Các hành vi gây xâm phạm quyền tác giả trong quá trình sử dụng các quyền

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 47)

quyền theo quy định của điều 25

Hành vi xâm phạm quyền tác giả là việc sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo ra.39Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam vì nhiều lý do, từ ý thức của người xâm phạm, chế tài của pháp luật còn chưa nghiêm minh chặt chẽ và ý thức bảo vệ quyền lợi của chính những tác giả còn chưa cao... tuy nhiên người viết sẽ tập trung đi vào phân tích và tìm hiểu các hành vi gây xâm phạm quyền tác giả từ nguyên nhân sử dụng các tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Ở mục 2.1.2 người viết phân các trường hợp sử dụng các tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao thành 3 nhóm là

nhóm các trường hợp sao chép tác phẩm; nhóm các trường hợp trích dẫn, chuyển, nhập khẩu tác phẩm; nhóm các trường hợp còn lại gồm ghi hình, biểu diễn, chụp ảnh tác phẩm… Mỗi nhóm có những đặc điểm và quy định của pháp luật khác nhau, đều là những ngoại lệ của bảo hộ quyền tác giả; nhưng khi sử dụng tác phẩm rơi vào một trong các trường hợp này nếu không cẩn thận những quy định của pháp luật sẽ rất dễ dẫn đến những hành vi gây xâm phạm quyền tác giả.

Đối với nhóm sao chép tác phẩm, vấn đề “sao chép” hay “photocopy” trong thời buổi hiện nay hết sức phổ biến. Theo quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 25

“tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân”.

Quy định chưa chặt chẽ của pháp luật cùng với việc buông lỏng quản lý các cơ sở photocopy về việc tuân thủ bản quyền và ý thức không tôn trọng pháp luật đã khiến cho việc photocopy tác phẩm ở Việt Nam trở nên hết sức phổ biến, làm ảnh

38 TS Vũ Mạnh Chu; Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan - Bài2:Về quyền tác

giả, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-

ph-thong-v-quyn-tac-gi-quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=2 truy cập ngày 20/10/2013

39 Theo Trần Viết Long-Bộ môn dân sự Vi phạm quyền tác giả trong các trường Đại học ở Việt Nam

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 41 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

hưởng không chỉ quyền sao chép của tác giả, chủ sở hữu mà còn cả quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm. Cùng với đó là việc khó có thể đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ tự sao chép chỉ một bản. Rất khó trong việc kiểm soát sao chép bao nhiêu bản, và sử dụng nhằm mục đích gì. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng điều khoản này, trên danh nghĩa tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu nhưng lại sao chép rất nhiều bản, đem đi phân phối, xuất bản hoặc bán tác phẩm với giá trị kinh tế vô cùng to lớn mà một tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đem lại. Có thể được coi một trong các hành vi gây xâm phạm quyền tác giả theo quy đinh tại Điều 28 Luật SHTT cụ thể tại khoản 3 “công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả” hay khoản 11 “xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.

Ví dụ: Ông A lấy danh nghĩa giảng viên với mục đích nghiên cứu sao chép tác phẩm của ông B. Nhưng ông A lại cho in ra nhiều bản để phân phối cho các quầy bán sách để kinh doanh, sau đó ông A lấy tiền phầm trăm hoa hồng trên mỗi cuốn sách.

Tại điểm đ Điều 25 “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư việc với mục đích nghiên cứu”, trong Nghị định 100/2006/NĐ-CP cũng đã đề cập đến việc sao chép không quá một bản, có những cá nhân, tổ chức thông qua thư viện với mục đích lợi nhuận, sao chép tác phẩm và cho thuê, mượn tác phẩm có thu tiền mà không trả tiền nhuận bút, thù lao hay bất kỳ quyền lợi vật chất khác cho tác giả. Đây là hành vi rơi vào quy định tại khoản 9 “cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả”.

Ví dụ: Thư viện A sao chép một tác phẩm nước ngoài để lưu trữ trong thư viện nhằm mục đích nghiên cứu, nhưng do sự nổi tiếng và bán chạy của tác phẩm này, thư viện A quyết định cho in ra nhiều bản và đem cho thuê tác phẩm và mỗi lần thuê với giá 5 nghìn đồng/một quyển.

Nhóm các trường hợp trích dẫn, chuyển, nhập khẩu tác phẩm. Đối với các trường hợp trích dẫn tác phẩm, việc trích dẫn phải thực hiện trong một khuôn khổ nhất định; thứ nhất là không làm sai ý tác giả, số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; dù trích dẫn một phần

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 42 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

hay toàn bộ tác phẩm vẫn phải giữ nguyên tư tưởng, ý định của tác giả; tránh trường hợp trích dẫn sai ý nhằm gây ảnh hưởng xấu đến tác phẩm, xuyên tạc, cắt xén tác phẩm của tác giả khác để đề cao tác phẩm của mình; đó là hành vi “sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả” quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật SHTT, việc trích dẫn không nhằm mục đích thương mại, phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B là một nhà văn, để làm phong phú tác phẩm của mình, ông B quyết định trích dẫn một số tác phẩm nổi tiếng của nhà văn khác vào tác phẩm của mình. Nhưng để cho phù hợp nội dung, ông B đã cắt xén, thay đổi nội dung trích dẫn. Ông B đã sửa chữa nội dung của tác phẩm gốc cho phù hợp với tác phẩm mới của mình.

Trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị. Đây là trường hợp làm tác phẩm phái sinh, theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật SHTT “tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”. Mục đích của làm tác phẩm phái sinh phi lợi nhuận, nó giống như một công việc làm công tác xã hội cho người khiếm thị, để họ cũng có thể tiếp cận được với tri thức của thời đại. Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng việc này với mục đích không chính đáng đồng nghĩa với việc làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở quyền tác giả với mục đích thương mại đi ngược lại với quy định tại khoản 7 Điều 28 Luật SHTT. Còn đối với trường hợp nhập khẩu tác phẩm để sử dụng riêng, luật cũng quy định việc nhập khẩu không quá một bản, nhưng việc kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, số lượng nhập khẩu, tình trạng nhập khẩu lậu dẫn đến có nhiều trường hợp các chủ thể nhập tác phẩm để “làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo”40và vi phạm khoản 16 Điều 28 “xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.

Nhóm các trường hợp còn lại gồm ghi âm, ghi hình; biểu diễn; chụp ảnh tác phẩm… Trường hợp biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 43 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; tính chất và quy mô của các cuộc biểu diễn không lớn, mục đích chỉ là tuyên truyền vận động quần chúng; nhưng biểu diễn trước công chúng các tác phẩm này có sức lan tỏa rất lớn và tác phẩm cũng như tác giả sẽ được phổ biến rộng, việc sử dụng trong trường hợp này cá nhân, tổ chức cần phải thận trọng với những quy định của pháp luật vì nếu các cuộc biểu diễn được tài trợ hay quảng cáo, dù muốn hay không muốn thì vô ý đã vi phạm hành vi “nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả” quy định tại khoản 10 Điều 28 Luật SHTT. Trường hợp ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; việc ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn pháp luật cho phép thực hiện nhưng với mục đích đưa những bản tin thời sự thuần túy, nhằm đưa tin về những tin tức, sự kiện văn hóa; tránh những trường hợp ghi âm, ghi hình để sản xuất, truyền đạt tác phẩm đến công chúng làm ảnh hưởng đến buổi biểu diễn, công chúng không cần phải trực tiếp bỏ ra một số tiền để đến buổi biểu diễn mà vẫn xem được thông qua các bản sao của cá nhân, tổ chức ghi âm, ghi hình không hợp pháp.

Ví dụ: Đài truyền hình A, ghi hình ca sĩ HT biểu diễn để đưa tin thời sự, nhưng đài A đưa thông tin quá chi tiết, cụ thể, công chúng biết rõ về buổi biểu diễn, làm cho việc bán vé của chương trình bị ảnh hưởng rất nhiều.

Quy định còn lại tại điểm h Điều 25 “chụp ảnh,truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó”; việc trưng bày, giới thiệu các tác phẩm này tại nơi công cộng không với mục đích thương mại, không thu bất kỳ một khoản phí nào đối với việc trưng bày tác phẩm. Tạo điều kiện đưa tác phẩm gần đến công chúng. Hạn chế những hành vi có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh của tác phẩm, việc triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm phải thực hiện ở nơi công cộng, công chúng được biết đến hình ảnh của tác phẩm mà không cần phải trả khoản phí nào, nếu với mục đích thương mại thì sẽ rơi vào các hành vi xâm phạm quy định tại Điều 28. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 2 và 3 của Điều 25 là những quy định nhằm hạn chế những hành vi gây xâm phạm quyền tác giả; khoản 2 quy định việc sử dụng tác phẩm không được ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, cụ thể là khai thác trên khía

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 44 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

cạnh kinh tế, không gây phương hại đến quyền tác giả; ngay trong bản thân quy định này đã hạn chế phần nào hành vi xâm phạm. Khoản 3 quy định không áp dụng việc sao chép đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính. Như vậy quyền tác giả gần như được bảo vệ tuyết đối, suy cho cùng các tác phẩm dạng này đều là mục đích lợi nhuận và mang tính cá nhân, việc sử dụng phải trả tiền nhuận bút, thù lao là rất hợp lý.

Mặc dù điều 25 Luật SHTT là một ngoại lệ của quyền tác giả, nhưng ngoại lệ không có nghĩa là cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm một cách tùy tiện mà không cần quan tâm tới quyền tác giả. Bởi mỗi trường hợp đều có mức giới hạn, và khi vượt mức giới hạn sẽ trở thành những hành vi gây xâm hại và pháp luật luôn có những biện pháp xử lý những hành vi đó.

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 47)