Áp dụng biện pháp hình sự

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 55)

Biện pháp hình sự áp dụng cho cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự. Việc quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 170b Bộ luật hình sự hiện hành là một loại tội phạm mới; chứng tỏ nhà nước đã coi hành vi xâm phạm quyền tác giả là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội:

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 49 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Cụ thể, để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được chính xác và thống nhất, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp thống nhất ban hành Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể tại Điều 1:

1. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan

1.1. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứư trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 1 Điều 131 của Bộ luật hình sự: a) Với quy mô và mục đích thương mại;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

1.2. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Hình sự:

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 50 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

a) Với quy mô và mục đích thương mại và đã thu được lợi nhuận từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

1.3. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật hình sự:

a) Với quy mô và mục đích thương mại và đã thu được lợi nhuận từ 100.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 450.000.000 đồng trở lên (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

1.4. Trường hợp người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 131 của Bộ luật Hình sự, nhưng có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại điều luật khác của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại điều luật đó của Bộ luật Hình sự.

Qua những phân tích quy định của Điều 25 và những vấn đề liên quan, có thể thấy rằng, dưới góc độ pháp lý cho phép việc sử dụng tác phẩm trong những trường hợp nhất định mà không cần phải xin phép, không cần phải trả tiền nhuận bút, thù lao; Luật SHTT luôn muốn tạo điều kiện tốt nhất để công chúng đến gần với tác phẩm, được tiếp cận nền tri thức thời đại và cũng bảo vệ những quyền lợi

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam

GVHD Nguyễn Phan Khôi 51 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

của tác giả. Nhưng chính việc quy định không chặt chẽ, vẫn còn một số bất cập trong quy định dẫn đến hiện nay vấn nạn sao chép lậu, bán, phân phối tác phẩm, xâm phạm quyền tác giả… vẫn ngày một gia tăng và không có xu hướng ngừng lại. Từ đó, người viết tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trên khía cạnh thực tiễn hiện nay và những bất cập trong quy định của pháp luật qua đó đưa ra một số kiến nghị để có những giải pháp ở chương 3.

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo pháp luật Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD Nguyễn Phan Khôi 52 SVTH Phạm Nguyễn Huyền Trân

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÁC PHẨM ĐÃ CÔNG BỐ KHÔNG PHẢI XIN PHÉP, KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN NHUẬN BÚT, THÙ LAO VÀ

BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo pháp luật việt nam (Trang 55)