1. 2 Lược sử quy định về công tác kiểm kê, bồi thường về tài sản khi nhà
3.3.3 Giải pháp:
* Thứ nhất, giải pháp về mặt pháp lý
Cần có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đồng thời, cần ban hành một văn bản hoàn thiện về bồi thường hỗ trợ và tái định cư để tránh những quy không thống nhất về cùng một vấn đề ở những văn bản khác nhau. Cần có một số điều luật quy định riêng về vấn đề bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế cũng như cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác kiểm kê vì hiện nay gần như chỉ có một điều luật quy định vê nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi và chưa có một quy định nào về kiểm kê tài sản được quy định tại Luật đất đai 2003. Để thực hiện kiểm kê, bồi thường thì phải dựa vào các văn bản dưới luật, tuy nhiên các văn bản này lại không có sự ổn định cao.
Cần thiết phải có sự xác định lại mức kinh phí cho việc kiểm kê sao cho phù hợp. Cụ thể, nên quy định mức tối đa của việc dự toàn kinh phí là 2% chứ không nên quy định mức cố định là 2%. Có như vậy mới tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo cho cơ quan có thẩm quyền sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này. Một điều tất nhiên là kinh phí này sẽ được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với độ phức tạp của công tác kiểm kê.
* Thứ hai, giải pháp về công tác thực tiễn
+ Riêng đối với những văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cần chú trọng đến sự phù hợp với thực tế và phải sát với giá thị trường thường xuyên cập nhật bổ sung định giá cũng như các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại tài sản cụ thể.
+ Đối với trung tâm phát triển quỹ đất nên được tăng cường vốn và tạo điều kiện được vay vốn, tạo điều kiện để trung tâm phát triển quỹ đất được vay vốn ưu đãi từ nguồn quỹ đầu tư, phát triển và các quỹ tín dụng khác.
+ Đối với cán bộ kiểm kê, bồi thường cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý ngăn chặn kịp thời hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Cần phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác kiểm kê tài sản nói riêng và công tác giải phóng mặt bằng nói chung. Thực hiện dân chủ trong vấn đề bồi thường về tài sản sẽ tạo cho người dân cảm thấy việc kiểm kê, bồi thường được tiến hành công bằng hơn và tổ chức làm nhiệm vụ cũng nhận được sự hỗ trợ của người dân giúp đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng.
+ Đối với các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là cán bộ địa chính xã cần chú trọng về số lượng và chuyên môn, nâng cao năng lực cũng như về mặt giám sát quản lý các công trình xây dựng ở địa phương.
+ Đối với các ban nghành đoàn thể cần phải có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác vận động cũng như tuyên truyền pháp luật, qua thực tế cho thấy để tuyên truyền đạt hiệu quả thì cách tuyên truyền phải được người dân ủng hộ, kiến thức phải trọng tâm và đơn giản. Thông qua tìm hiểu tại địa phương để có những cách tuyên truyền pháp luật phù hợp, những nội dung tuyên truyền đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do trình độ dân trí khác nhau, đặc điểm sinh hoạt từng nơi khác nhau nên sẽ có những sự lựa chọn khác nhau về cách tuyên truyền pháp luật. Thực hiện như vậy, chúng ta sẽ có cách tuyên truyền hợp lý cho từng địa bàn, tiết kiệm tiền của, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực từ đó đạt kết quả cao khi tuyên truyền.
+ Cần phát triển hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý thông qua hình thức lập những đoàn tuyên truyền xuống tận từng hộ dân trong khu vực thu hồi đất. Qua biện pháp tuyên truyền tại các “điểm nóng” và đúng lúc diễn ra giải phóng mặt bằng thì người dân sẽ tiếp thu nhanh, thực hiện khiếu nại do người dân không am hiểu chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tóm lại, quy định pháp luật về kiểm kê và bồi thường còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở từng địa phương do chưa có những quy định cụ thể và thống nhất. Đặc biệt, đối với công tác kiểm kê quy định pháp luật quá ít chỉ thực hiện chủ yếu theo quyết định của Ủy ban nhân dân vì thế không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, cũng như việc thực hiện chưa được chuyên môn dẫn đến việc kiểm kê đi kiểm kê lại gây lãng phí thời gian va mất lòng tin ở người dân. Riêng đối với hoạt động kiểm kê, cây trồng vật nuôi vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập do giá bồi thường không sát với thực tế và có sự chênh lệch quá cao giữa các tỉnh thành đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có tài sản bị thiệt hại. Bên cạnh đó, thời gian chi trả chưa được quy định cụ thể nên việc chi trả kéo dài gây thiệt hại cho người dân bị thiệt hại. Chính vì thế, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm kê, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để ổn định trong dân, kịp thời giảm bớt các khiếu nại, khiếu kiện.
KẾT LUẬN
Kiểm kê tài sản khi Nhà nước thu hồi đất là một hoạt động pháp lý quan trọng liên quan đến chất lượng của việc thực hiện các chính sách về thu hồi đất. Hiện nay, công tác này được hình thành dựa trên cơ sở là những quy định chung của Luật Đất đai và cụ thể hoá bằng các quy định của từng địa phương, thông qua Quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Mặc dù đến nay, công tác này đã và đang đem lại nhiều hiệu quả nhất định, nhưng những bất cập vẫn là điều không thể tránh được trong việc áp dụng luật cũng như những vấn đề thực tiễn và làm nên những khó khăn không nhỏ cho cả Nhà nước, cơ quan hành chính địa phương, hay cả nhà đầu tư và người sử dụng đất.
Quy định pháp luật về kiểm kê tài sản khi Nhà nước thu hồi đất được gắn liền với giai đoạn lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Theo đó, việc kiểm kê được thể hiện dưới hai dạng quy trình đó là quy trình về kiểm kê thông thường và quy trình về kiểm kê bắt buộc. Do hiện nay, quy định về kiểm kê vẫn chưa có sự thống nhất nên việc áp dụng còn tồn tại nhiều bất cập, có thể kể đến đó là:
Nhìn chung kinh nghiệm đối với đội ngũ thực hiện công tác kiểm kê còn hạn chế về trình độ chuyên môn.
Mặc dù kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất là một giai đoạn quan trọng nhưng hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định một cách thống nhất về vấn đề này.
Những bất cập trên đã trực tiếp tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói chung và công tác kiểm kê nói riêng. Do đó, việc thực hiện nhanh chóng những giải pháp sau đây là điều thật sự cần thiết:
Thứ nhất, cán bộ kiểm kê cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý ngăn chặn kịp thời hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Cần phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác kiểm kê tài sản nói riêng và công tác giải phóng mặt bằng nói chung.
Thứ hai, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi cần chú trọng đến sự phù hợp với thực tế và phải sát với giá thị trường, thường xuyên cập nhật bổ sung định giá cũng như các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại tài sản cụ thể.
Thứ ba, cần thiết phải ban hành các quy định chung về công tác kiểm kê khi Nhà nước thu hồi đất để làm cơ sở cho các địa phương thống nhất thực hiện.
Kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những công cụ quan trọng nhất để góp phần vào việc xác định đúng và đủ những tài sản bị thiệt hại nhằm đưa ra kịp thời các phương án bồi thường cụ thể. Thực hiện hoạt động kiểm kê không chỉ đơn thuần là việc đo đạc, kiểm tra mà còn đòi hỏi phải có sự phù hợp trong hành động và tạo được mối dây liên kết giữa các cơ quan hành chính có liên quan với nhau. Bên cạnh đó, việc kịp thời phát hiện những bất cập và khắc phục các bất cập đó cũng chính là biện pháp tối ưu nhất để công tác này được thực hiện có hiệu quả nhất. Điều này sau cùng cũng chỉ hướng đến mục đích cân bằng lợi ích giữa các chủ thể sử dụng đất hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
2. Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010.
3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.
4. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về Phương pháp xác định giá đất và Khung giá đất các loại.
5. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2004, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
6. Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/01/2006, về việc sửa đổi bổ sung các Nghị định thi hành Luật đất đai.
7. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 về việc Cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
8. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về Phương pháp xác định giá đất và Khung giá đất các loại.
9. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
10.Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
11.Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
12.Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
* Các tài liệu từ giáo trình, sách báo, tạp chí và văn bản khác
13.Bảng tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ liên quan đến dự án Kè sông Cần Thơ.
14.Dự thảo Luật Đất đai năm 2013(Lần thứ 9)
15.Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2011.
16.Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giáo trình Luật đất đai, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2011.
17.Lê Đình Thắng, Giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất, Nxb. Chính trị quốc gia, 2009.
* Trang thông tin điện tử
18. Báo Công an, http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=707&id= 483996, cập nhật ngày [16/6/2013].
19. Báo Dân Việt, http://danviet.vn/125678p1c36/quang-ngai-bi-boi-thuong- dat-o-theo-gia-dat-vuon.htm, cập nhật này [26/02/2013].
20. Báo Mới, http://www.baomoi.com/Thanh-Hoa-Con-nhieu-vuong-mac-
trong-cong-tac-boi-thuong/148/7972927.epi, cập nhật ngày [29/02/2013].
21. Báo Người lao động, Khổ như dân tái định cư: Rối với giá bồi thường, http://nld.com.vn/20121001094617103p0c1002/kho-nhu-dan-tai-dinh-cu-roi-voi-
gia-boi-thuong.htm, cập nhật ngày [01-10-2013].
22.Thông tin pháp luật dân sự, Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2007/09/18/1243124/, cập nhật ngày [18-09-2013].
23. Từ điển Tiếng Việt trực tuyến, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/ Dict/.
24.Website Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.monre.gov.vn/v35/d efault.aspx?tabid=414.