Nguyên nhân

Một phần của tài liệu kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 49)

1. 2 Lược sử quy định về công tác kiểm kê, bồi thường về tài sản khi nhà

3.3.2Nguyên nhân

Hoạt động kiểm kê, bồi thường hiện nay mặc dù đã và đang dần được hoàn thiện về pháp luật, thế nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện do:

- Không có sự thống nhất giữa các địa phương vì trên thực tế thường việc chi trả được chia thành nhiều đợt và việc chi trả đợt cuối thường bị chậm trễ, có những dự án từ khi công bố quy hoạch đến khi thu hồi đất có thể kéo dài 2 đến 3 năm, trong khi đó giá thi trường không ngừng tăng lên nên vấn đề về giá đã không còn là giá trị thực tế trong điều kiện bình thường. Vì vậy, khi đối chiếu giá nhà nước và giá thị trường sẽ không còn phù hợp. Bên cạnh đó một số địa phương khác thì thường xuyên thay đổi bảng giá về tài sản để cho phù hợp với giá thị trường và khi thanh toán tiền đền bù cho người dân, hộ dân giao mặt bằng sớm lại nhận tiền đền bù thấp hơn hộ dân giao muộn vì khi hộ dân giao mặt bằng muộn thì giá được đền bù đã thay đổi theo thời gian và giá mới thường cao hơn giá cũ, gây tâm lý trông chờ, so bì trong nhân dân.

- Do những quy định quá mở tạo những khe hở nó tùy thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của chính quyền địa phương và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Vấn đề này được thể hiện thông qua việc từng tỉnh khác nhau ban hành những quy định về kiểm kê, bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất giữa các tỉnh khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau. Như vậy, khi phát sinh trường hợp thu hồi đất đối với các dự án liên tỉnh thì nhiều khả năng cùng một dự án mà sẽ có nhiều hơn một trình tự về kiểm kê, bồi thường tài sản gắn liền với đất. Điều này không tạo nên sự đồng bộ trong việc thi hành dự án, cũng như quyền lợi của người dân dễ bị vi phạm do thiếu công bằng.

- Do cơ sở pháp lý về bồi thường tài sản đa phần điều nằm trong văn bản dưới luật, chịu sự thay đổi thường xuyên và nhiều vấn đề lập quy được giao về cho chính quyền địa phương cấp tỉnh nên có rất nhiều cách giải quyết khác nhau. Chính

vì điều này mà dẫn đến các địa phương có những nguyên tắc không thống nhất, giá cả chênh lệch quá xa không phù hợp thực tế từng địa phương. Việc thay đổi như thế dẫn đến những người nhận tiền trước thì bất lợi hơn nhưng dẫn cùng một dự án.

- Thực tế cho thấy hoạt động thu hồi đất là phạm trù thuộc Luật đất đai, để giải quyết hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất thuộc khoản 1 Điều 38 Luật đất đai. Song với góc độ khoa học, nếu thu hồi đất là một quyết định hành chính thuần túy với đa phương pháp điều chỉnh mệnh lệnh, quyền uy, phục tùng thì quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ít nhiều thể hiện yếu tố dân sự gắn với các yêu cầu bồi thường nhằm tương xứng nhằm tái lập cuộc sống mới, nếu có di chuyển chỗ ở phải bảo đảm “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Mà thực tế thì việc bồi thường về tài sản khi nhà nước thu hồi đất khi tiến hành bồi thường do bảng giá quá thấp không đủ để người dân tạo lập được nơi ở tốt hơn nơi ở cũ trước khi bị thu hồi đất.

- Bên cạnh đó, chưa có những quy định cụ thể về thời gian chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại về tài sản nên việc chi trả bị kéo dài dẫn đến sự mất giá của đồng tiền, gây bức xúc trong người bị thiệt hại dẫn đến nhiều khiếu nại. Ngoài ra, công tác kiểm kê là một bước quan trọng để có thể tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng thế nhưng vẫn chưa có những quy định cụ thể hơn về quá trình thực hiện công tác này và cũng chưa có những điều kiện về chủ thể thực hiện công tác kiểm kê để công tác kiểm kê được tiến hành hiệu quả hơn.

- Do nhận thức của người dân về quyền sử dụng đất còn lạc hậu, không am hiểu về pháp luật . Trong tiềm thức của một bộ phận người dân (đặc biệt là người dân sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai, tài sản là của ông bà cha mẹ, tổ tiên để lại và Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu tài sản của họ thì không ai có thể bắt họ di dời cho nên họ muốn gắn bó với nơi mà họ sinh ra và lớn lên nên vấn đề giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

- Người dân không am hiểu về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, còn mang nặng tư tưởng lợi ích cục bộ, chủ nghĩa cá nhân nên khi được công bố quy hoạch thì còn một bộ phận người dân vẫn xây dựng công trình trái phép, trồng cây để đối phó đòi thêm tiền hỗ trợ; không những như thế họ còn mang tư tưởng ở lâu sẽ được thêm tiền nên đã không chịu di dời phải đợi cưỡng chế. Vì vậy, khi không được thêm tiền hỗ trợ và bị cưỡng chế di dời những hộ dân này thường chống đối và khiếu nại gay gắt.

- Viêc thay đổi thường xuyên của các văn bản quy phạm pháp luật cũng ảnh hưởng lớn đến việc bồi thường về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất,

cũng như đối với người áp dụng các văn bản mới còn nhiều lung túng do chưa nắm rõ các văn bản này.

Một phần của tài liệu kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 49)