So sánh về nội dung của hai điều luật

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 43)

Giống nhau:

Đặc điểm chung của cả hai là đều quy định phải sử dụng tác phẩm đã công bố, có sự quy định như vậy là điều đương nhiên, vì nếu sử dụng tác phẩm chưa công bố thì vô hình chung sẽ rơi vào các hành vi gây xâm hại quyền tác giả là “công bố,

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 37 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả”35. Cùng với đó thêm một điểm giống nhau là sử dụng tác phẩm đã công bố và cả hai trường hợp đều không phải xin phép tác giả. Trên thực tế, nhu cầu được tiếp cận với tác phẩm của công chúng rất lớn, và việc phải đợi sự cho phép của tác giả mất rất nhiều thời gian và công sức, chính vì vậy luật mới cho phép việc không xin phép tác giả vẫn có thể sử dụng tác phẩm. Khi đối chiếu hai điều luật này, ở khoản 2 của Điều 25 và 26 luật SHTT đều quy định giống nhau. Hiểu một cách đơn giản quy định này để hạn chế một cách tối đa sự xâm hại đến quyền tác giả và tác phẩm, nếu không có quy định này thì cá nhân, tổ chức vốn đã sử dụng không xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ càng tự do sử dụng theo ý muốn mà không cần quan tâm đến việc tác phẩm gốc vẫn còn nguyên vẹn không, quyền tác giả có bị xâm phạm không; điều đó vô hình chung gián tiếp gây ra các hành vi xâm hại quyền tác giả. Khi Luật SHTT quy định ra hai điều khoản này thì quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị ảnh hưởng một phần không nhỏ; các nhà làm luật phải đưa ra thêm quy định để có thể phần nào hạn chế xâm phạm đến tác phẩm, quyền tác giả. Khác nhau:

Người viết đã đưa ra những điểm giống nhau của hai quy định; tiếp tục so sánh người viết đi vào phân tích những điểm khác nhau của hai điều luật.

Ngay trong quy định của cả hai thì ta thấy rằng mục đích của việc sử dụng tác phẩm là hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao dù sử dụng trong trường hợp sao chép, trích dẫn, ghi âm, ghi hình, biểu diễn tác phẩm, chụp ảnh, chuyển, nhập khẩu… mục đích cuối cùng cũng chỉ nhằm nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền, đưa tin thời sự… Đó đều là mục đích phi lợi nhuận, không mang lại bất kỳ giá trị kinh tế nào cho cá nhân, tổ chức sử dụng chúng. Chính vì vậy mà cá nhân, tổ chức sẽ không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Đây là một quy định được sử dụng tự do tác phẩm, vừa không phải xin phép, vừa không phải trả tiền nhuận bút, thù lao; cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm tự do, thoải mái hơn với nhu cầu chính đáng của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Còn đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao; rõ ràng ngay trong tên

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 38 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

của điều luật ta đã thấy có sự khác nhau là ở quy định này cá nhân, tổ chức khi sử dụng tác phẩm bắt buộc phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Sỡ dĩ phải trả tiền nhuận bút, thù lao là vì mục đích của việc sử dụng là thương mại. Trong đoạn 1, khoản 1 Điều 26 đề cập đến việc phát sóng có tài trợ, quảng cáo, thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, ta thấy rõ ràng một điều có một khoản lợi nhuận rất lớn đến từ các hoạt động này nhưng theo quy định pháp luật thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền khai thác tác phẩm trên khía cạnh kinh tế; không có lí do gì mà tác phẩm đã được cá nhân, tổ chức sử dụng với mục đích thương mại mà tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả không được trả tiền nhuận bút, thù lao. Và ngay cả ở đoạn 2 khoản 2 Điều 26 dù tổ chức phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hay thu tiền nhưng vẫn phải trả tiền nhuận bút, thù lao; ở góc độ luật pháp việc cho phép phát sóng tác phẩm rộng rãi mà không phải trả bất cứ một khoản nào sẽ ảnh hưởng lớn đến việc khai thác thương mại tác phẩm; phát sóng là “việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm,ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”.36Sức ảnh hưởng của truyền thông và mức độ lan tỏa là rất nhanh; việc phát sóng sẽ làm tác phẩm được phổ biến rộng rãi, công chúng sẽ biết đến tác phẩm, được tiếp cận tác phẩm nhanh nhất và không phải trả một khoản phí tương xứng với giá trị của tác phẩm; điều này trực tiếp làm phương hại đến giá trị kinh tế của tác phẩm, gián tiếp ảnh hưởng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể là vi phạm vào hành vi “nhân bản,sản xuất bản sao,phân phối,trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.37

Ngoài điểm khác nhau về mục đích sử dụng mà người viết đã phân tích. Ở Điều 25 các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao có quy định tại khoản 3 là “các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình,chương trình máy tính”. Người viết đã phân tích vấn đề này ở mục 2.1.2, đối với tác phẩm kiến trúc, đó là một bản vẽ thiết kế mang tính cá nhân với mục

36 Khoản 11 Điều 4 Luật SHTT hiện hành

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 39 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

đích đem lại giá trị kinh tế cho tác giả và mục tiêu không phải hướng tới công chúng; vì vậy luật quy định không được sao chép, tự sao chép dù với mục đích nghiên cứu, giảng dạy; đối với tác phẩm tạo hình là những tác phẩm đồ họa, điêu khắc, hội họa… tồn tại dưới dạng độc bản, riêng với tác phẩm đồ họa thì có thể thể hiện 50 bản nhưng phải có số thứ tự và chữ ký của tác giả; và vì vậy những người khác sẽ không có quyền sao chép dưới bất kỳ hình thức nào; chương trình máy tính là ngoại lệ vì cá nhân, tổ chức có thể sử dụng bản sao nhưng không quá một bản. Còn ở khoản 3 Điều 26 quy định “việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh”,

việc chỉ quy định với riêng tác phẩm điện ảnh theo người viết thì tác phẩm điện ảnh được làm ra để đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, trong một khoản thời gian khi tác phẩm điện ảnh mới ra mắt công chúng phải tạo được sự thu hút, tò mò; nếu nó được phổ biến rộng rãi thông qua việc phát sóng thì dù được trả tiền nhuận bút, thù lao thì so với việc công chúng đã biết tác phẩm tác phẩm điện ảnh đó như thế nào, làm mất đi một lượng khán giả thì không thể bù lại khoản lợi nhuận mất đi; vì vậy, muốn sử dụng một tác phẩm điện ảnh thì cá nhân, tổ chức phải xin phép và mua bản quyền.

Qua những so sánh, đối chiếu hai điều luật, có thể phân hai trường hợp này thành hai loại: “loại thứ nhất là việc sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, như việc sao chép không quá 1 bản, nhập khẩu không quá 1 bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho người khiếm thị; trích dẫn hợp lý phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng ở loại này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, chương trình máy tính. Mọi trường hợp sử dụng đều phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Tất cả các trường hợp trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép. Loại thứ hai “cấp phép bắt buộc” là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền. Trường hợp này luật Việt Nam cho phép các tổ chức phát sóng, các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại được phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố trong các trường

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 40 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

hợp này không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”.38

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 43)