Nguyên nhân

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 67)

Bảo hộ quyền tác giả là công cụ hữu hiệu nhất nhằm khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Sự phát triển của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và khuyến khích sáng tạo cá nhân, phổ biến các sáng tạo đó là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển. Nhưng thực tế, những năm gần đây, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng báo động và có dấu hiệu biến tướng. Mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những biện pháp ngăn chặn và xử lý những vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy tình trạng xâm phạm thuyên giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm quyền tác giả ngày một gia tăng.

Thứ nhất, nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng vi phạm quyền tác giả khi sử dụng tác phẩm không xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao ở Việt Nam kéo dài là do nhận thức còn hạn chế,, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm; nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa gương mẫu thi hành, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn bất chấp pháp luật. Như người viết đề cập nhiều lần, điều 25 Luật SHTT cho phép các chủ thể sử dụng “tự do” tác phẩm, nhưng vẫn có những giới hạn, những yêu cầu khi sử dụng tác phẩm. Cá nhân, tổ chức một phần vì trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế, một phần vì thiếu ý thức chấp hành; biết sai mà vẫn vi phạm. Họ sử dụng tác phẩm mà không cần quan tâm đến tác phẩm, quyền tác giả; chưa ý thức được hậu quả của việc sử dụng không xin phép, chưa đề cao ý nghĩa của quyền tác phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam. Từ đó dẫn đến những hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách cố ý hoặc vô ý. Mặt khác một bộ phận lớn dân cư không có khả năng tiếp cận với sản phẩm chính hiệu giá cao, nhu cầu chất lượng bị giá cả của sản phẩm đẩy xuống hàng thứ yếu, do đó trong thực tế đang tồn tại một mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu đối với sản phẩm trí tuệ.

Thứ hai, về yếu tố lợi nhuận; hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc sao chép tác phẩm trở nên dễ dàng vì đã được pháp luật cho phép, lấy danh nghĩa phục vụ cho việc nghiên cứu nhưng thực chất lại là mục đích thương mại; và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cũng như các khoản vật chất cho tác giả, vì lẽ đó các cá nhân, tổ chức không phải tốn một khoản chi phí cho việc này. Hơn nữa, nguồn lợi vật chất từ các sản phẩm trí tuệ

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 61 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

đem đến là vô cùng to lớn, nó không thể định giá một cách chính xác, điều này vô hình chung tạo ra một sức hút cho các chủ thể với mục đích không chính đáng khi sử dụng tác phẩm thực hiện những hành vi gây xâm phạm quyền tác giả. Thứ ba, phần lớn các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chưa thực sự có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm quyền tác giả của cộng đồng còn rất hạn chế. Nhiều tác giả chưa ý thức về vấn đề nhận biết và ngăn chặn những tác phẩm “nhái”, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Có những tác phẩm làm giả tinh vi đến mức chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.

Thứ tư, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các sản phẩm trí tuệ nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những tác phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những tác phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thị trường trở thành hiện tượng phổ biến.

Thứ năm, lực lượng thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả lĩnh vực này còn mỏng so với thực tế. Mặt khác, những quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ còn dài trải. Cụ thể, trong quá trình quản lý, xử lý vi phạm có đến 6 cơ quan là Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường, hải quan được phép xử lý. Điều này gây ra sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra bản quyền tác giả bị xâm phạm Hơn nữa năng lực chuyên môn của chính hệ thống này lại chưa đáp

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 62 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

ứng với đòi hỏi của thực tế. Hiện nay, tại các tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi sở hữu trí tuệ khác có rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này. Cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, biểu hiện vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít ỏi, mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính, cùng với các quy định đã có nhưng mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết, nên việc áp dụng các chế tài bị lẫn lộn và thiếu hiệu quả. Trình tự dân sự đáng lẽ phải được coi là biện pháp chủ yếu nhưng các quan hệ dân sự thông thường đã bị hành chính hóa một cách quá mức.

Và cuối cùng, người viết muốn đề cập đến một nguyên nhân không thể thiếu, đó là việc cho phép cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Mặc dù đây là một quy định ngoại lệ của Luật SHTT tuy nhiên trong một số trường hợp khi cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm quá giới hạn cho phép nhằm mục tiêu trục lợi cho bản thân thì gây ra không ít những hành vi gây xâm hạn đến quyền tác giả. Chính việc, sử dụng tác phẩm một cách “tự do” vô hình chung tạo điều kiện cho những chủ thể thiếu ý thức sao chép, làm giả tác phẩm làm cho tác phẩm bị ảnh hưởng, khả năng thu hồi sự đền bù thỏa đáng về mặt tinh thần và vật chất của tác giả bị suy giảm cơ hội. Xã hội phát triển, khi nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của con người tăng cao thì vấn đề quyền tác giả càng được chú trọng đặc biệt. Tuy nhiên, như người viết đã phân tích ở trên thực trạng xâm phạm vẫn diễn ra phổ biến từ những nguyên nhân đã phân tích ở trên. Đặc biết người viết dành một mục riêng để phân tích một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao gây ra các hành vi xâm phạm quyền tác giả đó là nguyên nhân từ những bất cập trong quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 67)