Thực trạng công tác kiểm kê cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất khi nhà

Một phần của tài liệu kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41)

1. 2 Lược sử quy định về công tác kiểm kê, bồi thường về tài sản khi nhà

3.1Thực trạng công tác kiểm kê cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất khi nhà

nhà nước thu hồi đất

Theo khoản 5 Điều 4 Luật đất đai 2003 thì thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý. Như vậy, thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc quyền quản lý đất đai của các chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý. Việc thu hồi đất có hai ý nghĩa: thứ nhất, bảo vệ quyền sở hữu đất của Nhà nước; thứ hai, hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai.

Thực tiễn ngày nay cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng tốc độ thu hồi đất xây dựng các công trình, các khu, cụm công nghiệp ở nước ta đang diễn ra rất nhanh, từ đó vấn đề khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực đất đai cụ thể là trong công tác kiểm kê và bồi thường cũng tăng nhanh về số lượng và diễn biến phức tạp. Đa phần các khiếu nại là liên quan đến việc kiểm kê sai và vấn đề về giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định còn thấp hơn so với thực tế, trong khi giá đất trên thị trường luôn biến đổi. Bên cạnh đó, việc chi trả còn kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại. Vì thế, việc khiếu nại ngày càng tăng nhanh về số lượng và diễn biến phức tạp hơn.

Tình hình thực tế cụ thể tại một số địa phương như sau: * Thành Phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều điểu kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về mọi mặt. Tuy nhiên, vấn đề về kiểm kê cây trồng vật nuôi trong thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh lại gặp nhiều vấn đề nan giải.

Theo báo công an (CATP) thì Đoạn đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đang thành hình, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2013, nhưng đến nay dự án đầu tư xây dựng đoạn kết nối đại lộ Đông - Tây với đoạn đầu tuyến cao tốc này và khu 90 ha Nam Rạch Chiếc dài 3,2km trên địa bàn Q2 vẫn còn trong quá trình chờ giải tỏa mặt bằng. Công tác bồi thường cho 297 hộ dân bị ảnh hưởng được địa phương thông báo từ tháng 11-2011 nhưng đến nay mới chỉ giải tỏa được một phần, nên nhiều khả năng dự án quan trọng này sau khi hoàn thành sẽ phải... dài cổ chờ đường nối. Theo ông Nguyễn Hùng Việt (ngụ 68 Nguyễn Thị Định, P. An Phú,

Q2, đại diện người dân trong tổ vận động đền bù, giải tỏa của dự án) cho biết: “với mức giá trên, phần lớn người dân không thắc mắc, họ chỉ bất đồng ý kiến về cách xác định pháp lý”. Bản thân gia đình ông Việt và một số hộ sinh sống tại P. An Phú xác định là loại đất thổ tập trung, cất nhà ở ổn định trước năm 1980. Trong quá trình sinh sống, thửa đất được cha mẹ ông Việt chia cho các con dựng nhà ở nhưng mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở một phần, song hiện nay Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q2 chỉ bồi thường 200m2 đất ở, diện tích còn lại khoảng 529m2 được tính theo giá đất nông nghiệp mặt tiền đường và không mặt tiền đường nên gia đình ông khiếu nại.16

 Chính vì việc kiểm kê thiếu sót, không chính xác, không thảo đáng nên dẩn đến việc nhiều hộ dân khiếu nại, làm cho công tác kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn.

 Kiểm kê thiếu công bằng trong việc đưa ra mức giá không hợp lý với từng loại đất cụ thể, dẫn đến việc người dân khiếu nại ngày càng nhiều.

Là một tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, Thanh Hóa - một miền đất trung du, với nhiều ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Nhưng cũng như Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa cũng gặp không ít rắc rối trong việc kiểm kê về cây trồng và vật nuôi trong thu hồi đất. Một số điển hình ở Thanh Hóa như sau:

Ngày 21/10/2009, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 3765/QĐ-UBND về việc thu hồi 22.114,8m2 đất tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn để nhường chỗ cho khu sản xuất kinh doanh giống và sinh vật cảnh. Thế nhưng trong quá trình tổ chức bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã có nhiều “uẩn khúc” khiến gia đình bà Đỗ Thị Nhung không đồng tình và chưa chịu nhận tiền để bàn giao mặt bằng cho dự án. Trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, bà Đỗ Thị Nhung ở khu phố 5, phường Bắc Sơn cho biết, năm 1982, gia đình bà ra vùng đất hoang hóa ở khu vực dãy núi Bình Nguyên (thuộc khu phố 5) để khai hoang phục hóa. Sau bao năm vất vả, gia đình bà có 1,5ha thuộc thửa đất số 11, 14 và 15 ở tờ bản đồ địa chính số 227509-9 được đo năm 1996. Đến khi nhà nước có chính sách khuyến khích nông dân làm giàu trên đất với mô hình VAC, từ năm 1993 đến năm 2001, gia đình đã trồng được nhiều loại cây như: Nhãn, na, mít, mía, chanh, đào…, cho hiệu quả kinh tế cao. Để thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ cây, năm 2001, gia đình bà Nhung có đơn xin xây nhà tạm và đã được ông Trương Đình Thiện, khu trưởng khu phố 5 xác nhận và ông Nguyễn Xuân Chinh, nguyên Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn ký

16

đóng dấu đồng ý cho gia đình bà Nhung xây nhà tạm. Kể từ đó đến nay, gia đình sản xuất ổn định, không xảy ra tranh chấp. Đến năm 2009, khi UBND thị xã Bỉm Sơn thông báo, diện tích đất của gia đình sẽ được UBND tỉnh thu hồi, nhường chỗ cho dự án khu sản xuất kinh doanh giống và sinh vật cảnh của thị xã, bà hoàn toàn đồng tình. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm kê tài sản, cây hoa màu trên đất, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) của thị xã đã có bảng kê khai dự toán bồi thường với giá bồi thường quá thấp, không đúng với giá trị của vườn cây mà gia đình đã trồng và chăm sóc trong bao nhiêu năm qua.

Việc cán bộ kiểm kê làm không đúng thẩm quyền của mình, không tìm hiểu đúng, đầy đủ trước khi kiểm kê và thiếu hiểu biết trong việc kiểm kê đã dẩn đến việc Bà Nhung bức xúc: “Tôi không hiểu họ kê khai kiểu gì mà rất nhiều loại cây có giá trị của gia đình lại không được đền bù. Tôi nhiều lần lên thị xã hỏi thì các anh ấy trả lời chung chung rằng việc đền bù của gia đình được căn cứ theo Quyết định 1048/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa và một số văn bản liên quan khác. Thế nhưng khi tôi hỏi cụ thể ở khoản nào, điều nào để gia đình hiểu rõ thì không ai trả lời”. Cũng trong đơn thư, bà Nhung cho biết: “Hội đồng bồi thường, GPMB của thị xã Bỉm Sơn không thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định vì chưa công bố công khai quy hoạch, không bồi thường hỗ trợ về đất, trong quá trình kiểm kê rất nhiều loại cây hoa màu không được bồi thường hoặc áp giá sai quy định, không hỗ trợ các chính sách khi thu hồi đất nông nghiệp…”17.

Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những tranh chấp liên quan đến đất đai rất phức tạp. Trên 70% số lượng đơn từ có liên quan đến đất đai, chủ yếu liên quan đến vấn đề về giá bồi thường. Nhìn chung giá đất mà Nhà nước quy định hiện nay quá thấp không sát với thực tế cơ quan nhà nước xác định giá thường không được sự đồng tình từ phía người dân và dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại rất nhiều. Đơn cử như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng thời gian qua tập trung chủ yếu vào vấn đề giá bồi thường. Đây cũng là lý do khiến tiến độ bồi thường nhiều dự án bị chậm. Đặc thù là quận nằm ở cửa ngõ TP với rất nhiều dự án quan trọng nên áp lực giải phóng mặt bằng, bồi thường đối với quận 9 rất lớn. Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9, cho biết : “trên địa bàn quận còn khá nhiều dự án kéo dài tiến độ bồi

17

http://www.baomoi.com/Thanh-Hoa-Con-nhieu-vuong-mac-trong-cong-tac-boi-thuong/148/7972927.epi, cập nhật ngày 16/3/2013.

thường, tái định cư và chính sách không đồng bộ”. Chẳng hạn, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, dù là một dự án nhưng giá đền bù mỗi nơi lại khác nhau, ở quận 2 cao hơn quận 9 và quận Thủ Đức khiến người dân thắc mắc. “Nguyên nhân do giá đất ở tính theo giá đất hằng năm do TP ban hành nên giá đất của quận 2 sẽ cao hơn quận 9, quận Thủ Đức, vì vậy giá bồi thường của quận 2 cũng cao hơn” - ông Đức lý giải. Không chỉ khác địa bàn, ngay trên địa bàn quận 9 cũng có sự khác nhau về giá bồi thường. Đơn cử, dự án cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, giai đoạn 1 triển khai năm 2009, áp giá bồi thường theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP: đất ở được bồi thường theo giá thị trường, đất nông nghiệp không khống chế hạn mức giao đất, giá bồi thường dao động từ 700.000 - 1,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án này được TP phê duyệt giá bồi thường vào tháng 9-2012 lại áp giá bồi thường theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, giá đất nông nghiệp theo Nghị định 69 vừa khống chế hạn mức giao đất vừa áp theo giá đất nông nghiệp thuần nên chỉ được 849.000 đồng/m2 trong hạn mức 1.000 m2, ngoài số đó chỉ được bồi thường với giá 342.000 đồng/m2. “Như vậy, sau 3 năm, giá bồi thường không tăng mà còn giảm rất nhiều gây bức xúc cho người dân” - ông Đức nói. Ngoài ra, trên địa bàn quận 9 đến nay vẫn còn nhiều dự án áp dụng chế độ chi trả bồi thường theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, như dự án khu công nghệ cao, dự án Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc… So với các dự án triển khai sau này, giá bồi thường theo Nghị định 22/NĐ-CP quá thấp, cũng khiến các hộ dân không đồng ý, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, đến nay vẫn chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, quận 9 kiến nghị TP cần có nghiên cứu, điều chỉnh bất cập trong chính sách bồi thường hiện nay để chấm dứt tình trạng kéo dài quá trình bồi thường, gây thiệt thòi cho người dân18.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kiểm kê sai, thiếu sót là do cán bộ kiểm kê làm việc thiếu tính năng động, chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật, không nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện kiểm kê, nên khi công tác kiểm kê được thực hiện đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân. Cho đến hiện nay, Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như Thanh Hóa vẫn chưa có biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

18

Báo Người lao động, Khổ như dân tái định cư: Rối với giá bồi thường,

http://nld.com.vn/20121001094617103p0c1002/kho-nhu-dan-tai-dinh-cu-roi-voi-gia-boi-thuong.htm, [truy cập ngày 30/3/2013].

Công tác kiểm kê cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề khó khăn khi thu hồi đất, không riêng gì Thanh Hóa, Quảng Ngãi cũng găp khó khăn khi hàng chục hộ dân ở thôn Vạn Lý, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi bức xúc vì bị chính quyền địa phương thu hồi đất ở nhưng lại bồi thường theo giá đất sản xuất và chưa có quyết định thu hồi đất đã tiến hành thi công...Bà Phạm Thị Thanh (thôn Vạn Lý) phản ánh, phần diện tích bị giải tỏa của gia đình bà là 588m2, gồm có nhà và sân phơi. Thế nhưng khi đền bù chỉ được tính 100m2 đất ở, còn lại đền bù theo giá đất vườn. Ông Nguyễn Quốc Sơn (hàng xóm bà Thanh) cho biết, gia đình ông bị thu hồi 201m2, gồm có nhà và sân phơi, thế nhưng giá đền bù lại tính là đất vườn. Thảm nhất là trường hợp bà Võ Thị Tiến. Trong bảng áp giá bồi thường, với 88m2 đất ở mặt tiền (từ km5 - km7+800), bà Tiến được bồi thường với mức 50.000 đồng/m2. Ong Nguyễn Hiển Thân cũng lâm vào tình cảnh này, bức xúc: Hiện giá đất ở trên thị trường khu vực này là 300 triệu đồng/100m2, trong khi đó tiền đền bù tính ra chỉ khoảng 60 triệu đồng/100m2, bằng 1/5 so với thực tế, là quá thấp. “Sau khi kiểm kê, áp giá bồi thường cho căn nhà của tôi với 40,7 triệu đồng, số tiền bồi thường được niêm yết công khai, tuy nhiên trong quyết định thông báo chi trả tiền bồi thường thì số tiền trên giảm xuống chỉ còn 8,1 triệu đồng. Nhà của tôi xây dựng trên đất hợp pháp, không vi phạm hành lang đường bộ... vậy mà không biết vì lý do gì lại giảm đến 32,6 triệu đồng” - bà Kiều Thị Kim Anh bực tức.19

Rõ ràng công tác kiểm kê khi thu hồi đất về cây trồng và vật nuôi luôn vướng phải sự phản kháng của người dân, làm cho công tác thu hồi đất gặp khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi công tác kiểm kê cần phải được thực hiện chặt chẽ dưới sư quản lý của Chủ tịch Hội đồng bồi thường hổ trợ và tái định cư.

Qua tình hình ở một số địa phương mà người viết trình bày ở trên cho thấy hiện nay, công tác kiểm kê, bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng do Nhà nước thực hiện đang còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nhiều dự án bị trì trệ , chậm tiến độ thực hiện do không thực hiện được việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng vì người dân không đồng thuận với kết quả kiểm kê và phương án bồi thường phát sinh nhiều tranh chấp và khiếu kiện kéo dài.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân phản đối lại với quyết định bồi thường của nhà nước là do: Khi kiểm kê, áp giá bồi thường ở ngoài địa phương,các cán bộ, hội đồng giải phóng mặt bằng ngay từ ban đầu làm không dứt khoát, thiếu

19

http://danviet.vn/125678p1c36/quang-ngai-bi-boi-thuong-dat-o-theo-gia-dat-vuon.htm, cập nhật ngày 16/3/2013.

chính xác, năng lực thẩm định yếu. Trong khi các văn bản hướng dẫn còn đầy chồng chéo, những quy định chưa rõ ràng, chưa sát thực tế nên khi vận dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều lúc, do tâm lý sợ bồi thường sợ sai nên cán bộ kiểm kê, áp giá bồi thường ở các hội đồng giải phóng mặt bằng đã áp giá mức thấp nhất trong việc áp giá tính bồi thường, chênh lệch lớn so với giá thị trường nên gặp phải sự phản đối của người dân.

Một bộ phận người dân có đất được bồi thường do không am hiểu pháp luật, tâm lý chung là sợ bị cưỡng chế dẫn đến việc tự chấp nhận mức giá bồi thường thấp mà các cán bộ giải phóng mặt bằng đưa ra.

3.2 Thực trạng công tác kiểm kê cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Cần Thơ nhà nước thu hồi đất tại thành phố Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như tình hình công tác kiểm kê, bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất, công tác kiểm kê tại thành phố Cần Thơ đã mang lại những lợi ích nhất định trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Cụ thể, các quy

Một phần của tài liệu kiểm kê cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất thực tiễn tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41)