Áp dụng biện pháp dân sự

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 51)

Theo các quy định của Luật SHTT hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự thì có thể hiểu rằng, biện pháp dân sự thực chất là thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án, tức là những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng quy định để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự xâm phạm của người khác; đồng thời là trình tự, thủ tục để Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu đó. Biện pháp dân sự được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng phổ biến và hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay. Theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT hiện hành thì: “tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 3. Buộc bồi thường thiệt hại;

4. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 45 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

Đối với biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp yêu cầu đến người có hành vi xâm phạm hoặc gửi đơn yêu cầu đến tòa án để giải quyết. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm không chỉ dừng ở việc xóa bỏ hành vi xâm phạm mà còn nguy cơ tiếp tục xâm phạm.

Còn biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai là việc người có hành vi xâm phạm đến tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để trực tiếp xin lỗi, và việc xin lỗi phải đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biện pháp này áp dụng như thế nào, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ thể ra sao do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì do tòa án quyết định.

Trường hợp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự do cơ quan nhà nước (CQNN) có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc người có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Thông thường, biện pháp này áp dụng khi hai bên có quan hệ hợp đồng; nhưng các hành vi xâm phạm xuất phát từ Điều 25 đều không xin phép tác giả nên biện pháp này ít được áp dụng.

Bồi thường thiệt hại áp dụng khi bên vi phạm có hành vi gây thiệt hại cho tác giả, khi áp dụng biện pháp này tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải có nghĩa vụ chứng minh có hành vi xâm phạm xảy ra trên thực tế, có yếu tố lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại với thiệt hại xảy ra. Hành vi xâm phạm quyền tác giả là rất đa dạng, trong đó có sao chép lậu tác phẩm, trường hợp này nên áp dụng biện pháp còn lại quy định tại khoản 5 Điều 202 Luật SHTT để kịp thời ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường để tránh làm mất giá trị của tác phẩm gốc và uy tín của tác giả.

Ngoài ra, khi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có căn cứ nghi ngờ tác phẩm của mình có nguy cơ bị thiệt hại hoặc các tác phẩm “nhái” có nguy cơ bị tẩu tán thì có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 207 Luật SHTT. Đồng thời tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng phải có nghĩa vụ chứng minh khi yêu cầu áp dụng biện pháp này.

2.4.2 Áp dụng biện pháp hành chính

Về bản chất, biện pháp hành chính sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính thông qua các quyết định hành chính để xử lý các vi phạm hành chính - là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 46 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp xử lý hành chính áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau đây: cá nhân, tổ chức có hành vi gây xâm phạm quyền SHTT, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người tiêu dùng hoặc cho xã hội.

Xâm phạm quyền SHTT có rất nhiều trường hợp nhưng người viết muốn đề cập ở đây trường hợp hành vi xâm phạm quyền tác giả. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về Sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tang trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về Sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Các biện pháp hành chính được áp dụng nhằm xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm và xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong những trường hợp được pháp luật quy định, có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt hành chính. Mỗi hành vi xâm phạm quyền tác giả người thực hiện hành vi bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, trong đó, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi xâm phạm quyền tác giả là “500 triệu đồng đối với tổ chức, 250 triệu đồng đối với cá nhân”.41 Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như: tịch thu hàng hoá giả mạo, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm phạm gồm cơ quan Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT tại Việt Nam như Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả không có chức năng thực thi quyền SHTT.

41 Xem quy định tại khỏan 1 Điều 2 Nghị định 131/2013NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 47 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

Việc xử lý vi phạm hành chính về quyền tác giả hiện nay đặc biệt rất được quan tâm, để bắt kịp với xu hướng các hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng gia tăng, nhất là trong việc sử dụng các quyền quy định tại Điều 25, cụ thể được quy định cụ thể trong Nghị định 131/2013NĐ-CP về quy đinh xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; nghị định này là văn bản mới nhất quy định, và sẽ có hiệu lực ngày 15/12/2013, người viết chỉ nêu ra những hành vi gây xâm phạm đến quyền tác giả và khung phạt tiền cụ thể xuất phát từ Điều 25 Luật SHTT:

Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu bản

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD Nguyễn Phan Khôi 48 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

gốc hoặc bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng: phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin; buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số; buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm; buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 51)