Một số giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 74)

Người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tìm hiểu và có cái nhìn cụ thể về sự việc này, người viết đề xuất một số giải pháp:

 Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 68 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Đặc biệt, chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về quyền tác giả trong các trường học nói chung, các trường đại học nói riêng vì phần lớn hành vi sao chép phổ biến nhất là trong các trường học; với mục đích để giáo viên, học viên, sinh viên có thể khai thác một cách hợp pháp tối đa các quyền sở hữu trí tuệ nhưng không được xâm phạm quyền của tác giả, chủ sở hữu. Ví dụ, trong lĩnh vực photocopy giáo trình, tài liệu, sinh viên, học viên cần biết mình có những quyền gì và nghĩa vụ cụ thể nào, giới hạn các quyền đó đến đâu. Bên cạnh đó, sinh viên, học viên cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sinh viên các ngành như luật, công nghệ thông tin, báo chí. Và để công chúng hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến việc photocopy tài liệu, các trường học chủ động trích dẫn, dán các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động photocopy ngay tại thư viện của trường, tại nơi đặt máy photocopy để không những học viên mà ngay cả nhân viên thư viện thấy được nghĩa vụ bảo vệ quyền tác giả.

 Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về quyền tác giả, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, các tác giả, các chủ sở hữu phải biết tự bảo vệ mình. Trước hết, cần áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến chống lại việc sao chép bất hợp pháp tác phẩm của mình. Khi có hành vi xâm phạm quyền của mình thì nên kiên quyết xử lý tránh tâm lý e ngại.

 Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền của công chúng trong việc photocopy tác phẩm mà không thuộc các trường hợp

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 69 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

giới hạn quyền tác giả theo Điều 25 Luật SHTT và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Pháp luật Việt Nam chỉ cấm sao chép toàn bộ tác phẩm, nếu chia nhỏ tác phẩm để photocopy nhiều lần hoặc sao chép một phần tác phẩm cũng không bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Nếu hiểu theo cách này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả. Trên thực tế, thiết nghĩ nếu xảy ra tình trạng này thì cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cũng rất khó giải quyết vì không có cơ sở pháp lý chắc chắn. Mặc dù có thể chứng minh hành vi xâm phạm quyền sao chép của tác giả nếu căn cứ vào việc “làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm”, và “gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả” tuy nhiên, việc chứng minh này sẽ không dễ dàng. Để bảo vệ các quyền hợp pháp của tác giả và bảo vệ quyền lợi của công chúng, người viết kiến nghị cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần có quy định cụ thể về khối lượng tác phẩm có thể được sao chép nhằm mục đích sử dụng cá nhân như học tập..

 Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả; tiếp tục được xây dựng và ban hành một số văn bản pháp luật, với mục đích hoàn thiện cơ chế pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền tác giả. Đặc biệt, trong môi trường internet cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thực thi quyền tác giả.

 Thứ năm, tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh băng đĩa, nhất là trên địa bàn các thành phố lớn, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành hữu quan, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, có thể đưa ra tòa một số vụ vi phạm nghiêm trọng, truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 70 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

KẾT LUẬN

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, pháp luật quyền tác giả nói riêng là nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với lợi ích của xã hội. Để thực hiện nguyên tắc này và cũng để đáp ứng nhu cầu được tiếp cận với nền tri thức của thời đại, Luật SHTT đã quy định Điều 25 về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sử dụng có thể tham gia tích cực vào việc đưa tác phẩm tới công chúng, vì lợi ích công cộng hoặc vì chính sách nhân đạo.

Trên thực tế, những quy định của Điều 25 phần nào đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng những quy định chưa rõ ràng, cụ thể cùng với trình độ nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu, trong luận văn người viết đã phân tích một số vấn đề như: khái niệm về quyền tác giả, đặc điểm, ý nghĩa; khái quát các trường hợp sử dụng tác phẩm không xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao, từ đó phân tích những quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong luận văn, người viết còn phân tích thực trạng trong việc sử dụng tác phẩm hiện nay, xác định nguyên nhân, từ đó người viết đưa ra những kiến nghị về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng thực tiễn Điều 25 và những bổ sung để hoàn thiện những quy định này trong thời gian tới.

Cùng với đó, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Nhiệm vụ này đòi hỏi việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng tác phẩm không xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao là hết sức cần thiết và phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, nhưng quan trọng hơn hết đó là việc tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của mỗi cá nhân trong thực tiễn.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 71 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản pháp luật nước ngoài

1. Công ước Berne năm 1886.

2. Luật bản quyền Hoa Kỳ năm 1976. 3. Luật bản quyền Nga năm 1993.  Văn bản pháp luật Việt Nam:

1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật dân sự năm 1995.

3. Bộ luật dân sự năm 2005.

4. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). 5. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). 6. Luật khoa học và công nghệ năm 2010.

7. Luật xuất bản năm 2012.

8. Nghị định 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút.

9. Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. 10. Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả quyền liên quan.

12. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 72 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: chính sách pháp luật và áp dụng

2. TS. Phan Trung Hiền: Để thực hoàn thành tốt luận văn ngành luật, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2009

3. Ths. Nguyễn Phan Khôi: Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Khoa luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2003

4. Ths. Nguyễn Phan Khôi: Tập bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ năm 2011

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Copyright-Bản quyền tác giả, http://luatminhkhue.vn/ban-quyen/copyright- ban-quyen-tac-gia-.aspx truy cập ngày 27/8/2013

2. Chu Mạnh Quân, Tại sao “ca khúc độc quyền” hay bị xâm phạm quyền, xuất bản ngày 19/7/2013, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-07-19-tai-sao-ca- khuc-doc-quyen-hay-bi-xam-pham-quyen- truy cập ngày 31/10/2013

3. Cục bản quyền tác giả, Bản quyền tác giả, Hỏi đáp quyền tác giả, Lợi ích của việc đăng kí quyền tác giả, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/loi- ich-cua-viec-dang-ky-quyen-tac-gia/273.html truy cập ngày truy cập 30/8/2013 4. GS TS Nguyễn Vân Nam, Định nghĩa tác phẩm theo Luật SHTT Việt Nam và quy định của TRIPS, http://tsnguyenvannam.wordpress.com/2010/08/18/dịnh- nghia-tac-phẩm-theo-luật-sở-hữu-tri-tuệ-việt-nam-va-qui-dịnh-của-trips/ truy cập ngày 29/8/2013

5. GV Khoa Luật dân sự, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh , bài 4 “Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ”, http://luatvietvn.wordpress.com/2011/06/26/bai-4-khai- quat-về-quyền-sở-hữu-trí-tuệ/ truy cập ngày 27/8/2013

6. Kim Ngân, Bảo về quyền tác giả trong lĩnh vực sao chép tác phẩm, http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Bao-ve-quyen-tac-gia-trong-linh-vuc-sao-chep- tac-pham/81762.vtv truy cập ngày 1/11/2013

7. Luật sư Trương Thị hòa, Trò chuyện cùng DN- chuyên gia “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ niềm tin cho người tiêu dùng”, http://www.bsa org.vn/?p=viewcontent&id=9616&menufid=47 truy cập ngày 26/8/2013.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 73 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

8. Nhức nhối vi phạm bản quyền sách nước ngoài, Chuyên mục Giải trí, Sách báo-văn thơ, phát hành ngày 17/7/2009, http://www.baomoi.com/Nhuc-nhoi-nan- vi-pham-ban-quyen-sach-nuoc-ngoai/152/2953406.epi truy cập ngày 1/11/2013 9. Những con số ấn tượng thềm năm học mới, Sở giáo dục đào tạo Đắk Lắk,

http://www.daklak.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=254 3:nhng-con-s-n-tng-trc-thm-nm-hc-mi&catid=110:thong-tin-giao-duc truy cập ngày 2/11/2013

10. Phan Khắc Nghiêm, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật,

http://my.opera.com/phannghiemlawyer/blog/2013/06/03/thuc-trang-giai-quyet- tranh-chap-ve-quyen-tac-gia-tai-viet-nam-giai-doan-2006 truy cập ngày 1/11/2013 11. Phó cục trưởng Cục bản quyền tác giả Vũ Ngọc Hoan, Thực thi bảo hộ quyền tác giả: hành lang pháp lý mới chỉ là điều kiện cần, http://brandco.vn/service/thu- tuc-huong-dan-phap-luat-so-huu-tieu-chuan/thuc-thi-bao-ho-quyen-tac-gia-hanh- lang-phap-ly-moi-chi-la-dieu-kien-can.html truy cập ngày 30/10/2013

12. Sách giả, mất tiền thật; Chuyên mục Giải trí, Sách báo-văn thơ http://www.baomoi.com/Sach-gia-mat-tien-that/152/11661141.epi truy cập ngày 1/11/2013

13. Tác giả Minh Hạnh, Nghiên cứu và trao đổi: tình trạng vi phạm bản quyền tác giả, http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=1546 truy cập ngày 1/11/2013

14. Tạp chí KHPL số 2 (39)/2007 về quyền photocopy tác phẩm trong môi trường giáo dục, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index/php?option=com_ content&view=article&catid=108:ctc20072&id=281:vqptcptptmtgd&Itemid=110 truy cập ngày 24/10/2013

15. Tổ chức Cộng đồng sáng tạo (creative commons), giấy phép sử dụng, mục 1 giải thích từ ngữ http://creativecommons.org/licenses/by-nc-sa/3.0/vn/legalcode truy cập ngày 16/10/2013

16. TS Vũ Mạnh Chu; Kiến thức cơ bản, phổ thông về quyền tác giả, quyền liên quan - Bài 2 “Về quyền tác giả”, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option= com_content&view=article&id=1256%3Akin-thc-c-bn-ph-thong-v-quyn-tac-gia-

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 74 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyn-lien-quan&catid=51%3Anghien-cuu-trao-doi&Itemid=107&limitstart=2 truy cập ngày 20/10/2013

17. Trần Viết Long-Bộ môn dân sự, Vi phạm quyền tác giả trong các trường Đại học ở Việt Nam, http://law.hueuni.edu.vn/index.php/vi/tintuc/detail/0/bm_lds/837 truy cập ngày 22/10/2013

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 74)