút, thù lao.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong thực thi bảo hộ quyền tác giả, việc quy định Điều 25 cũng có những giới hạn và những yêu cầu trong việc sử dụng tác phẩm nhưng thực tế ở nước ta hiện nay, việc vi phạm bản quyền trong hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau vẫn diễn ra rất phức tạp. Các hành vi xâm phạm bản quyền như in lậu sách; sử dụng các tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình với mục đích thương mại mà không trả tiền cho chủ thể quyền tác giả; sử dụng các chương trình máy tính không có bản quyền và những hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền khác vẫn diễn ra tương đối thường xuyên. Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đầu tiên người viết muốn đề cập đến thực trạng việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao gây hành vi

42 Theo Phó cục trưởng Cục bản quyền tác giả Vũ Ngọc Hoan, Thực thi bảo hộ quyền tác giả: hành lang pháp lý mới chỉ là điều kiện cần, http://brandco.vn/service/thu-tuc-huong-dan-phap-luat-so-huu-tieu- chuan/thuc-thi-bao-ho-quyen-tac-gia-hanh-lang-phap-ly-moi-chi-la-dieu-kien-can.html truy cập ngày 30/10/2013

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 53 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

xâm phạm quyền tác giả trong môi trường internet. Có thể thấy rằng ở nước ta hiện nay trong bối cảnh internet đang ngày càng phát triển, vấn đề vi phạm bản quyền càng trở nên phức tạp hơn vì tại đây, người ta dễ dàng thực hiện các hành vi sao chép và phổ biến trái phép các tác phẩm, các bản ghi, các chương trình phát sóng đang được bảo hộ bản quyền. Nạn vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số và internet đang là thách thức lớn trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể quyền, đồng thời cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý và thực thi về bảo hộ quyền tác giả.

Hiện nay, có rất nhiều trang web, diễn đàn, mạng xã hội sao chép, sử dụng và phổ biến các tác phẩm trí tuệ trên mạng với mục đích thương mại mà không trả tiền nhuận bút, thù lao hay lợi ích vật chất nào cho tác giả. Hay hình thức cắt xén, sửa chửa, làm sai lệch tác phẩm văn học. Hiện nay, trên mạng internet có một kho lưu trữ tác phẩm văn học, điều này tạo điều kiện cho việc tải các tác phẩm văn học và sửa chữa bất hợp pháp của người dùng internet. Các tác phẩm thường bị sửa chửa nội dung, tên nhân vật, cắt xén tình tiết trong tác phẩm và được đưa lên một trang web hay mạng xã hội như facebook… nhằm phân phối, phổ biến tác phẩm. Đây được coi là hành vi xâm hại quyền tác giả.

Ví dụ: Vụ ông Nguyễn Quảng Tuân kiện ông Đào Thái Tôn vi phạm quyền tác giả do đã trích dẫn không phép nguyên văn bốn bài viết của tác giả vào tác phẩm “Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứ và thảo luận”. Tại Bản án số 68/2006/DSST ngày 25, 26-12-2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận yêu cầu kiện xâm phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Quảng Tuân đối với ông Đào Thái Tôn, tuyên buộc ông Đào Thái Tôn phải tổ chức xin lỗi ông Nguyễn Quảng Tuân ở nơi ông Tuân đang cư trú; buộc ông Tôn phải thanh toán tiền nhuận bút cho ông Tuân số tiền là 1.040.400 đồng; buộc ông Tôn phải bồi thường về vật chất và tinh thần cho ông Tuân là 25.000.000 đồng. Tổng cộng các khoản ông Tôn phải thanh toán và bồi thường cho ông Tuân là: 26.040.400 đồng.43

Thực trạng quyền tác giả bị xâm phạm thông qua internet đang lan rộng nhưng ngay bản thân của tác giả cũng không biết được có hành vi xâm phạm vì

43 Phan Khắc Nghiêm, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật, http://my.opera.com/phannghiemlawyer/blog/2013/06/03/ thuc-trang-giai-quyet-tranh-chap-ve-quyen-tac- gia-tai-viet-nam-giai-doan-2006 truy cập ngày 31/10/2013

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 54 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

môi trường internet rất khó kiểm soát. Và thực trạng xâm phạm trên lĩnh vực này đang có chiều hướng ngày càng gia tăng với một tốc độ rất nhanh vì nước ta là một trong những nước có số người sử dụng internet cao trên thế giới. Việc kiểm soát hết các hoạt động trong môi trường này là hết sức khó khăn và sự quản lý của các cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế.

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng trên 150 Website có sử dụng âm nhạc trong kinh doanh nhưng không đăng ký cấp phép trả tiền bản quyền tác giả… Uớc tính, mỗi năm, việc vi phạm bản quyền tác giả gây thiệt hại khoảng trên 120 triệu USD. Năm 2008, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát hiện hơn 1000 máy tính, nhiều Website đang khai thác bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc, các video clip vi phạm luật sở hữu trí tuệ; tịch thu gần 1 triệu băng, đĩa và gần 2.500 cuốn sách, văn hoá phẩm in, sang lậu.44

Ngoài hành vi xâm phạm trong môi trường internet đang phổ biến mà người viết đã đề cập thì hiện nay việc xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực sao chép tác phẩm tại Việt Nam hết sức phổ biến. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất nhất trong các thư viện, trường học, viện nghiên cứu... nơi các tài liệu thường xuyên bị photo mà tác giả không thể kiểm soát được. Chính những hành động sao chép đã ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, cao hơn nữa là sự lành mạnh của thị trường xuất bản. Mặc dù tình trạng xâm phạm quyền tác giả đã được lên án khá lâu nhưng để chấn chỉnh lại hoạt động này chúng ta nhìn nhận dưới các hành vi cụ thể sau:

Thứ nhất, quyền tác giả bị xâm phạm trong trường hợp giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học. Điển hình như việc giáo viên hướng dẫn sinh viên, học viên làm luận văn, nghiên cứu sinh... Sau khi hoàn thành công trình, giảng viên hướng dẫn công bố công trình của học viên, sinh viên của mình làm công trình nghiên cứu khoa học, dùng vào mục đích kinh tế, mục đích chính trị. Thậm chí, xuất hiện tình trạng cán bộ, giảng viên sử dụng đề tài, công trình nghiên cứu khoa học để lấy thành tích cho cá nhân trong quá trình công tác.

Thứ hai, việc lưu giữ giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học trong thư viện trường Đại học. Quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ- CP, thư viện chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên

44 Theo tác giả Minh Hạnh, Nghiên cứu và trao đổi: tình trạng vi phạm bản quyền tác giả, nguồn từ: vtr.org.vn http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=1546 truy cập ngày 30/10/2013

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 55 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

cứu. Ngoài ra thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Thực tế còn có một số thư viện lưu trữ khá nhiều giáo trình, tài liệu cùng lúc để phục vụ cho nhu cầu của nhà trường. Hiện nay một số thư viện ở các trường Đại học vẫn bán giáo trình, sách tham khảo dưới dạng “in lậu” mà không có văn bản đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đó. Như vậy, với việc làm trên, thư viện đã dùng tác phẩm của người khác với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ quyền tác giả.

Theo một thống kê của Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam cho biết, trung bình một năm có hàng nghìn tỷ đồng bản quyền lẽ ra phải được thu trong lĩnh vực sao chép, nhưng năm 2012 Hiệp hội mới chỉ thu được hơn 400 triệu đồng đại diện cho hơn 3000 tác giả. Về lâu dài, chính công chúng mất đi cơ hội tiếp cận các tác phẩm có giá trị, khi sức lao động sáng tạo không được trân trọng và bảo đảm theo pháp luật.45

Một thực trạng cũng đáng quan tâm đang diễn ra trong nước ta hiện nay là việc sử dụng các tác phẩm trên danh nghĩa để nghiên cứu, giảng dạy nhưng lại với mục đích kinh doanh mà không trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả. Ví dụ việc biểu diễn, sử dụng âm nhạc trong các dịch vụ công cộng như khách sạn, nhà hàng, karaoke và các dịch vụ truyền thông như nhạc trên điện thoại, nhạc trên mạng chưa có giải pháp quản lý thực sự hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của giới âm nhạc. Điều này hẳn đúng, bởi tâm lý chung của chính các những người sáng tạo nghệ thuật đang gặp phải là chưa nắm rõ quyền lợi hoặc chịu đựng nạn xâm phạm. Hoặc nhiên, chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận cũng như phát hiện trong trường hợp bị xâm phạm. Mặt khác các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cũng chưa có ý thức liên kết với nhau để bảo vệ lợi ích cho mình.

Tình trạng các ca sĩ, nhạc sĩ tranh chấp về việc sở hữu, sử dụng ca khúc (tác phẩm âm nhạc) đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Điều này thể hiện cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Khía cạnh tích cực là các chủ thể có liên quan đã quan tâm đến quyền lợi của mình, góp phần thúc đẩy việc nhận thức và tuân thủ pháp luật sở hữu trí tuệ của xã hội. Mặt tiêu cực là chính các chủ thể còn chưa nhận thức đầy đủ về quyền tác giả, chưa hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của mình

45 Theo Kim Ngân, Bảo về quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép tác phẩm, http://vtv.vn/Thoi-su-trong-

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD Nguyễn Phan Khôi 56 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

nên dẫn đến những hành vi xâm phạm quyền của người khác hoặc có những ứng xử không phù hợp.

Ví dụ: Ca khúc Cô đơn mình em đã được Thanh Thảo mua độc quyền từ nhạc sĩ Phương Uyên với giá 500 USD bằng hình thức "sang tay", nhưng sau đó lại thấy Hiền Thục thể hiện. Theo Hiền Thục, cô không biết Thanh Thảo đã mua độc quyền vì Phương Uyên cho phép cô hát với điều kiện không thu âm, ghi hình. Hoặc trường hợp vụ việc nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng bán "độc quyền" bài hát Còn một chút gì để nhớ cho nhóm The Men, sau đó, thấy nhóm The Men không sử dụng, nên đã tự ý đổi tên bài hát thành Tình yêu đầu tiên và bán tiếp "độc quyền" cho Đan Trường. Tranh chấp giữa các chủ thể hiện nay thường là tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tác phẩm, về việc độc quyền sử dụng tác phẩm, trả tiền bản quyền...46

Bên cạnh đó, không ít sản phẩm âm nhạc được ghi âm, ghi hình bị ăn cắp ngay từ khi xuất xưởng, gây thiệt hại cho nhà sản xuất và tác giả. Trên thực tế, tình trạng băng đĩa lậu xuất hiện tràn lan trên thị trường chiếm khoảng 85-90% được xếp vào một trong những nước vi phạm cao nhất thế giới. Nhiều người dân ngang nhiên mua các sản phẩm rẻ, băng đĩa được sao chép bán tràn lan trên thị trường nhưng không biết đó là sản phẩm vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Chính việc nhận thức còn hạn chế này đã “tiếp tay” cho tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan như hiện nay. Đáng nói hơn còn có bộ phận, dù nhận thức rõ luật nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Theo thống kê, trong một báo cáo tại hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vừa diễn ra tại TP. Huế, Ông Vũ Ngọc Hoan - Phó Cục trưởng Cục bản quyền tác giả cho biết: lĩnh vực bản quyền âm nhạc, cả nước chỉ có 39/5.000 cơ sở kinh doanh karaoke; 2/78 khu vui chơi giải trí có thực hiện việc trả tiền bản quyền tác giả. Có 43 đài phát thanh đăng ký trả tiền bản quyền nhưng đa số đã hết hạn, tính đến ngày 20/2/2009 mới chỉ khoảng 20 đài truyền hình ký lại.47

46 Theo Chu Mạnh Quân, Tại sao “ca khúc độc quyền” hay bị xâm phạm quyền, xuất bản ngày 19/7/2013,

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-07-19-tai-sao-ca-khuc-doc-quyen-hay-bi-xam-pham-quyen truy cập

ngày 31/10/2013

47 Theo tác giả Minh Hạnh, Nghiên cứu và trao đổi: tình trạng vi phạm bản quyền tác giả, nguồn từ: vtr.org.vn http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=1546 truy cập ngày 1/11/2013

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 57 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

Ngoài các hành vi xâm phạm quyền trong môi trường internet, lĩnh vực âm nhạc, thì trường băng đĩa lậu, sao chép tác phẩm phổ biến trong các trường đại học… thì thực trạng xâm phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản vẫn đang là vấn đề nan giải hiện nay. Đối tượng vi phạm trong hoạt động này rất rộng: từ nhà xuất bản, nhà in, nhà sách và thậm chí đến cả người tiêu dùng.

Ví dụ 1: Vụ Nguyên đơn Phạm Thị Hà, nhà báo công tác tại “Thời báo kinh tế Việt Nam” khởi kiện bị đơn – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.

Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, vào quí IV năm 2004, đã xuất bản cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường” do Nhà xuất bản Văn hoá – thông tin liên kết với nhà sách Hương Thuỷ của công ty văn hoá Phương Bắc có sử dụng 8 bài viết của tác giả đã đăng tải trên chuyên mục Doanh nhân thế giới của Thời báo kinh tế Việt Nam từ đầu năm 2003 đến 2006 không được phép tác giả. Tám bài viết của tác giả Phạm Thị Hà trong xuất bản phẩm nêu trên còn bị thay đổi nhan đề, đảo các đoạn văn trong bài viết; cắt bớt một số câu trong bài viết v.v… Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 27/2005/DSST ngày 26/6/2006, và Bản án dân sự phúc thẩm số 237/2006/DSPT ngày 17/11/2006 đều đã quyết định chấp nhận một phần yêu cầu kiện vi phạm quyền tác giả của nguyên đơn, buộc bị đơn phải công khai xin lỗi tác

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 59)